Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay dưới góc nhìn của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.14 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ BÀI:
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải một vấn đề của
thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Đề tài: Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay dưới góc nhìn của quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................1
1. Cơ sở lí luận........................................................................................................1
1.1 Quy luật..........................................................................................................1
1.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.............................2
1.2.1 Các khái niệm cơ bản................................................................................2
1.2.2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập..............2
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận........................................................................3
2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh để giải quyết vấn đề phát triển
nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay...................................3
2.1 Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập trong sự
phát triển kinh tế, xã hội đất nước....................................................................3
2.2 Quá trình hình thành mâu thuẫn giữa phát triển nơng nghiệp và bảo vệ
môi trường...........................................................................................................4


2.2.1 Sự thống nhất giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường...........4
2.2.2 Sự đấu tranh và q trình đấu tranh giữa phát triển nơng nghiệp và bảo
vệ mơi trường......................................................................................................6
2.2.3 Sự chuyển hóa giữa phát triển nơng nghiệp và bảo vệ môi trường..........9
3. Ý nghĩa phương pháp luận...............................................................................9
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................11
PHỤ LỤC.................................................................................................................13


PHẦN MỞ ĐẦU
Các quy luật của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin có vai
trị quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức
được các quy luật này giúp con người có khả năng giải quyết và làm chủ những vấn
đề xảy ra trong tự nhiên và xã hội. Để có thể hiểu rõ hơn về một trong ba quy luật
của phép biện chứng duy vật, tôi xin “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để lý giải một vấn đề
của thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.”
Việt Nam là một quốc gia phát triển gắn với nền kinh tế nông nghiệp. Những
năm qua, nông nghiệp không ngừng tạo nên những bước đột phá, tạo ra nhiều sản
phẩm có giá trị và chất lượng cao, đóng góp khơng nhỏ cho kinh tế đất nước. Với
đặc thù là một ngành kinh tế phát triển dựa vào nhiều yếu tố của mơi trường như
đất, nước, khí hậu,… nơng nghiệp có mối quan hệ mật thiết với vấn đề môi trường
của nước ta. Để làm rõ những vấn đề xoay quanh quan hệ giữa phát triển nông
nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, tôi xin vận
dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của Quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập để lý giải.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Quy luật

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu
giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp. 1 Các quy
luật chỉ phản ánh lại mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan chứ khơng tạo ra những mối liên hệ đó. Đặc biệt, các quy luật luôn tồn
tại khách quan, độc lập với ý chí của con người; mang tính ổn định, phổ biến,
nhưng không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian, một quá trình
nhất định của sự vật, hiện tượng.
1

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính
trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr 234

1


1.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động,
biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Ví dụ: cung – cầu trong thị trường lao động, mặt tốt – xấu
trong mỗi con người,…
Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời
nhau; tác động, quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại
của mình. Đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài
trừ, phủ định lẫn nhau. Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tương đối, còn đấu
tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
Mâu thuẫn biện chứng là những mối liên hệ có sự thống nhất, đấu tranh, bài
trừ, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau. Mâu thuẫn ln mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng.
Mâu thuẫn có nhiều loại: mâu thuẫn cơ bản – khơng cơ bản; mâu thuẫn bên trong –

bên ngoài; mẫu thuẫn chủ yếu – thứ yếu; mâu thuẫn đối kháng – không đối kháng.
1.2.2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong mâu thuẫn, thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không tách
rời nhau, chúng ràng buộc nhau, đấu tranh không ngừng để dẫn đến sự chuyển hóa,
từ đó tạo ra động lực cho sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn được tạo ra khi trong cùng một sự vật, hiện tượng, hai mặt đối lập
nằm trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, chúng vận động, phát triển theo
khuynh hướng trái ngược nhau, tuy nhiên, cùng tồn tại trong một thể thống nhất.
Khi sự vật, hiện tượng vận động và phát triển, các mặt đối lập luôn vừa thống nhất,
vừa đấu tranh với nhau. Khi đấu tranh đạt đến điểm chín muồi, kết hợp với những
điều kiện, hoàn cảnh nhất định, các mặt đối lập sẽ chuyển hóa cho nhau, mâu thuẫn
được giải quyết, sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới xuất hiện.
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

