Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.29 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG HỮU ANH

TỘI NHẬN HỐI LỘ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG HỮU ANH

TỘI NHẬN HỐI LỘ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số

: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn


HÀ NỘI - 2016

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đặng Hữu Anh

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
1

MỞ ĐẦU


Chương 1:

LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH

5

SỰ VIỆT NAM

1.1.

Khái niệm về tội nhận hối lộ

5

1.2.

Đặc điểm pháp lý của tội nhận hối lộ

7

1.3.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội nhận hối lộ

8

1.4.

Lịch sử hình thành các quy định về tội nhận hối lộ trong pháp


9

luật hình sự Việt Nam
1.4.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ

9

trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.4.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ

14

sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
1.4.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ

16

trong Bộ luật hình sự năm 1985
1.4.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ

18

trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Chương 2:

CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT

20


HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1.

Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội nhận hối lộ

21

2.1.1

Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội nhận hối lộ

21

2.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ

25

2.1.3. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội nhận hối lộ

31

2.1.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ

34

4


2.2.


Các trường hợp phạm tội cụ thể

2.2.1. Phạm tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1

37
37

Điều 279 Bộ luật hình sự
2.2.2. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2

41

Điều 279 Bộ luật hình sự
2.2.3. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3

50

Điều 279 Bộ luật hình sự
2.2.4. Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4

52

Điều 279 Bộ luật hình sự
2.2.5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội nhận hối lộ

56

2.3.


57

So sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm về tham nhũng
khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

2.3.1. So sánh tội nhận hối lộ với tội tham ô tài sản

58

2.3.2. So sánh tội nhận hối lộ với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn

59

chiếm đoạt tài sản
2.3.3. So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn

59

gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Chương 3:

THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ CÁC GIẢI

61

PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI NHẬN HỐI
LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.


Tổng quan về tội nhận hối lộ trên thế giới

61

3.2.

Thực trạng về tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay

63

3.3.

Thực tiễn xét xử và những bất cập trong quá trình xử lý tội

69

nhận hối lộ
3.3.1. Những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ

75

3.3.2. Những bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế

77

3.3.3. Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ

78

3.3.4. Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát


79

3.3.5. Những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự về tội

81

nhận hối lộ

5


3.4.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và đấu

81

tranh phòng chống tội nhận hội ở Việt Nam hiện nay
3.4.1. Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ

82

3.4.2. Giải pháp trong việc thực hiện cơ chế quản lý kinh tế

83

3.4.3. Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ

84


3.4.4. Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát

86

3.4.5. Giải pháp về pháp luật hình sự

88

KẾT LUẬN

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
3.1


Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam

64

3.2

Tổng số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội nhận hối

70

lộ (2007 - 2013)
3.3

Thống kê xét xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội về tội nhận hối lộ theo Điều 279
BLHS (2007 - 2011)

7

73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trong bối cảnh đổi mới, Đảng và Nhà nước
đang từng bước đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu
vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đặc biệt
Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
vào năm 2007, đây là cơ hội tốt cho nước ta tăng cường phát triển, hợp tác
giao lưu với các nước trên thế giới. Bên cạnh những thành quả đã đạt được,

tình hình kinh tế - xã hội cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế, tiêu cực, đặc biệt
là vấn nạn tham nhũng đã trở thành nguy cơ lớn đe dọa và thách thức đến sự
tồn vong của quốc gia. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất
hiện từ rất lâu, đang có xu hướng diễn ra ngày càng phức tạp và phổ biến.
Tình trạng tham nhũng đang trở thành hiện tượng đe dọa sự ổn định của nền
chính trị và sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới không
chỉ ở Việt Nam. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, gây mất
đồn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân, làm
thối hóa bản chất của một số cán bộ công chức.
Nhận thức được tác hại và nguy cơ của nạn tham nhũng, ngay từ Đại
hội Đảng lần thứ VII, Đảng và Nhà nước đã xác định tham nhũng là một
trong bốn nguy cơ đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết
Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá:
Tình trạng tham nhũng, suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất
nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong hệ thống chính trị và
trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống
còn của chế độ ta [6, tr. 76].
Đồng thời Đảng và Nhà nước đã có những động thái thể hiện rõ quyết
tâm chống tham những như: ngày 10 tháng 12 năm 2003 ký công ước chống

