Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

(TIỂU LUẬN) hiện tượng sống “ảo” trên mạng xã hội f của acebook thanh thiếu niên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.15 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN
NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HIỆN TƯỢNG SỐNG "ẢO" TRÊN MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

Lớp tín chỉ

: KDO441(1+2.2/2021).8

Nhóm thực hiện

: Nhóm số 10

Nhóm trưởng

: Trần Ngân Giang – MSV: 2014510030

Thành viên

: Nguyễn Thị Hải Anh – MSV: 2014510008
Hoàng Thị Mai – MSV: 2014510061
Nguyễn Thị Thương – MSV: 2014510082
Tăng Tú Tú – MSV: 2014510094
Nguyễn Hồng Vân – MSV: 2014510097

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hồng Trà My

Hà Nội – Tháng 6/ 2021




LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian gần bốn tháng học tập bộ môn Kỹ năng phát triển nghề nghiệp
tại trường Đại học Ngoại thương vừa qua là khoảng thời gian ý nghĩa và quý giá nhất
đối với những tân sinh viên chúng em. Chúng em không chỉ nhận được những bài
giảng quý báu của thầy cô, được trau dồi, rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trang bị
cho các năm học tiếp theo và công việc tương lai, được lắng nghe những chia sẻ, lời
khun hữu ích mà cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ các quý thầy cô.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Viện Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế trường Đại học Ngoại Thương phụ trách bộ môn Kỹ năng phát triển nghề
nghiệp của lớp. Bằng tất cả tấm lịng tâm huyết và sự nhiệt tình của nhà giáo, Thầy
Cơ đã truyền đạt những kiến thức bổ ích từ lý thuyết đến thực tế, đã chia sẻ những
kinh nghiệm quý báu của mình cho chúng em. Chúng em xin cảm ơn Cô Nguyễn
Hồng Trà My đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành bài báo cáo này.
Trong quá trình làm báo cáo, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài báo cáo
khơng tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý từ Thầy, Cơ để
chúng em nhận ra những sai sót, hồn thiện hơn về kiến thức và rút ra những kinh
nghiệm bổ ích cho quá trình học tập sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MC LC
Trang
Ni dung
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài .......................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

4.1. Phương pháp điều tra................................................................................... 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................. 4
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM SỐNG “ẢO” VÀ
CÁC BIỂU HIỆN CỦA SỐNG “ẢO” .................................................................. 6
1.1.

Khái niệm sống “ảo” ................................................................................ 6

1.2.

Mt số khái niệm khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................... 6

1.3.

Các biểu hiện của sống “ảo” .................................................................... 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỐNG “ẢO” TRÊN MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 11
2.1. Thực trạng sống “ảo” trên mạng xã hi Facebook của thanh thiếu niên
Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 11
2.1.1. Đăng tải những bức ảnh khác xa với thực tế ........................................ 11
2.1.2. Sẵn sàng bất chấp tai tiếng để trở nên nổi tiếng .................................... 13
2.1.3. Luôn chụp ảnh ở bất cứ thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nào ............... 15
2.1.4. Sống “ảo” bất chấp nguy hiểm tính mạng ............................................. 16
2.1.5. Giả vờ làm những việc được người khác tán thưởng............................ 18
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống “ảo” trên mạng xã hi Facebook
của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay ........................................................... 20
2.3. Hậu quả của hiện tượng sống “ảo” trên mạng xã hi Facebook của thanh

thiếu niên Việt Nam hiện nay ............................................................................. 22
2.3.1. Hậu quả đối với cá nhân thanh thiếu niên sống “ảo” .......................... 22
2.3.2. Hậu quả đối với cộng đồng ..................................................................... 24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHC HIỆN TƯỢNG SỐNG “ẢO” .......... 27


3.1. Giải pháp đối với cá nhân ............................................................................ 27
3.2. Giải pháp đối với cng đồng ........................................................................ 28
3.3. Đề xuất tham gia khóa tu bổ ích .................................................................. 30
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 32
PH LC ................................................................................................................. 33


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ bùng nổ cơng nghệ thơng tin kèm theo đó là sự phát triển, phổ biến
vô cùng rộng rãi của các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, thanh thiếu niên
Việt Nam hiện nay đã được tiếp cận và có những trải nghiệm sử dụng Facebook từ rất
sớm. Điều đó đã có những tác động mạnh mẽ trong việc hình thành và tạo nên một thế
hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay rất năng động, nhạy bén trước những thay đổi
liên tục của xã hội, có khả năng cập nhật thơng tin và thích nghi một cách nhanh chóng
cùng với bản lĩnh tự tin và một tư duy rất mở, mang tính tồn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó, sự phát triển như vũ bão của
Facebook thể hiện ở số lượng người dùng, số giờ hoạt động hay sức ảnh hưởng của
nó đã gây ra khơng ít những hệ lụy kèm theo. Trong số đó, hiện tượng sống “ảo” ở
thanh thiếu niên có thể được xem là hiện tượng gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm khôn
lường nhất không chỉ về mặt tâm lý, sự phát triển của thanh thiếu niên mà về lâu dài
còn ảnh hưởng tới tiềm lực kinh tế, sự phát triển của một quốc gia bởi đối tượng chịu
ảnh hưởng lớn nhất ở đây chính là thanh thiếu niên - trụ cột, tương lai của đất nước.
Và cịn rất nhiều khía cạnh của vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần phải đi sâu hơn phân

tích và giải quyết nó một cách triệt để, tối ưu nhất.
Đứng trước thực tế đó, xuất phát từ mong muốn đem đến cái nhìn khách quan và
tìm ra giải pháp để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực này, nhóm chúng em
đã tìm hiểu và chọn chủ đề “Hiện tượng sống “ảo” trên mạng xã hội Facebook của
thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu phát triển kỹ năng của
nhóm.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Việc sử dụng Facebook tại Việt Nam bắt đầu từ những năm 2010 - 2011. Từ đó,
việc tìm hiểu về hành vi sử dụng Facebook trở thành sự quan tâm của báo giới, các
nhà nghiên cứu về văn hóa và tâm lý học.
Về khái niệm sống “ảo”, Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên Ban Chấp hành
Trung Ương Hội Tâm lý học Việt Nam cho rằng sống “ảo” nghĩa là phô bày những
gì khơng thuộc về mình, khơng sống thật với bản thân mình, đăng tải những gì mình
1


khơng có hay những hình ảnh khơng cịn là chính mình vì photoshop q đà chẳng
hạn. Có thể thấy rằng, thạc sĩ đã đưa ra cái nhìn khá cụ thể và rõ ràng về sống ảo, đây
là cơ sở giúp các nghiên cứu sau có định hướng để tìm hiểu sâu hơn và bổ sung thêm
về vấn đề này.
Lý giải nguyên nhân hiện tượng sống “ảo” của thanh thiếu niên Việt Nam hiện
nay, Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A, trường Cao Đẳng Sư phạm Trung Ương Thành phố Hồ
Chí Minh cho biết thanh thiếu niên sống “ảo” bởi họ khơng có được những hoạt động
cá nhân, khơng chia sẻ được với gia đình, thầy cơ… Sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, mạng xã hội tạo cho họ cảm giác được giải tỏa thể hiện bản thân, cơ hội nổi bật
trước đám đơng, có được những giá trị độc đáo. Thực tế, thanh thiếu niên sống “ảo”
mới chỉ có những khát khao còn năng lực chưa thực hiện được nên mạng xã hội là
điều kiện lý tưởng để họ phù phép tơ vẽ bản thân mình. Là người thường xuyên tiếp
xúc với các bạn trẻ là học sinh, sinh viên, ơng Lê Xn Dũng, Phó Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng đa phần những

