Chương một
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
1. Tâm lý là gì?
Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường sử dụng từ tâm lý để nói về nhu cầu,
nguyện vọng, là sự đốn ý của người này với người khác hay cách cư xử của người nào đó.
ðơi khi, người ta còn dùng từ “Tâm lý” như là khả năng chinh phục đối tượng. ðó là cách
hiểu “tâm lý” ở cấp ñộ nhận thức thông thường. Thực tế, tâm lý không ñơn giản như vậy,
mà tâm lý là hiện tượng tinh thần ñặc biệt khác hẳn với các hiện tượng khác trong thế giới.
Tâm lý của con người rất ña dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp bí ẩn và trừu tượng.
Nó rất gần gũi và gắn liền với đời sống hoạt ñộng của con người, mọi hành vi hoạt ñộng của
con người ñều chứa ñựng những biểu hiện tâm lý. Theo cách hiểu này thì tâm lý con người
là nhận thức, trí tuệ, xúc cảm tình cảm, ý chí, xu hướng, tính cách, năng lực...Tất cả những
hiện tượng đó tạo thành các lĩnh vực tâm lý cơ bản của con người.
Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, thuật ngữ tâm lý bắt nguồn từ tiếng Latinh
Psychologie - khoa học về tâm hồn. Nó được bắt nguồn từ hai từ ghép “Psyche” là linh hồn,
tinh thần và “logos” là học thuyết, khoa học. Trong từ ñiển tiếng Việt (1988) ñịnh nghĩa một
cách tổng quát: tâm lý là ý nghĩ, tình cảm... tạo thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong
của con người. Vậy tâm lý là gì?
Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó gắn
liền và điều hành mọi hành vi, hoạt ñộng của con người.
2. Vài nét lịch sử về sự hình thành và phát triển của tâm lý học
* Vào thế kỷ V(TCN) những nhà tư tưởng triết học cổ ñại ñã gọi tâm lý là tâm hồn.
Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ ñã cho ta thấy những chứng cứ chứng tỏ có quan
niệm của “hồn” và “phách” sau cái chết về thể xác. ðây là những ý tưởng tiền khoa học về
tâm lý.
* Xôcrat (469 - 399 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã tun bố câu châm ngơn
nổi tiếng: “Hãy tự biết mình” có nghĩa là: Con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự
nhận thức, tự ý thức về cái ta...ðây là một định hướng có giá trị rất lớn cho TLH.
* ðêmôcrit (460 - 370 TCN) - ðại diện chủ nghĩa duy vật thời cổ ñại. Các nhà duy
vật thời cổ ñại xem tâm hồn chỉ là một dạng vật thể, nên họ đi tìm cơ sở ban đầu của tâm
hồn trong: lửa, nước, khí, nguyên tử ...Họ cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành,
trong đó ngun tử lửa là nhân lõi tạo nên tâm lý.
* Platông (428-348 TCN) ðại diện chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Tâm hồn là cái có
trước, thực tại là cái có sau. Tâm hồn do thượng ñế sinh ra, tâm hồn tồn tại phụ thuộc vào
thượng ñế chứ không phụ thuộc vào con người và thế giới xung quanh.
* Arixtôt (384 - 322 TCN) là học trị của Platơng, nhưng ơng đã phê phán quan điểm
duy tâm phản khoa học của Platông. Arixtôt là tác giả của cuốn “Bàn về tâm hồn”. ðây là
tác phẩm lớn ñầu tiên bàn về tâm hồn một cách khoa học và có hệ thống. Trong cuốn “Bàn
về tâm hồn”, ơng ñã ñưa ra luận ñiểm hết sức tiến bộ so với thời bấy giờ là sự tồn tại mối
quan hệ giữa tâm hồn và cái ngoài tâm hồn, giữa tâm hồn với cơ thể và cũng thấy ñược sự
khác biệt giữa tâm hồn và cơ thể.
* Thế kỷ XVII: R.ðêcac (1596-1650) đã đưa ra phát kiến “phản xạ” và ơng ñã lấy
phản xạ ñể giải thích hiện tượng tâm lý (ơng mới chỉ giải thích hiện tượng vơ thức).
R.ðêcac lại là người ñại diện cho phái nhị nguyên luận: cho rằng vật chất và tâm hồn là hai
thực thể song song tồn tại. Ông coi con người phản xạ như một cái máy, còn bản thể tinh
thần, tâm lý của con người thì khơng thể biết được.