8


tham nhũng của Liên hợp quốc, ngày 29 tháng 11 năm 2005 ban hành Luật
phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)… Bên
cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ban hành Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 về "Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Luật phịng, chống tham nhũng". Mục
tiêu của chương trình nhằm khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang

diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, nâng cao ý
thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán
bộ, công chức và mỗi công dân về cơng tác phịng, chống tham nhũng. Trong
các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong
cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng, nhằm đẩy lùi và hạn chế đến mức
thấp nhất các hậu quả xấu của tệ nạn tham nhũng.
Trong số các tội về tham nhũng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức thì tội phạm về hối lộ hết
sức được chú ý. Trong những năm gần đây, loại tội phạm này đang có những
diễn biến rất phức tạp. Một loạt những vụ án về hối lộ nghiêm trọng đã xảy ra
trong thời gian qua liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như:
thương mại, đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ pháp luật, thể thao, y tế… Mặt
khác tội phạm này đã tạo điều kiện hoặc cơ hội phát sinh nhiều loại tội phạm
khác như buôn lậu, đánh bạc, mua bán ma túy… Trong khi đó hoạt động áp
dụng pháp luật hình sự đấu tranh với loại tội phạm này vẫn cịn nhiều khó
khăn, vướng mắc và chưa đạt được nhiều kết quả. Một trong những nguyên
nhân gây khó khăn cho hoạt động xử lý tội phạm về hối lộ là do sự thiếu rõ
ràng và chưa hợp lý trong quy định của luật hình sự hiện hành về các tội
phạm này.
Vì những lý do trên, đấu tranh phòng chống tham nhũng, hối lộ đang
là mục tiêu cấp thiết và cực kỳ quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta. Việc
tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về

9


tội nhận hối lộ để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phịng chống
tệ nạn tham nhũng nói chung và hối lộ nói riêng là lý do cho sự cần thiết để
tôi lựa chọn đề tài "Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam" làm luận

văn thạc sĩ luật học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội
nhận hối lộ dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn
xét xử, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện các quy định về tội
nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ.
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát nêu trên, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội nhận hối lộ
- Nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự về tội nhận hối lộ
- Nêu lên thực trạng tội nhận hối lộ ở nước ta, thực tiễn xét xử và các
giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học và quy định
pháp luật hình sự hiện hành về tội nhận hối lộ, trên cơ sở đánh giá tình trạng
tội phạm và thực tiễn xét xử về tội này, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm này.
Đề tài nghiên cứu về "Tội nhận hối lộ" dựa trên cơ sở của Bộ luật hình
sự Việt Nam hiện hành tại Điều 279 và những tài liệu trong phạm vi pháp luật
Việt Nam có liên quan đến tội hối lộ. Ngồi ra, luận văn cũng so sánh tội
nhận hối lộ với một số các tội phạm về tham nhũng khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng những phương
pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, nghiên

10


cứu luật pháp trong mối quan hệ với triết học - chính trị - xã hội học, phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp quy

nạp - diễn dịch… Trong các phương pháp trên thì phương pháp phân tích luật
giữ vai trị quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng, thực tiễn xét xử và các giải pháp đấu tranh
phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay.

11


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ

Tham nhũng, hối lộ là căn bệnh mang tính phổ biến nhất của quyền
lực. Nó xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính
trị, có mặt trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý xã hội. Việt
Nam coi tham nhũng hối lộ là quốc nạn, cần phải chủ động phòng ngừa và
kiên quyết trừng trị bằng các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ. Vì vậy đấu
tranh chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm được Đảng và Nhà nước ta quy định từ rất sớm. Ở nước ta khái niệm
tham nhũng, hối lộ cũng xuất hiện từ rất lâu thông qua thuật ngữ "quan
tham, lại nhũng" tức là quan lại có các quyền hành vơ vét của cải của nhân
dân để làm của riêng. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học
thì: "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của
cải" [36, tr. 56]. Còn theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phịng, chống
tham nhũng năm 2005 có quy định: "tham nhũng là hành vi của người có

chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi" [21]. Như vậy có
thể coi tham nhũng là việc những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
hành vi tham ô, hối lộ vì động cơ vụ lợi. Trong số những tội phạm về tham
nhũng thì tội nhận hối lộ là một trong những loại tội phạm rất nguy hiểm,
không chỉ gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân mà cịn làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước. Việt Nam coi hối lộ là
"quốc nạn" cần phải chủ động phòng ngừa và trừng trị bằng các biện pháp
mạnh mẽ. Việc đấu tranh chống nạn tham nhũng là cuộc đấu tranh toàn diện
trên mọi lĩnh vực, trong đó việc xử lý tội nhận hối lộ là một việc rất quan trọng.
Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go và quyết liệt đặc biệt trong tình hình kinh
tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

