Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) báo cáo CUỐI kỳ LỊCH sử mỹ THUẬT THÀNH tựu NGHỆ THUẬT của TRANH dân GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.37 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO CUỐI KỲ

LỊCH SỬ MỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 1 NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI

THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỦA

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
(MÔN HỌC LICH SƯ MỸ THUẬT)

Hướng dẫn: Thầy ĐẶNG LONG CAN
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ TRINH TRINH
Mã số sinh viên: 12000373
Nhóm: 04

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 1 NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG 2


1. Lịch sử

2. Giá trị của tranh dân g
2.1.
2.1.

3. Thành tựu nghệ thuật
3.1.
3.2.
KẾT LUẬN 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Giữa thời đại hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa hiện nay thì giáo dục nghệ thuật của
chúng ta thường có xu hướng hướng ngoại hơn là hướng nội. Chú trọng nghiên cứu
những giá trị tiêu biểu của nhân loại làm nền tảng đưa vào giảng dạy trong nhà trường,
đặc biệt trong chương trình đào những học phần như: Hình họa, Trang trí, Bố cục, Ký
họa và những mơn thường thức mỹ thuật… giải quyết về vấn đề đào tạo kỹ năng thực
hành vốn kiến thức cơ bản của chuyên ngành mình nghiên cứu. Vì thế để thẩm thấu, mở
mang tri thức và cảm nhận sâu về giá trị thẩm mỹ nhằm khơi hứng sáng tạo trong những
mảng kiến thức liên quan về nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật dân gian. Chúng
ta cần quay trở về nghiên cứu những thành tựu nghệ thuật dân gian Việt Nam để có cơ
hội hiểu sâu hơn và tiếp xúc lượng kiến thức và những giá trị nghệ thuật dân gian của
tranh nhằm làm rõ những giá trị và nét điển hình có tính minh triết của tư duy sắc bén
của nghệ thuật dân gian mà cha ông chúng ta để lại, là nền tảng cho mỗi chúng ta tiến
sâu hơn kho tàng mỹ thuật của dân tộc, làm hành trang để có thể sáng tạo nhiều tác phẩm

mỹ thuật vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc.


2

PHẦN NỘI DUNG
1. Lịch sử

Tranh dân gian là dòng tranh có niên đại từ rất lâu đời, có tình hình bối cảnh phát
triển mạnh mẽ ở thời Hậu Lê. Tranh được sáng tác để phục vụ đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân và được lưu truyền qua từng thế hệ, sản xuất ở nhiều vùng khác
nhau trên khắp đất nước ta suốt từ Bắc đến Nam.
Khác với các tác phẩm tranh nghệ thuật khác, thường được sản xuất bởi nhiều họa sĩ,
mẫu mã khác nhau, trường phái khác nhau…, tranh dân gian lại được in với số lượng
lớn, có khn mẫu đàng hồng và có nét đặc trưng về màu sắc. Mỗi một làng tranh sẽ có
cách thể hiện nét bút, phối màu, chất liệu của riêng mình để tạo nên bản sắc riêng. Và
đặc biệt nhất, không một ai rõ tác giả của những bức tranh dân gian đó là ai. Thường sẽ
được quy thành tác phẩm do làng tranh sáng tác.
Vốn là những tác phẩm bình dân nên chủ đề trong tranh vô cùng gần gũi với việc
đồng áng, sinh hoạt thường nhật. Qua con mắt sáng tạo của những người nghệ sĩ nơi
thôn dã, tranh dân gian ln tốt lên một cái hồn đầy ý thơ, an yên và tinh tế.
Không rõ tự bao giờ, tranh dân gian dần dần không chỉ là những tác phẩm riêng của
những tầng lớp bình dân mà đã trở thành một nét nghệ thuật đại chúng được sử dụng
rộng rãi bởi quan lại quý tộc và phổ biến cho tới tận ngày nay.
Trong xã hội hiện đại, dù không còn phát triển mạnh mẽ như trước nhưng các tác
phẩm tranh dân gian Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao, trở thành một biểu tượng
nghệ thuật độc đáo cần bảo tồn và truyền lại cho thế hệ sau.