trường hợp thanh thiếu niên sống “ảo” rất ít mơi trường tiếp xúc bạn bè, hoạt động
bên ngoài, thiếu sự quan tâm của người thân, bạn bè nên mới cảm thấy sự quan tâm
của xã hội ảo là quan trọng và là sự khẳng định bản thân.
Về hậu quả sống “ảo” để lại, thạc sĩ Tâm lý học Trần Thị Thu Vân, Bệnh viện
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng lối sống “ảo”, lệch lạc từ mạng
xã hội có nhiều tác hại tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến bản thân, học tập, sinh hoạt
của đối tượng tiếp nhận và cuộc sống của những người xung quanh. Theo nghiên cứu,
những ảnh hưởng của việc sống “ảo” độc hại không kém so với thuốc lá hay các chất
gây nghiện khác. Trên mạng xã hội, con người có thể cảm thấy bị mê đắm khi đăng
tải các trạng thái, làm giảm tương tác với mọi người xung quanh, gây mất ngủ, học
hành kém hay sao lãng những hoạt động đời thực khác, thậm chí có nhiều người có
nguy cơ trầm cảm.
Để giải quyết vấn đề sống “ảo” của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay, theo
ơng Lê Xn Dũng, nhà trường, gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các thanh thiếu
niên. Các tổ chức trong nhà trường cần phải tăng cường thông qua các hoạt động để
học sinh nâng cao bản lĩnh trước những luồng thông tin trên mạng xã hội, khước từ
2


những cám dỗ. Đặc biệt, cần tạo ra nhiều sân chơi thực tế hơn là môi trường ảo cho
học sinh, sinh viên hiện nay. “Đối với sinh viên, học sinh trước khi làm một hành
động nào đó phải suy nghĩ đến hậu quả và tránh a dua theo bạn bè. Chỉ có các mối
quan hệ thực tế mới giúp cho các bạn trưởng thành và suy nghĩ thấu đáo hơn là các
mối quan hệ ảo trên mạng”. Đồng quan điểm, Thạc sĩ tâm lý Tơ Nhi A cho rằng vai
trị của gia đình, nhà trường và xã hội là rất quan trọng, nên sự tác động rất tích cực
từ các lực lượng này sẽ định hướng tốt cho thanh thiếu niên hiện nay. Thạc sĩ cũng
cho rằng Facebook không xấu, quan trọng là người sử dụng nó như thế nào. Muốn
làm được điều đó, thanh thiếu niên phải trả lời câu hỏi: Bạn sử dụng Facebook làm gì
và thể hiện điều gì trên đó?
Các nghiên cứu đã góp phần phân tích những vấn đề xoay quanh hiện tượng

sống “ảo” của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, hiện tượng sống “ảo” đang ngày càng trở
nên phổ biến ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay đã đặt ra những vấn đề cần được
bàn luận sâu hơn và đưa ra những giải pháp khắc phục, hạn chế hiện tượng này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam sống “ảo” trên mạng
xã hội Facebook hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Trên phạm vi cả nước
Phạm vi thời gian: 10 năm trở lại đây - thời kì mạng xã hội Facebook phát triển mạnh
mẽ ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng nhằm phát hiện ra những
quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng
của các đối tượng cần nghiên cứu. Phương pháp điều tra là điều tra quan điểm, thái
độ của một nhóm đối tượng về sự kiện chính trị, hiện tượng xã hội, văn hóa, thị hiếu…
3


Nhóm đã tiến hành điều tra qua hình thức khảo sát trực tuyến với đối tượng là
các thanh thiếu niên trên phạm vi cả nước để trưng cầu ý kiến của họ về các vấn đề
liên quan đến hiện tượng sống “ảo” trên mạng xã hội Facebook của thanh thiếu niên
Việt Nam. Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi với nội dung khai thác ý kiến của người
trả lời về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của sống “ảo”, mỗi câu hỏi người
trả lời có thể chọn nhiều đáp án có sẵn và có thể đóng góp thêm các ý kiến khác. Các
câu hỏi khác khảo sát về thái độ, cách ứng xử, hành động của người trả lời đối với các
hành vi sống “ảo” trên mạng xã hội Facebook.
Ưu điểm của phương pháp điều tra:
- Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu
có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu.

- Phân tích nhanh chóng: Các phần mềm phân tích giúp việc xử lý lượng lớn
dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật
có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu.
- Thời gian thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát khá ngắn. Thời gian cho một
lần điền phiếu khảo sát chỉ kéo dài 3-5 phút, không gây chán nản cho người trả lời.
Nhược điểm của phương pháp điều tra:
- Những sai số do ngữ cảnh có thể ảnh hưởng đến nội dung cuộc khảo sát, câu
trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.
- Kết quả khảo sát là yếu tố chủ quan của người trả lời
- Sự khác nhau trong cách hiểu các câu hỏi: Xảy ra khi đối tượng trả lời khảo
sát không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhóm mà lại hiểu khác đi và trả lời theo
cách hiểu của họ nhưng khơng có khả năng can thiệp, giải thích hay làm rõ các câu
hỏi cho người trả lời.
4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua
sách báo, các văn bản, tài liệu, các nghiên cứu đã có và bằng thao tác tư duy logic để
rút ra kết luận cần thiết. Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu
4


để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển của lý thuyết rồi từ phân tích lý thuyết, lại
cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới
tạo thành lý thuyết mới.
Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Có thể tìm hiểu những nghiên cứu trước, khơng phải mất thời gian lặp lại
những công việc mà các nhà nghiên cứu trước đã thực hiện.
- Có nguồn tài liệu đa dạng, từ nhiều góc độ như chủng loại (trong ngành hoặc
ngoài ngành), tác giả (trong nước và ngoài nước, đương thời và hậu thế…)
Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Có nhiều tài liệu có độ tin cậy chưa cao, có thể gây nhầm lẫn, hỗn loạn thơng

tin cho người tìm hiểu.
- Tốn nhiều thời gian để tìm đọc và nghiên cứu nguồn tài liệu phù hợp với đề
tài của nhóm.
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn ảnh hưởng của mạng
xã hội Facebook nói chung và đặc biệt là hành vi sống “ảo” trên mạng xã hội Facebook
nói riêng, đề tài đưa ra những hiện trạng thực tế, gần gũi, phổ biến nhất. Từ đó đưa ra
hướng giải quyết, biện pháp khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của vấn đề
ở bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam.Đồng thời qua việc nghiên cứu sẽ giúp cho chúng
ta có cái nhìn rõ nét về hiện tượng này. Từ đó, đề ra những nhiệm vụ:
Thứ nhất, tổng quan nghiên cứu có liên quan đến một hiện tượng phổ biến trên
mạng xã hội Facebook hiện nay: Hiện tượng sống “ảo” của bộ phận thanh thiếu niên
Việt Nam
Thứ hai, phân tích thực trạng, hiểu rõ hơn về sự phát triển ngày một nhiều và phổ
biến của hiện tượng này
Thứ ba, đưa ra những hệ lụy mà hiện tượng này gây ra đến đời sống , sự phát
triển của thanh niên Việt Nam và cộng đồng.
Thứ tư, đề xuất giải pháp ngăn ngừa tác động tiêu cực của hiện tượng này đến
đối tượng nghiên cứu và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM SỐNG “ẢO” VÀ
CÁC BIỂU HIỆN CỦA SỐNG “ẢO”
1.1. Khái niệm sống “ảo”
Sống “ảo” là từ để chỉ phong cách sống, cách thể hiện của một ai đó trên mạng
xã hội, đặc biệt là đối với mạng xã hội Facebook. Sống “ảo” là sự thể hiện quá đà, lố
bịch trên mạng xã hội để tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác.
Việc sống “ảo” là việc đăng tải bất cứ điều gì trong cuộc sống; là hoạt động, việc