12


Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì "hối lộ" được hiểu là: "Lén lút đưa
tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho
mình" [49, tr. 736]. Cịn trong tiếng Anh, hối lộ có nghĩa là "một dạng tham
nhũng, là hành vi đưa tiền hoặc quà nhằm thay đổi thái độ của người nhận".
Dưới góc độ chính trị, "hối lộ là một trong những loại bổng lộc của quyền lực
và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu có". Hiện tượng
hối lộ đang có xu hướng xảy ra nhiều nơi, đặc biệt là những nơi thiếu sự minh
bạch, đồng thời hối lộ cũng hủy hoại đạo đức và trách nhiệm của những người
thực thi công vụ, làm mất lịng tin của cơng chúng vào hoạt động cơng vụ...
Như vậy, chúng ta có thể thấy một điểm đặc trưng là "hối lộ" luôn thể hiện
bản chất của một hiện tượng tiêu cực và gây hậu quả nặng nề đến đời sống
kinh tế - xã hội. Tuy có các quan điểm tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản
đều thống nhất chung về hối lộ với nội dung cơ bản như sau: Hối lộ là việc sử
dụng một lợi ích nào đó tác động vào hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn để hành vi của người có chức vụ, quyền hạn diễn ra theo cách người đưa

hối lộ mong muốn.
Dưới góc độ khoa học luật hình sự ở nước ta, khái niệm "hối lộ" được
hiểu bao gồm ba loại hành vi phạm tội tương ứng với ba tội hối lộ cụ thể: tội
nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm mơi giới hối lộ. Trong đó tội phạm nhận
hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 279 Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999: nhận hối lộ là hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền
hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào… để làm hoặc khơng làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ" [20, tr. 217].
Giống như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ cũng được Nhà nước ta
quy định từ rất sớm. Tại Điều 1 Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy
định: Công chức nhận hối lộ bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp
đôi tang vật hối lộ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung cơng, người phạm tội cịn

13


có thể bị tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản. Tuy nhiên trong thời kỳ
này tội nhận hối lộ diễn ra ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn hiện
nay. Ngay từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và tiếp sau đó là
Bộ luật hình sự năm 1999 thì các quy định về tội nhận hối lộ đã được sửa đổi
bổ sung rất nhiều lần. Tuy vậy những quy định của pháp luật hình sự vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm
này trong tình hình hiện nay. Vẫn cịn rất nhiều trường hợp nhận hối lộ đặc
biệt nghiêm trọng nhưng do các yếu tố chủ quan và khách quan nên đã khơng
truy cứu trách nhiệm hình sự được, dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.
1.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA TỘI NHẬN HỐI LỘ

Về chủ thể: chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, là những
người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, cơ quan Đảng và trong

các tổ chức kinh tế Nhà nước. Chủ thể của tội nhận hối lộ được thực hiện do
người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng địa vị của mình để làm trái với nguyên
tắc, trái với nội dung công việc được giao để nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích
vật chất khác từ người đưa hoặc môi giới đưa hối lộ, gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, của công dân và thiệt hại đến lợi ích chung của tồn xã hội.
Về khách thể: tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của
cơ quan nhà nước, làm cho cơ quan nhà nước bị suy yếu, làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Về chủ quan: tội nhận hối lộ được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức
là người nhận hối lộ thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn và để
mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Về khách quan: người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà
mình có để làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và điều kiện để làm việc
đó là sẽ nhận một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa
hối lộ.