3

2. Giá trị của tranh dân gian Việt Nam

2.1. Giá trị về nội dung
Về đề tài của tranh khá phong phú, nó phản ánh những sinh hoạt, quan hệ xã hội ở
nơi thôn dã và luôn được thay đổi hay bổ sung. Thời phong kiến có tranh cóc, chuột, hái
dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật… Thời Pháp thuộc có cóc Tây múa kỳ lân, văn
minh tiến bộ, phong tục cải lương, nhảy đầm… Đến thời kỳ kháng chiến có Việt Nam
độc lập, sản xuất tự túc, bình dân học vụ, rồng lửa Thăng Long, bắt sống giặc lái máy
bay, được mùa lúa xuân, lúa ngô khoai sắn, Bác Hồ về thăm làng…
Tranh dân gian được sáng tạo ra nhờ trí tuệ của tập thể, của nhân dân và gồm
nhiều thể loại, trong đó có thể chia lầm 4 nhóm:
Tranh thờ: được các trung tâm làm tranh dân gian dành một tỉ lệ lớn. Sử
dụng ở các chùa, đền, điện, phủ và nhà dân để canh gác, trừ tà, yểm quỷ
("Vũ Đình - Thiên Ất", "Tiến Tài - Tiến Lộc", "Táo qn - Thổ cơng",
"Ngũ Hổ"...). Tranh làng Sình (Huế), Đồ Thế (Nam Bộ) - theo mê tín để
đốt thế mạng cho người sống.
Tranh chúc tụng: chủ yếu là tranh Tết ("Gà - Lợn", "Thất Đồng", "Tam
Đa"...).
Tranh sinh hoạt: phong phú, vui vẻ, đơi khi có tính châm biếm nhẹ nhàng
("Tứ quý", "Tứ dân", "Đánh ghen", "Hứng dừa"...).
Tranh minh hoạ - lịch sử: được chọn lọc để miêu tả lý thú ("Truyện Kiều",
"Trê - Cóc", "Bà Triệu cưỡi voi", Ngơ Quyền, Trần Hưng Đạo...).
2.2.

Giá trị về nghệ thuật

Mỗi dòng tranh có một phong cách riêng, song tất cả đều được dựng hình theo kiểu
“đơn tuyến bình đồ” dùng nét khoanh lấy các mảng màu và bao lại tồn hình. Với lối
dựng hình “thuận tay hay mắt”, tranh dân gian khơng phụ thuộc vào viễn cận một điểm
nhìn mà được diễn tả theo lối quan sát di động với nhiều góc độ khác nhau. Thần thánh



4

ln được vẽ to ở giữa, phía trên, cịn người bình thường thì sàn sàn nhau, con vật
và cảnh sắc thì tuỳ tương quan mà vẽ to hay nhỏ để bức tranh gây ấn tượng sâu sắc.
Dòng nghệ thuật mang hai đặc trưng lớn: tính nhân dân và tính cộng đồng, tập thể.
Tranh dân gian có mấy dịng tranh tiêu biểu như: Đơng Hồ, Hàng Trống Kim Hồng,
làng Sình…
3. Thành tựu nghệ thuật

Để khái quát về những thành tựu của tranh dân gian tiêu biểu ở Việt Nam, chúng ta
có những tác phẩm được chọn lọc tiêu biểu giữa các dịng tranh sau đây:
Tranh Đơng Hồ:
- Làng Đơng Hồ (làng Hồ) xưa có tên là làng Đơng Mai, huyện Siêu Loại, trấn

Kinh Bắc nây thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh,
cách Hà Nội 40km.
- Tranh Đông Hồ phải được in trên giấy điệp, loại giấy mà các nghệ nhân phải kỳ

công nghiền nát vỏ con điệp, trộn với hồ làm từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn mà
thành. Màu in tranh cũng được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: Màu
trắng từ sò, điệp; đen từ than rơm hay lá tre; hồng từ gỗ vang; đỏ từ son; xanh từ gỉ
đồng; lam từ lá chàm; vàng từ hoa hoè, quả dành dành…. Tranh điệp chẳng những là
sản phẩm đặc biệt của Đơng Hồ, cịn là tranh dân gian truyền thống của Việt Nam.
- Tranh Đông Hồ được sản xuất ở làng quê. Do đó vẻ đẹp của tranh cũng mộc mạc,

chân chất và đậm đà theo quan niệm thẩm mĩ của người nông dân làm nghệ thuật.
- Tiêu biểu ta có bức tranh Đám cưới chuột (Hình 1): Tranh đám cưới chuột là một


