Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài trình bày lý luận của CN mác lênin về sản xuất hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở việt nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.22 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

============

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về sản xuất hàng
hóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam”
Họ và tên sinh viên

: Đỗ Tiến Đạt

Mã số sinh viên

: 11211247

Lớp tín chỉ

: Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (221) VB2_40

Hà Nội – Tháng 4 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

============

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN



Đề tài: “Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về sản xuất
hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam”

Hà Nội – Tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
NỘI DUNG.................................................................................................................... 3
PHẦN I: Những vấn đề lý luận của CN Mác Lênin về Sản xuất Hàng hóa..........3
1. Sản xuất Hàng hóa............................................................................................. 3
1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa và tính tất yếu............................................3
1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.....................................................3
1.3. Đặc trưng của Sản xuất hàng hóa..............................................................5
1.4. Ưu thế của sản xuất hàng hóa.....................................................................5
2. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa..........................................................................6
2.1. Khái niệm..................................................................................................... 6
2.2. Ưu điểm........................................................................................................ 6
2.3. Những Nhược điểm......................................................................................7
PHẦN II: Thực trạng nền Sản xuất hàng hóa ở Việt Nam....................................7
1. Sơ lược về lịch sử phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam......................7
2. Đặc điểm nền sản xuất hàng hóa Việt Nam......................................................8
2.1. Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển biến từ kém phát triển, mang
nặng tính tự cấp tự túc và quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường...................................8
2.2. Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần.......9
2.3. Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo định hướng XHCN với vai trò chủ
đạo của kinh tế Nhà nước và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước........................9
2.4. Nền kinh tế hàng hóa theo cơ cấu kinh tế mở với các nước trên thế giới

............................................................................................................................ 10
PHẦN III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
.................................................................................................................................. 11
1. Đa dạng hóa các chế độ sở hữu.......................................................................11
2. Đẩy mạnh phân cơng lại lao động xã hội........................................................11
3. Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường.........................................11
4. Giữ vững ổn định chính trị, hồn thiện hệ thống pháp luật và cải tiến nền
hành chính quốc gia.............................................................................................11


5. Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ nhằm phát triển nền kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................................................12
6. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế thị trường...........12
KẾT LUẬN.................................................................................................................12
KINH TẾ VIỆT NAM SAU GẦN BA MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI...............................13


LỜI MỞ ĐẦU
“Sau một thời gian dài tồn cầu hóa và kết nối thương mại quốc tế, virus SARSCoV-2 đang khiến nhiều quốc gia giật mình nhìn lại những mối đe dọa đáng sợ rằng
nếu một ngày bỗng nhiên tất cả tàu bè, xe container, nhà xưởng, quán xá... phải dừng
lại, ở quy mô thế giới. Đại dịch cũng làm dấy lên những lời cảnh báo với các nền kinh
tế quá mở, và cả những kêu gọi trở về với thời “tự lực tự cường”, một giấc mộng đã
khơng ít lần tan vỡ của nhiều quốc gia cách đây chưa lâu...
Kinh tế tự cung tự cấp, một khái niệm quen thuộc và gợi lại nhiều cảm xúc có
phần tiêu cực ở Việt Nam, đang mang một ý nghĩa mới trong thời đại dịch. Trong quá
khứ, rất nhiều nước theo đuổi giấc mộng tự cường tuyệt đối. Lấy ví dụ, đế quốc Anh
được xây dựng trên nền tảng lý tưởng là “sự cơ lập vinh quang”, theo đó nước Anh
khơng cần liên minh với ai mà vẫn đảm bảo được an ninh và các nhu cầu kinh tế. Ở
phương Đơng, đó là những thời kỳ “bế quan tỏa cảng” kéo dài ở Trung Hoa, Nhật Bản,
Triều Tiên, và cả Việt Nam. Rồi Thế chiến II nổ ra một phần quan trọng cũng vì sự

xung đột của các đế quốc muốn tự cường. Ở Đức là giấc mộng tự chủ hoàn toàn về
kinh tế của Adolf Hitler và chính quyền Quốc xã. Ở Đông Á, đế quốc Nhật Bản xâm
lược Trung Hoa, rồi Đông Nam Á, gây chiến với Hoa Kỳ, một phần quan trọng là vì
cần đảm bảo các nguồn tài nguyên thiết yếu chỉ có ở vùng nhiệt đới như cao su, trong
một nền kinh tế đóng. Sau Thế chiến II, hai quốc gia lớn nhất trong phe xã hội chủ
nghĩa, Liên Xô và Trung Quốc, về cơ bản cũng là những nền kinh tế đóng cửa gần như
hồn tồn với bên ngoài.
Một thế giới bị ngăn cách cũng là một thế giới nghèo khổ hơn, và nguy cơ
không chỉ là các tổn thất kinh tế. Như thời trước Thế chiến II đã chứng minh, một thế
giới bị ngăn cách cũng là một thế giới đầy nghi kỵ và dễ xung đột hơn. Khơng có
thương mại, các nguồn lực q khó có được sẽ trở thành những mồi lửa dễ cháy cho
xung đột. Nếu lịch sử có nói lên điều gì, thì đó là nỗ lực theo đuổi một nền kinh tế tự
cung tự cấp tuyệt đối cho tới giờ đã khơng dẫn tới một kết quả nào có hậu.
Việt Nam của chúng ta cũng là một minh chứng rất rõ ràng. Trước năm 1986,
Việt Nam áp dụng nền kinh tế tự cung tự cấp. Với nền kinh tế này, một phần nào đó
nước ta cũng đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, sau đó với tình hình
định hướng chung của Việt Nam, nó đã khơng cịn phù hợp và bộc lộ các mặt yếu kém,
kìm hãm sự phát triển đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lúc này các
cơ sở sản xuất, thực hiện theo kế hoạch của Nhà Nước. Năng suất lao động bị giảm sút,
nền kinh tế Việt Nam đứng trước nguy cơ suy thối. Trong điều kiện đó, chúng ta chưa
đánh giá đúng tình hình thực tế, thực hiện bao cấp với một loạt những bước đi sai dẫn
đến khủng hoảng kinh tế xã hội thêm trầm trọng.