2


Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mỗi người cần tơn trọng những mâu
thuẫn, bới nó có tính khách quan, phổ biến, đa dạng, là dạng vốn có của các sự vật,
hiện tượng và nhờ mâu thuẫn và quá trình giải quyết mâu thuẫn sẽ tạo nguồn gốc,
động lực cho sự phát triển. Bên cạnh đó, phải phân biệt được các loại mâu thuẫn,
nắm rõ các mặt đối lập, bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển của chúng
nhằm đưa ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn. Đặc biệt, ta cần dựa vào quan điểm
toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn.
2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh để giải quyết vấn đề phát triển
nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2.1 Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập trong sự
phát triển kinh tế, xã hội đất nước
Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, quá trình cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, nơng nghiệp vẫn đóng vai trị là một

ngành kinh tế quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã
hội, sử dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo
ra lương thực, một số nguyên liệu cho công nghiệp; là tập hợp các mặt hoạt động
của con người trong một mơi trường khí hậu đất đai và sinh học cụ thể, trong
những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nhằm tạo ra sản phẩm thực vật và động vật
cho đời sống, đặc biệt là lương thực thực phẩm. 2 Có thể thấy, hoạt động sản xuất
này của con người phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên môi trường, tập trung khai
thác những thế mạnh về đất, nước, sinh vật,… để phát triển các lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi nhằm tạo ra lợi nhuận về kinh tế.
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có tác động lớn đến các hoạt động đời
sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, giới sinh vật và tự nhiên.
Và hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu
đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi
trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên nhiên nhiên, đa
2

Nông nghiệp là gì? Đặc điểm và lịch sử phát triển, 21/08/2021 ngày 11/03/2022>

3


dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu 3. Trên thực tế, bảo vệ môi trường
vận động theo khuynh hướng hạn chế, phòng ngừa những tác động tiêu cực và khắc
phục những hậu quả do tự nhiên và những hoạt động của con người gây ra đối với
mơi trường; sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên. Các
hoạt động như bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các tài nguyên đất, nước, khơng
khí,… là những ví dụ điển hình cho việc bảo vệ môi trường ở nước ta.
Từ những khái niệm trên ta thấy, muốn phát triển nông nghiệp, con người cần

đẩy mạnh khai thác những tiềm năng về tài ngun mơi trường. Trong khi đó, hạn
chế, phịng ngừa những tác động của con người lại là vấn đề cốt lõi của bảo vệ môi
trường ở nước ta. Hai hoạt động này vận động, phát triển, biến đổi theo khuynh
hướng trái ngược nhau và chúng tồn tại khách quan. Do đó, đây là các mặt đối lập
với nhau tạo nên mâu thuẫn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
2.2 Quá trình hình thành mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ
môi trường
2.2.1 Sự thống nhất giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ mơi trường
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, chỉ ra
những yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp. Ở đây, nước
đã được cha ông ta nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nơng
nghiệp, qua đó cho thấy vai trị tất yếu của môi trường đối với ngành kinh tế này cả
trong quá khứ lẫn hiện tại. Trước hết, sản xuất nông nghiệp luôn cần đến môi
trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối
tượng lao động. Theo Báo cáo Hiện trạng sử dụng đất đai cả nước năm 2019 của
Bộ Tài nguyên và Mơi trường, diện tích đất nơng nghiệp ở nước ta là 27.986.390
ha, tương đương với khoảng 84,47% tổng diện tích đất Việt Nam.4 Quỹ đất nơng
nghiệp ở nước ta có xu hướng tăng, tính riêng giai đoạn 2014 – 2019, diện tích đất
nơng nghiệp tăng từ khoảng 27,28 triệu ha lên khoảng 27,98 triệu ha, tạo cơ sở
thuận lợi để Việt Nam nâng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm nơng nghiệp.
Tài ngun nước cũng có vai trị đặc biệt quan trọng. Trong trồng trọt và chăn nuôi,
cần sử dụng nước để tưới tiêu, làm thủy lợi; hòa tan phân bón, chất dinh dưỡng; rửa
3

Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ mơi trường năm 2020

4

Với tổng diện tích đất Việt Nam (số liệu năm 2019) là 33.131.713 ha


4


chuồng trại,… Mặt khác, sự phát triển về quy mô, cơ cấu sản xuất nông nghiệp
cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, địa hình có đầy đủ ba đai cao (nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên
núi và ôn đới gió mùa trên núi) tạo điều kiện để nước ta đa dạng hóa cơ cấu cây
trồng, vật ni; song quỹ đất nơng nghiệp tương đối lớn góp phần hình thành
những vùng chun canh hóa trong nơng nghiệp. Có thể thấy, mơi trường có vai trị
quyết định đối với nơng nghiệp và để nơng nghiệp phát triển địi hỏi các yếu tố về
tài nguyên môi trường phải được đảm bảo an tồn. Bởi nếu đất đai bị suy thối,
nguồn nước cạn kiệt, chất lượng khơng khí bị suy giảm,… thì q trình sản xuất
nơng nghiệp khơng thể đạt được hiệu quả. Nhận thức được điều đó, Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn gần đây đã đưa ra Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với
những mục tiêu chiến lược mang tính đột phá. Trong đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan
cho biết “…Ngành nông nghiệp sẽ hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp
sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, cơng nghệ; sử dụng hợp lý, tiết
kiệm vật tư đầu tư vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người…”5
Trong khi đó, mơi trường được bảo vệ ở mức độ cao hay thấp cũng phụ thuộc
vào sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển ở mức độ
cao, theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá
trình sản xuất, thì vấn đề bảo vệ mơi trường cũng được đảm bảo tốt hơn. Người ta
sẽ quan tâm nhiều đến hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
hay quy trình xử lý nước thải của vật ni trong q trình sản xuất để hạn chế làm ô
nhiễm môi trường. Và ngược lại, một nền nông nghiệp kém phát triển, lạc hậu
trong phương thức sản xuất, lực lượng lao động thiếu trình độ chun mơn kĩ thuật,
đội ngũ chuyên gia yếu kém thì càng tiến hành sản xuất càng gây ra nhiều tác động
tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


5

Công bố Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 17/02/2022, 12/03/2022>

5


Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường dù là hai mặt đối lập nhưng
chúng luôn cần đến nhau; ràng buộc, không thể tách rời nhau; tác động qua lại lẫn
nhau và mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình.
2.2.2 Sự đấu tranh và quá trình đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ
môi trường
Nông nghiệp là một ngành kinh tế, do đó mục tiêu hàng đầu khi phát triển
nông nghiệp là sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Để đạt được lợi ích kinh tế tối ưu,
người sản xuất nơng nghiệp ln tìm cách để sử dụng cũng như khai thác triệt để
những thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng,… Chính điều này
khiến nguy cơ môi trường bị tàn phá gia tăng, hoạt động bảo vệ mơi trường bị đe
dọa. Dưới góc nhìn của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, phát
triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường chính là hai mặt đối lập dù thống nhất
nhưng giữa chúng ln có sự đấu tranh bằng cách tác động qua lại để bài trừ, phủ
định lẫn nhau. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập này trong phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan và diễn ra theo tiến trình từ thấp đến cao. Để
hiểu rõ quá trình đấu tranh giữa phát triển nơng nghiệp và bảo vệ mơi trường cần
phân tích tình hình Việt Nam trước và sau năm 1986.
Trước năm 1986, vấn đề phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường phát
triển theo khuynh hướng trái ngược nhau, nhưng xung đột còn ở mức độ thấp. Giai
đoạn 1945-1975 sản xuất nông nghiệp đã cung cấp lương thực giúp giải quyết nạn

đói năm 1945, 1946, đồng thời hồn thành nhiệm vụ là hậu phương vững chắc cho
tiền tuyến. Đến giai đoạn 1975-1985, đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và nhà
nước ta tiếp tục đề ra những chủ trương, chính sách đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
nhằm khôi phục kinh tế nước nhà. Trong những giai đoạn trên, các hoạt động nơng
nghiệp đã có những tác động nhất định đến tài ngun mơi trường, phát triển nơng
nghiệp có mâu thuẫn với bảo vệ mơi trường. Trong đó, nạn chặt phá rừng lấy đất
canh tác, làm nương rẫy khiến nhiều ha rừng biến mất. Chẳng hạn, trong vòng sáu
năm 1978-1984, ở Tây Nguyên, diện tích rừng đã giảm từ 3,3 triệu ha xuống còn
2,5 triệu ha, và hơn 80 triệu mét khối gỗ đã được khai thác.6 Tuy nhiên, quy mô sản
6

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SRNM), Rà sốt Đồng
Quản lý và mơ hình Hợp tác ở Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Phan Triều Giang, Lê Quang Minh,