làm cập nhật trên mạng xã hội khác xa thực tế với mục đích thu hút sự chú ý qua
những lượt thích, theo dõi, tương tác từ những người dùng mạng xã hội khác.
1.2. Mt số khái niệm khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Mạng xã hội
Mạng xã hội là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức
và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã hội
cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video,
đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực
Đặc điểm: Mạng xã hội tuy tồn tại dưới nhiều hình mơ hình khác nhau nhưng
nhìn chung, mạng xã hội đều có những điểm chung sau:
- Mạng xã hội là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng Internet.
- Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra và chia sẻ.
- Mỗi người dùng trên mạng xã hội đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng.
- Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy
tính, điện thoại,...
1.2.2. Mạng xã hội Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do cơng ty Facebook,
Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ
chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với
người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang
6


hồ sơ cá nhân của mình để thơng báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc
tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của một số trường đại
học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân
viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
Facebook chiếm được ưu thế ở Việt Nam kể từ sau khi Blog 360 độ của Yahoo
ngừng hoạt động vào tháng 7-2009. Hiện nay, Facebook là mạng xã hội hàng đầu của
Việt Nam (với gần 70 triệu người dùng) và toàn thế giới (với 2,8 tỷ người dùng).

1.2.3. Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook lên đời sống của thanh thiếu
niên Việt Nam hiện nay
Không thể phủ nhận rằng Facebook xâm nhập vào Việt Nam dù ít hay nhiều
cũng điều làm thay đổi cuộc sống của thanh thiếu niên theo hướng tích cực và cả
những tiêu cực. Facebook có ưu điểm hơn các mạng xã hội trước đây là độ tương tác,
tính trị chuyện và kết nối cao hơn. Facebook giúp giữ liên lạc với mọi người dù ở
khoảng cách xa đến đâu. Giờ đây, Facebook đã xóa mờ khoảng cách khơng gian giữa
miền Nam và miền Bắc, giữa Việt Nam và các nước láng giềng, giữa Châu Á và các
châu lục khác trên thế giới. Hơn nữa, một trong những sức hút mãnh liệt của Facebook
đó chính là khả năng cập nhật thơng tin nhanh như vũ bão. Sẽ chẳng cần mất tiền đi
mua báo giấy, cũng chẳng mất thời gian ngồi chờ xem thời sự, chúng ta chỉ cần lấy
điện thoại ra và vào Facebook là tất cả những tin tức nóng hổi, những sự kiện mới
nhất trong và ngồi nước sẽ hiện lên. Khơng chỉ vậy, Facebook là nơi để thanh thiếu
niên vừa học, vừa chơi theo đúng nghĩa đen, là một phương tiện giáo dục, cơng cụ
giải trí hữu ích. Hằng ngày, Facebook xuất hiện hàng trăm những video hài hước,
hàng ngàn những bức ảnh vui nhộn đầy sáng tạo và hàng nghìn những đoạn phim cắt
ra từ những tác phẩm điện ảnh kinh điển cùng với một kho trò chơi khổng lồ hấp dẫn
giúp thanh thiếu niên giải trí, quên đi những muộn phiền trong cuộc sống, công việc
và học tập.
Facebook là kênh giao tiếp hiện đại, tiện lợi, tiết kiệm cho con người. Thơng qua
Facebook, con người trên tồn thế giới có thể “nối vịng tay lớn”. Bên cạnh đó,
7


Facebook chính là nguyên nhân gây ra một số tiêu cực bởi sự tác động mạnh mẽ của
nó. Facebook quả thực là liều thuốc bổ nếu như biết sử dụng nó đúng lúc, đúng cách
nhưng đáng buồn thay, hầu hết thanh thiếu niên Việt Nam đều không biết như vậy.
Thanh thiếu niên đang tiêu tốn rất nhiều thời gian vào những việc làm vô bổ trên mạng
xã hội Facebook. Đối với họ, Facebook đã khơng cịn là phương tiện giải trí nữa mà
dường như đã trở thành vật bất ly thân. Thời gian là vàng bạc, nhưng thanh thiếu niên

hiện nay lại dành quá nhiều thời gian để lướt web, chơi game, nhắn tin trên mạng xã
hội mà không chú tâm hơn vào việc cần làm thực tế hơn. Họ dành thời gian vào mạng
nhiều hơn, tần xuất hàng ngày đều đặn và phần lớn thời gian truy cập vào mạng xã
hội với những câu chuyện vô cùng hấp dẫn tràn lan trên mạng nhưng rất nhiều công
việc lại không được thực hiện. Khi họ quá chú tâm vào mạng xã hội sẽ khiến họ bị
phụ thuộc vào nó, làm trì trệ cuộc sống, giảm chất lượng cơng việc, học tập. Hơn nữa,
việc thanh thiếu niên luôn luôn trong trạng thái online sẽ làm giảm tương tác giữa
người với người, gây ra các triệu chứng có hại về sau. Thử tưởng tượng xem bạn bè
và người thân của họ sẽ cảm thấy thế nào khi đi gặp mặt mà thanh thiếu niên cứ dán
mắt vào Facebook qua màn hình chiếc điện thoại thông minh. Điều này không chỉ
khiến thanh thiếu niên dành ít thời gian cho người thật, việc thật ở quanh mình, mà
cịn khiến mọi người xung quanh họ buồn phiền khi họ coi trọng bạn bè “ảo” hơn
những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn
gặp mặt họ nữa.
1.3. Các biểu hiện của sống “ảo”
1.3.1. Sống khác với điều kiện của bản thân
Theo khảo sát của nhóm, đây là biểu hiện rõ nét nhất của sống ảo với 66,7%
người tham gia khảo sát bình chọn. Khi sống ảo trên Facebook, họ luôn cố gắng che
đậy đi những mặt khiếm khuyết, hạn chế của mình mà thay vào đó là cố gắng thổi
phồng, khoa trương, khoe mẽ những thứ tốt đẹp, hào nhống nhưng những điều đó lại
hồn tồn khơng có trong thực tế. Họ sống xa rời thực tại, tự lừa dối bản thân bằng
những hình ảnh ảo, những lời khen, lượt thích trên Facebook. Và thay vì cố gắng thay
đổi, hồn thiện bản thân trong thực tế, họ lại dốc sức làm đẹp một phiên bản ảo của
bản thân trên trang mạng xã hội Facebook. Có lẽ bởi sự hồn thiện này là dễ dàng thực
8


hiện hơn bởi chỉ cần qua mấy lớp chỉnh sửa ảnh rồi đăng lên mạng xã hội sẽ ngay lập
tức trở thành một người hoàn hảo trong mắt của người dùng mạng xã hội Facebook,
thay vì những cố gắng trong thực tại âm thầm và đòi hỏi sự bền bỉ mỗi ngày đã khiến