bức tranh châm biếm khôi hài. Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, đám rướt bao
gồm: mèo; đàn chuột mang đồ cống lễ (gà, cá); các nhạc cơng; nhóm cầm đèn; tân
lang; nhóm khiêng kiệu; tân nương ngồi cáng; nhóm cầm cờ ngũ sắc. Những chú chuột
là hình ảnh ẩn dụ cho tầng lớp nơng dân lam lũ, thật thà, chất phác với đường nét ổn
định, định hình tạo mảng sang tối. Con mèo trong bức tranh đại diện cho tầng


5

lớp thống trị, áp bức trong xã hội xưa, được tác giả sử dụng hệ thống nét cong,
ngắn, đứt đoạn tạo ra hình tượng con mèo dữ tợn, trấn ác so với những chú chuột
đang tỏ vẻ khúm núm. Con mèo được vẽ ở góc tầng trên với tư thế oai vệ đưa tay ra
nhận lễ vật, với những con chuột cong đuôi, gập người sợ sệt nộp lễ vật, dáng vẻ
khép nép. Với hai tuyến nhân vật là chuột và mèo cùng được xây dựng chung trong
một bức tranh, ý nghĩa tranh Đám cưới chuột Đông Hồ được hiểu dưới 3 góc độ:
+ Bức tranh thể hiện nét văn hóa dân tộc: hình ảnh tượng hình, tượng thanh như

ơ, lọng, kèn, kiệu, đoàn rước dâu kéo dài… khiến người ta nhớ lại những ngày
tháng khi đám cưới khơng cịn chỉ là việc riêng của một cá nhân, một gia đình.
Mà cịn là cơng việc trọng đại của một xóm làng, một xã hội thu nhỏ.
+ Bức tranh thể hiện ý nghĩa cộng sinh phát triển: việc chuột dâng lễ vật cho

mèo như là một bản thỏa thuận ngầm về sự sinh sơi giữa hai mật đối lập, mà ở
đó đích đến cuối cùng của nó đều là sự cam kết cùng nhau tồn tại, phát triển.
+ Ý nghĩa châm biếm của tranh đến chế độ phong kiến tàn ác, lạc hậu: mèo

được xây dựng với hình tượng béo tốt, mặt nghiêm nghị tỏ vẻ khó chịu, xong
tay vẫn chìa ra để nhận hối lộ. Còn nhân vật chuột bé nhỏ, vừa phải khèn trống
đi cống nạp, vừa phải khép nép dị xét tình hình để ứng biến linh hoạt.
- Tiếp đến ta có bức tranh Đơng Hồ rất thú vị mang tên Đánh ghen (Hình 2): tronh


tranh có bốn nhân vật, mỗi người đều thể hiện một tâm trạng khác nhau: sự giận dữ
của cô vợ cả, sự đanh đá của ả vợ lẽ, sự tham lam, nhu nhược và giả dối của ông
chồng và sự lúng túng, bối rối của đứa trẻ. Tất cả những tâm trạng này được diễn tả
sâu sắc qua hình tượng của từng nhân vật: cô vợ cả một tay chống nạnh, một tay lăm
lăm cầm kéo. Dải thắt lưng bay cuộn về phía sau thể hiện tư thế xông vào. Cô vợ lẽ
với vẻ mặt vênh lên tay đưa lọn tóc ra thách thức. Cơ được khắc họa trái ngược hồn
tồn với người vợ cả, được vẽ trong thế khỏa thân, chỉ mặc váy, đường nét cơ thể
uốn cong gợi khối, gợi chất da thịt. Anh chồng ở giữa, song nghiên về phía vợ lẽ trẻ,
một tay đặt lên bầu ngực của cô cịn một tay thì ngăn vợ cả. Cịn người con nhìn có
vẻ tuổi đã đủ lớn đang chặp tay cúi lạy, khuyên ngăn ba người. Bố cục sắp xếp tuyến
nhân vật trong bức tranh như một vòng tròn luẩn quẩn khơng thể nào thốt ra được.


