Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam trong , bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.01 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Thuận
Mã số sinh viên: 20H4030308
Mã học phần: 005106

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

CƠNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ
TƯ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CNH, HĐH ........................................ 2
1.1. Quan điểm CNH, HĐH ................................................................................... 2
1.2. Nội dung về CNH, HĐH ................................................................................. 2
1.3. Đặc điểm của CNH, HĐH ............................................................................... 3
1.4. Các nhân tố thúc đẩy quá trình CNH, HĐH .................................................... 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở VIỆT NAM......... 5
2.1 Thực trạng chung .............................................................................................. 5
2.2 Những kết quả, thành tựu đạt được ................................................................. 6


2.2.1 Nguyên nhân Việt Nam đạt được những thành tựu trong CNH, HĐH ...... 8
2.3 Những tồn tại và hạn chế của nền công nghiệp................................................ 9
2.3.1 Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong sự phát triển CNH, HĐH ... 10
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CNH, HĐH ............................. 11
3.1 Định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH. ................................................................. 11
3.2 Giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH ..................................................................... 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 15


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Sau khi kết thúc chiến tranh với các cường quốc lớn Việt Nam đã ra vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng. Đảng và Nhà nước đã xác định mục
tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước đó là thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường nhanh
nhất đưa nước ta trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng một xã hội công bằng, văn
minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn lại khoảng cách với các
quốc gia đang phát triển.
Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đem tới nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ
và thông minh, tạo cơ hội cho những nước đang phát triển. Mặt khác, nó cũng tạo
nhiều thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển trên nhiều lĩnh vực. Các
sáng kiến và những thành tựu khoa học-công nghệ trong cách mạng Công nghiệp 4.0
làm cho tài nguyên, lao động phổ thông giá rẻ dần dần mất lợi thế. Cần làm rõ những
vấn đề đặt ra và đưa ra định hướng hợp lí cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam trong hồn cảnh cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư thời gian tới là cực kì
cần thiết và quan trọng.
Chính vì những lí do đó nên em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư - Thực trạng và giải pháp phát triển.”

Do điều kiện thời gian và trình độ cịn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực
tế cịn ít nên bài viết của em khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây em
rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cơ giáo để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
ĐẤT NƯỚC
1.1 Quan điểm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động
thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động hiệu quả cao nhất.
Cơng nghiệp hóa có lích sử phát triển hàng trăm năm, bắt đầu từ các nước Châu
Âu sau đó lan rộng đến các nước ở Bắc Mỹ,.. và ngày nay đã lan rộng đến các nước
đang phát triển. Nguồn gốc để công nghiệp hóa của các nước tư bản chủ yếu là bóc
lột người lao động làm thuê, làm phá sản những người chủ sản xuất nhỏ, đồng thời
với việc xâm chiếm và cướp thuộc địa. Từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư
bản và lao động, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giữa giai cấp công dân với các nhà
tư bản, tạo tiền đề cho sự ra đời của Chủ nghĩa Mác- lý luận của giai cấp công nhân
chống lại Chủ nghĩa tư bản.
Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (ngày 30/07/1994) đã
ra Nghị quyết số 07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, nâng cao cơng nghệ đến
năm 2000 theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp
cơng nhân trong giai đoạn mới, trong Nghị quyết chỉ rõ : “Cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, khinh doanh,
dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên
tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ,
tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” (Nghị quyết số 07/NQ/HNTW, 2017)
1.2 Nội dung cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Có 2 loại mơ hình cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:


Cơng nghiệp hóa truyền thống. Đã xuất hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX.

