Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài phân tích thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong điều hành chính sách tiền tệ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.81 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
..........................................................................................Mơn thi: Lý
thuyết tài chính tiền tệ

Họ và tên sinh viên: Phan Trâm Anh
MSSV:030136200030 ....................................Lớp học phần: D11......................................................

THƠNG TIN BÀI THI
Bài thi có: (bằng số): 7 trang
(bằng chữ): 7 trang

YÊU CẦU
Đề tài: Phân tích thực trạng sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc trong điều hành
chính sách tiền tệ tại Việt Nam

BÀI LÀM

1

1

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN MƠN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: Phân tích thực trạng sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc trong điều


hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Họ và tên sinh viên

: Phan Trâm Anh

Mã số sinh viên

: 030136200030

Lớp, hệ đào tạo

: D11

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

1

0


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Mở đầu...............................................................................................................01
Phần 1. Giới thiệu về công cụ dữ trữ bắt buộc................................................01
1. Sở lược về công cụ dự trữ bắt buộc............................................................ 01

2.Dự trữ bắt buộc là cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ..............................02
Phần 2. Thực trạng sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc trong điều hành chính
sách tiền tệ tại Việt Nam...................................................................................02
1.Phân tích số liệu về dự trữ bắt buộc và các yếu tố vĩ mô .............................02
2.Đánh giá thực trạng việc sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc..........................04
Phần 3. Nhận xét về thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong điều
hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam...............................................................05
1. Nhận xét thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam............05
2. Một số hàm ý chính sách.............................................................................06
4. Kết luận..........................................................................................................07
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

0


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc 3 năm liên tục từ 2008 đến 2010.
Nguồn: < />Bảng 2: Số liệu các yếu tố vĩ mô 3 năm liên tục từ 2008 đến 2010
Nguồn:< />
1

0


Mở đầu
Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước để có thể đạt được mục tiêu ổn định
và phát triển kinh tế thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền tệ
trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng các cơng cụ như: lãi suất,

chính sách chiết khấu, thị trường mở... Trong đó, dự trữ bắt buộc là cơng cụ nhận
được khá nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt là trong
tình hình đất nước phải đối mặt với những khó khăn thách thức như hiện nay. Chính
vì những lý do trên, em xin trình bày kết quả nghiên cứu đề tài “Phân tích thực
trạng sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt
Nam”.
Nội dung
Phần 1: Giới thiệu về dự trữ bắt buộc
1. Sơ lược về dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải dự
trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng trung ương. Khoản dự trữ này
mang tính bắt buộc và tỷ lệ được Ngân hàng trung ương quy định. Bởi vì, trong hoạt
động kinh doanh của mình, các ngân hàng thương mại huy động tiền gửi từ cơng
chúng, từ đó sử dụng các khoản tiền gửi để cho vay hoặc đầu tư bằng nhiều cách
khá linh hoạt. Trong thực tế, tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi được thì khách
hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng ln có thể xảy ra và
điều này cho thấy các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với rủi ro thanh
khoản. Vậy khi rủi ro thanh khoản xảy ra ngân hàng thương mại sẽ gánh chịu những
hậu quả gì?
Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năng thanh tốn vì khách hàng sẽ
rút các khoản tiền gửi ở các ngân hàng nhanh chóng, khơng những thế nó cịn làm
ảnh hưởng đến giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng, theo phản ứng dây
chuyền thì rủi ro này sẽ làm ảnh hưởng diện rộng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Vì thế, các ngân hàng thương mại phải để dự trữ bắt buộc vì đây chính là kho dự trữ
lỏng để trợ giúp cho các ngân hàng khi xảy ra rủi ro.