họ mải mê chạy theo những hào nhoáng, tán thưởng hời hợi, dễ dàng trên mạng xã hội
Facebook.
1.3.2. Đăng ảnh, status với tần suất dày đặc
Việc làm này cũng chiếm số đơng lượt bình chọn với 66% người tham gia khảo
sát cho rằng đây cũng là một trong những biểu hiện nổi bật của hiện tượng sống “ảo”.
Đi ăn, đi ngủ, đi học, đi làm, đi chơi hay thậm chí là những việc nhạy cảm hơn như
chuẩn bị đi vệ sinh, đi tắm…họ cũng luôn chụp ảnh quay phim với mục đích để có
những bức ảnh, nội dung hay ho, độc lạ, gây sốc đăng lên mạng xã hội nhằm thu hút
lượt like, tương tác. Họ cũng thường xun đăng những dịng trạng thái kêu đói, kêu
buồn ngủ, kêu mệt mỏi, kêu áp lực…Những điều này tưởng chừng như vô nghĩa bởi
chẳng ai cần quan tâm việc họ sống như thế nào, hơn nữa những thứ họ đăng lên cũng
chưa chắc là thật. Việc làm này được diễn ra nhiều đến mức nó làm ảnh hưởng đến
những người xung quay và gây ra cảm giác phản cảm cho người chứng kiến. Facebook
đúng là cuốn nhật kí điện tử hữu ích, nhưng nhật kí thì cũng khơng cần phải cập nhật
thường xuyên tất cả các hoạt động thường ngày nhàm chán, nhạt nhẽo như vậy.
1.3.3. Ln dính chặt điện thoại với mục đích tạo ra nội dung gây sốc, lạ để
đăng lên Facebook
Biểu hiện này được 61,7% người tham gia khảo sát bình chọn. Song hành với
việc ln chụp ảnh là tình trạng chiếc điện thoại ln nằm trong tầm tay. Họ sử dụng
điện thoại với mục đích tạo ra các nội dung ảo, sốc chỉ để dùng cho việc đăng lên
mạng, câu like, kéo tương tác chứ khơng hề hoặc rất ít phục vụ cho mục đích công
việc hay liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Đối với họ, điện thoại là vật bất ly thân
bởi lẽ họ muốn bắt trọn mọi khoảnh khắc hay ho mình bắt gặp trên đường, nhà hàng,
siêu thị… để đăng tải lên trang cá nhân mạng xã hội Facebook. Không chỉ vậy, họ
phải luôn cầm điện thoại để kiểm tra lượng tương tác bài đăng trên mạng xã hội như
thế nào, có nhiều lượt thích, nhiều bình luận khơng, tương tác qua từng bài đăng tăng
9


hay giảm... Và khi cần họ cũng phải phản hồi lại những lời khen chê dưới bài đăng

của họ. Người sống “ảo” ln ln dùng điện thoại nhưng mục đích sử dụng nó hầu
như chỉ xoay quanh trang cá nhân trên mạng xã hội của họ mà gần như quên đi tất cả
mọi tác dụng tích cực của trang mạng xã hội hiện đại này.
1.3.4. Cuồng like
Đây là hiện tượng người sử dụng Facebook coi trọng, chú ý đến số lượng người
like, tương tác với những bài đăng trên Facebook một cách thái quá, lố bịch. Trong
khảo sát của nhóm, có 57,4% người tham gia khảo sát cho rằng đây cũng là biểu hiện
quan trọng của sống “ảo”. Người sống “ảo” thường đếm từng cái like, số lượt bình
luận trong từng bài đăng xem bài nào có nhiều lượt tương tác nhất, bài đăng sau có
nổi hơn bài đăng trước, chú ý, so bì lượt like của mình với người này người kia hay
tính xem trong 5 phút mình nhận được bao nhiêu like. Thậm chí họ cịn kêu gọi số
lượt like để làm cái này cái kia. Đối với họ, số lượt like là tiêu chuẩn để đánh giá mức
độ thành cơng, tầm ảnh hưởng của một người ví dụ những người được nhiều like sẽ
được xem là có quan hệ rộng, có sức thu hút nhiều người. Cũng chính vì điều này nên
thanh thiếu niên sống “ảo” hiện nay ln tìm mọi cách để bài đăng của mình có được
lượt tương tác cao nhất.
Tóm lại, sống ảo là một hiện tượng xã hội. Nguồn gốc của nó được cho là nằm
trong tâm lý của con người. Mà tâm lý của con người thì mn hình vạn trạng. Cũng
chính vì vậy, sống ảo có rất nhiều biểu hiện. Bốn biểu hiện nêu trên là những biểu hiện
tiêu biểu, đặc trưng nhất của sống ảo theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của nhóm.
Bên cạnh đó, khảo sát cịn thu về được những biểu hiện khác của sống ảo như thường
xuyên đi like, bình luận dạo...

10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỐNG “ẢO” TRÊN MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng sống “ảo” trên mạng xã hi Facebook của thanh thiếu niên
Việt Nam hiện nay

2.1.1. Đăng tải những bức ảnh khác xa với thực tế
Với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thơng xã hội, thanh thiếu niên có xu hướng
đăng tải những bức ảnh xinh đẹp, lung linh lên mạng xã hội Facebook để thu về nhiều
lượt like, chia sẻ và trở nên nổi tiếng. Một số thanh thiếu niên đăng tải hình ảnh với
mục đích đơn thuần là nhờ Facebook lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp. Nhưng thanh
thiếu niên sống “ảo” có mục đích là tăng lượng tương tác, khoe mẽ bản thân bằng
những hình ảnh cực đẹp, cực xinh, cực xịn và lung linh nhất. Đúng là “đẹp khoe, xấu
che” và sẽ chẳng có gì đáng nói nếu những bức ảnh đó khơng được chỉnh sửa qua rất
nhiều bước, các hiệu ứng khác nhau khiến nó trở nên hoàn toàn khác so với thực tế.
Theo kết quả khảo sát của nhóm, 82,1% số người tham gia khảo sát cho rằng họ
thường xuyên bắt gặp những bức ảnh được chỉnh sửa quá đà, khác xa với thực tế trong
khi họ sử dụng mạng xã hội Facebook. Bằng những phép hô biến thần kỳ từ những
phần mềm chụp ảnh, chỉnh ảnh, thanh thiếu niên có thể dễ dàng biến một thân hình
mập mạp trở nên thon gọn, mặt mụn thành mặt mịn, da ngăm trở nên trắng sáng, mắt
nhỏ thành mắt to. Thậm chí, họ cũng khơng cắt ghép hình ảnh của mình vào bức ảnh
của người khác để khoe mẽ sự giàu có một cách phù phiếm và khơng thực tế. Thật
khó để nhận ra họ ở ngồi đời nếu chỉ nhìn vào những bức ảnh trên mạng xã hội
Facebook.
Thùy Linh được biết đến như một người dùng Facebook rất nổi tiếng với lượng
hình ảnh đẹp rất nhiều trên trang mạng xã hội này. Cô gái này là "con nghiện" của các
phần mềm chỉnh sửa ảnh như BeautyPlus, Camera 360, Photo Wonder… chỉ cần chụp
qua những phần mềm này, mặt mũi sẽ trở nên rất xinh đẹp với làn da trắng như tuyết,
mịn màng như da em bé. Những bức ảnh chụp mặt, Linh đăng tải lên mạng xã hội
Facebook cơ đều nhận được lượng like, lượt bình luận đáng kể. Một nhiếp ảnh gia trẻ,
11