2


Cơng nghiệp hóa kiểu mới. Chiến lược hiện nay hướng đến việc gắn kết yêu



cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo phát triển bền
vững.
1.3.Đặc điểm Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mỗi quốc gia đề ra các yêu cầu với phát triển nền cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
khác nhau, nhưng cơ bản vẫn có những điểm cơ bản sau:
 Khắc phục những điểm yếu của công nghiệp truyền thống về bất công xã hội,
lãng phí vật chất, làm ơ nhiễm mơi trường, thời gian thực hiện kéo dài.
 Gắn kết việc công nghiệp hóa với phát triển nền kinh tế và cơng nghệ, tiếp cận
kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao.
 Chú trọng phát triển bền vững, vừa phát trình kinh tế, vừa bảo vệ an ninh xã hội
và các vấn đề môi trường. (Công nghiệp hóa là gì, 2021)
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có thể khái qt ở những đặc điểm

chính sau đây:
1.Cơng nghiệp hóa được triển khai đồng thời với hiện đại hóa và ln liên kết với
hiện đại hóa để tạo nên một quá trình thống nhất thúc đẩy đất nước phát triển.
2. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là q
trình kinh tế xã hội, văn hóa, nó tác động một cách tổng hợp, đa diện, đa cấp đến mọi
người, mọi gia đình và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
4. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với q trình xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế - xã hội,
khoa học – công nghệ, văn hóa.
5. Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, về thực chất, là quá trình sử
dụng những công cụ, phương tiện hiện đại cùng những thành tựu khoa học – công
nghệ tiên tiến.

3


1.4.Các nhân tố thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
 Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền
thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số
+ Huy động các nguồn lực: nhà nước, doanh nghiệp, người dân và nước ngoài...
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế.
+ Tập trung phát triển tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ
thông tin và truyền thông.
+ Việt Nam cần thực hiện các giải pháp: Cảm biến – bộ cảm biến, hệ thống điều
khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thơng tin, dữ liệu
để hình thành dự liệu lớn.
 Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội

+ Chuyển đổi số nền kinh tế để phát triển các lĩnh vực quan trọng: công nghiệp
năng lượng, hóa chất, điện tử, cơng nghiệp vật liệu...
+ Phát triển chọn lọc các ngành, lĩnh vực công nghiệp hiện đại có khả năng tác
động lan tỏa đến nền kinh tế.
+ Tập trung những ngành cơng nghiệp có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý
nghĩa chiến lược đối với phát triển nhanh và bền vững.
 Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất
nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa,
thủy lợi hóa, phát triển cơng nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ cho nông nghiệp, nông
thôn.
 Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
+ Các giải pháp để nâng cao trình độ đào tạo, sử dụng nhân lực, nhân tài: như: Đổi
mới mạnh mẽ, đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
+Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp nhất là đầu tư cho
lĩnh vực giáo dục đào tạo.
+ Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài.

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT
NAM
2.1.Thực trạng chung
Trong nhiều thập kỷ qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu thế phát triển chung
của các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam quá trình thực hiện các đường lối, chủ
trương về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần cực kì quan trọng trong q
trình phát triển, đưa đất nước thốt nghèo và nâng cao mức sống của người dân.
Tăng trưởng kinh tế và IIP

Đồ thị 2.1 Biểu diễn tốc độ tăng IIP và GDP

Nguồn:GSO
(IIP : Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện
tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc)
Theo số liệu của GSO cho thấy, chỉ số IIP chung của cả nước đã có những chuyển
biến tích cực trong những năm gần đây. Những năm đầu của thời kỳ hồi phục nền
kinh tế của Việt Nam chỉ số IIP chỉ đạt tương ứng 5,8%, 5,9% và 7,6%. Tuy nhiên,
những năm sau đó khi nền kinh tế dần phục hồi và có những bước phát triển tích cực
.Giai đoạn sau, nền kinh tế đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ trong cớ cấu sản
xuất công nghiệp tăng trưởng IIP lần lượt đạt 11,30%/năm và 10,10%/năm, tăng
trưởng GDP đạt 6,81%/năm và 7,08%/năm
Như vây, có thể thấy tăng trưởng IIP đã có những bước chuyển tích cực trong
những năm gần đây góp phần quan trọng trong việc đạt mức và duy trì mức tăng
trưởng tồn nền kinh tế cũng như ở khu vực CN-XD ở mức cao.