14


Như vậy, nhận hối lộ là hành vi thu lợi bất chính cho bản thân, việc
thu lợi này có thể trực tiếp hoặc thông qua trung gian để nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác. Giữa người nhận hối lộ với người đưa hối lộ hoặc
người môi giới đưa hối lộ có sự thỏa thuận trước. Thời điểm hồn thành tội
nhận hối lộ tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn đã thỏa thuận và
đồng ý sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỘI NHẬN HỐI LỘ

Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật tự

an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Tình
hình tham nhũng nói chung và tệ nạn nhận hối lộ nói riêng diễn ra rất phức tạp ở
nhiều lĩnh vực, các vụ án được phát hiện và đưa ra xử lý ngày càng tăng với tính
chất đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm
đoạt, thất thoát, số lượng đối tượng vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Trong đó
có nhiều cán bộ lãnh đạo đã lợi dụng chức quyền của mình để nhận tiền, tài
sản… nhằm bao che cho kẻ phạm tội, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của
tổ chức xã hội, của cá nhân, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan,
tổ chức, gây mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với quần chúng nhân dân.
Nếu như trước đây các vụ án tham nhũng, hối lộ thường xảy ra với
quy mơ nhỏ thì hiện nay tội phạm này đã xảy ra ở những địa bàn rộng lớn,
mang tính tổ chức và có sự liên kết chặt chẽ. Thủ đoạn phạm tội ngày càng đa
dạng và tinh vi. Bọn tội phạm đều lợi dụng những sơ hở trong chính sách
pháp luật để phạm tội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước,
của các tổ chức và cá nhân, ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động đúng đắn của cơ
quan nhà nước. Nhận thức được sự nguy hiểm của tội nhận hối lộ Đảng, Nhà
nước cùng tồn thể nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc phát hiện, đấu
tranh phòng ngừa tội nhận hối lộ. Nhưng tình hình thực tế cho thấy việc xử lý

15


các trường hợp phạm tội nhận hối lộ chưa được nhiều, vẫn mang tính nhỏ lẽ,
chưa thật sự là cuộc đấu tranh tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội
phạm này. Do vậy, việc nghiên cứu tội nhận hối lộ có ý nghĩa to lớn nhằm
đưa ra những giải pháp phịng ngừa một cách tồn diện để từ đó đấu tranh có
hiệu quả đối với loại tội phạm này, góp phần đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp
nhất các tội phạm về tham nhũng, hối lộ.
1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ

TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.4.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tham nhũng hối lộ là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm kể từ
khi có sự phân chia giai cấp và hình thành Nhà nước. Vì vậy trong lịch sử
việc đấu tranh phòng ngừa chống tham nhũng hối lộ cũng đã được giai cấp
thống trị của Nhà nước Việt Nam quan tâm.
Từ thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ X sau công nguyên
đất nước ta chịu sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, do vậy ở
thời kỳ này pháp luật Trung Hoa đã được áp dụng ở Việt Nam, chủ yếu là bộ
luật nhà Hán và nhà Đường. Trong khoảng thời gian này các quan lại phong
kiến phương Bắc đã có hành vi tham nhũng gây nên sự phẫn nộ trong dân
chúng, làm dấy lên các cuộc khởi nghĩa đấu tranh của nhân dân. Để giải quyết
hậu quả do tham nhũng gây nên, chính quyền đặt lệ phong hầu, cắt đất thưởng
cho những người có cơng trấn áp phản nghịch. Nhằm hạn chế tệ nạn tham
nhũng của các quan lại và sự nổi dậy của người dân thuộc địa, xoa dịu đi sự
căm phẫn của nhân dân ta, Nhà Hán đã ban hành sáu điều luật quy định cấm
các quan lại không được làm một số việc, ví dụ như: dùng thế lực để chiếm
đoạt ruộng đất của người dân, vơ vét của cải của dân, giết hại dân…
Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà họ Khúc, họ Đinh và thời kì
tiền Lê: khi đó Nhà nước Đại Cồ Việt được hình thành mang tính chất của

16


một Nhà nước phong kiến. Do Nhà nước ta trong thời kì này cịn yếu và đang
bị chiến tranh nên pháp luật hình sự trong thời kỳ này chưa được ban hành.
Đến khi thời nhà Lý lên nắm quyền trị nước thì Bộ luật Hình Thư mới được
ban hành. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, trong bộ luật này có