theo bước chân dịng like ấy tìm đến Linh, ngay lần đầu tiên đã phải thất vọng vì ở
ngồi đời thực cô không hề giống như trên mạng xã hội. Bản thân Linh cũng thừa
nhận rằng: “Cứ vài phút lại phải vào Facebook một lần xem những ai like và bình

luận. Lượn Facebook xem dân tình cập nhật cũng là thú vui khó cưỡng nổi”.
Gần đây, trên mạng xã hội Facebook liên tục lộ ra những câu chuyện sống “ảo”
không thể tin được. Điển hình trong số những lần bóc phốt sống “ảo” kinh điển là
chuyện cô gái dùng ảnh lượm nhặt của người khác để lừa mọi người rằng có bạn trai
đại gia, hay chuyện một nam sinh trộm ảnh đập hộp điện thoại IPhone mới toanh của
người khác để khoe khoang, hay là chuyện cô gái trẻ bức xúc vì bị một anh chàng ở
tận đâu, khơng hề quen biết nhận làm bạn gái suốt 2 năm liền. Chưa dừng lại ở đó, cư
dân mạng cũng phát hiện ra một trường hợp lừa đảo khá tinh vi khác, rảnh rỗi sống
“ảo” suốt 3 năm mới bị lộ. Cô gái sống “ảo” N.T.K.B đã lượm nhặt những bức ảnh
liên quan đến đồ ăn từ những món đơn giản như cơm rang, cơm hộp, cho đến những
đồ ăn phức tạp như các loại bánh, hồng khô... từ khắp nơi trên mạng, sau đó đăng tải
trên trang cá nhân khoe rằng cô ta tự tay vào bếp thực hiện. Để không bị phát hiện,
K.B đã lấy hình ảnh từ rất nhiều nguồn khác nhau, có khi là của cá nhân một ai đó,
cũng có khi là của các nhà hàng, quán ăn... K.B còn “chuyên nghiệp” tới mức chỉ chọn
những bức ảnh cũ, ảnh đăng một vài năm trước để tránh cho người khác nhận ra. Suốt
3 năm “sống ảo”, K.B nhận được nhiều lời khen ngợi đảm đang, khéo tay, người con
gái trong mơ... Mãi cho tới khi chuyện này bại lộ, nhiều bạn bè của K.B mới té ngửa.
Và câu chuyện sống ảo của K.B khiến cho nhiều người phải thốt lên không thể tin
được. Nhiều người châm biếm cô nàng bằng nhiều biệt danh: cô gái dành cả thanh
xuân để sống “ảo”, cô gái lừa đảo đỉnh cao...
Thanh thiếu niên sống “ảo” còn gây ra nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi
mọi người đi theo những địa điểm du lịch, ăn uống được nhận xét, đánh giá bằng
những lời có cánh với những tấm hình được chỉnh sửa mạnh tay nhìn thật lung linh,
sang xịn. Nhưng đúng là trăm nghe không bằng một thấy, sự thật lại khiến người ta
ngã ngửa và khó mà có thể tin được những lời nói hay bức ảnh sống “ảo” trên mạng.
12


Thanh thiếu niên sống “ảo” là người thật sự đã trải nghiệm và để lại những lời bình
luận, những hình ảnh trên Facebook nhưng họ chụp ảnh quá có tâm, chỉnh sửa màu

sắc cho thật đẹp khiến bức ảnh trở nên khác rất nhiều so với thực tế, nhiều dân mạng
khi nhìn thấy chỉ muốn đi và thử ngay rồi nhận về cái kết phải khóc rịng.
Thanh thiếu niên sống “ảo” đăng tải những bức hình và trạng thái thường nhằm
mục đích khoe khoang về bản thân: ngoại hình, thành tích, sự giàu có, sự nổi tiếng,
sự trải nghiệm…Dù những điều này không chân thực lắm hoặc khác xa so với thực tế
nhưng họ vẫn cảm thấy tự tin, hạnh phúc, thỏa mãn bởi sự trầm trồ, thán phục, khen
ngợi của bạn bè trên Facebook. Những hành động sống “ảo” đơi khi khiến thanh thiếu
niên chỉ chạy theo những hình mẫu được coi là hồn hảo trên mạng mà khơng nhìn
nhận, khơng chấp nhận thực tế, tự lừa mình, lừa người, mải mê chạy theo những điều
phù phiếm, đắm chìm trong cuộc sống vô thực mà họ tạo ra mà đánh mất đi những
giá trị vốn có của bản thân. Đồng tình rằng ai cũng muốn có những thứ tốt đẹp nhất,
trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất nhưng họ dường như chỉ chăm chú thể hiện nó
trên mạng xã hội Facebook chứ khơng có sự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu để những hình
ảnh đó thật sự hiện hữu trong cuộc sống của mình.
2.1.2. Sẵn sàng bất chấp tai tiếng để trở nên nổi tiếng
Ngày nay mạng xã hội Facebook được nhiều người dùng tiếp cận hơn trong đó
rất nhiều người sử dụng với tần suất cao, vì thế, ngày càng nhiều những chiêu trị
nhằm mục đích trở nên nổi tiếng ở trên mạng xã hội. Một trong những chiêu trị phổ
biến khơng thể khơng nhắc tới đó là sẵn sàng bất chấp tai tiếng, đánh bóng bản thân
bằng những trò lố.
Nếu như quay trở lại thời gian trước đây khi việc sử dụng mạng xã hội chưa phổ
biến như hiện nay, chỉ một số người người trong giới giải trí mới dùng đến chiêu trị
này- những scandal giúp họ được khán giả chú ý, bình luận hơn rất nhiều khi mà
những sản phẩm điện ảnh, nghệ thuật trước đó khơng thể để lại q nhiều ấn tượng.
Thế nhưng, vài năm trở lại đây, chiêu trò này đã được chính những thanh thiếu niên

13


khơng có tiếng tăm gì sử dụng để bỗng chốc trở nên nổi tiếng chỉ sau vài ngày, thậm

chí là sau một đêm.
Những hình ảnh phản cảm, những danh xưng tự phong, những câu nói gây sốc,
như “Điểm thi cấp ba và điểm thi đại học bây giờ có thể mua mà”- câu nói của một
bạn nữ sinh 2002 được biết đến với danh hiệu hot girl mạng đã gây nên một làn sóng
phẫn nộ và bị chỉ trích khơng thương tiếc từ cộng đồng mạng, những hành động chẳng
giống ai, hay những trạng thái khiêu khích thách thức cả một bộ phận đông người,
những video chửi bới thể hiện máu giang hồ…. là một trong những ví dụ điển hình
của “sân chơi tai tiếng” này. Điểm chung của những người này là cố tình phát ngơn
những câu nói gây sốc, đụng chạm và đăng những hình ảnh phản cảm để mình trở nên
nổi tiếng trên mạng xã hội, nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân. Đó cũng là hồi
chuông báo động cho sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức cũng như mặt nhận
thức của giới trẻ. Quá dễ để trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến và quá khó
để nhận thức cũng như kiểm soát hành vi của bản thân là hai động cơ khiến giới trẻ
lún sâu vào vũng bùn tai tiếng ấy.
Nổi tiếng khơng một chút tài năng, tri thức, trí tuệ hay năng khiếu nào cả, thậm
chí là nhờ vào những trò lố, những mặt tối tiêu cực thế nhưng điều đó vẫn khiến các
thanh thiếu niên cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn. Đáng buồn hơn, họ bất chấp lao vào con
đường này dẫu phải nhận về mình vơ vàn những chỉ trích, những lời phê phán, xúc
phạm cay nghiệt. Tại sao một số thanh thiếu niên lại phải liều mình nổi tiếng dưới cơn
bão miệt thị tẩy chay mạnh mẽ như vậy? Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cá nhân mà cịn ảnh hưởng đến cả gia đình, người thân của họ. Trong khi đó, sự
nổi tiếng đến với họ một cách nhanh chóng thì ra đi cũng rất chóng vánh, họ nhanh
chóng bị lãng quên thế nhưng những vết nhơ trong q khứ có dễ gì tẩy xóa được.
Ngay khi mà nhắc đến tên những nhân vật điển hình được kể ở trên, liệu cịn bao
nhiêu người nhớ đến họ, và nếu có nhớ, thì tất cả những gì khiến mọi người nhớ về
họ cũng chỉ là những trị lố phản cảm khơng hơn khơng kém. Nhưng đó chưa phải tất
cả những gì họ phải gánh chịu cho việc làm của mình. Bước chân ra cuộc sống thực,
họ bị chính những người bạn, đồng nghiệp của mình xa lánh, cơ lập. Họ trở nên khó
14