1

1


0


2. Dự trữ bắt buộc là công cụ để điều hành chính sách tiền tệ
Việc bắt buộc dự trữ tối thiểu cần thiết ở các ngân hàng thương mại được áp dụng
lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1913. Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc dần được sử dụng phổ biến hơn. Lúc này, người ta nhận thấy một vai trò
khác của dự trữ bắt buộc.
Đó là cơng cụ để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ trong nền kinh
tế. Nói cách khác, dự trữ bắt buộc giúp ngân hàng trung ương tăng khả năng kiểm
sốt đối với q trình cung ứng tiền tệ. Việc ngân hàng trung ương có thể làm là
thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi
vốn khả dụng của các ngân hàng thương để để điều chỉnh tiềm năng tín dụng của
các ngân hàng.
Tháng 5 năm 1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, “Pháp lệnh
Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính” được ban hành thì các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt
buộc. Cho đến nay thì thực trạng về việc sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc trong việc
điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng
đầu.
Phần 2: Thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong điều hành chính
sách tiền tệ tại Việt Nam
1. Phân tích số liệu về việc sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc
Ngân hàng trung ương thường sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong vai trị là cơng cụ điều
hành chính sách tiền tệ, giúp ngân hàng trung ương kiểm soát hệ số nhân tiền và trên cơ sở
đó kiểm sốt khối lượng tiền cung ứng chính vì vậy tùy vào tình hình kinh tế trong từng
thời kỳ mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau và có thể thấy việc thay đổi tỷ lệ
bắt buộc đã tác động đến các yếu tố vĩ mô như lãi suất thị trường, khối lượng cung tiền.
Điều này được thể hiện rất rõ ở nước ta trong thời gian qua:


2

1

0


Tiền gửi VND
Loại TCTD

Năm

Không kỳ
Từ 12
hạn và
tháng trở
dưới 12
lên
tháng

Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ
Từ 12
hạn và
tháng trở
dưới 12
lên
tháng

2008

Các NHTM Nhà nước (không
bao gồm NHNo & PTNT),
NHTMCP đô thị, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi, ngân
hàng liên doanh, cơng ty tài
chính, cơng ty cho th tài
chính

11%

5%

11%

5%

5%

1%

7%

3%

4%

2%

7%


3%

2008

8%

4%

10%

4%

2009

2%

1%

6%

2%

2010

3%

1%

6%


2%

2008

4%

4%

10%

4%

1%

1%

6%

2%

3%

1%

6%

2%

2009


2010

Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn

NHTMCP nơng thơn, ngân
hàng hợp tác, Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương

2009

2010

3

1

0


2008
TCTD có số dư tiền gửi phải
tính dự trữ bắt buộc dưới 500
triệu đồng, QTĐN cơ sở,
Ngân hàng Chính sách xã hội

2009

0%


0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

2010

Bảng 1: Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc 3 năm liên tục từ 2008 đến 2010

Các yếu tố vĩ mô

Năm 2008


Năm 2009

Năm 2010

Lãi suất cho vay(%)

15,784

10,069

13,135

Tăng trưởng tiền mở
rộng (%)

20,698

26,233

29,715

Bảng 2: Số liệu các yếu tố vĩ mô 3 năm liên tục từ 2008 đến 2010
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007- 2008 những năm sau đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc bắt
đầu giảm xuống và dần ổn định. Số liệu thống kê từ năm 2008 - 2010 về tỷ lệ dự trữ bắt
buộc cho thấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm. Điều này tác động trực tiếp đến
các ngân hàng thương mại và các yếu tố vĩ mô như lãi suất, cung tiền như sau:
Dự trữ bắt buộc tác động đến các ngân hàng thương mại
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 2008 đến 2010 giảm xuống, nó trực tiếp tác động đến nguồn
vốn khả dụng của mỗi ngân hàng. Với tổng số tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc càng thấp thì vốn khả dụng của ngân hàng càng cao dẫn đến khả năng cho vay ra của

ngân hàng càng lớn. Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng bằng hình thức chuyển khoản mở ra
một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp. Quá trình tạo tiền này của hệ thống ngân
hàng làm cho tổng nguồn vốn có thể cho vay của tồn hệ thống được nhân lên nhiều lần so
với số tiền gửi ban đầu tức là hệ số nhân tiền sẽ lớn hơn.
Dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất thị trường
Do dự trữ bắt buộc giảm xuống nên tiềm năng tín dụng của các ngân hàng thương mại tăng
lên làm cho lãi suất thị trường cũng vì thế mà giảm xuống. Với số liệu ở Việt Nam từ năm