1


Nhận thấy tình hình cấp thiết, tại đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã có quyết
định quan trọng trong đổi mới nền kinh tế, thay thế nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp bằng nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Và từ đó, nền sản xuất hàng hóa đã trở thành
nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. Trong thời gian qua, nhiều

văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển nền sản
xuất hàng hóa đã được ban hành. Đảng và Nhà nước đã sớm xác định vai trị then chốt
vơ cùng quan trọng của sản xuất hàng hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.”
Xuất phát từ những thực tiễn trên, em đã lựa chọn đề tài: “Lý luận của CN Mác
Lênin về sản xuất hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” cho bài tiểu luận của
mình. Cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài. Mới là lần thứ hai làm bài tập lớn, em
không thể tránh khỏi những sai sót, em mong sẽ nhận được sự góp ý của cơ để em có
thể rút kinh nghiệm.

2


NỘI DUNG
PHẦN I: Những vấn đề lý luận của CN Mác Lênin về Sản xuất Hàng hóa
1. Sản xuất Hàng hóa
1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa và tính tất yếu
Khái niệm: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản
xuất ra sản phẩm khơng nhằm phục vụ mục đích nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà
để trao đổi, mua bán. Hay ta có thể nói theo một cách khác, tất cả quá trình sản xuất,
phân phối, trao đổi, tiêu dùng; các thắc mắc sản xuất cái gì, như thế nào, và để cho ai
đều thông qua thị trường và do thị trường quyết định.
Ta thấy rằng, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế phân biệt rõ với sản xuất
tự cung, tự cấp vào thời kì đầu lịch sử lồi người. Ở thời kì đó, sản phẩm của sự lao
động được sinh ra chỉ để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của chính người sản xuất ra
chúng. Đây là một kiểu tổ chức sản xuất tự nhiên khép kín trong phạm vi từng đơn vị
bé, khơng cho mở rộng quan hệ với các đơn vị nào khác. Chính vì vậy nó mang trong
mình tính chất bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn trong nhu cầu hạn hẹp. Sản xuất tự cung tự
cấp có thể thích ứng với thời kỳ lực lượng sản xuất vẫn chưa phát triển, khi mà lao
động thủ cơng đang cịn chiếm vị trí thống trị. Nó xuất hiện trong thời kỳ cơng xã
ngun thủy và chủ yếu tồn tại trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Trong thời kỳ phong

kiến, sản xuất tự cung tự cấp biểu hiện dưới hình thái điền trang, thái ấp của địa chủ
phong kiến và kinh tế nông dân gia trưởng.
Khi mà lực lượng sản xuất phát triển lên cao, phân cơng lao động được mở rộng
hơn, thì dần dần sẽ xuất hiện trao đổi hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa đã trở thành mục
đích thường xun của sản xuất thì sản xuất hàng hóa chắc chắn sẽ ra đời theo đúng
như quy luật tất yếu của nó.
1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa chính là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện và tồn tại
trong xã hội khi có một vài điều kiện nhất định. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản
sau:
Điều kiện thứ nhất chính là phân cơng lao động xã hội.
Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự phân chia trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chun mơn hóa của những người
sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người sản xuất ra một hoặc
một vài sản phẩm nhất định. Trong khi, nhu cầu của họ lại đòi hỏi khá nhiều loại sản
phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của bản thân tất yếu sản xuất và trao đổi sản phẩm với
nhau.
3


Xã hội sẽ chia ra làm rất nhiều ngành nghề khác nhau, có những người thì
chun trồng lúa, có những người chun ni cá, cịn có những người chun may
mặc quần áo…, họ làm việc với mức độ chuyên môn cao, vậy nên năng suất làm việc
cũng cao hơn. Khi mà xã hội đã phân chia thành những ngành, những nghề độc lập với
nhau như vậy, thì những người sản xuất này sẽ không thể tồn tại độc lập hoặc biệt lập
nhau như trước được nữa, thay vào đó, họ phải phụ thuộc vào nhau. Lý do chính là vì
khi trồng lúa thì ta chỉ tạo ra thóc lúa thơi, nhưng ta không thể chỉ ăn mỗi gạo mỗi cơm
không, mà cịn phải có thịt, cá, rau... Vậy là phải tồn tại quan hệ trao đổi sản phẩm với
người chuyên nuôi lợn, nuôi cá, trồng rau… Ăn đầy đủ rồi thì con người chúng ta cũng