hịa nhập với cuộc sống và mọi người, thậm chí rất khó khăn để tìm được một cơng
việc cho mình, được kết nối cũng như chia sẻ với những người xung quanh. Nguy
hiểm hơn là nó hình thành nên suy nghĩ ở giới trẻ rằng nổi tiếng trên mạng vô cùng
dễ dàng. Chỉ cần làm những điều phản cảm, khác người là có thể bước chân vào mơi
trường nghệ thuật, kiếm hợp đồng quảng cáo… Đó là sự xuống cấp trầm trọng về
nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
2.1.3. Luôn chụp ảnh ở bất cứ thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nào
Sống “ảo” trên mạng xã hội Facebook khiến thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
có tình trạng nghiện chụp ảnh. Chụp ảnh để lưu giữ kỷ niệm là niềm vui, sở thích của
nhiều bạn trẻ và điều đó là rất bình thường. Tuy vậy, thanh thiếu niên sống “ảo” lại
ln chụp ảnh dù ở bất kì đâu, lúc nào, hoàn cảnh nào, bắt trọn từng khoảnh khắc: đi
ăn, đi làm, đi chơi, đi tiệc, đám cưới, đám giỗ… họ đều có vài tấm hình để sống “ảo”
trên mạng. Thậm chí, ngay cả khi chứng kiến người khác bị tai nạn, thay vì lập tức
tìm cách cứu giúp những người đang gặp nạn đó thì họ lại rút điện thoại ra chụp hình,
quay video…Theo khảo sát của nhóm, hơn 60% người tham gia khảo sát đã bắt gặp
những trường hợp thanh thiếu niên Việt Nam sống “ảo” chụp ảnh, livestream ở đám
tang hay khi thấy người khác gặp tai nạn. Chủ nhân những chiếc điện thoại thông
minh vô tâm này sẵn sàng trực chiến để “tác nghiệp” mà không tham gia cứu người.
Mới đây, dư luận bàng hồng khi một vụ tai nạn giao thơng nghiêm trọng xảy ra
trên cầu vượt Thái Hà (Hà Nội). Rất nhiều người đã dừng xe lại, nhưng chỉ có vài
người trong số đó chạy tới giúp đỡ các nạn nhân, số cịn lại thì chỉ đứng n bàn tán,
rồi lơi điện thoại ra để chụp, quay clip, chia sẻ lên mạng cho nóng. Một nạn nhân chia
sẻ trên trang cá nhân của mình: “Tơi gần như van xin họ đừng quay nữa và kêu đau
đớn thì từng lớp lớp người đi đường vẫn chen nhau vào, tiếng nói rơm rả cả đoạn
đường”. Ngay sau khi những clip và hình ảnh về vụ tai nạn giao thơng được đăng tải,
có những người cũng vào hóng hớt nhưng cũng có những ý kiến tỏ ra khó chịu và
phẫn nộ nhưng dù sao những thanh thiếu niên sống “ảo” này cũng đã đạt được mục
đích đăng bài kéo tương tác của mình. Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật
15



chất khiến con người nảy sinh tính ích kỷ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn cái tôi mà
quên mất cái chúng ta.
Bất kể chuyện gì có thể làm tăng lượt like, chia sẻ, bình luận, thanh thiếu niên
đều khơng thể bỏ qua dù hành động đó sai trái, đi ngược lại với chuẩn mực văn hóa.
Một vụ việc điển hình gây nhiều tranh cãi gần đây là hình ảnh đoàn người cầm theo
máy quay, máy ảnh đến đám tang của cố nghệ sĩ Chí Tài để chụp ảnh, livestream. Vì
biết rằng sẽ có nhiều đồng nghiệp nghệ sĩ khác đến thăm viếng cố nghệ sĩ nên họ đã
chuẩn bị sẵn sàng điện thoại và các thiết bị thông minh để thực hiện hành động sống
“ảo” của mình. Mỗi khi có nghệ sĩ xuất hiện, nhóm người này lập tức hô tên, vây
quanh để thuyết minh thời gian, địa điểm, kêu gọi thả tim tạo nên hình ảnh bát nháo,
phản cảm. Những hành động sống “ảo” này thực sự đáng lên án mạnh mẽ bởi nó đã
khiến họ trở nên thờ ơ, vơ cảm, báo động là tình trạng xuống cấp đạo đức và văn hóa
ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay.
Thanh thiếu niên sống “ảo” hiện nay cũng thường xuyên chụp ảnh “tự sướng”
(selfie). Việc chụp ảnh “tự sướng” là có lợi hay có hại là phụ thuộc vào cách sử dụng
của mỗi người. Nếu thanh thiếu niên chụp ảnh “tự sướng” như một công cụ để ghi lại
những khoảnh khắc tuyệt vời của bản thân thì điều này hoàn toàn tốt. Mặt khác, khi
thanh thiếu niên rơi vào sống “ảo”, nghiện chụp ảnh và đăng tải hình ảnh lên mạng xã
hội Facebook với tần suất dày đặc chỉ để câu like, kéo tương tác thì điều này khơng
giúp họ thể hiện bản thân một cách tích cực mà trở nên lố bịch, khiến người khác
không khỏi ngán ngẩm và làm hỏng các mối quan hệ.
2.1.4. Sống “ảo” bất chấp nguy hiểm tính mạng
Thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay còn sống “ảo” đến mức bất chấp mạng sống
của mình. Ngày 10/1/2021, một nam thanh niên đã trèo lên “mỏm đá tử thần” thuộc
xã Pải Lủng (Mèo Vạc, Hà Giang) để chụp ảnh và trượt chân ngã xuống khe đá, bị đa
chấn thương, vỡ xương chậu và rách cơ đùi. Rất may thanh niên này không bị nguy
hiểm đến tính mạng do được lực lượng cứu hộ đưa đi cấp cứu kịp thời. “Mỏm đá tử
thần” - như cái tên của nó, là nơi đã được chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo

16


nguy hiểm, nhưng nhiều du khách là các nam, nữ thanh niên vẫn phớt lờ cảnh báo,
thường xuyên đu một tay lên mỏm đá để thỏa mãn sống “ảo”. Hay, đau lòng hơn, một
vụ việc tương tự xảy ra ở thị xã Sa Pa (Lào Cai), khi một thanh niên rơi từ mái nhà
xuống đất dẫn đến tử vong. Thời điểm xảy ra sự việc, nạn nhân đang quay video trên
mái nhà cùng một người khác thì khơng may mái nhà bị thủng.
Vì muốn có những bức hình đẹp, độc, lạ, mà nhiều thanh thiếu niên ngày nay
bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng đến những địa điểm đã được cảnh báo để chụp hình
sống “ảo”. Cộng đồng mạng thì vẫn thả tim, thả like đều đều cho những bức ảnh độc
nhất vơ nhị, nhưng cũng có người sẵn sàng chỉ trích khơng thương tiếc, thậm chí dùng
những lời lẽ có phần cay nghiệt cho rằng những người sống “ảo” bất chấp mạng sống
của mình đáng bị kết quả khơng may như vậy bởi người ta chỉ biết rằng trước những
tai nạn đó ập đến với họ thì họ đang mải mê sống “ảo”.
Không màng hiểm nguy để chụp những bức ảnh đẹp, độc, lạ của mình và đăng
lên cho mọi người thưởng thức, bình phẩm, khen ngợi, họ trầm trồ, nhưng khi chủ
nhân của những bức ảnh sống “ảo” chẳng may gặp tai nạn, những người khen ngợi đó
có cứu họ, có giúp họ chăng hay chỉ là những lời than vãn tiếc thương, những cái ậm
ừ qua chuyện. Cuối cùng chỉ có những người sống “ảo” là nạn nhân của chính mình.
Cái giá phải trả cho một bức hình trăm like, nghìn like như vậy liệu có q đắt khi mà
những cái like ảo đó khơng ni sống được họ ngày nào, nhưng vì nó mà một số thanh
thiếu niên thậm chí mất đi cả mạng sống của mình.
Vẫn là để câu like, nhiều thanh thiếu niên thậm chí đăng tải những nội dung dại
dột, gây sốc. Mục đích thì đã rõ, chỉ để nhận lại sự chú ý và tương tác của mọi người,
để nhận được những lượt like, bình luận rầm rộ khiến bài viết trở nên nổi tiếng. Một
câu chuyện thực tế đã xảy ra, cô gái 15 tuổi ở Khánh Hòa câu like trên Facebook rằng
nếu được 1000 like sẽ châm lửa đốt trường. Không ngờ số like nhanh chóng vượt lên
mức 1000 và cơ đã mù quáng châm lửa trước sự hô hào, cổ vũ của bạn bè. Những bài
đăng tương tự như vậy xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội Facebook nhưng hầu như

đều không ai ngăn cản, nhắc nhở họ mà thay vào đó là sự cổ vũ, kêu gọi để đủ số like
17


thanh thiếu niên sống “ảo” đề ra để xem liệu thanh thiếu niên đó có thực sự dám làm
hay khơng thậm chí cịn ép buộc họ phải làm như mình đã đăng lên.
Tính mạng của bản thân, lại sẵn sàng đem ra để đối lấy những lượt like vô giá
trị, vô nghĩa, hay đáng buồn hơn, là đổi lấy sự vui đùa của nhiều người chứng kiến,
thanh thiếu niên ngày nay đang quá mù quáng trong thế giới “ảo” của mạng xã hội.
Họ đang quá coi thường bản thân, thay vì đi tìm và phát huy những giá trị tốt đẹp của
bản thân, lại đi theo đuổi những thứ chẳng có bất kì một giá trị nào. Từ đó mà để bản
thân lạc vào vịng xốy vơ bổ, mất đi nhận thức về cái đúng - cái sai, cái tốt - cái xấu,
đáng quan ngại hơn là mất đi nhận thức về những mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Thanh thiếu niên cần nhanh chóng thức tỉnh và bước ra khỏi vịng xốy ấy, đừng biến
sống “ảo” thành con dao khiến chính bản thân mình bị thương, thậm chí là mất đi cả
mạng sống.
2.1.5. Giả vờ làm những việc được người khác tán thưởng
Khơng khó để chúng ta bắt gặp những bức ảnh chụp một đống giấy tờ sao kê
được đăng tải lên Facebook vào khung giờ đã khuya với dòng trạng thái tự động viên
bản thân cố gắng làm việc. Những bức ảnh chụp từng xấp tiền với dịng trạng thái
khích lệ bản thân đã khơng ngừng nỗ lực làm việc để có được tiền lương tháng thỏa
đáng. Những bức ảnh đi đến vùng sâu vùng xa được đăng lên liên tục, với tần suất
dày đặc cùng với dòng trạng thái rằng chủ nhân bức ảnh đang đi làm từ thiện. Hay
những bức ảnh thực tế chân dung cuộc sống, có một người đang cứu người gặp nạn
nhưng vẫn khơng qn nhắc nhở ai đó chụp hình, quay phim lại…
Có một câu nói rất đúng “Người càng tốt đẹp càng ít đăng bài trên mạng xã hội”.
Những hình ảnh được đề cập ở trên khi đăng lên chắc chắn sẽ khiến khơng ít một bộ
phận những người xem phải trầm trồ thốt lên: “Sao trên đời lại có những người giỏi
đến như vậy”, “Họ là những người thật giàu lịng nhân ái” Thế nhưng, cũng có những
hành động chúng ta tưởng chừng là chân thật và hoàn toàn vẫn xảy ra trong cuộc sống

hàng ngày đó lại là cả một thế giới “ảo” do chính người trong cuộc tự tưởng tượng, tự
tạo ra, hay cũng có thể hiểu rằng những hành động đó là sự thật có “kịch bản”.
18


Không phải tất cả thanh thiếu niên, cũng không phải tất cả hành động tốt đẹp
như vậy được chia sẻ trên mạng xã hội đều là “ảo” với mục đích thể hiện bản thân.
Thế nhưng, việc giả vờ làm những việc được người khác tán thưởng như vậy đã trở
thành một xu thế khơng cịn xa lạ gì với nhiều thanh thiếu niên ngày nay. Mục đích là
để xây dựng hình ảnh đẹp, hồn hảo trong mắt mọi người, được thỏa mãn, tự hào với
những lời khen ngợi, ngưỡng mộ thậm chí là thần tượng từ mọi người.
Có lẽ, thanh thiếu niên cũng thấy những hành động, việc làm tốt đẹp có thể dễ
dàng thu hút được nhiều sự chú ý, tán thưởng từ mọi người nên họ cũng sẵn sàng dàn
dựng nên những câu chuyện để đăng tải lên mạng xã hội Facebook với mục đích câu
like, tăng tương tác hoặc lợi dụng hồn cảnh của ai đó để khoe mẽ, đánh bóng tên tuổi
của bản thân. Điển hình là câu chuyện nhiều người quyên góp, giúp đỡ anh Đặng Hữu
Nghị một mình ni 2 con bị bại não đã gây xôn xao dư luận. Những đứa con của anh
Nghị cần được giúp đỡ nhưng nhiều người mang tiền đến nhà anh với những kiểu trao
tặng phản cảm khó ngờ. Một cô gái từ Hà Tĩnh vào Thành phố Hồ Chí Minh đến nhà
anh Nghị, trên tay cầm một xấp tiền dày cộm. Bên ngoài cọc tiền là những tờ 500.000
đồng nhưng bên trong là những tờ tiền 50.000-100.000 đồng. Trước khi bước vào nhà,
vị khách này đã nhờ các phóng viên cầm giúp chiếc điện thoại của cơ để livestream
Facebook cảnh trao tiền cho anh Nghị. Khi điện thoại bắt đầu ghi hình, cơ cũng bắt
đầu "diễn". Ngay sau khi tắt livestream, cơ bất ngờ ngừng khóc và quay sang đề nghị
phóng viên đưa điện thoại để xem lại đoạn video vừa quay có đạt khơng. Chưa dừng
lại, thay vì chăm sóc, hỏi thăm 2 bé bị bệnh, cô liên tục chụp ảnh "tự sướng" với chúng
và chỉ quan tâm chiếc điện thoại di động của mình. Hay một người khác khi đến cũng
đề nghị người thân cầm điện thoại livestream hình ảnh mình tặng quà cho gia đình
anh Nghị. Khi điện thoại quay cận cảnh phong bì đựng tiền, có thể thấy rõ ràng tên,
số điện thoại và địa chỉ cửa hàng mỹ phẩm của người đó.

