Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

(TIỂU LUẬN) chủ đề cải thiện môi trường mạng xã hội bằng cách thay đổi ý thức người dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.25 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC
HỌC PHẦN
MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chủ đề: Cải thiện môi trường mạng xã hội bằng cách thay đổi
ý thức người dùng

Mã lớp học phần: 21C1LAW51103901
Giảng viên: Thầy Huỳnh Thiên Tứ
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Ánh
MSSV: 31191024956

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2021


Mục lục
1.Lý luận ......................................................................................................................... 2
2. Hệ thống quy định: ..................................................................................................... 3
Nội dung bị cấm đưa lên mạng xã hội: ................................................................ 3
Pháp luật điều chỉnh hoạt động MXH: ................................................................. 3
Những hành vi bị cấm trên MXH: ........................................................................ 3
Cùng với đó là những Tiêu chuẩn cộng đồng do nhà phát hành cung cấp cho tùy
nền tảng. ...................................................................................................................... 3
3. Thực trạng................................................................................................................... 3
Đối với người đăng:.............................................................................................. 3
Đối với người xem: .............................................................................................. 4
4. Bất cập ........................................................................................................................ 6
5. Nhận xét, đề xuất: ....................................................................................................... 6


Về khuôn khổ pháp luật ........................................................................................ 6
Về khuôn khổ đạo đức: ........................................................................................ 7

1


TIỂU LUẬN LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chủ đề: Cải thiện môi trường mạng xã hội bằng cách thay đổi
ý thức người dùng
1.Lý luận
Theo như báo cáo nghiên cứu: “Việt Nam hiện có quy mơ dân số xấp xỉ 98 triệu
người - xếp thứ 15 trên thế giới, trong đó, tỷ lệ sử dụng internet chiếm hơn 60% - đứng
thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Một thống kê đáng chú ý là thời
gian sử dụng internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. Điều này chứng
minh rằng, người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên
không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác nhau.”1
Thông qua Internet, thông tin được thu thập trên các phương tiện truyền thông
xã hội và được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng trên khắp thế giới. Bởi vì nó không bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời gian, không gian, biên giới, dân tộc, tôn giáo, nghề
nghiệp hoặc trình độ học vấn, v.v. Tất cả những ai tham gia mạng xã hội, dù ở trong
nước hay nước ngoài. Bạn có thể dễ dàng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, kết bạn và
giao lưu trên mạng xã hội, tạo ra mạng lưới quan hệ rộng khắp mà các hình thức liên
lạc truyền thống (mặt đối mặt) khơng làm được.
Với cơ chế chuyển giao thông tin nhanh và khó kiểm sốt, các giá trị xã hội (bao
gồm các giá trị tốt đẹp, chuẩn mực và các giá trị lệch chuẩn), các quy tắc, luật thành văn
và bất thành văn của xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình xã hội hóa cá nhân của
các thành viên.2 Có thể nói, Internet đang mang trong nó một sức mạnh vơ cùng lớn bởi
sự nhanh chóng và dễ dàng phát tán rộng rãi của nó. Một giá tịch tích cực sẽ có thể dễ
dàng lan tỏa nhưng song song với đó, một sự kiện tiêu cực cũng có thể dễ dàng gây ảnh
hưởng lớn đến người xem. Do đó, thơng tin trên mạng xã hội vô cùng đa dạng, phong

phú và nhiều chiều, thậm chí nhiều vấn đề được đưa ra đơi khi q đà, khơng kiểm sốt.
Trong truyền thơng xã hội, tính ẩn danh, nặc danh ban đầu được sử dụng để
người dùng có thể tự do và thoải mái trong việc phát biểu ý kiến và giao tiếp tuy nhiên,
gần đây tính ẩn danh này đang bị lạm dụng bởi chúng đang khiến các nguồn phát tin trở
nên khó kiểm sốt do người tham gia có thể tùy tiện phát ngôn hơn so với mặt đối mặt.
Khi ẩn danh, người phát ngơn trên mạng xã hội vơ tình sẽ cảm thấy an tồn do nghĩ
rằng sẽ khơng phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về hành vi hay phát ngơn của mình.