phải lo cái mặc, nếu chỉ có trồng trọt chăn ni thì ta cần phải trao đổi sản phẩm với
những người dệt vải, với những người may quần áo và ngồi ra cịn với rất nhiều sản
phẩm thiết yếu khác trong cuộc sống như củi, muối, các phương tiện giao thơng…
Chính sự phân cơng lao động xã hội, mỗi người mỗi nghề đó đã làm cho con người ta
phụ thuộc vào nhau, vì nhu cầu của cuộc sống cần rất nhiều loại sản phẩm mà mỗi
người, mỗi cá nhân lại chỉ tạo ra một hoặc một vài sản phẩm nhất định.
Phân công lao động thôi thì chưa đủ. Trong thực tế, giai đoạn cộng sản nguyên
thủy đã tồn tại phân công lao động ở một mức độ nhất định, tuy nhiên vẫn chưa xuất
hiện trao đổi sản phẩm. Trong những thị tộc hay bộ lạc thì việc lao động đã được phân
chia như sau: những người đàn ông con trai khỏe mạnh sẽ đảm đương việc săn bắn để
đảm bảo nguồn thức ăn cho các thành viên trong gia đình, những người phụ nữ, con gái
chân yếu tay mềm mà lại khéo tay thì sẽ đảm nhiệm việc hái lượm rồi trồng trọt, nuôi
tằm, se tơ dệt vải may quần áo, người già khi sức khỏe đã yếu khơng thể đảm đương
những việc đó nữa thì có vai trị, trách nhiệm giữ nhà, trơng trẻ… Có sự phân chia nhất
định, mỗi người mỗi việc khác nhau nhưng họ lại khơng có quan hệ trao đổi sản phẩm
với nhau, đó là bởi sản phẩm của một thành viên tạo ra cũng được coi là của cộng
đồng, của chung, ví dụ như một con thú bắt về thì sẽ được chia cho tất cả mọi người,
các sản phẩm khác cũng như thế, đều chia đều hết, không cần thiết phải trao đổi.
Phải có điều kiện thứ hai thì mới nảy sinh kiểu tổ chức kinh tế này, điều kiện đó
là: sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản suất.
Sự tách biệt này nói đến quyền sở hữu của người sản xuất đối với sản phẩm của
họ. Sản phẩm do người nào tạo ra thì người đó có quyền sở hữu, sử dụng, khai thác sản
phẩm đó và những người khác khơng thể tự ý chia chác sản phẩm này được. Quyền sở
hữu sản phẩm độc lập của từng chủ thể sản xuất ấy sẽ dẫn đến hiện tượng là những
người sản xuất sẽ tồn tại độc lập với nhau trên thị trường. Trên thị trường họ sẽ không
tự lấy sản phẩm của nhau được, nếu muốn lấy sản phẩm của người khác thì họ phải có
một sản phẩm của mình tương đương để trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Điều kiện thứ hai là để kết hợp với điều kiện thứ nhất, làm nảy sinh quan hệ trao
đổi sản phẩm giữa nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác. Những người sản xuất phải
4



lấy sản phẩm thừa của mình để trao đổi lấy rất nhiều sản phẩm khác do những người
sản xuất khác tạo nên. Khi mà quan hệ trao đổi này được diễn ra một cách phổ biến thì
kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa sẽ được xác lập.
Như vậy, phân công lao động xã hội đã khiến người sản xuất phụ thuộc vào
nhau, cịn chế độ tư hữu thì lại chia rẽ làm họ độc lập nhau. Đây chính là một mâu
thuẫn và mẫu thuẫn này chỉ được giải quyết thông qua việc trao đổi, mua bán sản phẩm
của nhau. Chính vì vậy, sản xuất hàng hóa bắt nguồn từ yêu cầu của cuộc sống.
1.3. Đặc trưng của Sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa bao gồm hai đặc trưng cơ bản sau:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi và mua bán. Sản xuất hàng hóa là một
kiểu tổ chức kinh tế đối lập với sản xuất tự cung tự cấp trong thời kỳ đầu của lịch sử
loài người. Cụ thể là, trong sản xuất hàng hóa thì sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang trong mình tính tư nhân, vừa
mang tính xã hội. Tính tư nhân thể hiện đặc tính của sản phẩm được quyết định bởi cá
nhân người làm ra nó hoặc người sở hữu liên tục tư liệu sản xuất trên danh nghĩa. Tính
xã hội thể hiện qua việc sản phẩm tạo ra đáp ứng cho nhu cầu của những người khác
trong xã hội. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã
hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
1.4. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Tác dụng vào sức sản xuất của xã hội, mở đường cho lực lượng sản xuất phát
triển nhanh chóng: trong sản xuất tự cung tự cấp mỗi người tự sản tự tiêu, vậy nên
chính nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của họ đã hạn chế sức sản xuất, dù có cịn nhiều đến
mấy nhưng cũng chỉ làm đủ ăn đủ dùng. Như vậy, nhu cầu hạn hẹp của từng chủ thể
kinh tế hạn chế sức sản xuất mặc dù nguồn lực vẫn dư. Do khơng trao đổi nên khi có
cơng cụ gì trong tay thì chỉ có thể lựa chọn được một số ngành nghề nhất định. Tuy
nhiên, trong kiểu tổ chức sản xuất hàng hóa chỉ cần xuất hiện ý tưởng sản xuất, có sức
lao động thì tất cả những nguồn lực khác đều có thể tìm kiếm trên thị trường, không