4

1

0


2008 đến 2010 cho thấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống đáng kể, tiềm năng tín dụng ngân
hàng tăng lên dẫn đến lãi suất cho vay giảm từ 15,784% xuống còn 13,135%.
Dự trữ bắt buộc tác động đến khối lượng tiền cung ứng
Việc tiềm năng tín dụng thay đổi sẽ làm thay đổi khối lượng cung tiền nó cũng là mục tiêu
cuối cùng mà ngân hàng trung ương muốn đạt được khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc. Năm
2008- 2010 tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm cho thấy ngân hàng trung ương
thực hiện nới lỏng tiền tệ, để mở rộng tiền tệ nhằm kích thích đầu tư, đẩy mạnh sản xuất,
giải quyết vấn đề công ăn, việc làm cho người lao động. Từ năm 2008 đến 2010 Ngân hàng
trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc việc này làm cho tăng trưởng tiền mở rộng tăng lên,
năm 2008 là 20,698% đến năm 2010 tăng lên thành 29,715%.
2. Đánh giá thực trạng việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam
Để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng q nóng nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc được được điều chính khá mạnh vào năm 2009 và những năm sau đó khi tình hình
kinh tế bắt đầu ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm một cách linh hoạt.
Năm 2008 khi Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao ở mức 8,1%, để giảm bớt tỷ lệ lạm phát

Ngân hàng trung ương đã rút bớt tiền ra khỏi lưu thông. Đồng thời kịp thời nới lỏng chính
sách tiền tệ bằng cách hạ lãi suất cơ bản, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi áp lực lạm phát đã
giảm xuống.
Đến năm 2009 khi tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức 6,97% nhưng mức tăng trưởng
kinh tế chỉ đạt 5,23%. Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giúp các Ngân
hàng có thể mở rộng vốn tín dụng có hiệu quả nhằm khuyến khích sản xuất thúc đẩy kinh
tế thị trường.
Năm 2010 để phù hợp với tình hình kinh tế và tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của
Basel, các tổ chức tín dụng cần duy trì tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ và hợp nhấ, tỷ lệ được
điều chỉnh lên theo quy định.
Ngân hàng trung ương sử dụng công cụ này khá hiệu quả vì nó có quan hệ chặt chẽ với
nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được
tiềm năng tín dụng, cịn khối lượng tín dụng có thực sự tăng lên hay khơng sẽ phụ thuộc
vào mức độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.

5

1

0


Có thể thấy, tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến khối lượng tiền trong nền kinh tế khá
tồn diện và rất mạnh mẽ khơng chỉ đến khối lượng tín dụng mà đối với cả lãi suất tín
dụng. Mức độ tác động không dừng lại ở việc làm tăng hay giảm đơn thuần mà nó làm
thay đổi lượng tiền trong lưu thơng gấp nhiều lần. Có thể khẳng định vai trị vơ cùng quan
trọng của cơng cụ này trong việc điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam những năm qua.
Phần 3: Nhận xét về thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong điều hành
chính sách tiền tệ tại Việt Nam
1. Nhận xét thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong điều hành chính sách