1
* Thế kỷ XVIII: Lần ñầu tiên tên gọi “Tâm lý học” ñã ra ñời trong cuốn “Tâm lý
học kinh nghiệm” và cuốn “Tâm lý học lý trí ” của Vôn Phơ nhà triết học ðức.
* Thế kỷ XIX: Vào những năm cuối của thế kỷ XIX tâm lý học trở thành một khoa
học ñộc lập. Năm 1879 V.Vuntơ (1832 - 1920) nhà tâm lý học người ðức ñã sáng lập ra
phịng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixich (ðức). Một năm
sau chuyển thành viện Tâm lý học. Tuy V.Vuntơ đã có cơng ñóng góp lớn vào việc ñưa tâm
lý học trở thành một ngành khoa học độc lập, nhưng ơng vẫn chỉ nghiên cứu tâm lý, ý thức
bằng phương pháp nội quan, tự quan sát...
* Trong 10 năm ñầu thế kỷ XX xuất hiện 3 trường phái TLH khách quan.
+ Tâm lý học hành vi của J.Watson (1878 - 1958) nhà TLH người Mỹ.
Tâm lý học hành vi không mô tả hay giải thích các trạng thái của ý thức, bỏ qua các
mối quan hệ bản chất của con người trong xã hội lịch sử nhất định. Mục đích chính là
nghiên cứu hành vi của con người. Họ cho rằng: Hành vi là tổng các cử động bề ngồi được
nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con
người và con vật được phản ánh bằng cơng thức: S - R (Stimulant - Réaction) hễ có kích
thích thì có phản ứng, kích thích nào thì phản ứng đó, phản ứng của con người phụ thuộc
trực tiếp vào những kích thích bên ngồi mà khơng thơng qua thế giới nội tâm. Do đó, chỉ
cần nghiên cứu tính chất của kích thích ta sẽ dự đốn được tâm lý con người. Sai lầm của
TLH Hành vi là ñồng nhất tâm lý của con người với tâm lý của con vật. ðồng nhất hành vi,
phản ứng với nội dung tâm lý bên trong, phủ nhận tính tích cực của chủ thể và phủ nhận bản
chất xã hội lịch sử của tâm lý người.
+ Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Gestalt.) do ba nhà tâm lý học người ðức là
Vecthaimơ, Côlơ, Côpca sáng lập nên.
Gestalt: Là hình ảnh tâm lý có cấu trúc hồn chỉnh, trọn vẹn khơng thể chia cắt.
TLH Cấu trúc chuyên nghiên cứu nhiều về các qui luật về tính ổn định, tính trọn vẹn
của tri giác và sự “bừng hiểu” trong tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm các nhà TLH cấu trúc
ñã khẳng ñịnh: Các qui luật của tri giác, của tư duy và tâm lý của con người là do cấu trúc
tiền ñịnh trong não qui ñịnh, mà ít chú ý đến kinh nghiệm xã hội lịch sử của con người. Ở
ñây, họ chỉ thấy ñược cấu trúc của vật thể qui ñịnh cấu trúc tâm lý mà bỏ qua vai trò của
kinh nghiệm sống của cá nhân.
+ Tâm lý học phân tâm: Do bác sĩ tâm thần người Do thái tên là S.Phơ rớt(1859 1939) sáng lập. Ơng khai thác tâm tư sâu kín, q khứ của người bệnh trong giấc ngủ. TLH
Phân tâm ñã lấy hiện tượng tâm lý này để giải thích hiện tượng tâm lý khác. Phân tâm học
cho rằng: Yếu tố tâm lý sâu xa nhất làm ñộng lực cho cả thế giới tinh thần của con người là
cái vô thức. Do vậy, TLH phải đi sâu nghiên cứu cái vơ thức trong mỗi con người. Vô thức
là sự phản ánh những ñiều thầm kín trong tâm lý con người, từ những nhu cầu khơng được
thoả mãn bởi sự ngăn cấm của gia đình, của xã hội đến những mong ước, thèm muốn dục
vọng...Phân tâm học là đề cao bản năng vơ thức trong đó bản năng tình dục là cội nguồn của
tồn bộ thế giới tinh thần từ nội tâm đến hành vi bên ngồi, thậm chí cả các sáng tạo nghệ
thuật. Phủ nhận vai trò của ý thức và bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người, ñồng nhất
tâm lý con người với tâm lý con vật. Thuyết này là cơ sở ban ñầu của chủ nghĩa hiện sinh
thể hiện quan điểm sinh vật hóa tâm lý con người.
