Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) lý luận chung về gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.41 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội

ĐỀ TÀI: Lý luận chung về gia đình và vai trị của người
phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng
Sinh viên thực hiện : Ngô Lê Thanh Tâm
Lớp
: K23KDQTE
Mã sinh viên

: 23A4050318

Hà nội, ngày tháng năm 2021


1

Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tơi đã từng đọc được một câu nói rất hay như thế này: “Có một nơi để về
đó là nhà, có những người để u thương đó là gia đình, và có cả hai đó là
hạnh phúc”. Đúng vậy, “gia đình là một tế bào xã hội”, là một tổ chức cộng
đồng nhỏ, có một nền thiết chế riêng và được hình thành trên quan hệ huyết
thống giữa các thành viên trong gia đình, trong đó hiện diện đầy đủ các quan
hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ
chức...Giữa thế giới rộng lớn, gia đình được xem như những viên gạch đỏ xếp
chồng lên nhau kiến tạo ra một ngôi nhà xã hội kì vĩ. Do đó, sự trường tồn của


mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và trình độ phát triển
của mỗi gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... Nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng
tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”
Trong thời đại hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội với rất nhiều
vấn đề mới nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình cũng có những biến đổi phức
tạp.Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Xây dựng
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là
môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân
cách...con người và nền văn hóa Việt Nam”. Qua đó, càng khẳng định chắc
chắn rằng: “gia đình là một phạm trù thiết yếu, một vấn đề thời sự luôn được
quan tâm mạnh mẽ”.
Đối với gia đình, từ xưa đến nay khơng ai có thể phủ nhận được vai trò
của người phụ nữ. Nếu gia đình được coi là “tế bào của xã hội” thì người phụ
nữ lại chính là “hạt nhân” của tế bào này. Ảnh hưởng của người phụ nữ
không chỉ tác động mà còn quyết định đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc
sống gia đình. Một gia đình thực sự hồn hảo theo đúng nghĩa thì chắc chắn
khơng thể thiếu đi mảnh ghép của người phụ nữ.


2

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của gia đình cũng như vai trị của
người phụ nữ được nêu trên nên đề tài: “ Lý luận chung về gia đình và vai trị
của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay” đang được nhiều các
bạn sinh viên lựa chọn để tìm hiểu.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề gia đình với mục đích làm rõ vị trí,vai trị, những

biến đổi của gia đình và việc xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
• Làm rõ vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội
• Vai trị của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam
• Những định hướng xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề gia đình, vai trị của người phụ nữ trong gia đình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Gia đình, những biến đổi của gia đình trong sự hội nhập thế giới, vai trị
của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam giai đoạn hiện nay.
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề: “Chủ nghĩa
xã hội về vấn đề gia đình
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp như: thống nhất lơgic và lịch sử, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.
5.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp kiến thức chung về gia đình, ý nghĩa của gia đình đối với cá
nhân, xã hội.
Nhận thức được vai trị to lớn của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam.


3

Nội dung
Phần 1. Phần lý luận
1.1 Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội
1.1.1 Khái niệm

Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử
phát triển của loài người. Ngay từ những buổi đầu của lịch sử, khi con người
tách khỏi giới động vật và tự tổ chức cuộc sống với tư cách là một cộng đồng
độc lập, thì cũng là lúc con người tự tổ chức cuộc sống theo các mơ hình cộng
đồng nhỏ , đây được xem hình thức sơ khai của gia đình. Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất về gia đình, cịn tồn tại
nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống
chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ
hơn nhân và dịng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”.
Trong cuốn “ Giáo trình Gia đình học”, Hà Văn Tác (biên soạn), ĐH Mở
bán cơng Tp.Hồ Chí Minh, 2006 có viết: “Gia đình là một nhóm xã hội hình
thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân (vợ và chồng), quan hệ huyết thống
nảy sinh từ quan hệ hơn nhân đó (cha mẹ,con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại)
hay quan hệ nhận nuôi”. Còn trong “ Mùa lá rụng trong vườn”, Ma Văn
Kháng có viết những câu văn đầy chất thơ: “Gia đình là nơi thật quen thuộc
nhưng cũng thật tinh tế, phong phú, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Ôi cái vũng
tưởng là tĩnh lặng, cái vùng hay bị lãng quên trong mối quan tâm hàng ngày,
có ai ngờ lại là nơi khơi thuỷ…” [1, tr.345]
Tóm lại, ta có thể khái quát lại đặc điểm của gia đình như sau: “gia đình
là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế văn hố - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và
phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên”.
1.1.2 Vị trí