5


Dịch chuyển IIP theo hướng tích cực
Đồ thị 2.2 Biểu diễn sự dịch chuyển IIP qua các năm

Nguồn hình:GSO
Theo số liệu của GSO cho thấy chỉ số IIP của ngành công nghiệp khai thác và
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những diễn biến tích cực. Có sự gia tăng
mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tạo ra nhiều ưu điểm tích cực
hơn đối với nền kinh tế.
Thông qua chỉ số IIP của các ngành đã có tín hiệu tương đối tích cực về phát triển
kinh tế Việt Nam trong những năm đây. Đó là sự giảm dần tỷ trọng của các ngành
công nghiệp khai thác và tăng dần tỷ trọng của các ngành chế biến, chế tạo. Điều này

sẽ là tiền đề quan trọng tạo ra những bước đột phát về tăng trưởng cao và bền vững
hơn trong tương lai đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tuy đã đạt được kết quả tích cực trong phát triển kinh tế nhưng thu nhập bình quân
đầu người Việt Nam vẫn còn rất thấp, chêch lệch khá lớn so với các nước trong khu
vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm (2010 là 5.076 USD) đến năm
(2020 là 7.189 USD) .Trong khi con số tương ứng của Việt am chỉ tăng từ mức 1.317
USD lên 2.786 USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 chỉ ngang
bằng mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2007, Thái Lan năm 2005.
2.2.Những kết quả, thành tựu đạt được
 Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực. Gắn liền với q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động ngành nơng nghiệp đã giảm mạnh cịn 38%

6


năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.
 Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Việt Nam đã tham gia hội nhập từng
bước tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của
doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu tăng
nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
 Duy trì tốc độ tăng trưởng bình qn khá ổn. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010
đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm,
giai đoạn 2015-2019 đạt bình qn 6,64%/năm
 Cơng nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam.
Bình quân giai đoạn (2006-2017) công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP cả nước.
Đóng góp cho ngân sách nhà nước chính là ngành công nghiệp.
 Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao.Tổng giá trị gia
tăng trong sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 6,79%/năm, liên tục từ giai đoạn
2006-2017.
 Cơ cấu các ngành cơng nghiệp có chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của cơng

nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hơp với định
hướng tái cơ cấu ngành. Tỷ trọng GDP của nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế
tạo tăng từ 14,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015, lên 17,4% năm 2017 và 18,3%
ước cho năm 2018. Nhóm ngành khai khống giảm từ 8,8% bình qn giai đoạn 2011
– 2015, xuống 6,6% năm 2017 và xuống 6% ước cho năm 2018.
 Đã hình thành và phát triển được một số tập đồn cơng nghiệp tư nhân trong
nước có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Ví dụ
trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ơ tơ là các Tập đồn VinGroup, Trường Hải, Thành
Công. Trong lĩnh vực sản xuất chế biến sữa và thực phẩm là Vinamilk,TH. Trong
lĩnh vực may mặc Tập đồn Dệt May Vinatex, Cơng ty CP May Việt Tiến. Trong lĩnh
vực sắt thép là Tập đoàn Hoa Sen, Tập đồn Hịa Phát, Cơng ty TNHH Hịa Bình
Minh.. Hiệu quả tốt từ chủ trương của Đảng, chính sách hỗ trợ của Chính Phủ đã tạo
được sự tin tưởng cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển lớn, dài hạn trong
các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước.

7


 Phát triển cơng nghiệp đã góp phần tích cực trong giải quyết vấn đề việc làm
và nâng cao đời sống của nhân dân. Lực lượng lao động trong ngành cơng nghiệp
ngày càng tăng về số lượng. Bình qn mỗi năm, ngành công nghiệp tạo thêm khoảng
300.000 việc làm.
 Nhờ vào mục tiêu đặt ra của Đảng và Chính Phủ (Nghị quyết số 23-NQ/TW
ngày 22/03/2018). Đến năm 2030, Việt Nam hồn thành mục tiêu cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng được
một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp cơng nghiệp trong nước có quy
mơ lớn, có trình độ cơng nghệ cao , đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhất
là các ngành điện tử, dệt may, da – giày, chế biến thực phẩm… (23-NQ/TW, 2018)
2.2.1 Nguyên nhân Việt Nam đạt được những thành tựu trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Đảng và Nhà nước không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng.
+ Đảng có bản lĩnh, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn.
+ Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng nên đã thu được những kết quả to
lớn trên.
 Chính sách mở cửa cho tất cả thành phần kinh tế phát triển.
+ Tạo được môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế tạo động lực phát triển
kinh tế. Phát huy được thế mạnh trong sản xuất
 Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng 4.0
+ Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu
quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các
ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của tồn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế.