ghi nhận những hành vi tham nhũng của quan lại chức sắc phong kiến.
Pháp luật nhà Trần từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV: trong những năm
đầu nhà Trần sử dụng Bộ luật Hình Thư của nhà Lý để trị vì đất nước. Sau khi
lên ngôi được 5 năm, đến năm 1230 vua Trần Thái Tông đã ban hành bộ luật
mới với tên gọi Quốc triều Hình luật, đồng thời pháp luật nước ta thời kỳ này
đã từng bước được hình thành và phát triển. Mặc dù trong thời gian dài chịu
sự đô hộ của phong kiến phương Bắc nhưng pháp luật Việt Nam vẫn giữ được
những nét đặc trưng riêng.
Pháp luật hình sự Việt Nam thời nhà Hồ từ cuối thế kỷ XIV: Hồ Quý
Ly phế truất vua Trần lập nên nhà Hồ. Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Hồ
nghiêm khắc thời kỳ nhà Trần rất nhiều, nhưng do triều đại nhà Hồ tồn tại
trong khoảng thời gian ngắn chỉ được 7 năm (từ năm 1400 - 1407) nên chưa
ban hành được bộ luật hoàn chỉnh trong thời gian này.
Vào thế kỷ thứ XV, sau khi các cuộc khởi nghĩa do nhà Trần lãnh đạo
bị thất bại, Lê Lợi dưới sự trợ giúp của Nguyễn Trãi đã lãnh đạo nhân dân
giành chiến thắng. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ hạ lệnh "từ xưa đến nay, việc
trị nước phải có pháp luật, khơng có pháp luật thì sẽ loạn". Vì thế nhà Lê rất
coi trọng việc xây dựng pháp luật. Đến thời vua Lê Thái Tông đã xây dựng
pháp luật với việc bổ sung một số quy tắc nhằm xét xử các vụ kiện cáo và một
số quy định nghiêm cấm tệ nạn nhận hối lộ. Hoạt động lập pháp nói chung và
lập pháp hình sự nói riêng của nhà Lê được tiến hành thành công nhất là dưới
thời vua Lê Thánh Tông. Ở triều đại Lê Thánh Tông đã xây dựng được "Quốc
triều Hình luật" (cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức) nổi tiếng vào năm 1483 và
Hồng Đức Thiện Chính Thư là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hình sự.

17


Quốc triều Hình luật đã quy định rất chặt chẽ về hành vi tham nhũng hối lộ
đồng thời đưa ra các biện pháp chế tài rất nghiêm khắc. Tại Điều 137 Bộ luật

Hồng Đức quy định các tội về chức vụ như sau: "Những kẻ đến cầu cạnh với
quan chủ ty việc trái pháp luật và kẻ vì người khác mà đến cầu cạnh thay, đều
bị xử tội biếm hay phạt; quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vào tội làm trái
pháp luật, việc chưa thi hành thì xử tội biếm hay phạt" [46, tr. 63]. Tội nhận
hối lộ được quy định tại Điều 138 với khung hình phạt hết sức nghiêm khắc:
Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9
quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội
đồ hay lưu; từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc cơng
thần, q thần cùng những người có tài được dự vào hạng bát nghị
mà ăn hối lộ từ 1 quan trở lên đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan,
từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 quan đến 100 quan; từ 20
quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp
vào kho [46, tr. 64].
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hồng Đức:
Những người đưa hối lộ mà xét ra việc của họ có trái lẽ, thì
theo việc của họ mà định tội. Cịn người nào thật oan khổ vì muốn
cho khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người khơng phải việc
mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối
lộ hai bậc [46, tr. 65].
Pháp luật hình sự nhà Lê là khá hoàn chỉnh, đã phản ánh được những
đặc điểm của xã hội lúc bấy giờ. Trong cơng cuộc lập pháp thì Quốc triều
Hình luật được xem là bộ luật quan trọng nhất và có giá trị lịch sử trong
khoảng thời gian từ năm 1429 - 1789 và được coi là đỉnh cao của những thành
tựu lập pháp trong các triều đại trước đó.
Ở thế kỷ XVI, XVII, XVIII diễn ra các cuộc chiến tranh giữa nhà
Trịnh - Mạc, rồi đến cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn. Sau đó quân Tây Sơn đã