Theo Phân tâm học thì cấu trúc của nhân cách gồm ba hệ thống:Cái ấy (cái vô thức)
tập hợp tất cả những bản năng như: tình dục xâm kích, đói khát...Cái ấy chính là động lực
thúc đẩy mọi hoạt động của con người, nó hoạt động theo ngun tắc địi hỏi và thoả mãn.
Cái siêu tôi (Superego) bao gồm các chuẩn mực xã hội, nó hoạt động theo ngun tắc kiểm
duyệt và chèn ép các bản năng của con người. Cái tơi (Ego) chính là phần ý thức của cá
nhân được kiểm sốt, nó hoạt động theo ngun tắc hiện thực, có chức năng điều hịa giữa
cái Ấy và cái Siêu tôi. Mối quan hệ giữa ba hệ thống trong cấu trúc nhân cách là mối quan
2
hệ ràng buộc nhưng ln mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau cho nên trong con người sinh ra
các hoạt ñộng tâm lý phức tạp.
Cả ba trường phái trên muốn giải thích các hiện tượng tâm lý một cách khách quan,
nhưng ñều bỏ qua các mối quan hệ bản chất của con người, phủ nhận tích cực của chủ thể,
sinh vật hố tâm lý con người. Vì thế cả ba trường phái ñều ñi vào chỗ bế tắc.
* Trong thế kỷ XX Tâm lý học Mac xit ra ñời do một số nhà TLH Xô viết như
Vưgotsky(1896-1934); Leonchep (1903-1979); Rubinstein (1889-1960)...sáng lập nên.
Chỉ khi chủ nghĩa Mác ra đời thì những bế tắc khủng hoảng trong TLH mới ñược giải
quyết, chúng ta mới có một nền tâm lý học thực sự khoa học và khách quan. TLH mac xit
lấy triết học Mac xit làm cơ sở phương pháp luận và ñã khẳng ñịnh: Tâm lý là sự phản ánh
của hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể. Tâm lý người mang tính chủ thể
và mang bản chất xã hội lịch sử.
3. ðối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học
3.1. ðối tượng
TLH nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý, các qui luật nảy sinh hình thành và
phát triển tâm lý. Nghiên cứu cơ chế sinh lý của các hiện tượng tâm lý. Hay nói cách khác
TLH nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý.
3.2. Nhiệm vụ
TLH có nhiệm vụ vạch ra những yếu tố khách quan và chủ quan nào ảnh hưởng tới
sự hình thành các hiện tượng tâm lý. Vạch ra cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý. Mơ tả để
nhận diện các hiện tượng tâm lý khác nhau. ðồng thời chỉ ra mối quan hệ tác ñộng qua lại
giữa các hiện tượng tâm lý trong ñời sống con người. ðể thực hiện nhiệm vụ nói trên, tâm lý
học phải liên kết phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.
4. ðặc ñiểm chung của hiện tượng tâm lý người
4.1.Các hiện tượng tâm lý quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Hiện tượng này chi phối
hiện tượng kia, hiện tượng này tạo ra hiện tượng kia.
4.2.Các hiện tượng tâm lý rất ña dạng, phong phú, phức tạp bí ẩn và trừu tượng.
Tâm lý là “thế giới bên trong” của con người. Nó rất gần gũi, quen thuộc nhưng cũng
vô cùng hấp dẫn, kỳ diệu, phức tạp thậm chí kỳ lạ, bí ẩn...Nó kỳ lạ, bí ẩn đến mức có thời kỳ
người ta cho rằng hiện tượng tâm lý là hiện tượng “thần linh” ta khơng thể hiểu và giải thích
được. Nhưng ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự ñóng góp của nhiều nhà
tư tưởng những hiểu biết về tâm lý ngày càng được bổ sung, các bí ẩn về lĩnh vực tinh thần
của con người ngày càng ñược ñưa dần ra ánh sáng. Chẳng hạn: các nhà khoa học đã giải
thích những hiện tượng thần giao cách cảm, bí ẩn của giấc mơ tiên tri, khả năng thấu thị...