8


 Tận dụng được lợi thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhên, khí hậu và các tài ngun
khống sản để tận dụng vào sản xuất.
 Hệ thống trao đổi hàng hóa trong nước và nước ngồi càng phát triển.
2.3.Những tồn tại và hạn chế của nền công nghiệp
* Ngành dịch vụ phát triển thiếu lành mạnh và chậm chạp. Vấn nạn buôn lậu
hàng kém chất lượng, hàng giả và gian lận thương mại còn nhiều làm ảnh hưởng xấu
đến nền kinh tế. Hệ thống phân phối sản phẩm chưa đủ mạnh, trong nước chủ yếu là
hệ thống các cơng ty vừa hoặc nhỏ, chỉ có một số ít tập đoàn lớn đủ tiềm lực kinh tế
mới phân phối ra nước ngoài.
* Nền kinh tế chưa phát triễn vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp.
Năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cịn cao. Nhiều
sản phẩm nơng nghiệp vẫn cịn thiếu thị trường tiêu thụ trong nước lẫn nước ngoài.

* Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Nnhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không
lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cịn ở mức thấp so với u cầu cơng nghiệp hóa.
* Tái cơ cấu các ngành cơng nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay
đổi nổi bật về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Tỷ lệ có việc làm và chất lượng giáo dục cịn q thấp. Tình trạng thất nghiệp
ở thành thị và thiếu cơng việc ở nơng thơn cịn ở mức cao đang là một vấn đề khó
khăn của xã hội. Chất lượng đào tạo giáo dục thấp so với yêu cầu đặc biệt ở những
khu vực miền núi, vùng sâu vùng sa cịn nhiều khó khăn.
* Mơi trường bị tàn phá nặng nề, ở những nơi tập trung công nghiệp và một số
vùng nơng thơn bị ảnh hưởng. Tình trạng chất thải cơng nghiệp thải ra ngồi mơi
trường cịn nhiều đặc biệt là mơi trường biển. Điển hình là Công Ty FORMOSA đã
gây thiệt hại nặng nề về kinh tế của ngành thủy sản, xã hội và môi trường. Cty
Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi nhân dân và bồi thường 500 triệu USD.

9


* Mức sống người dân cịn q thấp. Chính sác tiền lương và phân bố trong xã
hội còn nhiều bất hợp lý. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa các tầng lớp
dân cư tăng nhanh chóng.
2.3.1.Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong sự phát triển công nghiệp
hóa
Nguyên nhân chủ quan:
 Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, chính sách của Đảng chưa thật sự tốt, kỷ
luật chưa nghiêm. Tình trạng thiếu tổ chức,khơng trung thực, tinh thần trách nhiệm
cịn kém, khơng chấp hành chỉ thị Nghị quyết của Đảng. Công tác chỉ đạo ở các cấp,
sở, ngành vẫn chưa chặt chẽ, không thực hiện đến nơi đến chốn, chỉ nói khơng làm.

 Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng một ngành
và giữa các ngành khác nhau còn nhiều hạn chế, chưa tạo được mối liên kết phát
triển giữa các ngành theo hướng hợp tác chun mơn hố phù hợp với thị trường.
Nhiều doanh nghiệp chưa cùng nhau phối hợp năng lực sẵn có của các doanh nghiệp
khác để tăng nội lực cho ngành và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Điều
này dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư cho sản xuất, mặt khác gây lãng phí năng lực
chung của tồn ngành, tạo ra những cạnh tranh khơng mong muốn giữa các doanh
nghiệp tập đồn trong nước.
 Trình độ cơng nghệ nhìn chung cịn thấp, chậm đổi mớ công nghệ, nhất là
đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Phần lớn doanh nghiệp công
nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế
giới, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo cịn q thấp.Làm cho sản xuất còn phát triển
chậm, sức cạnh tranh doanh nghiệp sẽ vẫn còn thấp.
 Huy động vốn cho sản xuất sử dụng chưa hiệu quả. Công tác kêu gọi vốn trong
nước lẫn nước ngồi vẫn chưa mạnh. Chính sách kêu gọi chưa thích hợp kém hiệu
quả dễ gây ra lãng phí nảy sinh tình trạng lãng phí thừa thiếu vốn ở nhiều nơi.
 Chưa phát triển được các Tập đồn cơng nghiệp có quy mơ tầm cỡ khu vực
trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo để tạo hiệu ứng lan tỏa cho cơng
nghiệp Việt Nam.Các Tập đồn cơng nghiệp lớn đóng vai trị lan tỏa và đầu mối trong

10


việc đổi mới, phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh tiêu thụ.... Nếu
công nghiệp Việt Nam không hình thành được các tập đồn cơng nghiệp có qui mơ
khu vực và tồn cầu thì nền kinh tế sẽ thiếu tác động lan tỏa để phát triển.
 Khơng có sự đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả của các
nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Nguồn đầu tư phát triển công nghiệp phụ
thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài. Đầu tư của nhà nước vào các ngành công
nghiệp thiếu trọng tâm, kém hiệu quả.

 Chất lượng lao động ngành công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa
học và công nghệ chưa thực sự đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển nhanh và
bền vững ngành cơng nghiệp.Trình độ lao động có tay nghề cao cịn thiếu trầm trọng.
 Chính sách phát triển các doanh nghiệp cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế chưa
thực sự hiệu quả. Thiếu các chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực của các
doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước. Chưa có các chính sách đủ mạnh để
chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng gia tăng các ngành công
nghiệp công nghệ cao. Chưa tạo được môi trường kinh doanh công nghiệp một cách
minh bạch, ổn định và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.
 Công tác phân phối, nghiên cứu thị trường trình độ cịn thấp. Khơng tính được
nhu cầu của xã hội, thị trường chưa tìm hiểu kỹ lưỡng nên gây ra nhiều rủi ro trong
sản xuất, hệ thống phân phối của nước ta ra nước ngoài chưa thật sự mạnh.
Nguyên nhân khách quan:
- Do những năm gần đây nước ta gặp rất nhiều thiên tai, đặc biệt là khu vực Miền
Trung gây thiệt hại cực kì nặng nề cho nhân dân và nền kinh tế Việt Nam.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP
HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA:
3.1.Những định hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


Phát triển công nghiệp xây dựng.



Phát triển kinh tế vùng



Phát triển nông thôn, nông nghiệp




Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ



Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính

11




Phát triển khoa học – công nghệ



Phát triển con người
3.2. Giải pháp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
 Phát triển công nghiệp xây dựng

- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng
và sức cạnh tranh. Khuyến khích phát triển cơng nghiệp công nghệ cao, phát triển
một số khu kinh tế mở. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế sản
xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại.
- Ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn
xuyên quốc gia. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng
người Việt định cư ở nước ngoài.
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội, nhất là các sân bay quốc
tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở

các đô thị lớn.. Phát triển công nghiệp năng lượng với công nghệ tiết kiệm năng lượng.
 Phát triển kinh tế vùng:
- Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, có chính sách
khuyến khích hình thành các cụm liên kết theo các lĩnh vực cơng nghiệp có tiềm năng.
Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để hình thành một số
khu kinh tế làm đầu tàu phát triển và thử nghiệm mơ hình phát triển theo hướng hiện
đại của thế giới
 Phát triển nông thôn, nông nghiệp
- Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nơng thơn, thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới.Quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm
năng và lợi thế của từng vùng với tầm nhìn dài hạn
- Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, sử dụng đất nông nghiệp để
xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao
động ở nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao

12


động công nghiệp và dịch vụ
 Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ:
- Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách
mạng khoa học và công nghệ. Chú trọng phát triển công nghệ cao hiện đại để tạo đột
phá ở một số ngành, lĩnh vực then chốt.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo đục và đào tạo để
thực sự phát huy vai trị quốc sách hàng đầu. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân
tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng cơng trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành
nghề và cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
 Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính
- Hồn thiện tài chính phù hợp với q trình hồn thiện cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, góp

phần phát huy lợi thế cạnh tranh.
 Phát triển khoa học – công nghệ
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho Khoa học công nghệ, thu hút các thành
phần xã hội tham gia hoạt động Khoa học công nghệ, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ
giữa KHCN với sản xuất, thúc đẩy sáng tạo cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực
sản xuất của nền kinh tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc
cung cấp dịch vụ Khoa học công nghệ giữa các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác
nhau.
 Phát triển con người
Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, tạo cơ cấu nhân lực đồng bộ về tất cả các mặt.
Xây dựng giai cấp cơng nhân có trình độ tổ chức kỷ luật, trình độ làm chủ khoa học
kỹ thuật là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Xây dựng liên minh công – nơng – trí thức
vững vàng và đồn kết.

13


KẾT LUẬN
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam là một điều kiện tất yếu.Sau
hơn 30 năm đổi mới và thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam
đã thu được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ
tăng trưởng khá. Q trình tiến hành cơng nghiệp hố là với mục tiêu có thể biến đổi
nước ta thành nước công nghiệp, cơ sở kỹ thuật tiên tiến, quan hệ sản xuất tiến bộ,
phù hợp với sự phát triển sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống
của cải vật chất được nâng cao, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Việc Đảng và Nhà nước chọn con đường tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá
là hết sức đúng đắn. Tiếp thu đổi mới và mở cửa, thực hiện chính sách đối ngoại tự
chủ, độc lập, đa dạng hóa cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập thế giới là điều kiện
không thể thiếu được nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Bằng sự thông minh, sáng tạo cần cù con người Việt Nam chúng ta hồn tồn tin

tưởng rằng trong một tương lai khơng xa Việt Nam có thể sánh vai các nước bạn bè
trong cộng đồng quốc tế trên con đường phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
cơng đã đạt được, q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang bộc
lộ những hạn chế nhất định như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với
tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh so với các nước
trong khu vực còn thấp , chất lượng nhân lực chưa cao, hệ thống kết cấu hạ tầng cịn
chậm phát triển.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang lan rộng ra toàn cầu như
hiện nay, Việt Nam muốn đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải
thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ, phải quyết liệt chuyển đổi mơ hình
kinh tế, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, chú trọng q trình tái cơ cấu
nền kinh tế, góp phần phát huy khả năng cạnh tranh ở cấp độ quốc gia. Bên cạnh đó,
cần chú ý nâng cao vai trò định hướng của Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, tạo các cơ chế tài chính, hình thành
các chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư. Chỉ khi thực hiện được cái giải pháp
một cách hợp lý, đồng bộ và hiệu quả thì quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mới
càng được đẩy mạnh phát triển, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một nước

14


Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/23-NQ/TW, N. q. (2018, 03 22). Đã truy lục 08 24, 2021, từ
/>2/Cơng nghiệp hóa là gì. (2021, 04 18). JobsGO. Retrieved 08 22, 2021, from
/>3/Giải pháp cơ bản để tiến hành CNH, HĐH của nước ta hiện nay. (2013, 08 03).
Retrieved 08 25, 2021, from 123doc: />4/Nội dung và định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức. (n.d.). Retrieved 08 24, 2021, from />5/Nghị quyết số 07/NQ/HNTW. (2017, 02 23). Đã truy lục 08 23, 2021, từ
/>6/Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua. (2019, 08 14). Đã truy lục 08 24,

2021, từ />7/Thực trạng sản xuất công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. (2019, 12 13).
Retrieved 08 24, 2021, from
/>8/Trần Thị Chúc. (2013, 12 17). Tiểu luận cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam. Đã truy lục 08 25, 2021, từ 123doc:
/>
15


16



×