6

Các nghệ nhân đã khéo léo đưa màn kịch đánh ghen lên cao trào tột độ cho người
xem khi chứng kiến. Nhưng rồi lại thấy thương, thấy giận thay cho người vợ
cùng đứa con phải chịu cảnh chung chồng.
Tranh Hàng Trống
-

Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng
Trống, Hàng Nón... của Hà Nội. Khác với tranh Đông Hồ khi hướng tới những chủ
đề cuộc sống hàng ngày, tranh Hàng Trống lại thiên về thờ cúng nhiều hơn. Khơng
bó hẹp về tạo hình theo một cơng thức chuẩn, tác phẩm của làng tranh Hàng Trống
về những bức tranh thờ cúng thường được vẽ với màu sắc mạnh, tươi sáng rực rỡ.
Ở một số tranh dùng tương phản mạnh giữa nét và màu sắc gây hiệu quả mạnh đối
với thị giá như tranh Ngũ Hổ (Hình 3).


-

Tranh Ngũ Hổ gồm năm con hổ: con thì đứng, con thì ngồi, con thì cưỡi mây lướt
gió, với những màu sắc khu biệt, rõ ràng nhưng lại rất uyển chuyển. Màu sắc có độ
đậm, nhạt, sáng, tối khác nhau nên các nhân vật trong tranh không cịn là mảng bẹt
mà như nổi khối. Hình tượng con hổ có những ánh mắt, chịm râu, vẻ mặt cùng khí
thế tồn thân đều tốt ra sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”. Bức tranh hội
tụ năm con hổ đủ năm màu sắc tượng trưng cho Ngũ hành: trắng, xanh, vàng, xám
đen, đỏ, vàng thể hiện sự tương sinh giữa các hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Hình tượng ngũ hổ tiêu biểu cho sức mạnh tồn năng, có thể cứu độ, giúp đời, trấn
yên bẩn điện. Có thể nói, việc phụng thờ thần hổ khơng phát triển độc lập mà tồn tại
song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác đã khẳng định uy quyền, sức mạnh
của các vị thần tự nhiên trong hệ thống bách thần của người Việt.


7

KẾT LUẬN
Tranh dân gian Việt Nam có vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, màu sắc tươi tắn, bố cục
cơ đọng, dễ hiểu. Hình thức đó chuyển tải nhiều nội dung chắt lọc từ cuộc sống hiện
thực, từ những mơ ước của con người về hạnh phúc đầm ấm trong gia đình, sự bình yên
thịnh thị trong xã hội. Với giá trị nội dung và nghệ thuật đậm chất dân gian, diễn tả được
cái hồn của dân tộc, tranh dân gian Việt Nam có sức hấp dẫn đặc biệt và mang tính giáo
dục cao. Điều này đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho dòng tranh này, để lại trong kho
tàng mỹ thuật Việt Nam những tác phẩm vô cùng q giá. Vì vậy hãy ln trân q
những giá trị truyền thống bởi đó là linh hồn dân tộc, là cội nguồn của ơng cha ta, trong
đó có tinh thần tự tôn, tự hào của dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ.


8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Chính (2013), Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội.
2. Philippe Papin, Marcus Durand, Maurice Durand, Tranh dân gian Việt Nam sưu tầm

vầ nghiên cứu, Nxb. Văn Hóa Văn Nghệ.
3. Nguyễn Đình Như (2002), Tìm hiểu và ứng dụng học thuyết ngũ hành, Nxb. Văn

Hóa Dân Tộc.
4. Bách khoa toàn thư mở (2012), Hội họa dân gian Việt Nam, Truy cập: 15:07’ ,

17/01/2021, Link: />5. Nguyễn Quân - Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người việt, Nxb. Mỹ Thuật

Hà Nội.
6. Hình 1, Tranh Đơng Hồ, Truy cập: Chủ nhật, 15:16’, 17/01/2021.

Link: />7. Hình 2, Ghen, Truy cập: Chủ nhật, 15:16’, 17/01/2021.

Link: />8. Hình 3, Tranh Hàng Trống, Truy cập: Chủ nhật, 15:17’, 17/01/2021.

Link: />

9

PHỤ LỤC

Hình 1: là hình ảnh minh họa cho nội dung 3.1 của bài viết

Nguồn: TLTK 6



10

Hình
2:
Hình
3:

là hình ảnh minh họa cho

là hình ảnh minh họa cho

nội dung 3.1 của bài viết

TLTK 7

nội dung 3.2 của bài viết

TLTK 8


11



×