6


xuất nơng nghiệp cịn hạn chế và những tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất
này chưa biểu hiện thành hậu quả rõ rệt, môi trường chưa bị suy thối nhiều. Vấn
đề bảo vệ mơi trường ở nước ta khi đó cũng chưa thực sự được quan tâm, thể hiện
ở việc những chủ trương, chính sách, thậm chí là cả hệ thống pháp luật nước ta rất
ít khi đề cập đến lĩnh vực này, nếu có thì chỉ là phần thứ yếu, không phải là một vấn
đề độc lập. Chính những điều đó cho thấy, ở giai đoạn này, vấn đề bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế nông nghiệp chỉ mới đấu tranh với nhau ở mức độ thấp.
Từ năm 1986 đến nay, sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường phát triển ở mức độ cao hơn, gay gắt hơn. Năm 1986 nước ta tiến hành công
cuộc đổi mới, trong bối cảnh này, ngành nơng nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ,
đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ năm 1986-2000,
“ngành nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất

khẩu gạo lớn thứ hai thế giới...”7 Diện tích sản xuất tiếp tục được mở rộng, góp
phần nâng cao giá trị sản xuất nơng nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp kể từ cuối năm 2019 đến nay, nông nghiệp vẫn được
ví như “trụ đỡ” của nền kinh tế nước ta. Có thể thấy, nơng nghiệp đang ngày càng
phát triển, tuy nhiên chính sự phát triển này đã và đang làm suy giảm tài nguyên
thiên nhiên, hủy hoại môi trường ở nước ta, tạo ra những xung đột ngày càng gay
gắt giữa bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp. Tình trạng phá rừng để lấy
đất trồng lương thực, trồng cao su, cà phê, quế,… xảy ra thường xuyên, khiến hàng
nghìn ha rừng “khơng cánh mà bay”. Nếu năm 2011, diện tích rừng bị phá là 1.917
ha, thì đến năm 2016 là 1.196 ha8, dù có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm diện tích
rừng bị phá vẫn là một con số đáng báo động. Đổi mới đã tạo điều kiện để Việt
Nam mở rộng quan hệ thương mại với thế giới. Từ đó, rất nhiều hàng hóa được
tháng
7,
2016.
<truy cập ngày 12/03/2022>
7

Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển
đất nước thông qua số liệu thống kê, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020 <truy cập ngày 12/03/2022>
8

Số liệu trích từ Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2011 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo
kết quả thực hiện 12 tháng năm 2016 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn <truy cập ngày 12/03/2022>

7


nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có hóa chất nông nghiệp9 mở ra thời kỳ phát

triển nông nghiệp gắn với việc sử dụng các loại hóa chất. Thế nhưng, ở Việt Nam,
những loại hóa chất này ngày càng bị người dân lạm dụng, sử dụng quá đà nhằm
thu lợi nhuận cao hơn, phòng ngừa sâu bệnh, tăng năng suất và sản lượng đã để lại
nhiều hệ lụy đối với mơi trường (tính từ năm 2015 đến nay, mỗi năm, “Việt Nam
nhập khẩu và tiêu thụ 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật” 10). Hàm lượng hóa chất
tồn dư trong các loại thuốc trừ sâu ngấm dần vào đất, nước; việc bón phân khơng
đúng cách khiến các đặc tính của đất bị thay đổi, dẫn đến đất bị thối hóa, giảm
chất dinh dưỡng; chai lọ, bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón khơng
được thu gom, xử lí mà bị vứt bừa bãi ngồi đồng ruộng,… đã làm tài nguyên đất
và nước bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, tập quán đốt rơm rạ sau mỗi vụ sản
xuất sản sinh ra một lượng lớn khói bụi, khí CO2 gây ơ nhiễm mơi trường khơng
khí. Nước thải của hoạt động chăn ni chưa qua xử lí trực tiếp đổ ra ao, hồ, sông
suối,… khiến nguồn nước ở phần lớn vùng nơng thơn Việt Nam rơi vào tình trạng
nhiễm bẩn. Tất cả những hoạt động xảy ra trong nền kinh tế nông nghiệp kể trên
như “liều thuốc độc giết chết môi trường từng ngày”, đồng thời tác động ngược trở
lại và kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Việc phá rừng làm mất
đi lớp phủ thực vật quan trọng, khiến lũ đầu nguồn đổ về hạ lưu nhanh hơn, tạo ra
nhiều đợt lũ ống, lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản; làm suy giảm tài
nguyên sinh vật, mất đa dạng sinh học. Biến đổi khí hậu ở nước ta diễn ra với tốc
độ nhanh hơn, thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt với nhiều thiên tai: hạn hán, mưa
lũ, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại,… ảnh hưởng đến cây trồng và vật ni. Đất đai
bị xói mịn, rửa trơi, bạc màu khiến hoạt động canh tác khó đạt hiệu quả cao, giảm
sản lượng nơng sản,…
2.2.3 Sự chuyển hóa giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường
9

Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại Học An Giang, Việt Nam; Viện Nghiên Cứu Sức và Chính
Sách Nơng Nghiệp – Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Báo cáo Tổng quan về thuốc bảo vệ thực
vật độc hại ở Việt Nam, Lê Thanh Phong, Trần Anh Thông, tháng 07, 2020

ngày 12/03/2022>
10

Nguyễn Hùng, Thuốc bảo vệ thực vật đang bị lạm dụng quá đà , Báo điện tử VTV News, 12/08/2020
12/03/2022>

8


Chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn là tất yếu đối với các sự vật,
hiện tượng. Do vậy, khi sự đấu tranh giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi
trường ở Việt Nam đạt đến độ chín muồi, kết hợp với những điều kiện, hồn cảnh
nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập này. Chúng có thể chuyển
hóa cho nhau theo hai hướng: mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia
nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật hoặc cả hai mặt đối
lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới. Khi có sự chuyển
hóa, mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường sẽ được giải
quyết. Nông nghiệp sẽ phát triển bền vững dựa vào mơi trường mà khơng hủy hoại
nó và mơi trường cũng được bảo vệ tốt hơn, xanh – sạch – đẹp hơn nhờ những tăng
trưởng trong kinh tế nông nghiệp. Nếu mâu thuẫn này được giải quyết, tất yếu sẽ có
những mâu thuẫn mới được ra đời và tiếp tục đấu tranh với nhau, tạo sự vận động
và phát triển không ngừng trong kinh tế - xã hội nước ta.
Hiện nay, sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập này ở Việt Nam vẫn đang diễn ra
gay gắt, chưa đạt đến mức độ để chuyển hóa cho nhau và giải quyết mâu thuẫn.
Tuy vậy, sự đấu tranh góp phần tạo động lực cho sự vận động và phát triển của kinh
tế - xã hội nước ta, địi hỏi nơng nghiệp phải tiếp tục phát triển để đạt đến trình độ
cao hơn, hạn chế làm tổn hại môi trường, tạo sự hài hịa với bảo vệ mơi trường.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn đạt được sự phát triển toàn diện trong kinh tế - xã hội, Việt Nam cần

nhận thức được phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập luôn
thống nhất và đấu tranh với nhau; nắm bắt đặc điểm, khuynh hướng vận động, phát
triển của từng mặt, đồng thời thừa nhận, tôn trọng tính tất yếu khách quan của mâu
thuẫn giữa chúng. Chú ý phân tích sự đấu tranh này nhằm tìm cách giải quyết để
tạo ra động lực cho sự phát triển của đất nước. Thay đổi tư duy của mỗi cá nhân để
vừa sản xuất nông nghiệp vừa bảo vệ môi trường thơng qua việc hạn chế sử dụng
các loại hóa chất, thu gom bao bì, chai lọ hóa chất; tích cực bảo vệ rừng, trồng mới
rừng; thường xuyên cải tạo đất đai;… Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đưa ra những
chính sách phát triển nơng nghiệp bền vững, linh hoạt, gắn với bảo vệ môi trường,
phù hợp với điều kiện từng địa phương, khu vực. Bởi mâu thuẫn ngoài tính phổ
biến, khách quan, cịn có tính đa dạng, với mỗi nơi, sự đấu tranh giữa phát triển
9


nơng nghiệp và bảo vệ mơi trường lại có những điểm khác nhau. Bên cạnh đó, tăng
cường hiện đại hóa trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh khoa học – kĩ thuật, nâng
cao năng lực, trình độ của lực lượng lao động, cùng với đó là thực hiện cơng tác
giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho người nông dân, các nhà sản xuất. Xây
dựng chế tài nghiêm minh trong xử lí những hành vi gây suy kiệt tài nguyên thiên
nhiên, ô nhiễm môi trường xảy ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt,
tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí mà thay vào đó cần xem xét, đánh giá
tình hình thực tiễn, bối cảnh đất nước để thực hiện những giải pháp giải quyết mâu
thuẫn phù hợp. Từ đó, từng bước tiến tới giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa phát
triển nông nghiệp và bảo vệ mơi trường, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp
Việt Nam xanh, thân thiện với môi trường và khơng ngừng lớn mạnh.
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trò
quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Chúng ta cần
nghiên cứu nội dung, ý nghĩa phương pháp luận để nhận thức đúng đắn về quy luật
này, bởi nó là một quy luật tất yếu khách quan, luôn hiện hữu trong cuộc sống và là