giới hạn về nguồn lực để đổ vào sản xuất, cả nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cả nguồn lực
đầu vào sản xuất đều không bị giới hạn, sản xuất của xã hội được giải phóng dẫn tới
lực lượng sản xuất khơng ngừng phát triển.
“Đẩy mạnh q trình xã hội hóa sản xuất: sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cung
tự cấp, bảo thủ, lạc hậu của nền sản xuất tự cấp tự túc. Khai thác được lợi thế về tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương, kích
thích sự phát triển về kinh tế của cả quốc gia.

5


Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của
con người ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng hóa giúp cho họ có
nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Góp phần cải thiện đời sống xã
hội đồng thời làm tăng khả năng lao động của xã hội.
2. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa
2.1. Khái niệm
Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân cơng lao động và trao đổi hàng hóa,
dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó
người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng.
Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi
hàng. Khi tiền xuất hiện, các cá nhân có thể sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi. Lúc
này, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế tiền tệ. Khi cơ chế trao đổi dựa trên giá
cả thị trường, kinh tế hàng hóa cũng là kinh tế thị trường. Khi cơ chế trao đổi dựa trên
những sắp xếp quy hoạch từ một trung tâm, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế kế
hoạch.
Kinh tế hàng hóa là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát triển
của xã hội theo trình tự: kinh tế tự nhiên- kinh tế hàng hóa- kinh tế sản phẩm. Trong bất
kì chế độ xã hội nào, sự tồn tại hình thái giá trị và thị trường luôn là đặc trưng chung
của kinh tế hàng hóa.

2.2. Ưu điểm
So với kinh tế tự nhiên, một loại hình kinh tế cịn in đậm dấu vết ở nước ta, kinh
tế hàng hóa có những ưu thế sau:
Một là, thúc đẩy q trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng, làm cho sự phân
cơng lao động, chun mơn hóa sản xuất càng sâu sắc, hình thành các mối liên hệ kinh
tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và người sản xuất, tạo tiền đề cho
sự hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ.
Hai là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, buộc người sản xuất phải
năng động, luôn cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất
lượng và hình thức mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Ba là, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Mở rộng giao lưu kinh tế
trong nước và hội nhập thế giới. Có tác dụng lớn trong việc tuyển chọn doanh nghiệp
và cá nhân quản lý giỏi.
Bốn là, giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sản xuất
khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cần thiết
cho việc tổ chức và quản lý một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao dưới hình thức
quan hệ hàng hóa, tiền tệ.”
6


2.3. Những Nhược điểm
Bên. cạnh. những ưu điểm, kinh tế hàng hóa cũng chứa đựng những khuyết tạt
của nó. Thị trường chứa đựng nhiều yếu tố tự phát, bất ổn dẫn đến mất cân đơi. Vì chạy
theo lợi nhuận, các nhà sản xuất kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu:
Một là, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, có lãi thì làm nên khơng giải quyết được cái
gọi là “hàng hóa cơng cộng”.
Hai là, các vấn đề cơng bằng xã hội khơng được bảo đảm, sự phân hóa xã hội
cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Ba là, suy đồi đạo đức, muốn làm giàu bằng mọi giá, không còn lương tâm mà
làm hàng giả, kém chất lượng. Bên cạnh đó, mơi trường sống con người cũng bị hủy

hoại trầm trọng.
Do tính tự phát vốn có, kinh tế hàng hóa có thể mang lại khơng chỉ tiến bộ mà
cịn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần thiết phải có sự can thiệp,
quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Nhờ đó sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị
trường ổn định, tối đa hóa hiệu quả kinh tế, đảm bảo định hướng chính trị của sự phát
triển nền kinh tế, sữa chữa khắc phục những khuyết điểm vốn có, tạo ra cơng cụ quan
trọng điều tiết thị trường. Bằng cách đó, Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát,
đồng thời kích thích đối với sản xuất thơng qua trao đổi hàng hóa dưới hình thức
thương mại.
PHẦN II: Thực trạng nền Sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
1. Sơ lược về lịch sử phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Từ nền sản xuất hàng hóa giản đơn thời phong kiến tới nền kinh tế hàng hóa sau
này, nền sản xuất hàng hóa của nước ta đã khơng ngừng biến đổi và phát triển.
Thời kì phong kiến, trình độ lao động, năng suất lao động nước ta chưa cao,
chính sách bế quan ở một số triều đại kìm hãm sự lưu thơng hàng hóa. Sở hữu về tư
liệu lao động nằm trong tay một số ít người ở tầng lớp trên. Tóm lại, ở thời kì này, nền
sản xuất hàng hóa ở nước ta mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển.
Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền kinh
tế kế hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phá triển
của nền sản xuất hàng hóa. Biến hình thức tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu
động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm
của nước ta thời kì này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc
khơng phanh. Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm cịn
giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm
1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân
số, thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%.
7