1 (Các số liệu thống kê Internet Việt Nam 2019, 2020) From VNETWORK:
/>2 (Lan, 2020) Truyền thông xã hội và các giải pháp quản lý, phát triển. From Lý luận chính trị:
/>
2


2. Hệ thống quy định:
Hiện nay, có khá nhiều văn bản quy định về các nội dung được đăng tải trên
mạng xã hội, bao gồm:
 Nội dung bị cấm đưa lên mạng xã hội:
Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.
Điều 16 Luật An ninh mạng 2018.
Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP
 Pháp luật điều chỉnh hoạt động MXH:
Pháp luật điều chỉnh hoạt động MXH chủ yếu nằm trong Quyết định số 874/QĐBTTTT
Điều 3. Quy tắc ứng xử chung
Điều 4. Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
Điều 6. Quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước
Điều 7. Quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội
 Những hành vi bị cấm trên MXH:
Điều 5. Các hành vi bị cấm trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng trong Luật an ninh mạng

2018
 Cùng với đó là những Tiêu chuẩn cộng đồng do nhà phát hành cung cấp
cho từng nền tảng.
“Nhìn chung, pháp luật đã quy định rất rõ ràng và cụ thể trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm soát, kiểm tra, xử lý vi phạm và sử dụng mạng
xã hội tại Luật An ninh mạng và mới đây nhất là Bộ quy tắc ứng xử trên không gian
mạng của Bộ Thơng tin và Truyền thơng. Ngồi ra, liên quan đến các trường hợp cụ
thể, pháp luật chuyên ngành cũng quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự,…”
3. Thực trạng
 Đối với người đăng:
TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, là một mạng xã
hội chia sẻ các clip dài 15 giây, trong đó có nhiều đoạn có nội dung kỳ lạ, thậm chí điên
rồ, "nơi mọi người có thể xuất hiện theo cách bất thường và làm những điều khó hiểu".
"Mọi thứ ngớ ngẩn đều có thể trở thành trào lưu và bất kỳ ai cũng có thể nổi
tiếng sau một đêm", TikToker Kimberly Taylor cho biết. Từ một đoạn video của một
thanh niên quay cảnh đổ nguyên lọ muối gia vị vào miệng, thử thách #SaltChallenge đã
ra đời và hiện thu hút hơn 1 triệu lượt xem trên TikTok. Bắt nguồn từ trend "Tôi đã ăn
3


gì trong một ngày" (What I ate in a day), thử thách "ăn cà rốt chấm mù tạt để giảm cân"
đã được các chuyên gia cảnh báo sẽ gây nên chứng rối loạn ăn uống, vẫn không thay
đổi được nhận thức của người dùng. Nguy hiểm hơn nữa, trong khi đại dịch Covid19
khiến hơn 700.000 ca tử vong trên toàn thế giới, thử thách #coronachallenge cho thấy
nhiều người sẵn sàng liếm bồn cầu, ghế ngồi, tay cầm xe buýt và các sản phẩm trong
siêu thị chỉ để tạo clip câu view.

Tiktok marketing science global time well spent study (Global Results) 3


“Theo chuyên gia bảo mật thông tin Rick Floyd: “TikTok đáng ra phải có đủ bài
học kinh nghiệm từ Facebook hay YouTube để tập trung vào việc kiểm soát nội dung
độc hại trên nền tảng của mình”. Tuy nhiên, hành động đến nay của công ty này thể
hiện rằng họ vẫn chưa thể bảo vệ người dùng. Theo ông Floyd thì mọi người cần phải
biết cách bảo vệ mình trước những nguồn thơng tin độc hại đó trước.4 Tuy nhiên, với
một lượng lớn người sử dụng TikTok như trên, quan điểm của ơng Floyd vẫn chưa
mang tính thuyết phục. Ví như trong trường hợp Skull Breaker Challenge - Thử thách
Ba người đứng trong một hàng và cùng nhảy. Khi người ở giữa nhảy lên khơng trung
thì hai người cịn lại hất chân của người đó khiến họ ngã ngửa ra phía sau, TikTok cam
kết dọn sạch clip vi phạm khỏi nền tảng. Song rốt cuộc, ứng dụng chỉ loại bỏ các đoạn
video có sử dụng hashtag, gắn cờ liên quan đến thử thách. Những clip không gắn thẻ
vẫn tồn tại, thậm chí thu hút hàng triệu lượt xem.5”
 Đối với người xem:
Đến từ góc độ người dùng chúng ta lại nhắc lại một vấn đề không mấy xa lạ, theo
khảo sát do Microsoft công bố, Việt Nam nằm trong 5 quốc gia có chỉ số văn minh trên
khơng gian mạng (DCI) thấp nhất. 6

(Kantar, 2021) Tiktok marketing science global time well spent study (Global Results)
(Lê, 2020) Thử thách chết chóc núp bóng clip hài 15 giây trên TikTok. From Zing News:
/>5 (Nhi, 2020) TikTok dung dưỡng hàng trăm trào lưu độc hại. From Zing News:
/>6 (Microsoft, 2020) Digital Civility Index reports