4.3.Tâm lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu óc của ta nên ta khơng thể
nghiên cứu nó một cách trực tiếp như các hiện tượng vật chất được, mà ta chỉ có thể nghiên
cứu nó một cách gián tiếp thơng qua những biểu hiện bên ngồi (hành vi, cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, ngơn ngữ...)
4.4. Tâm lý là một hiện tượng rất quen thuộc, gần gũi gắn bó với con người.
Con người trong trạng thái thức tỉnh ở bất cứ thời ñiểm nào ñều diễn ra hiện tượng
tâm lý này hay hiện tượng tâm lý khác như: nhìn, nghe, suy nghĩ, nhớ lại, tưởng tượng...
Trong khi con người ngủ cũng có thể diễn ra các hiện tượng tâm lý như: mơ ngủ, mộng du,
thôi miên...
4.5.Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vơ cùng to lớn trong đời sống con người. Nó
có thể làm tăng hay giảm sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Nó có thể giúp con
người làm được những điều phi thường kỳ diệu, nhưng cũng có thể làm cho con người đang
bình thường khỏe mạnh trở nên yếu đuối, bạc nhược. Yếu tố tâm lý bao giờ cũng có tác
động hai mặt (vừa tích cực, vừa tiêu cực), nên ta cũng cần lưu ý khi sử dụng những tác ñộng
tâm lý trong các lĩnh vực khác nhau của ñời sống.
3
Tóm lại: Các hiện tượng tâm lý con người rất đa dạng, phong phú, ln gần gũi gắn
bó với con người. Nó vừa cụ thể, vừa trừu tượng đan xen hịa quyện với nhau, khó có thể
tách bạch một cách rạch rịi. Những hiện tượng tâm lý có vai trị và ý nghĩa to lớn ñối với
ñời sống của con người. Vì vậy, khi đánh giá sức mạnh của một người, ta khơng chỉ chú ý
đến thể lực của người ñó, mà cần xem xét người ñó có khả năng ổn định tâm lý hay khơng?
Bởi vì, chính khả năng ổn ñịnh tâm lý giúp con người tăng thêm sức mạnh để có thể giải
quyết những tình huống phức tạp khác nhau. Ngược lại khả năng ổn ñịnh tâm lý kém thì khi
gặp những tình huống phức tạp sẽ làm cho con người trở nên yếu ñuối...
5. Chức năng của tâm lý
5.1.Chức năng ñịnh hướng hoạt ñộng: ðây là chức năng chung của tâm lý, nó có
thể quyết định phần lớn sự thành bại trong cơng việc. Nó sẽ tạo nên ñộng lực thúc ñẩy hoạt
ñộng, giúp con người khắc phục khó khăn để đạt được mục đích đã đề ra.
5.2.Chức năng điều khiển hoạt động: Chức năng này có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra
đơn đốc hành động theo mục đích đã định, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý
thức và đem lại hiệu quả nhất định.
5.3.Chức năng điều chỉnh hoạt động: có nhiệm vụ uốn nắn các hành ñộng cho phù
hợp với kế hoạch, với điều kiện hồn cảnh thực tế nhằm đạt kết quả cao.
Nhờ các chức năng của hiện tượng tâm lí giúp con người có khả năng thích ứng với
sự thay ñổi của môi trường và ñiều khiển, ñiều chỉnh hành vi của con người nhằm ñạt kết
quả cao trong hoạt ñộng.
6. Phân loại các hiện tượng tâm lý
- Căn cứ vào diễn biến và thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý người ta thường
chia các hiện tượng tâm lý thành ba loại chính: Các q trình tâm lý; Các trạng thái tâm lý;
Các thuộc tính tâm lý.
* Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có khởi đầu, diễn biến và kết thúc
tương đối rõ ràng. Quá trình tâm lý thường diễn ra trong thời gian ngắn.
+ Q trình nhận thức: gồm có cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
+ Q trình xúc cảm - tình cảm biểu thị sự vui mừng hay tức giận...
+ Q trình ý chí - hành động - ý chí.
* Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương ñối
dài, việc mở đầu và kết thúc khơng rõ ràng, nó ln gắn liền với q trình tâm lý và ảnh
hưởng tới các quá trình tâm lý. Trạng thái tâm lý gồm có: chú ý và do dự.
* Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý ñã trở thành bền vững, ổn ñịnh ở
con người, tạo những nét ñặc trưng, nét riêng của nhân cách.
Thuộc tính tâm lý gồm có: Xu hướng; năng lực; tính cách; khí chất.