Từ năm 1986, sau khi Đảng và Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh tế

sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế sản xuất hàng hóa
nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thời kì này chia thành 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1986 - 2000: Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam
từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước. Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được công nhận và bước
đầu phát triển. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện. Phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, thời kì này nền kinh tế Việt Nam vẫn
còn nhiều tồn tại chưa giải quyết được. Điều này khiến nền kinh tế chậm phát triển
chiều sâu.
 Giai đoạn 2000 - 2007: đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa ở nước ta
phát triển mạnh mẽ. GDP liên tục tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%,
cao nhất kể từ năm 1997 đến nay. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam phát triển nền
kinh tế hàng hóa dễ dàng hơn khi có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới.
 Giai đoạn 2007 - nay: kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại. Tăng
trưởng GDP giảm tốc với mức tăng trưởng bình quân là 6,2% trong khi mức tăng
trưởng bình quân của CPI là 11,8%. Lạm phát kéo dài và mới được kiềm chế trong 2
năm 2012 và 2013. Các chính sách đưa ra dường như không đem lại hiệu quả mong
muốn.
2. Đặc điểm nền sản xuất hàng hóa Việt Nam
Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, lực lượng sản xuất
chưa phát triển, lại bỏ qua giai đoạn TBCN nên nền sản xuất hàng hóa của nước ta
khơng giống như nền sản xuất hàng hóa của nước khác trên thế giới, thiếu cái cốt vật
chất của một “nền kinh tế phát triển” với những đặc trưng tiêu biểu:
2.1. Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển biến từ kém phát triển,
mang nặng tính tự cấp tự túc và quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường
Xuất phát từ thực trạng có thể nói là tiêu điều của nền kinh tế nước ta sau nhiều
năm chiến tranh: kết cấu hạ tầng và xã hội kém, trình độ cơ sở vật chất và cơng nghệ

lạc hậu, thu nhập bình qn cả nước cịn thấp khiến dung lượng hàng hóa trên thị
trường thay đổi rất chậm chạp, khả năng cạnh tranh thấp. Từ sự thật không mấy sáng
sủa trên, kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi
khủng hoảng, phục hồi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp thời đại.
Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, đất nước chuyển sang cơ chế thị trường
là phù hợp quy luật khách quan, phù hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu của cuộc
8


sống. Nhờ chuyển sang kinh tế thị trường mà kinh tế được thay đổi căn bản, nhờ cơ chế
thị trường mà phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Các động lực lợi ích đã
phát huy tác dụng, cơ chế quản lý mới được vận hành và ngày càng tham gia tốt hơn
vào phân công lao động quốc tế.
2.2. Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành
phần
Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần là do cịn nhiều hình thức sở
hữu khác nhau về tư liệu ản xuất. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định các thành
phần kinh tế đang tồn tại khách quan tương ứng với trình độ của lực lượng sản xuất
trong giai đoạn lịch sử hiên nay là: kinh tế Nhà nước, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế
hợp tác, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ.
Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả
năng đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hóa phát
triển kể cả trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Đồng thời, nó vừa phản ánh tính đa dạng
phong phú trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội lại vừa phản ánh tính chất phức tạp trong
việc quản lý theo định hướng XHCN.
Nhận thức được tính chất nhiều thành phần của nền kinh tế là tất yếu khách
quan, từ đó có thái độ đúng đắn trong việc khuyên khích sự phát triển theo nguyên tắc
tự nhiên của kinh tế, phục vụ cho việc đi lên XHCN ở nước ta.
2.3. Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo định hướng XHCN với vai
trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước

Đảng ta chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường, không phải thị trường bất kỳ
mà là thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Về bản chất, đó là cơ
chế hỗn hợp mang tính định hướng XHCN, vừa kế thừa những thành tựu của loài
người, vừa gắn liền với đặc điểm và mục tiêu chính trị là sự kết hợp giữa tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ xã hội. Trước đây, có những lúc ta chưa hiểu đúng, đồng nhất kinh tế
thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa mà cho là thị trường là bản chất. Giờ đây, ta đã
hiểu rằng thị trường không mang bản chất chế độ, mà chỉ có chế độ xã hội biết hay
không biết tận dụng những lợi thế đó để phục vụ chế độ mình.
Trong các thành phần kinh tế thì kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo do bản
chất vốn có và lại nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt và trọng yếu, nên đảm bảo
cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. Tuy nhiên vai trị
của nó chỉ được khẳng định khi phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh
tế khác, nó sớm chuyển đổi cơ chế quản lý theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu
quả để đứng vững và chiến thắng trong môi trường hợp tác và cạnh tranh giữa các
thành phần kinh tế.
9


Mặt khác, sự vận động của nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường khơng
thể nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân đời sống kinh
tế - xã hội đặt ra. Đó là tình trạng thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng, phân hóa bất
bình đẳng, ơ nhiễm mơi trường, … Những hiện tượng và tình trạng trên ở những mức
độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược trở lại, làm cản trở sự phát
triển “bình thường” của xã hội nói chung và nền kinh tế hàng hóa nói riêng. Vì vậy, sự
quản lý vĩ mơ của Nhà nước là không thể thiếu.
Sau gần ba mươi năm đổi mới, ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể làm vai
trò quản lý của Nhà nước được tăng cường. Bằng các công cụ rất riêng: pháp luật kế
hoạch, thiết chế về tài chinh, tiền tệ và những điều kiện vật chất khác, Nhà nước ta đã
tạo điều kiện tốt nhất để khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của kinh tế hàng
hóa, ngăn ngừa, hạn chế tính tự phát và khuyết tật của cơ chế thị trường.