4

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hơi đặc biệt, được hình thành,

duy trì, củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Trong tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức” C.Mác đã đưa ra quan niệm về gia đình như sau:
“Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người cịn tạo ra những
người khác, sinh sơi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, đó là gia đình…”. Gia đình ra đời cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội
loài người, cùng với q trình tái tạo ra chính bản thân con người. Sự vận
động, biến đổi của gia đình phụ thuộc vào sự vận động và biến đổi của xã hội.
Gia đình “là sản vật của một chế độ xã hội nhất định, hình thức đó sẽ phản
ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó”
Trong suốt tiến trình hình thành và phát triển xã hội, gia đình cũng không
ngừng biến đổi để phù hợp với xu hướng của thời đại. Thực tế lịch sử cho
thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển lịch
sử khác nhau với các hình thức: ở thời đại ngun thuỷ có gia đình tập thểquần hơn, bước sang chế độ nơ lệ xuất hiện gia đình cá thể… Gia đình cá thể
dần trở thành một đơn vị kinh tế riêng lẻ, kết cấu và quy mô thu hẹp hơn,
quan hệ vợ với chồng, cha mẹ với con cái. Từ sự phát triển ấy,bên cạnh
những mặt tiến bộ thì cũng dần mọc lên các tệ nạn xã hội đáng phê phán như
ngoại tình, mại dâm…
Gia đình là sản phẩm phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại. Với tư cách
là “tế bào của xã hội”, gia đình biến đổi có tác động đến tiến trình thay đổi
của xã hội. Gia đình tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất hàng
hóa đến tiêu thụ sản phẩm; từ việc tái tạo ra con người đến việc đào tạo, bồi
dưỡng con người. Và ngược lại, các quá trình sản xuất, tiêu dùng, cải tiến và
sử dụng công cụ lao động, giáo dục và đào tạo,... đều tác động trở lại gia đình,
củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu gia đình. Từ đó càng nhấn
mạnh thêm vai trị to lớn của gia đình đối với xã hội.Và tất nhiên, gia đình
hạnh phúc, hồ thuận thì xã hội mới ổn định và phát triển.


5


Gia đình cịn được xem như sợi dây kết nối giữa gia đình với xã hội.
Thơng qua các thành viên trong gia đình, mỗi các nhân có thể nắm bắt được
nguồn thông tin đa chiều, phát triển nhận thức đầy đủ và toàn diện, phát huy
năng lực của bản thân. Thơng qua các hoạt động quản lí xã hội, con người tự
ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó,ý thức cơng dân được nâng
cao, và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội càng chặt chẽ.
“Hạnh phúc nhất là sau một quãng thời gian dài cố gắng và nỗ lực bạn
trở về với mái hiên nhà, nơi có bố mẹ và gia đình. Cùng nhau ăn bữa cơm đầy
mùi vị, cùng kể nhau nghe những câu chuyện trong quá khứ, những dự định
trong tương lai”. Đó là lí do vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình chúng ta đều
nghĩ đến “tổ ấm” của mỗi người. Gia đình là nơi ni dưỡng, vun đắp tâm
hồn, là nơi diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, giữa
cha mẹ với con cái…Đó là nơi để dựa dẫm, để sẻ chia, để sống thật với lịng
mình. Khơng một nơi nào có thể bao dung ta vơ điều kiện đến như thế. Chỉ
khi tìm về với gia đình, bản thân mới cảm thấy an yên và hạnh phúc. Vì vậy,
việc giữ gìn nét đẹp truyền thống và xây dựng gia đình mới là một trong
những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.1.3 Chức năng của gia đình
Gia đình gồm có những chức năng cơ bản sau:
• Chức năng tái sản xuất ra con người
Tái sản xuất ra con người là chức năng xã hội cơ bản và đặc thù đầu tiên
của gia đình. Cùng với tái sản xuất ra của cải vật chất, tái sản xuất ra con
người là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội.
Ăngghen đã viết: “ Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử,
quy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân
sự sản xuất đó có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm,
quần áo, nhà ở và các công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác
là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự di truyền nòi giống”.