3

4

4


Digital Civility Index reports


Thực tế tình trạng nêu trên ở nước ta không phải là cá biệt, mà đã trở thành vấn
nạn trên tồn cầu. Tuy nhiên, khơng phải ngẫu nhiên Việt Nam lại nằm trong bảng xếp
hạng này. Những hình ảnh khơng mấy đẹp đẽ của cộng đồng mạng kém văn minh Việt
Nam từ lâu đã được biết đến qua nhiều cách khác nhau. Như tình trạng chửi bới, dễ bị
“dắt mũi” và khi bất đồng ý kiến, tìm đủ mọi từ nặng nề nhất để nói ra với tình trạng
cơng kích, bơi bác hình ảnh trọng tài là hình ảnh thường thấy của một bộ phận dân mạng
Việt Nam sau những trận đấu gây tranh cãi.
Vấn đề về đạo đức và nhân phẩm trên không gian mạng Việt Nam đang là một
khủng hoảng. Bây giờ chỉ cần phản bác lại 1 bình luận toxic nào đó (ví dụ: quấy rối tình
dục, xúc phạm) thì người đăng bình luận lên sẽ lấy lý do là đùa, thiếu muối, tệ hơn là bị
chửi ngược lại. Hoặc bất cứ khi nào một người nữ nổi tiếng bị đồn thổi lộ clip nhạy
cảm, cộng đồng mạng liền soạn các nội dung "xin link". Có lẽ, đây là lý do Việt Nam
xếp thứ 2 trong số những nước có rủi ro về tình dục trên Internet thế giới. 7

7

(Microsoft, 2020) Digital Civility Index reports. Retrieved from Microsoft: />
5


4. Bất cập
Mặc cho rất nhiều quy định được ban hành trong nhiều văn bản luật khác nhau,
các tiêu chuẩn cộng đồng của từng MXH, tuy nhiên các nội dung được đăng tải vẫn rất
khó kiểm sốt nói thẳng ra là quá tầm kiểm soát do số lượng và sự mơ hồ trong việc xác
định, một phần lớn vẫn là do sự kém hiểu biết của người đăng và cả người xem.
Vậy thì, câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc thậm chí ngày
càng phát triển hơn mặc cho chúng ta đã có rất nhiều quy định và hệ thống pháp luật đã
được ban hành? Có phải phần lớn là do sự quản lý của Nhà nước và việc kiểm sốt
khơng tốt của các nền tảng mạng xã hội?

Theo tôi là không, pháp luật và quy định ln ở đó và thực hiện đúng nghĩa vụ
của nó, các cơ quan quản lý thì vẫn luôn theo dõi và xử lý từng ngày, thế nhưng các
“content bẩn” vẫn ngày một tăng, vậy người tiếp tay cho chúng là ai. Đó chính là những
lượt like, share, follow của người theo dõi. Pháp luật điều chỉnh hoạt động MXH chủ
yếu nằm trong Quyết định số 874/QĐ -BTTTT. Tuy nhiên, quy tắc thì vẫn chỉ là quy
tắc. Quyết định số 874/QĐ -BTTTT chỉ mang tính khuyến nghị, khuyến cáo và có bản
chất là tập hợp tất cả các quy định về các hành vi ứng xử, chuẩn mực đạo đức, văn hóa
trên mơi trường mạng. Chỉ trong một vài trường hợp, số ít trường hợp người tham gia
mạng xã hội, tổ chức, cá nhân có hành vi bất chính mới bị xử lý theo quy định của pháp
luật. Hiện nay, về cơ bản, các quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên
mạng xã hội đã được quy định trong các Luật và Nghị định liên quan. Tuy nhiên, Những
trường hợp bị xử phạt được nhắc đến chỉ bao gồm những người quá nổi tiếng và khi mà
nó đã trở thành hiện tượng và quá bê bối. Điều này chứng tỏ sự răn đe trong các văn
bản luật đã quy định vẫn chưa đủ sự ảnh hưởng với người dùng.
Và thực tế đó chính là một lượng lớn youtuber, tiktoker, streamer vẫn đang thể
hiện sự kém hiểu biết của mình với việc lan truyền và phổ biến các trend, nội dung một
cách ồ ạt và khơng có sự kiểm nghiệm, điều này dẫn đến sự vơ tổ chức và thiếu kiểm
sốt trong mơi trường mạng nước ta. Điều này đã vơ tình tiếp tay cho thế giới mạng
ngày càng xuất hiện nhiều những thành viên dung túng cho những lời lẽ thơ tục, những
hình ảnh vơ văn hố,… song lại thu hút hàng triệu lượt người đăng kí, theo dõi.
5. Nhận xét, đề xuất:
Có hai khn khổ được sử dụng đó chính là Khn khổ pháp luật những quy định do
nhà nước đề ra và khn khổ đạo đức, thơng lệ do chính những người sử dụng đặt ra.
Cả hai hệ thống này sẽ dần dần định hình và hồn thiện.
Về khn khổ pháp luật
Chúng ta đang bộc lộ những điểm yếu sau:
“Thứ nhất, thực tế về các quy định ở nước ta còn khá nhiều bất cập, và chưa theo
kịp sự phát triển trong thực tế. Do đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, dịch vụ,
nội dung thông tin trên mạng xã hội nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành đã bộc lộ nhiều hạn chế cụ thể như: chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng

và hoạt động cần quản lý, hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn đe.
6


Thứ hai, trái ngược với sự phát triển này của cơng nghệ, quy trình sửa đổi, bổ
sung, hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực này lại mất khá nhiều
thời gian, do phải tổ chức nhiều công đoạn dự thảo, nghiên cứu, ban hành,… dẫn đến
việc quy định vừa sửa đổi, bổ sung xong đã bắt đầu lạc hậu, gây khó khăn cho cơng tác
quản lý....
Thứ ba, việc quản lý, điều hành thông tin qua mạng xã hội phần lớn dựa trên mơ
hình quản lý báo chí nên cịn nhiều yếu kém như: Giải pháp quản lý chưa đồng bộ, chủ
yếu còn bị động, xử lý hậu quả khi có sự cố, tin đồn thất thiệt đã diễn ra, chứ chưa chủ
động định hướng, cung cấp thơng tin tích cực, chính thống lên mạng xã hội, nắm bắt và
dẫn dắt dư luận; còn bị động vào sự hợp tác của doanh nghiệp nước ngoài trong việc
ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm,… Điều này đã đặt ra khơng ít khó khăn, thách thức
cho cơng tác quản lý thông tin trên mạng xã hội.8”
Về khuôn khổ đạo đức:
Người đăng thì vừa có thể tạo hiệu ứng gây chú ý vừa kiếm được lợi ích từ các
content này. Cịn người dùng hầu như khơng phải trả giá tương xứng vì những hành
động tấn cơng, bắt nạt tập thể do mình gây ra. Đây dường như là một bài tốn nan giải
đối với những người quản lý.
Nhìn lại toàn cảnh, phải chăng chúng ta đang đặt quá nhiều hy vọng và trách
nhiệm vào Nhà nước và cơ quan quản lý? Đúng là hệ thống pháp luật còn khá nhiều lỗ
hổng tuy nhiên việc hồn thiện và địi hỏi một bộ luật hồn hảo là rất khó khăn và có
thể nói là khơng khả thi với trình độ phát triển công nghệ hiện nay. Khi bước vào thời
đại công nghệ và thông tin bùng nổ như thế này, đừng ai nghĩ rằng có thể ngăn chặn tất
cả các nội dung xấu cũng như chúng ta không thể cấm sâu bệnh, cấm vi khuẩn, cấm
virus lan truyền. Chắc chắn sẽ phải cần những biện pháp mạnh hơn, tuy nhiên, tối ưu
nhất vẫn là việc tự bảo vệ bản thân cũng như việc tăng sự miễn dịch bằng cách khơng
phí thời gian và tinh lực vào những thông tin độc hại này bằng việc kết hợp với giáo

dục và truyền thông nâng cao nhận thức.
Theo như quy định của Hoa Kỳ về phát ngơn trên Internet như nhóm thuyết trình
đã trình bày, ý kiến của tôi cho rằng hạn chế nội dung ngôn luận sẽ không hiệu quả bằng
các việc làm thiết thực khác của chính quyền như giáo dục, thay đổi chính sách, hay tìm
cách hướng dẫn để những người khác phản ứng với các phát ngôn phỉ báng một cách
hịa bình, hoặc tạo điều kiện để người dân được tiếp cận cơng lý để đảm bảo quyền của
mình khi bị phỉ báng.9 “Nhưng đó quả thực là chặng đường dài. Và sự thật có lẽ, chúng
ta sẽ phải thấy và chứng kiến những hậu quả nghiêm trọng do các thông tin trên mạng,
và rồi sẽ thấy những vụ kiện, cả những hậu quả khác, rồi dần dần trật tự, các nguyên tắc

8

(Thảo, 2020) Xử lý “lỗ hổng” quản lý, lành mạnh hóa mạng xã hội ở Việt Nam. From Báo Qn đội nhân dân:
/>9
(PGS.TS VŨ CƠNG GIAO, NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC) Chống phát ngôn thù ghét, phỉ báng trên Internet ở Hoa
Kỳ, Liên minh châu Âu và những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Retrieved from Nghiên c ứu lập pháp:
/>
7