Như vậy, sự vận động của nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước là sự vận hành được điều tiết bởi sự thống nhất giữa cơ chế thị
trường - “bàn tay vơ hình” và sự quản lý của Nhà nước - “bàn tay hữu hình”.
2.4. Nền kinh tế hàng hóa theo cơ cấu kinh tế mở với các nước trên thế
giới
Trước kia, với cơ cấu kinh tế “khép kín”, với tình trạng “bế quan tỏa cảng”, luẩn
quẩn sau lũy tre làng khiến kinh tế nước ta lâm vào bế tắc thậm chí có thể nói là lạc hậu
bậc nhất thế giới. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa đã phá vỡ
các mối quan hệ kinh tế truyền thống, đặc biệt đến giai đoạn TBCN đã làm cho thị
trường dân tộc gắn bó mật thiết với thị trường thế giới.
Biệt lập trong phát triển kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến đói nghèo. Do đó, việc mở
rộng quan hệ kinh tế với nước ngồi dưới nhiều hình thức khác nhau thực sự cần thiết.
Thơng qua việc mở rộng quan hệ kinh tế để biến nguồn nhân lực bên ngoài thành bên
trong, tạo điều kiện cho q trình phát triển được rút ngắn. Có rất nhiều hình thức mở
rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài đã được áp dụng ở nước ta như áp dụng ngoại
thương, hợp tác, liên doanh, liên kết để thu hút vốn đầu tư; gia nhập các tổ chức kinh tế
khu vực và thế giới; tranh thủ nắm bắt những ngành, mặt hàng mũi nhọn có tương lai
gắn liền với cơng nghệ mới, tiến tới có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, …
dã và đang nhanh chóng đưa nền kinh tế nước nhà hội nhập vào nhịp điệu của kinh tế
thế giới.
Nhận xét:
Các đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa có quan hệ chặt chẽ nhau phán ánh kết
quả sự phân tích thực trạng và xu hướng vận động nội tại của quá trình hình thành và
phát triển nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện tại và tương lai.
10


Các đặc điểm này bắt nguồn từ sự chi phối của các quy luật kinh tế (quy luật giá
trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật lưu thơng tiền tệ), bắt nguồn từ
vai trị định hướng và quản lý kinh tế của Nhà nước – một Nhà nước của dân, do dân

và vì dân.
PHẦN III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
1. Đa dạng hóa các chế độ sở hữu
Bởi vì kinh tế thị trường là sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất quy định, do đó muốn nền kinh tế phát triển trước hết ta phải da
dạng hóa các hình thức sở hữu. Thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Khu vực kinh tế Nhà nước cần phải sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý,
liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện chức năng của một công cụ
quản lý vĩ mô. Đối với những cơ sở không cần giữ hình thức kinh tế Nhà nước cần giải
thể hoặc chuyển sang hình thức sở hữu khác, đồng thời giải quyết việc làm và đời sống
người lao động.
2. Đẩy mạnh phân công lại lao động xã hội
Muốn khai thác tối đa mọi nguồn lực cần phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng
có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Phân
công lại lao động giữa các ngành theo hướng chuyên mơn hóa sản xuất, hợp tác hóa lao
động. Cùng với mở rộng phân công lao động trong nước là tiếp tục mở rộng phân cơng
và hợp tác lao động qc tế.
3. Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường
Sự cân bằng chung giữa các loại thị trường là yêu cầu tất yếu trong quá trình
phát triển thị trường. Nó cho phép xác lập mối quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu
dùng, giữa cung và cầu, giữa hàng và tiền.
Hàng hóa đầu ra về cơ bản đã được chi phối bởi quy luật thị trường, song hàng
hóa đầu vào như đất đai, sức lao động, vốn, tiền tệ ,… thực chất chưa có thị trường. Để
các thị trường này hình thành và phát triển cần triệt để xóa bỏ bao cấp, thực hiện
nguyên tắc tự do hóa giá cả, tiền tệ hóa tiền lương, thực hiện giao lưu hàng hóa thơng
suốt cả nước, lành mạnh hóa thị trường, khắc phục các tình trạng kinh tế ngầm, kiểm
soát và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
4. Giữ vững ổn định chính trị, hồn thiện hệ thống pháp luật và cải tiến nền
hành chính quốc gia
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng

trong quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Nó tạo hành lang pháp lý cho tất
cả mọi hoạt động sẳn xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với
hệ thống pháp luật đồng bộ, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ
pháp luật quốc gia.
11


Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần thiết phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính
quốc gia theo hướng đoạn tuyệt với cơ chế bao cấp, thay thế bộ máy quản lý theo cơ
chế tập trung chuyển sang quản lý theo phương thức công nghiệp và cơ chế thị trường
để đảm bảo điều kiện cho việc tiếp tục đổi mới kinh tế ở nước ta.
5. Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ nhằm phát triển nền kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh
tranh nếu thường xuyên tổ chức lại sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng
năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy
cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học cách
mạng – công nghệ vào sản xuất và lưu thông, đảm bảo hàng hóa đủ sức cạnh tranh.
6. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế thị trường
Trong xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, mọi quốc gia muốn thúc đẩy kinh
tế thị trường phát triển phải hòa nhập kinh tế trong nước với kinh tế thế giới (mở rộng
thị trường ngoài nước, hợp tác đầu tư với nước ngồi…)
Muốn vậy, phải đa dạng hóa phương thức, đa dạng hóa đối tác, cần quán triệt
nguyên tắc đơi bên cùng có lợi, khơng được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và
không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Đồng thời, triệt để khai thác lợi thế so sánh
của đất nước trong quan hệ kinh tế nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên
thiên nhiên đất nước, tăng xuất khẩu để nhập khẩu, thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ
hiện đại, kinh nghiệm quản lý.
Tuy nhiên, xây dựng và phát triển thị trường hướng ngoại phải dựa trên thị
trường trong nước làm cơ sở, phải có mặt hàng mũi nhọn có khả năng cạnh tranh nhờ

vào thế mạnh và lợi thế so sánh. Bởi người ta chỉ nhập khẩu những gì là thế yếu của
mình và là thế mạnh của người khác tức là bán hay xuất cái thị trường cần chứ khơng
phải cái bản thân có.
KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy rằng việc xây dựng và phát triển nền sản xuất hàng hóa ở nước
ta là một q trình vừa có tính cấp bách lại vừa mang tính chiến lược lâu dài. Trong
thời kỳ chuyển biến của nền kinh tế nước ta, bên cạnh những thành tựu to lớn, chúng ta
còn phải đối mặt với nhiều thách thức, cản trở. Khó khăn đặt ra ở đây là nước ta xây
dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế còn tồn tại nhiều yếu kém, năng
suất lao động thấp. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, ta có thể khẳng
định kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng XHCN. Đó là sự định
hướng của xã hội mà sự đúng đắn của nó thể hiện ở kết quả dân giàu nước mạnh. Xã
hội khơng cịn chế độ người bóc lột người. Nền kinh tế phát triển ngày càng cao trên cơ
12


sở nền khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất hiện đại, sự phân công lao động hợp
lý, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng với kế hoạch phát triển lâu dài.
Định hướng XHCN nêu trên không chỉ phản ánh nguyện vọng và lý tưởng của
Đảng ta, Nhà nước và nhân dân ta mà còn phản ánh xu thế phát triển khách quan của
thời đại cũng như quy luật tiến hóa của lịch sử. Việc chuyển biến theo xu thế phát triển
chung của thế giới với sự bắt kịp thời đại là bước ngoặt lớn tạo đà phát triển kinh tế
nước ta. Tuy nhiên, trên con đường phát triển này chúng ta cịn phải nỗ lực mới có thể
đạt nhiều thành tựu lớn hơn. Có như thế nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa đổi
mới của nó.
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam thời kỳ 1980-2014

Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thời kỳ 1980-2010


13


Ba mươi năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986 khi tiến hành công cuộc đổi mới,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi
đời sống mọi mặt của người dân: kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống
của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan
hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên
trường quốc tế.
Nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đường lối đổi
mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý
cho nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN hình thành và phát triển.
Chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu sang nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phân kinh tế đan xen hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước
đóng vai trị chủ đạo, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong
và ngoài nước vào phát triển kinh tế- xã hội.
Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả
nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân được tự chủ kinh doanh, cạnh
tranh lành mạnh để phát triển.
Minh chứng cho các thành quả đạt được một cách rõ nét nhất là tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Giai đoạn 1986-1990, giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, khủng
hoảng kéo dài nhưng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. GDP tăng
4,4%/năm. Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Giai đoạn 1996-2000
mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai nghiêm trọng
14



xảy ra liên tiếp nhưng chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP đạt 7%. Bình quân từ
năm 1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm.
Giai đoạn từ 2001-2010 GDP tăng bình quân 7,26%. Giai đoạn 2011-2015 dự
kiến đạt khoảng 6%/năm. Tính chung cho cả giai đoạn GDP tăng bình quân gần 7%,
trong đó có tới 20 năm liên tục GDP tăng bình qn 7,43%. Thành tích này nếu so sánh
thấp hơn Hàn Quốc, Singapore, nhưng cao hơn hầu hết các nước khu vực ASEAN còn
lại.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định còn được minh chứng ở tiềm
lực và quy mô nền kinh tế ngày một lớn mạnh. Theo số liệu công bố tại Diễn đàn Quan
hệ đôi tác phát triển Việt Nam năm 2013 GDP Việt Nam đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập
bình quân đầu người năm 2013 đã tăng hơn 20%, đạt khoảng 1.960 USD so với mức
1.600 USD năm 2012 và nhiều khả năng hoàn thành sớm mục tiêu đạt 2.000 USD vào
năm 2015 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.
Theo WB, năm 2012, GDP tính theo PPP Việt Nam đạt 322 tỷ USD, so với khu
vực thế giới, Việt Nam đứng thứ 42.
Tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI là tái cơ
cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền
vững. Tiền đề để thực hiện thành công nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá
chiến lược, trong đó, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa là một đột phá then chốt,
có tác động trực tiếp đến q trình tái cơ cấu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Do đó,
việc xác định rõ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với
những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường được cho là chìa khóa để thành cơng.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mơ nhanh và bền vững, Chính phủ đã có
những định hướng ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành. Mục tiêu trước mắt trong 2 năm
2014-2015, Chính phủ ưu tiên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,0%/năm. Trên
cơ sở đó, tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát; tập
trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, bảo đảm phục hồi
và nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo tăng trưởng ở mức hợp lý. Thực hiện
chính sách tiền tệ đảm bảo cung ứng vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế, đồng