Vậy ở đây, liệu có hay khơng lịng tốt chân thành xuất phát từ tâm hay chỉ là
lịng tốt có mục đích, vì muốn đánh bóng tên tuổi và thương hiệu của cá nhân ? Xuất
phát từ mong muốn được tán thưởng của bản thân, mong muốn ấy ngày càng lớn dần,
một số thanh thiếu niên ngày càng lấn sâu vào thế giới “ảo” đó của mình. Và từ đó,
19


ngày càng nhiều hành động, nhiều chiêu trò, bất chấp sự thật, chân lý hay cả đạo đức,
họ trở nên “giả tạo” trên mạng xã hội của mình nhiều hơn, vơ tình biến bản thân thành
một phiên bản hồn tồn khác.
Vậy nhưng, những lời khen, những “thành tích” phù phiếm mà các bạn trẻ đó
nhận được trên mạng xã hội thực sự vơ ích, vơ nghĩa khi họ bước ra ngoài cuộc sống
thực. Bởi để đánh giá một con người - họ có giỏi, có chăm chỉ, có nỗ lực, có tốt bụng
nhân hậu thật sự hay khơng - hồn toàn là do tiếp xúc trực tiếp giữa người khác với
con người của họ ngoài đời thực. Ở trên mạng cái mọi người có thể thấy về họ chỉ là
qua những bức ảnh, nhưng ở ngoài đời, cái mọi người nhìn thấy thậm chí là tâm can
của họ.
2.2. Ngun nhân dẫn đến hiện tượng sống “ảo” trên mạng xã hi Facebook
của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
Bất kỳ vấn đề nào cũng có những nguyên nhân ảnh hưởng, dù đó là nguyên nhân
lớn hay nhỏ. Sống “ảo” cũng vậy, nó khơng phải tự nhiên mà có ở trong mỗi người
mà nó được hình thành theo thời gian, qua cách sử dụng mạng xã hội Facebook của
thanh thiếu niên hiện nay và sự nhìn nhận vấn đề của mỗi cá nhân. Qua việc tìm hiểu
và dựa vào kết quả khảo sát có thể đưa ra một số nguyên nhân nổi bật nhất dẫn đến
hiện tượng sống “ảo” của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay.
Đầu tiên phải nói đến là tác dụng ngược của mạng xã hội Facebook. Công nghệ
phát triển là điều tốt mà xã hội mong muốn bởi sự phát triển của công nghệ đi liền với
sự đi lên của đất nước. Trong hồn cảnh đó, mạng xã hội Facebook đã xuất hiện ở
Việt Nam và nhận đượ c sự quan tâm, yêu thích từ mọi người bởi những tính năng
mới, hiện đại, tạo điều kiện cho người dùng tiếp nhận thơng tin, học tập, giải trí. Tuy

nhiên, xã hội phát triển nhưng con người lại chưa đủ ý thức để đi theo sự phát triển
đó, tiếp thu cái mới một cách có hệ thống đặc biệt là thanh thiếu niên nên họ hồn
tồn đánh lạc mình trong thế giới ảo, bỏ quên đi những tác dụng tích cực mà Facebook
mang lại, đi ngược lại với mục tiêu của sự phát triển công nghệ khiến họ rơi vào tình
trạng sống “ảo” trên mạng xã hội.
20


Thanh thiếu niên ngày nay sống rất nhạy bén, hiện đại, tiếp thu cái mới rất nhanh
và còn một khả năng đặc biệt nữa là bắt kịp xu hướng. Tuy nhiên, bất cứ sự việc gì
cũng có hai mặt của nó, cho nên việc tạo ra xu hướng rồi chạy theo xu hướng của
thanh thiếu niên Việt Nam cũng không nằm ngồi quy luật đó. Các trào lưu trên mạng
xã hội rất nhiều, cái này lỗi thời ngay lập tức có cái mới thay thế, dường như khơng
bao giờ có điểm dừng, có những trào lưu thực sự tốt, đem đến cho thanh thiếu niên
những điều bổ ích, nhưng một số lượng lớn trào lưu lại gây tác động tiêu cực, trở nên
phản cảm, lố bịch. Thanh thiếu niên cảm thấy vui khi chạy theo những trào lưu đó,
khơng chỉ thu hút được nhiều sự chú ý mà vừa hay cịn thể hiện được mình là con
người hiện đại, nắm bắt được xu hướng của cuộc sống. Không ai biết được cụ thể họ
sẽ gặt hái được gì sau những lần bắt kịp trào lưu đó, chỉ có một điều chắc chắn là họ
sẽ ngày càng bị chìm sâu vào thế giới trên mạng xã hội, từ đó trở nên sống “ảo”.
Sự mơ mộng, mong muốn được nổi tiếng, được xã hội ngưỡng mộ, tôn thờ của
thanh thiếu niên cũng là một nguyên nhân dẫn đến sống “ảo”. Mong muốn nổi tiếng
không sai nhưng để trở nên nổi tiếng mà bất chấp tai tiếng, làm ra những hành vi trái
đạo đức, đi ngược với chuẩn mực xã hội để nhanh chóng nhận được sự chú ý từ mọi
người là khơng nên. Cảm giác được nhiều người quan tâm đối với họ thật tuyệt, họ tự
sống trong hào nhoáng từ những chiêu trò của bản thân, họ tự mơ mộng về độ nổi
tiếng của bản thân, họ ảo tưởng mình là nhất, được mọi người ngưỡng mộ và tôn thờ
khi nhận được nhiều lời khen ngợi khi họ sống “ảo” trên mạng xã hội.
Ngoài ra, thanh thiếu niên ngày nay rất thích thể hiện mình giỏi, mình đẹp.
Chúng ta hãy đánh giá năng lực của mỗi ngườ i thông qua những kết quả, thành công

mà họ đạt được nhưng nếu như năng lực không cho phép, không thể đạt được những
thành tích tốt như thế mà vẫn muốn thể hiện thì thanh thiếu niên ngày nay sẽ chọn
mạng xã hội là nơi để khoe khoang bởi trên đây không ai biết họ thực sự như thế nào,
chỉ có thể biết qua những điều mà họ đăng lên mạng xã hội. Thêm nữa là những bức
hình lung linh, xinh đẹp khi đã được chỉnh sửa kĩ càng khiến họ cảm thấy thật tự tin
khi đăng lên mạng xã hội và chờ đợi những lời khen có cánh, điều này làm cho họ
cảm thấy thật thích thú. D ần dần, họ cảm thấy việc làm này thật tốt, cho dù nó khơng
21


×