Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHẦN mềm, ỨNG DỤNG CNNT TRONG THỰC HIỆN NHIỆM vụ CHUYÊN môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.03 KB, 6 trang )

CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
PHẦN MỀM, ỨNG DỤNG CNNT TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
CHUYÊN MÔN
Trong những năm gần đây, đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, cơng nghệ
thơng tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy học cho phù hợp khi xã hội có sự tiến bộ vượt bậc. Việc đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp giáo dục, đòi hỏi phải sử dụng phương tiện hiện đại
và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục bằng việc cung cấp
cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại tương thích thuận lợi trong
thực hiện nhiệm vụ chun mơn.
Tại khoản 2 Điều 16, Điều lệ trường mầm non có nêu rõ “Căn cứ Chương
trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường
mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức thực hiện ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phát triển chương trình giáo dục mầm non
phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, trường mầm non và khả năng,
nhu cầu của trẻ em” Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn cần đề ra
biện pháp chỉ đạo hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm, ứng dụng CNTT để
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên mầm non, bao gồm: xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý, kiểm tra đánh giá.
Vẫn còn tồn tại rất nhiều tình trạng giáo viên lúng túng, chưa biết sử dụng,
sử dụng chưa hiệu quả các phần mềm, các ứng dụng công nghệ thông tin; lựa
chọn chưa phù hợp, chưa hỗ trợ được hoặc đôi khi trở thành trở ngại, các lỗi mắc
phải cho giáo viên trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế, giảng dạy, kiểm tra,
đánh giá. Hồ sơ sổ sách trở thành gánh nặng và nỗi trăn trở của giáo viên vì sự
cồng kềnh cuối mỗi chủ đề, mỗi tháng phải in giáo án, tài liệu hỗ trợ, tổ khối
trưởng, BGH khi kiểm tra, duyệt giáo án, sổ sách phải huy động giáo viên mang
vào mới xem, kiểm tra được,…


Qua thực tế công tác, từ những thuận lợi và khó khăn trong năm học trước
Tơi đã nghiên cứu và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên sử


dụng hiệu quả phần mềm, ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn như sau:
1. Biện pháp 1. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm Gokids
trong xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ:
Tạo tài khoản cho tổ khối trưởng, từng giáo viên, phân quyền và hướng dẫn
giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn như: mục tiêu giáo dục trẻ theo từng
độ tuổi, kế hoạch giáo dục chủ đề (35 tuần), kế hoạch thực hiện chủ đề, kế hoạch
tuần và kế hoạch hoạt động ngày.
Có sự liên thơng từ BGH nhà trường, bộ phận chuyên môn, tổ - khối, giáo
viên trong lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu giáo dục đối với trẻ từng độ tuổi.
Từ kế hoạch của BGH, phân phối chương trình, dự kiến chủ đề và thời gian thực
hiện trong năm; tổ khối trưởng sẽ triển khai từng chủ đề nhánh để giáo viên lựa
chọn đề tài, đề ra mục tiêu phù hợp với trẻ trong lớp, lập kế hoạch tổ chức hoạt
động giáo dục và các hoạt động khác trong ngày phù hợp, đầy đủ theo tình hình
thực tế của lớp, của giáo viên, của trẻ.
Thực hiện lập kế hoạch trên phần mềm giúp 2 giáo viên trong một lớp dễ
dàng, linh hoạt hơn và thống nhất trong phân phối chương trình; mục tiêu giáo
dục, phương pháp giáo dục mang tính liên tục và đảm bảo tính phát triển từ gần
đến xa, từ dễ đến khó.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng và khai thác tài nguyên trên phần mềm, đúngđủ nội dung và dần dần làm phong phú nội dung. Khi sử dụng phần mềm này,
nhà trường và giáo viên không cần phải in, photo tài liệu giảng dạy quá nhiều.
Công việc của giáo viên cũng được giảm tải đáng kể, giúp tiết kiệm cơng sức,
kinh phí.
2. Biện pháp 2: Sử dụng phần mềm, các ứng dụng hiệu quả trong thực
hiện kế hoạch giảng dạy, tổ chức các hoạt động cho trẻ:


Trong thực hiện kế hoạch chuyên môn, giáo viên sử dụng đa dạng các phần
mềm để thực hiện giáo án giúp nội dung bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn, trực
quan. Từ đó kích thích sự phát triển tồn diện về các giác quan và tư duy của trẻ.