thời góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục phát triển đồng bộ
và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, giảm dần nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu hệ
thống tổ chức tín dụng. Triển khai có hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản
của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bổ sung giải pháp mới để tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm tập trung đầu tư cho các cơng trình trọng điểm về
giao thông, thủy lợi và bệnh viện. Sử dụng một phần thích đáng chi đầu tư cơng để
tham gia các dự án PPP, vốn đối ứng ODA và kinh phí giải phóng mặt bằng…
15


Chính sách đối ngoại của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả
các nước” đã đem lại những kết quả rất tích cực. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại
giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu
vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM... Việt Nam cũng đang tiến gần đến
việc gia nhập WTO.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể bằng lòng với những thành tựu đạt được, bởi
chưa xứng đáng với tiềm năng, kinh tế phát triển chưa bền vững. Tăng trưởng kinh tế
vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển
theo chiều sâu. Trong khi đó, nền tảng để Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp theo
hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.
Bên cạnh những thành tựu to lớn và cơ bản đã đạt được, tình hình kinh tế - xã
hội của Việt Nam vẫn còn những mặt yếu kém. “Nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động
kém hiệu quả”. Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế dàn trải theo chiều
rộng. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất kỳ
một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó. Phát triển kinh tế theo chiều
rộng thơng thường địi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Do vậy, hiệu quả vốn đầu tư khó
có thể cao, biểu hiện chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn ở
mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiệu quả đầu tư khơng cao và dàn
trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao.

Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền
kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy
vào đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và
nợ cơng nước ngồi tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng
an toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng.
Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh
niên của nền kinh tế. Lạm phát cao, nhập siêu lớn là nguyên nhân cơ bản làm mất giá
đông Việt Nam, suy giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và làm giảm lòng tin của người dân
vào VND, tạo cơ hội cho đầu cơ, găm giữ, buôn lậu, buôn bán trái phép ngoại tệ và
vàng. Tới tháng 4/2011, các nước lân cận lạm phát đều không q 5-6%, cịn Việt Nam
thì lên đến gần 18% so với cùng kỳ.
Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân: “Về khách
quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn
chế, yếu kém vốn có của nền kinh tếm nơ hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm
được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng
suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng
chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta luôn
16


phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt
hơn với các nước trong khu vực.”
Mặc dù Việt Nam đã bước vào ngưỡng đầu của các nước có mức thu nhập trung
bình, nhưng kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập và yếu kém cùng
với tâm lý thỏa mãn lan tràn trong dân cư cũng như các nhà lãnh đạo; quyền lợi của các
nhóm người trong xã hội trỗi dậy, đan xen và ràng buộc lẫn nhau kìm hãm mọi quá
trình cải cách trong nền kinh tế; tham ơ, tham nhũng bóp méo mọi quan hệ của đời
sống kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó, một trong những trở ngại của nền kinh tế Việt Nam là thiếu nguồn
nhân lực có trình độ. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ học vấn

những thiếu kỹ năng và tay nghề. Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam không phát huy
được những lợi thế này.
Nguồn nhân lực giá rẻ khơng cịn được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp trở thành một rào cản phát triển kinh tế. Số người lao
động qua đào tạo đang chiếm một tỷ lệ thấp, chất lượng cũng chưa đáp ứng được
những cơng việc địi hỏi kiến thức và kỹ năng. Đào tạo đại học và nghề chưa theo sát
với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề nhân lực là trở ngại lớn đối
với nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam cịn có một số tồn tại, làm giảm tốc độ tăng trưởng trong dài
hạn. “Việt Nam đã bị bỏ lại so với các nước khác trong khu vực”, cho dù đã đạt được
thành tựu tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài, trích dẫn theo tính tốn của
các chuyên gia quốc tế.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993
2. Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Nền sản xuất hàng hóa - Wikipedia />%A3n_xu%E1%BA%A5t_h%C3%A0ng_h%C3%B3a
4. Kinh tế Việt Nam - Wikipedia />%E1%BB%87t_Nam
5. Sự hình thành và phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam
/>6. Tạp chí cộng sản: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta – Nhận thức lý luận, thực tiễn và kiến nghị
/>7. Tạp chí tài chính: Một số giải pháp phát triển thị trường hàng hóa trong nước
/>8. Kinh tế thị trường ở Việt Nam nhìn từ góc độ triết học
/>9. Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa
/>
18




×