Các hiện tượng tâm lý trên có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, chúng chi phối
bổ sung hỗ trợ cho nhau. Hiện tượng này tạo ra hiện tượng kia. Ngồi ba hiện tượng tâm lý
nói trên cịn một hiện tượng tâm lý cao cấp đặc biệt có ảnh hưởng nhiều đến các hiện tượng
tâm lý khác đó là ý thức.
II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
1. Tâm lý người là chức năng của não
Chủ nghĩa DVBC cho rằng: vật chất có trước, tinh thần có sau, vật chất sinh ra tinh
thần, sinh ra tâm lý, nhưng không phải bất cứ vật chất nào cũng có tâm lý, mà chỉ vật chất
có tổ chức cao nhất đó là não bộ. Do vậy, sự phát triển tâm lý, ý thức gắn liền với sự nảy
sinh và hình thành của hệ thần kinh. Lúc ñầu chỉ là những tế bào thần kinh ñơn giản dần dần
hệ thần kinh phát triển thành một tổ chức ngày càng cao cuối cùng thành não và vỏ não.
Mầm mống tâm lý bắt ñầu xuất hiện ở loại động vật có hệ thần kinh mấu (hạch). Bởi
vì, ở những động vật có hệ thần kinh hình hạch đã có khả năng tiếp nhận kích thích, phân
tích các kích thích tác động vào cơ thể và truyền ñạt mệnh lệnh tạo ra các phản ứng ñáp lại
một cách thích hợp các kích thích. Các cơng trình nghiên cứu ñã cho ta thấy mối quan hệ
4
tương ứng giữa sự tiến hoá của hệ thần kinh và khả năng tâm lý trong sự tiến hóa của giống
lồi. Tâm lý là chức năng của não. Khơng có não (hay não người khơng bình thường) thì
khơng có tâm lý. Nhưng não không phải là tâm lý, mà não chỉ là cơ sở vật chất, là ñiều kiện
cần thiết ñể cho sự xuất hiện các hiện tượng tâm lý và tâm lý là chức năng của não, là thuộc
tính ñặc biệt của bộ não người hoạt ñộng bình thường biểu hiện ở năng lực phản ánh thế
giới bên ngoài.
Hệ thần kinh hoạt ñộng theo những qui luật nhất ñịnh và những qui luật đó là cơ sở
hình thành những qui luật của hoạt ñộng tâm lý. Nhưng hoạt ñộng của não bộ chỉ qui định
hình thức diễn biến tâm lý (về cường độ, tốc độ...), cịn nội dung tâm lý là do kinh nghiệm
xã hội lịch sử của mỗi người tiếp thu ñược trong cuộc sống qui ñịnh. Thực tế cho thấy, có
nhiều người có bộ não và năng lực làm việc như nhau nhưng nội dung tâm lý của họ khơng
giống nhau, thậm chí cịn đối lập nhau.
2. Tâm lý là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua chủ thể
2.1.Tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào não người bằng chính
hoạt động của chủ thể.
Tâm lý người khơng phải tự nhiên mà có, cũng khơng phải do thượng đế, do trời sinh
ra, cũng không phải là do não tiết ra giống như gan tiết ra mật. Mà tâm lý là sự phản ánh của
hiện thực khách quan vào não người thông qua “lăng kính chủ quan” của cá nhân. V.I.Lênin
đã nói: “Tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
- Hiện thực khách quan: Là tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài ý thức của
con người với những thuộc tính khơng gian, thời gian và ln vận ñộng. Có những cái ta có
thể cảm nhận ñược bằng mắt thường, có những cái thì khơng thể cảm nhận ñược bằng mắt
thường như sóng siêu âm, tia tử ngoại...
- Phản ánh là thuộc tính chung của tất cả các sự vật hiện tượng ñang vận ñộng. Phản
ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hố lẫn nhau. Phản ánh là q trình
tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác, kết quả là ñể lại dấu
vết tác ñộng cả ở hệ thống vật chất tác ñộng và hệ thống vật chất chịu sự tác động. Ví dụ:
Khi dùng viên phấn viết lên bảng...
2.2. Phản ánh tâm lý là một phản ánh ñặc biệt
- Phản ánh tâm lý là sự tác ñộng của hiện thực khách quan vào não người (là tổ chức
cao nhất của vật chất). Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác ñộng
của hiện thực khách quan tạo ra trên não hiện tượng tâm lý với tư cách như là hiện tượng
tinh thần. C.Mác nói: Tinh thần, tư tưởng, tâm lý...chẳng qua là vật chất ñược chuyển vào
trong ñầu óc, trong ñó biến ñổi mà thành.
- Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” về thế giới, nhưng hình ảnh tâm lý khơng
phải là sự phản chiếu thụ động của chiếc gương phẳng mà nó mang tính sinh động, sáng tạo
hơn so với hình ảnh của các phản ánh vật lý, sinh vật...
- Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể. Bởi vì, trong q trình tạo ra hình ảnh tâm lý
mỗi cá nhân phải đưa vào đó vốn sống, vốn kinh nghiệm của mình vào trong hình ảnh tâm
lý đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.
Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý ñược thể hiện:
+ Cùng nhận sự tác ñộng của hiện thực khách quan nhưng ở mỗi chủ thể khác nhau
sẽ cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.Vì vậy, ta thấy tâm
lý của người này khác với tâm lý của người kia.
+ Cùng sự tác ñộng của hiện thực khách quan ñến một chủ thể nhưng vào thời gian
ñịa ñiểm, ñiều kiện hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, trạng thái tâm lý khác nhau cũng có thể cho
ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chính chủ thể đó.
- Chính
chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận một cách rõ ràng, ñầy đủ và thể hiện rõ
nhất và thơng qua đó mà mỗi chủ thể tỏ thái ñộ, hành vi khác nhau ñối với hiện thực.
5
Chương sáu
NGÔN NGỮ VÀ NHẬN THỨC
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGƠN NGỮ
1.1. Ngữ ngơn và ngơn ngữ
* Ngữ ngơn là hệ thống dấu hiệu, kí hiệu với những qui tắc nhất định của một
nhóm người, nó là phương tiện để giao tiếp, là cơng cụ để tư duy.
Hay nói cách khác ngữ ngôn là một thứ tiếng của một dân tộc hay một quốc gia nào
đó. Ví dụ như tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp...
Ngữ ngôn tồn tại một cách khách quan trong đời sống tinh thần của xã hội, nó là sản
phẩm của nền văn hoá tinh thần và là ñối tượng của ngôn ngữ học.
Ngữ ngôn gồm hai phần: Từ vựng và ngữ pháp (qui tắc thành lập câu).
Ngữ ngơn gồm hai loại : tiếng nói và chữ viết.
* Ngơn ngữ là một q trình mà mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngơn nhất
định để giao tiếp, nhằm truyền ñạt và lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội lịch sử ñể
xây dựng kế hoạch hoạt ñộng của mình.
Ngơn ngữ là hoạt động tâm lý, mang đặc trưng riêng cho từng cá nhân, nó được hình
thành trong ñời sống của cá nhân. Ở mỗi người có sự khác biệt về ngơn ngữ nó được thể
hiện ở cách phát âm, cách dùng từ, cách diễn ñạt...
1.2. Chức năng của ngôn ngữ
* Chức năng chỉ nghĩa:
Chức năng này cho thấy sự khác nhau giữa ngôn ngữ của con người và sự thông tin
của con vật. Con người dùng ngôn ngữ để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng, mỗi từ mà
ta dùng bao giờ cũng gắn liền với biểu tượng của svht đó.
* Chức năng khái qt hóa:
Chức năng này biểu thị mối quan hệ chặt chẽ giữa ngơn ngữ và tư duy. Bởi vì, một
từ, một khái niệm không chỉ một sự vật hiện tượng riêng lẻ, mà nó chỉ một loạt các sự vật
hiện tượng có chung những dấu hiệu bản chất.
* Chức năng thông báo:
Chức năng này dùng để truyền đạt và lĩnh hội thơng tin về mặt tâm lý giúp con người
biểu ñạt ñược tình cảm và hướng con người đi tới hành động cụ thể.
2. CÁC LOẠI NGƠN NGỮ
2.1. Ngơn ngữ bên ngồi: Là thứ ngơn ngữ hướng vào người khác, nó được dùng để
truyền đạt và tiếp thu tư tưởng.
Ngơn ngữ bên ngồi gồm hai loại :
- Ngơn ngữ nói: là ngơn ngữ hướng vào người khác, ñược biểu thị bằng âm thanh và
được tiếp thu thơng qua cơ quan thính giác.