- Ứng dụng phần mềm PowerPoin: Với PowerPoint, giáo viên tích hợp và
lồng ghép vào nội dung bài giảng nhiều phương tiện như: hình ảnh, video, âm
nhạc, đoạn hội thoại,… Điều này giúp giờ học thêm trực quan sinh động, trẻ có
thể tiếp cận và khám phá thế giới xung quanh đầy mới lạ và vơ cùng rộng lớn.
Ví dụ, bài học quan sát các lồi động vật sống trong lịng đại dương. Nếu
giáo viên chỉ liệt kê sng các lồi cá, tơm,… thì buổi học sẽ rất đơn điệu, tẻ
nhạt. Nếu áp dụng CNTT, giáo viên có thể cho trẻ xem video về cuộc sống dưới
lòng đại dương. Khi mỗi con vật xuất hiện, cơ giáo có thể dừng lại để phân tích
rõ hơn về con vật đó.
- Triển khai cho trẻ ở khối các lớp mẫu giáo làm quen với máy vi tính thơng
qua các phần mềm phát triển trí tuệ như Kismas, Kispix, Bút chì thơng minh,
Happy Kids nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng sử dụng máy tính đơn
giản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô
trong giờ học bằng giáo án điện tử.
Phần mềm “Văn học chữ viết HappyKids”: Hỗ trợ các em mầm non tự
khám phá tiếng Việt bằng máy tính, trực quan, hấp dẫn, tương tác với trẻ.
- Chữ cái: Bé tập làm quen với các chữ cái trong tiếng Việt, học phát âm và
nhận dạng mặt chữ
- Tập tô chữ thường: Bé làm quen với cách viết các chữ cái theo đúng
phương pháp, làm nền tảng trong việc viết chữ đúng và đẹp
- Nhóm chữ cái: Bé phân biệt chữ cái trong nhóm các chữ cái tương tự
nhau, phân loại, sắp xếp chúng vào các quả trứng gà.
- Người bạn ngộ nghĩnh: Tạo những người bạn ngộ nghĩnh, đáng yêu bằng
cách thay đổi màu sắc, hình dạng cho chúng
- Tập kể chuyện: Bé được hướng dẫn cách nhìn tranh và kể chuyện:


- Bưu thiếp: Bé tự tạo ra những tấm bưu thiếp cho mình để tặng người thân
và bạn bè.
3. Biện pháp 3: Sử dụng phần mềm trong quản lý, kiểm tra, đánh giá:

CNTT không những đã hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy mà cịn đáp ứng nhu
cầu trong tình hình mới hiện nay. Do tình hình diễn biến dịch covid 19 ngày càng
phức tạp, ảnh hưởng to lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, đặc biệt là giáo dục. Để
thích ứng với việc giãn cách, khơng tập trung đông người nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng công tác chuyên môn. Tôi đã chỉ đạo sử dụng các phần mềm trong
quản lý và kiểm tra, đánh giá như:
Tổ chức các cuộc họp chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn bằng phần mềm
Zoom, Google meet. Vừa an tồn phịng tránh dịch bệnh vừa đảm bảo thời gian,
nội dung cũng như chất lượng cuộc họp. Lãnh đạo dễ dàng theo dõi, kiểm tra
Với việc sử dụng tính năng trong phần mềm “Kế hoạch giáo dục”. Tổ khối
trưởng được phân quyền dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện và duyệt kế hoạch,
giáo án của giáo viên trong khối, (phần mềm hiển thị ngày soạn, ngày sửa và cả
ngày duyệt), thuận tiện cho việc đánh giá, nhận xét, xếp loại giáo viên công
bằng, công khai. Giáo viên có trách nhiệm hơn trong cơng tác.
Trong bối cảnh dịch bệnh, cơ sở giáo dục mầm non không tổ chức dạy học
trực tuyến cho trẻ mầm non, mà tập trung phối hợp phụ huynh để hướng dẫn trẻ
tại nhà, cho nên việc thông tin đến PHHS và trao đổi về các nội dung chăm sóc
giáo dục trẻ thật sự gặp nhiều khó khăn. Cho nên, tơi đã quán triệt đến đội ngũ
giáo viên lựa chọn nội dung, lập kế hoạch và hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục, tổ chức vui chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ em mầm non phù
hợp với điều kiện tại gia đình; Cách thức trao đổi, nội dung trao đổi sao cho phù
hợp và đạt hiệu quả tuyên truyền cao, đó là:
- Phải tranh thủ "thời gian vàng" để ưu tiên hướng dẫn kỹ năng, điều kiện
cho trẻ vì thế tôi chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên chủ động tạo nhóm zalo, group,
… của từng lớp để quản lý lớp học cũng như trao đổi với PHHS về phương pháp
chăm sóc sức khỏe trẻ khi ở nhà, chia sẻ nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên


truyền vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhỡ đảm bảo các biện pháp phòng tránh
dịch bệnh (Quay clip, video ngắn các hoạt động hướng dẫn các kỹ năng đơn giản

về: Làm quen với tốn, tạo hình, làm quen văn học, vệ sinh cá nhân (rữa tay
đúng quy trình, đeo khẩu trang đúng cách)… để phụ huynh cho trẻ xem, hướng
dẫn hoặc cùng trẻ thực hiện), khuyến khích thường xuyên tương tác.
- Lựa chọn nội dung trao đổi:
+ Phổ biến các kết quả mong đợi
+ Vai trò ý nghĩa hoạt động chơi, trải nghiệm thực tế đối với trẻ và các cơ
hội thực hiện tại gia đình.
+ Tư vấn, điều chỉnh nội dung, cách thức tác động đến trẻ
- Phương pháp trao đổi
+ Chuẩn bị sẵn sàng các thông tin trao đổi
+ Thông báo thời gian dự kiến trao đổi
+ Lắng nghe mọi ý kiến, không chê bai gắn mác trẻ
- Thời gian trao đổi
+ 1 tuần / lần
+ Trao đổi, quy ước về thời gian, thời điểm, hình thức trao đổi.
Bằng sự quyết tâm, cho đến thời diểm hiện nay, 100% giáo viên trường đã
thực hiện việc đầy đủ kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo từng khối lớp trên
phần mềm.
BGH, Tổ-khối trưởng kiểm tra, duyệt giáo án trực tiếp trên phần mềm, kiểm
tra sát sao từ xa các hoạt động chuyên môn rất thuận tiện. Thực hiện đầy đủ kế
hoạch họp chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của trường, tổ khối.
Giáo viên cũng rất phấn khởi khi sử dụng phần mềm có thể soạn giáo án,
làm kế hoạch trên máy tính ở nhà hoặc cả trong lớp, có thể thay đổi kế hoạch,
thêm hoạt động, sáng tạo cách thức tổ chức, phương pháp dạy học linh hoạt hơn.
Chất lượng soạn giảng và hiệu quả dạy học rất cao.
Trường tham gia xây dựng và thực hiện quay clip 2 tiết dạy cấp thị, 1 tiết
dạy cấp tỉnh để bổ sung kho học liệu của ngành học mầm non địa phương. 100%
giáo viên chủ nhiệm lớp biết xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và cách thức
hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, đảm bảo an



tồn cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ để phịng dịch tại gia đình. Thay đổi phương
pháp truyền đạt một chiều từ video sang đa chiều, có sự tham gia tương tác trực
tiếp; giúp trẻ và cha mẹ hứng thú hơn, nội dung video hấp dẫn và thiết thực hơn.



×