nguồn gốc, động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội và tư duy.
Phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường là những vấn đề quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giữa chúng ln có sự thống
nhất và đấu tranh với nhau. Nếu có nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn giữa chúng,
và tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề sẽ góp phần tạo động lực cho sự phát triển
của Việt Nam trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2021;
3. Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan hướng dẫn, Luận văn Thạc sĩ
Luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong điều kiện
hiện nay, Hà Nội, 2011;
10


4. Nơng nghiệp là gì? Đặc điểm và lịch sử phát triển, 21/08/2021
<truy cập ngày 11/03/2022>
5. Công bố Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
17/02/2022, <truy cập ngày 12/03/2022>;
6. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên
bền vững (SRNM), Rà soát Đồng Quản lý và mơ hình Hợp tác ở Vườn Quốc Gia
Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Phan Triều Giang, Lê Quang Minh, tháng 7,
2016,
/>nr-att/leaflet_34.pdf <truy cập ngày 12/03/2022>;
7. Nguyễn Thị Hương, Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành
trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước thông qua số liệu thống kê, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo số 25/2020 /><truy cập ngày 12/03/2022>;

8. Số liệu trích từ Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2011 ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2016
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cập ngày 12/03/2022>;
9. Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại Học An Giang, Việt
Nam; Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe và Chính Sách Nơng Nghiệp – Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Báo cáo Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
độc hại ở Việt Nam, Lê Thanh Phong, Trần Anh Thông, tháng 07, 2020
/>12/03/2022>;


cập

ngày

11


10. Nguyễn Hùng, Thuốc bảo vệ thực vật đang bị lạm dụng quá đà, Báo điện tử
VTV News, 12/08/2020 <truy cập ngày 12/03/2022>;
11. Xn Phạm, Vai trị của mơi trường tự nhiên đối với sự tồn tại, phát triển của
con người và xã hội, Thanh niên Việt, 29/08/2016
<truy cập ngày 12/03/2022>;
12. Thanh Hải, Nông nghiệp đang là “trụ đỡ” của nền kinh tế, Dân tộc và Phát
triển, 18/11/2021 <truy cập ngày 12/03/2022>;
13. ThS. Nguyễn Thị Hiền (Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ
thuật công nghiệp), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Nơng nghiệp Việt
Nam, Tạp chí Cơng thương, 10/08/2021

ngày 12/03/2022>;
14. Hồng Bỉnh Hiếu, Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, Quân đội nhân dân,
13/12/2021 <truy cập ngày 12/03/2022>;
15. 72 năm - Dấu mốc lịch sử và thành tựu phát triển của ngành Nông nghiệp Việt
Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn, 14/11/2017
<truy cập ngày 12/03/2022>;

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
SỐ LIỆU VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT NƠNG NGHIỆP VÀ TỔNG DIỆN TÍCH
ĐẤT TỰ NHIÊN VIỆT NAM TRONG CẢ NĂM, GIAI ĐOẠN 2014 – 2019
Đơn vị tính: ha

Năm

Diện tích đất nơng nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên
12


2014
2015
2016
2017
2018
2019

27.281.040
27.302.206

27.284.906
27.268.589
27.289.454
27.986.390

33.123.056
33.123.077
33.123.078
33.123.568
33.123.597
33.131.713

(Nguồn số liệu tổng hợp từ các Báo cáo thống kê Hiện trạng sử dụng đất đai cả
nước các năm từ 2014 đến 2019, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Danh mục Báo cáo thống kê, />
PHỤ LỤC 2:
SỐ LIỆU DIỆN TÍCH RỪNG BỊ PHÁ Ở VIỆT NAM QUA CÁC NĂM,
GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
Đơn vị: ha

Năm
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích rừng bị phá
1.674
1.917

1.134
808
870
13


2015
2016
2017

766
1.196
1.044

(Nguồn số liệu tổng hợp từ Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch các năm trong
giai đoạn 2010 – 2017 của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cổng
thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mục Số liệu, báo cáo
< và Vụ kế hoạch Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn mục Báo cáo < />
14



×