ứng xử đạo đức mới được hình thành sau khi con người phải trả giá.” – Theo ơng Ơng
Nguyễn Cảnh Bình - Giám đốc Trung tâm hợp tác Trí tuệ Việt Nam chia sẻ.10
Nói chung, mặc dù yêu cầu có sự tham gia quản lý của Nhà nước, nhưng sự quản
lý cũng có giới hạn và chỉ có thể giải quyết những số ít của vấn đề. Quan trọng nhất vẫn
là nhận thức đúng đi đến hành động đúng của những người dùng mạng xã hội. Những
kênh nhảm nhí, độc hại trên YouTube sẽ không tồn tại khi người xem chủ động tẩy chay
không theo dõi, không like và chia sẻ. Bạn hồn tồn có thể Report (báo cáo) hoặc bấm
Not interested (Không hứng thú với loại content này) để không hiển thị lại. Mạng xã
hội sẽ chỉ trở thành kênh thơng tin, chia sẻ lành mạnh, hữu ích khi người dùng có ý thức
và trách nhiệm, lối hành xử văn minh, lịch sự.

HẾT
Số chữ: 2910
Tài liệu tham khảo:
[1] Act to Improve Enforcement of the Law in Social Networks. (2017). Retrieved
from Bundesministerium der Justiz und für Verbraucherschutz:
/>G_engl.pdf
[2] Brussels. (2016). European Commission and IT Companies announce Code of
Conduct on illegal online hate speech. Retrieved from European Commission:
/>[3] Các số liệu thống kê Internet Việt Nam 2019. (2020). Retrieved from
VNETWORK: />[4] Đăng, T. (2020). Ai tiếp tay cho video nhảm trên YouTube? Retrieved from
VNExpress: />[5] Hạnh, D. (2020). Những video độc hại sinh ra từ Youtuber 'rởm'. Retrieved from
VNExpress: />[6] Hutchinson, A. (2020). TikTok Shares New Insights into Usage Trends, and its
Impact on Audience Behaviors [Infographic]. Retrieved from
SocialMediaToday: sharesnew-insights-into-usage-trends-and-its-impact-on-audience-be/605818/
[7] Huyền, T. (2021). Mượn danh quảng bá văn hoá để "đầu độc" cộng đồng mạng
bằng những video "bẩn". Retrieved from VOV: />
(Sen, 2020) Không ai vô can trên m ạng xã hội. Nhân dân hằng tháng, />
10

8


nhin/blog/muon-danh-quang-ba-van-hoa-de-dau-doc-cong-dong-mang-bangnhung-video-ban-861136.vov
[8] Kantar. (2021). Tik Tok marketing science global time well spent study (Global
Results) .
[9] Lan, T. N. (2020). Truyền thông xã hội và các gi ải pháp quản lý, phát tri ển.
Retrieved from Lý luận chính trị: />[10] Lê, V. (2020). Thử thách chết chóc núp bóng clip hài 15 giây trên TikTok.
Retrieved from Zing News: />[11] Luật Báo chí 2016. (n.d.). Retrieved from Thư viện pháp luật:
/>[12] Microsoft. (2020). Digital Civility Index reports (DCI). Retrieved from
Microsoft: />[13] Nghị Định 130/2018. (n.d.). Retrieved from Thư viện pháp luật:

/>[14] Nghị định 52/2013/NĐ-CP. (n.d.). Retrieved from Báo Điện tử chính phủ:
/>[15] Nhi, T. (2020). TikTok dung dưỡng hàng trăm trào lưu độc hại. Retrieved from
Zing News: />[16] PGS.TS VŨ CÔNG GIAO, NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC. (n.d.). Chống phát ngơn thù
ghét, phỉ báng trên Internet ở Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và những giá trị
tham khảo cho Việt Nam. Retrieved from Nghiên cứu lập pháp:
/>[17] Sen, N. H. (2020). Không ai vô can trên mạng xã hội. Nhân dân hằng tháng,
Retrieved from B.
[18] Thảo, P. (2020). Xử lý “lỗ hổng” quản lý, lành mạnh hóa mạng xã hội ở Việt
Nam. Retrieved from Báo Quân đội nhân dân: />[19] TTXVN. (2020). Cần mạnh tay xử lý video "bẩn" trên mạng xã hội. Retrieved
from Báo Ninh Thuận: />[20] wikipedia. (n.d.). Hate speech in the United States. Retrieved from wikipedia:
/>
9



×