tiền tệ tại Việt Nam
Cơng cụ dự trữ bắt buộc có tính chất vơ cùng quyền lực và cực kỳ quan trọng để điều hành
chính sách tiền tệ, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế chưa phát
triển và khi các công cụ thị trường mở chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức
cung tiền tệ cho nền kinh tế.
Việc tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đưa ra tín hiệu nới lỏng
hay thắt chặt tiền tệ. Nếu nới lỏng tiền tệ, sẽ nâng cao hệ số nhân tiền mở rộng khả năng
cho vay, kích thích ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tăng cường cung
ứng vốn cho nền kinh tế. Ngược lại khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp do đó
hệ số nhân tiền tệ giảm sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát.
Ngày nay, khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc nghĩa là ngân hàng trung ương đang muốn
điều chỉnh hệ số nhân tiền, tuy vậy ngân hàng trung ương vẫn hướng đến mục tiêu bảo đảm
khả năng thanh khoản cho ngân hàng và dự trữ bắt buộc vẫn không bị mất đi ý nghĩa của
nó. Khơng những thế nó cịn trở thành cơ sở để xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Nhưng nhiều năm gần đây mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà
nước giữ ổn định ở mức thấp. Trong khi đó, thực trạng huy động tiền gửi của các ngân
hàng thương mại các năm gần đây khá khó khăn, lãi suất tăng cao. Bên cạnh đó, từ năm
2013 đến nay Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện 2 lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
nhưng mức thay đổi khơng đáng kể và nó khơng tác động đến giảm lãi suất cho vay trong
nền kinh tế. Việc ổn định như vậy vẫn thiếu tính linh hoạt và không thực hiện được mục
tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ là giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế
2. Một số hàm ý chính sách

6

1

0



Dĩ nhiên là các cơng cụ chính sách tiền tệ nói chung và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nói riêng thì
việc sử dụng chúng đều nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ, tuy nhiên mỗi cơng
cụ có đặc điểm riêng và vì thế chúng có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Khác với các
công cụ khác, dự trữ bắt buộc là công cụ nhận được rất nhiều cảnh báo về mức độ tác động
của nó, nó khơng chỉ làm thay đổi đơn thuần mà nó làm thay đổi về số lần khối lượng tiền
trong lưu thông và không thể phủ nhận dự trữ bắt buộc là một cơng cụ khá hiệu quả trong
việc kiểm sốt lạm phát. Chính vì vậy khi sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc phải hết sức
thận trọng. Thận trọng nghĩa là không thay đổi một cách đột ngột với một mức độ lớn chứ
không đồng nghĩa với không sử dụng, chính vì vậy khi khai thác nó một cách thận trọng thì
dự trữ bắt buộc sẽ phát huy hết vai trị của nó một cách tốt nhất.
Khi điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần đánh giá toàn diện tác động của công cụ này đến
thị trường tiền tệ và đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng. Ngồi
việc dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần
xác định khả năng ảnh hưởng đến hệ số nhân tiền tệ của các ngân hàng thương mại. Ngân
hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ nghiệp vụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các nghiệp vụ
khác trên thị trường tiền tệ, với các công cụ điều hành chính sách tiền tệ,...để nâng cao hiệu
quả điều tiết tiền tệ. Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ dần dần ở những tỷ lệ nhỏ và quan sát diễn
biến của thị trường tiền tệ, không nên điều chỉnh đột ngột, điều chỉnh ở mức độ lớn, đồng
thời sẵn sàng sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ khác để hỗ trợ.
Kết luận
Có thể khẳng định dự trữ bắt buộc là một công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc điều
hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Nhưng với mức độ tác động mạnh mẽ của công cụ
này đến với thị trường tiền tệ nó đã trở thành điểm bất lợi cho cơng cụ này. Vì vậy cần phải
thận trọng trong việc sử dụng công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Một số hàm ý chính sách được
đưa ra như sau: Thứ nhất, dự trữ bắt buộc khá hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát vì
vậy ta nên sử dụng nhưng khơng nên thay đổi quá đột ngột. Thứ hai, cần phải đánh giá
toàn diện tác động của công cụ này đến với thị trường tiền tệ, kết hợp với các cơng cụ
chính sách tiền tệ khác đồng thời sẵn sàng sử dụng để hỗ trợ công cụ dữ trữ bắt buộc.


7

1

0


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Cư, Nguyễn Đức Dy (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường
tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Phạm Thị Mỹ Châu, Ngân hàng, Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường
đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
3. Dự trữ bắt buộc và điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam hiện nay, Tiểu luận,

Trường đại học Kinh tế - Luật.

1

0



×