18



tiêu diệt ba tập đoàn Lê, Trịnh, Nguyễn trong nước và đánh thắng quân xâm
lược Xiêm - Thanh để thống nhất đất nước. Trong khoảng thời gian triều đại
Tây Sơn trị vì đất nước, Quốc triều Hình luật được sử dụng như một bộ luật
chính thống nhưng được sửa đổi trong một số lĩnh vực kinh tế, tài chính.
Những hành vi tham nhũng, hối lộ được coi là tội phạm vẫn bị xử lý theo điều
luật được quy định trong Quốc triều Hình Luật. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh
bại quân Tây Sơn lên ngôi vua. Trong khoảng thời gian này Nguyễn Ánh rất
quan tâm đến việc xây dựng pháp luật. Vua giao cho tổng trấn Bắc Thành
là Nguyễn Văn Thành biên soạn "Hoàng Việt Luật lệ" (gọi là Bộ luật Gia
Long) đến năm 1811 thì hồn thành và có hiệu lực từ năm 1813. Bộ luật Gia
Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22
cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do
tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh nhưng kỳ thực là chép luật
của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều. Chương "Hình luật" chiếm tỉ lệ lớn,
đến 166 điều trong khi những chương khác như "Hộ luật" chỉ có 66 điều cịn
"Cơng luật" chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm
khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn, yêu thư".
Tuy nhiên, Bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều
luật nghiêm khắc để trừng trị tham quan. Tất nhiên, đến các đời vua sau Gia
Long, bộ luật này cũng được chỉnh sửa và cải tiến nhiều, nhất là dưới thời vua
Minh Mạng. Để bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước phong
kiến, pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn đã giành tới 9 Điều quy định về tội
nhận của đút lót như Điều 312 quan lại nhận của tiền, Điều 314 nhận của tiền
sau khi xong việc. Đáng chú ý, pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn đã cấm quan lại
không được mua sắm ruộng, nhà tại địa phương nơi mình làm việc. Từ phân
tích trên cho thấy pháp luật hình sự thời nhà Nguyễn mặc dù chịu ảnh hưởng
của pháp luật hình sự phong kiến Trung Quốc rất nặng nề, nhưng cũng đã tiếp
thu được giá trị lập pháp hình sự của thời kỳ nhà Lê và bên cạnh đó có những

19



sáng tạo nhất định thể hiện kỹ thuật lập pháp hình sự ở trình độ cao so với các
nước trong khu vực.
Như vậy, từ thời phong kiến trên phương diện pháp luật thì vấn đề đấu
tranh chống những hành vi tham nhũng, hối lộ đã được đặt ra. Tuy nhiên, việc
đấu tranh chống tham nhũng ở nhà nước phong kiến vẫn còn những hạn chế
nhất định. Đây cũng là một đặc điểm của Nhà nước phong kiến mà ở đó vẫn
tồn tại chế độ bóc lột.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược năm 1858: Pháp thực hiện chính
sách "chia để trị", chia đất nước Việt Nam thành ba sứ với ba chế độ chính trị
khác nhau. Bắc Kỳ là đất nước nửa bảo hộ đặt dưới quyền cai trị của viên
thống sứ người Pháp. Ở Trung Kỳ triều đình bù nhìn vẫn được duy trì với
danh hiệu "chính phủ Nam Triều" nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay
viên khâm sứ người Pháp là chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Ở Nam Kỳ
là đất nước thuộc địa, không cịn phụ thuộc vào triều đình Huế. Tại Nam Kỳ
theo Điều 11 sắc luật ngày 25/7/1884 Bộ luật Gia Long được áp dụng đối với
người phạm tội là người bản xứ, trong sắc lệnh ngày 16/3/1890 thực dân Pháp
quy định từ thời điểm này các tòa án ở Nam kỳ phải áp dụng luật hình sự của
Pháp thay cho Bộ luật Gia Long, ngoại trừ trường hợp luật hình sự của Pháp
chưa dự liệu được. Ở Bắc Kỳ, nghị định ngày 02/12/1921 của tồn qn Đơng
Dương đã cho áp dụng luật hình An Nam. Ở Trung Kỳ, sắc lệnh số 43 ngày
31/7/1893 của Bảo Đại đã ban hành Hoàng Việt Luật. Trong Luật hình An
Nam gồm 40 chương với 233 điều đã dành Chương XI quy định về những
người chức dịch phạm tội, trong đó quy định tội nhận hối lộ tại Điều 71:
Những người chức dịch nhận những của lót hay nhận lời hứa của người ta,
hay là lễ trình để làm những việc thuộc về chức phận mình phải làm, mà việc
ấy chiếu lệ không được lấy tiền. Hay là đã nhận tiền, nhận lời mà bỏ không
làm phận sự mình nên làm, xét ra quả có chứng cớ, phải phạt giam từ 1 đến 5
năm và phạt bạc từ 80 đồng đến 120 đồng, lại phải cấm quyền công dân.