+ Ngơn ngữ nói đối thoại nhằm trao đổi thơng tin giữa hai hay một số người với
nhau. Nó có tính chất tình huống, liên quan chặt chẽ với hồn cảnh đối thoại, có tính chất
phản ứng, cấu trúc ngơn ngữ đối thoại khơng thật chặt chẽ, câu nói thường rút gọn và có sự
hỗ trợ của cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười...Trong khi đối thoại ln có sự thay đổi vị trí
giữa người nói và người nghe.
+ Ngơn ngữ nói độc thoại là loại ngơn ngữ một người nói và nhiều người nghe. Loại
ngơn ngữ này địi hỏi người nói phải chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, lời nói phải trong sáng,
chính xác, dễ hiểu và truyền cảm.
48
- Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu thị bằng kí hiệu, tín
hiệu, chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác.
Ngơn ngữ viết cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp trong khoảng không
gian, thời gian lớn. Ngôn ngữ viết ñòi hỏi phải rõ ràng mạch lạc, các câu, các ý phải tuân
theo những qui tắc về chính tả, ngữ pháp và có trình tự lơgic chặt chẽ hợp lý tránh tản mạn
hoặc đứt đoạn. Ngơn ngữ viết giúp cho người viết có thời gian lựa chọn, sửa chữa từ và có
điều kiện tư duy cao hơn.
Ngơn ngữ viết gồm hai loại: ngơn ngữ viết đối thoại và ngơn ngữ viết độc thoại.
2.2. Ngơn ngữ bên trong: Là loại ngơn ngữ hướng vào bản thân, giúp cho ta suy
nghĩ và tự điều chỉnh, tự giáo dục bản thân mình.
Ngơn ngữ bên trong khơng phải là phương tiện để giao tiếp, mà nó là cái vỏ của tư
duy. Ngơn ngữ bên trong có đặc điểm là khơng phát ra âm thanh, và ở dạng rút gọn, cơ
đọng, nó được tồn tại dưới dạng những cảm giác vận ñộng do cơ chế đặc biệt của nó qui
định. Ngơn ngữ bên trong là ngơn ngữ thầm, ngồi ra nó cịn một dạng gọi làì ngơn ngữ
thuần túy bên trong chỉ dành riêng cho bản thân.
Tóm lại: Ngơn ngữ bên trong và ngơn ngữ bên ngồi có quan hệ mật thiết với nhau,
ngơn ngữ bên ngồi có trước, nó là nguồn gốc của ngơn ngữ bên trong. Hay nói cách khác
ngơn ngữ bên ngồi là ngoại hình hố của ngơn ngữ bên trong và ngơn ngữ bên trong chính
là sự nội tâm hố của ngơn ngữ bên ngồi.
3. VAI TRỊ CỦA NGƠN NGỮ ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG NHẬN THỨC.
- Nhờ có ngơn ngữ mà cảm giác con người mang một chất lượng mới, ngôn ngữ có
thể gây nên những cảm giác trực tiếp, có thể làm thay ñổi ngưỡng cảm giác hay ñộ nhạy
cảm của cảm giác.
- Ngơn ngữ giúp q trình tri giác có sự định hướng, ổn định và có ý nghĩa. Bởi vì,
chất lượng của q trình quan sát khơng chỉ phụ thuộc vào khả năng nhạy bén của các giác
quan, mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tư duy, vào vốn kinh nghiệm sống, vào khả
năng ngôn ngữ.
- Ngơn ngữ giúp cho các q trình trí nhớ diễn ra một cách chủ định, có ý nghĩa.
- Ngơn ngữ giúp cho con người nhận thức được hồn cảnh có vấn đề, nó là hình thức
biểu đạt những sản phẩm của tư duy. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện của tư duy để giải
quyết vấn đề, mà nó cịn cơng cụ quan trọng để con người lĩnh hội nền văn hố xã hội và
hình thành nhân cách của con người.
- Ngơn ngữ có vai trị to lớn trong q trình tưởng tượng. Nó làm cho q trình tưởng
tượng phong phú, khái qt hơn để tạo ra hình ảnh mới sáng tạo hơn.
- Ngơn ngữ cịn gắn liền với các q trình xúc cảm tình cảm, nhất là hoạt động ý
thức, giúp con người biến những phản ứng của mình thành hành vi có ý thức.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Ngơn ngữ là gì? Phân tích vai trị của chúng đối với hoạt động nhận thức.
2. Phân biệt các loại ngơn ngữ.
49