20


Tóm lại, trong suốt q trình dựng nước và giữ nước, pháp luật của
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quy định những hành vi tham nhũng, hối
lộ và có các chế tài hình phạt rất nghiêm khắc để trừng trị tội phạm này. Điều
đó cho thấy tội tham nhũng, hối lộ là loại tội phạm rất nguy hiểm được Nhà
nước Việt Nam trong lịch sử quan tâm từ rất sớm.
1.4.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, chính quyền
nhân dân cịn non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh
tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị Pháp - Nhật vơ vét xơ xác,
hậu quả của chiến tranh và thiên tai đã tàn phá nặng nề đất nước. Ở miền Bắc
có khoảng 2.000 quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa quân đồng minh
vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng mục đích của chúng là giúp đỡ bọn phản
động đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ làm tay sai cho
chúng. Ở miền Nam, quân đội Pháp được quân Anh hỗ trợ xâm lược đánh
chiếm Sài Gịn, rồi sau đó đánh mở rộng ra miền Bắc và Nam Trung Bộ.
Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn đó là:
diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm, đồng thời nhiệm vụ giữ
vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì
vậy ngay từ khi mới hình thành, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân
đã tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ đó. Sau ba ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản tun ngơn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, Nhà nước ta đã ban hành nhiều sắc lệnh. Trong đó có sắc lệnh số
223-SL ngày 17/11/1946 được ban hành nhằm trừng trị các tội nhận hối lộ,
đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ. Mặc dù được xây dựng trong
những năm đầu thành lập đất nước nhưng trong sắc lệnh này đã quy định hết

sức tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta lúc bấy giờ. Tuy nhiên do
tình thế hết sức khẩn trương không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm

21


pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói riêng nên
ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ
các luật lệ cũ, trong đó có Bộ luật Hình An Nam, Bộ Hồng Việt hình luật với
điều kiện khơng trái nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân
chủ cộng hịa. Văn bản có liên quan trực tiếp đến việc lợi dụng chức vụ để
phạm tội xâm phạm tài sản Nhà nước trong giai đoạn này phải kể đến sắc lệnh
số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định hướng dẫn các Tòa án trừng trị một số
một số tội phạm liên quan đến tài sản, sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 quy
định về việc trừng trị âm mưu hoạt động phá hoại làm thiệt hại đến tài sản của
Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính
sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ngày 21/10/1970 quy định về việc trừng trị các tội phạm xâm phạm
tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản công dân bằng việc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của những người có chức vụ. Những văn bản này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội tham
nhũng nói riêng.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, Chính
phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc lệnh số 03
ngày 15/3/1976, sắc lệnh này quy định thêm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
và quy định tội nhận và đưa hối lộ. Đến năm 1979 trong bối cảnh Mỹ và các
nước thù địch khác ra sức bao vây, cấm vận, chúng ta phải đối phó với hai
cuộc chiến tranh quy mơ lớn ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Ngồi ra,
đất nước ta cịn phải đương đầu với những khó khăn chồng chất về kinh tế và
đời sống, tình hình tiêu cực nhất là tệ nạn hối lộ vẫn diễn biến hết sức phức

tạp. Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IV đã đề ra chủ trương "Kiên quyết đấu tranh những
mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội nhất là tệ nạn ăn cắp, hối lộ ức
hiếp quần chúng". Thể chế hóa nghị quyết của Đảng và trên cơ sở Hiến pháp

22


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/5/1981, Ủy ban thường
vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Pháp lệnh này ra đời đã
thay thế các văn bản trước đó về tội hối lộ, lần đầu tiên trong pháp lệnh tội
đưa hối lộ và môi giới hối lộ được quy định tại điều luật một cách độc lập. Sự
ra đời của pháp lệnh là một sự kiện pháp lý quan trọng, góp phần giữ vững và
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, động viên và cổ vũ mọi cơng dân tích
cực đấu tranh chống tệ nạn hối lộ và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác.
Pháp lệnh thể hiện tinh thần đấu tranh rất mạnh mẽ và triệt để đối với tội nhận
hối lộ, trừng trị tội nhận hối lộ dưới nhiều hình thức, đồng thời thể hiện rõ
chính sách phân hóa cao trong xử lý. Điều đáng chú ý trong pháp lệnh này, tại
Điều 9 quy định một trường hợp đặc biệt: "Người nào bị ép buộc đưa hối lộ,
nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là khơng có tội".
Chính sự phân hóa cao độ đối với những đối tượng thực hiện hành vi nhận hối
lộ, đưa hối lộ, mơi giới hối lộ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khuyến khích
việc phát hiện tội hối lộ để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm thường
rất khó phát hiện này.
1.4.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trong Bộ luật hình sự năm 1985
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thành
tựu rất quan trọng trong một số lĩnh vực, cải tiến được một phần cơ cấu của
nền kinh tế xã hội, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới. Bên
cạnh những thành tựu đó chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và khuyết điểm

như chủ quan duy ý chí, duy trì q lâu mơ hình kinh tế quan liêu, bao cấp
nên khơng thực hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định tình hình kinh tế - xã
hội và đời sống nhân dân, pháp chế xã hội chủ nghĩa chậm tăng cường, pháp
luật kỷ cương bị buông lỏng. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hình
sự hiện hành khơng thể hiện tồn diện, đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước ta. Chính vì vậy việc ban hành Bộ luật hình sự trong thời kỳ này là

23


một vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì vậy, để thực hiện được các nhiệm vụ đó, ngày
27/6/1985 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa VII đã thơng qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986.
Bộ luật hình sự được ban hành là bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp
hình sự ở nước ta.
Bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển những thành tựu
của pháp luật hình sự Việt Nam nhất là từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945,
tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian trước
năm 1985 và dự báo được tình hình tội phạm trong thời gian tới. Đây là Bộ
luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta, Bộ luật này bao gồm có 2 phần: phần
chung và phần các tội phạm, tổng cộng có 20 chương với 280 điều, trong đó
quy định các tội về tham nhũng một cách tương đối đầy đủ tạo điều kiện cho
việc xử lý tội phạm tham nhũng.
Riêng trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội nhận hối lộ được quy định
tại Điều 226 đã được sửa đổi, bổ sung tới ba lần: lần thứ nhất vào năm 1991,
lần thứ hai vào năm 1992 và lần thứ ba vào năm 1997. Một mặt thể hiện sự
hoàn thiện pháp luật hiện hành theo các chuẩn mực của khoa học luật hình sự,
mặt khác cũng thể hiện sự vận động phù hợp với tình hình phát triển của xã

hội cũng như diễn biến thực tế của tình hình tội phạm nói chung và tội tham
nhũng hối lộ nói riêng. Mặc dù đã sau ba lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm đang
ngày một tinh vi và phát triển này. Nhiều trường hợp nhận hối lộ rất nghiêm
trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng, nhưng do quan điểm khác nhau về đánh
giá chứng cứ hoặc cách xác định các tình tiết của vụ án, về các dấu hiệu cấu
thành tội nhận hối lộ, nên khơng truy cứu trách nhiệm hình sự dẫn đến để lọt
tội phạm. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần phải có sự sửa đổi, bổ sung để có thể hoàn

24


thiện các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh phòng
chống tội phạm về hối lộ trong tình hình mới.
1.4.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ
trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh
đạo đã giành được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều khởi sắc, được nhân
dân ta và bè bạn quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi
cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, nền kinh tế thị trường cũng
làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức
tạp. Trước tình hình đó mặc dù Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ
sung ba lần, nhưng còn nhiều điểm bất cập, vướng mắc chưa đáp ứng được
nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn cịn
nhiều hạn chế, bố cục chương điều chưa hợp lý, nhiều hình phạt quá rộng dễ
dẫn đến tiêu cực trong việc xét xử. Đồng thời do Bộ luật hình sự đã nhiều lần
sửa đổi bổ sung nên đã khơng cịn là một chỉnh thể thống nhất.
Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 24/12/1999 Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật hình sự

năm 1999 (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999) thay cho Bộ luật hình sự năm
1985. Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời là kết quả của việc tổng kết thực tiễn
đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bộ luật hình sự này cịn thể hiện tồn diện
chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, đây là
công cụ sắc bén trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các
đồng bào người dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp
của cơ quan, bảo vệ trật tự xã hội… góp phần vào cơng cuộc đổi mới của đất
nước, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của

25


×