6

Chức năng này bao gồm các nội dung: duy trì giống nòi, tái sản xuất sức
lao động của các thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động, chăm sóc
và ni dưỡng trẻ em, người già, người tàn tật…trong gia đình. Việc thực
hiện chức năng tái sản xuất ra con người cịn có tác động trực tiếp tới sự phát
triển dân số và nguồn lực lao động của quốc gia.
• Chức năng kinh tế
Hoạt động kinh tế và tổ chức tiêu dùng là chức năng tự nhiên của mọi
gia đình trong mọi thời đại. Việc thực hiện chức năng này nhằm tạo ra những
điều kiện vật chất thuận lợi, đảm bảo cho sự tồn tại và nâng cao chất lượng
cuộc sống của mỗi gia đình, đáp ứng nhu cầu phát triền ngày càng cao của xã
hội. Dưới góc độ dân số và phát triển, kinh tế gia đình phát triển vững chắc sẽ
tạo ra cơ sở vật chất cần thiết để nâng cao chất lượng dân số.
• Chức năng tiêu dùng
Việc tiêu dùng của gia đình hướng vào mua sắm những sản phẩm phục vụ
đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của các thành viên trong gia
đình. Chức năng này phục thuộc vào thu nhập và sự đóng góp của các cá nhân
trong hoạt động kinh tế gia đình và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, thực
tế cho thấy việc tiu dùng từ vật chất đến tinh thần ngày càng mở rộng và đa
dạng, đáp ứng nhu cầu, sở thích của cá nhân.
• Chức năng giáo dục
Gia đình là nơi con người được sinh ra, được ni dưỡng và phát triển nên
gia đình chính là trường học sơ khai của mỗi người. Chức năng giáo dục của
gia đình là một chức năng quan trọng, chịu sự chi phối và tác động mạnh mẽ
bởi các điều kiện kinh tế- xã hội, đặc điểm về văn hố, đạo đức, lối sống…của
dân tộc. Giáo dục gia đình bao gồm các nội dung cơ bản: giáo dục tri thức về
tự nhiên, xã hội và con người; giáo dục đạo đức, kĩ năng, kinh nghiệm sống;
giáo dục các giá trị văn hố dân tộc… Giáo dục gia đình là một chức năng cơ



7

bản của gia đình, nhưng đồng thời cũng là chức năng của xã hội. Vì vậy,
chăm lo, tạo điều kiện hỗ trợ, định hướng, điều chỉnh để các gia đình, các
công dân…thực hiện tốt chức năng giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của
gia đình, của Đảng, Nhà nước và của các đồn thể chính trị- xã hội.
• Chức năng cân bằng nhu cầu tâm sinh lí và tình cảm
Cân bằng và thoả mãn những thiếu hụt trong nhu cầu tâm sinh lí, tình cảm
mỗi con người là chức năng rất cơ bản của gia đình. Xã hội ngày càng phát
triển, các hoạt động công việc của con người đáp ứng yêu cầu khách quan của
kinh tế thị trường, của nhịp sống trong xã hội hiện đại khiến chức năng này
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Gia đình là nhà, là bạn, là niềm vui, là
hạnh phúc. Đó là nơi ra đi và cũng là chốn trở về sau những vấp ngã, những
tủi hờn, những tháng ngày gồng mình vất vả. Với việc thực hiện chức năng
này, trong gia đình, người già được chăm sóc, trẻ em được bảo vệ và phát
triển đầy đủ, tránh các tệ nạn xã hội.
Như vậy, gia đình là thiết chế đa chức năng. Mọi thành viên trong gia
đình đều có trách nhiệm vun đắp tổ ấm, đều phải tham gia vào thực hiện các
chức năng gia đình tuỳ vào mức độ, khả năng khác nhau. Thông qua việc thực
hiện các vai trị, chức năng trên đây mà gia đình tồn tại và phát triển, đồng
thời tác động đến tiến độ chung của cộng đồng (làng, xã, khu phố...) và xã
hội. Các chức năng thực hiện trong sự thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Dĩ nhiên,
việc phân chia các chức năng của gia đình chỉ là tương đối. Ở các giai đoạn
lịch sử khác nhau, những nội dung của mỗi chức năng được biến đổi phù hợp
với những điều kiện cụ thể, với q trình phát triển xã hội. Do đó, trong quá
trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm sớm đưa nước ta trở thành một nước phát
triển thì việc xây dựng gia đình có vai trị hết sức quan trọng và cần được các
cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, cũng như có chính sách phù hợp
cho sự phát triển tiến bộ, cơng bằng và thịnh vượng của gia đình.

1.2 Vai trị của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay


8

1.2.1 Đôi nét về người phụ nữ Việt nam trong phong trào đấu tranh bảo vệ Tổ
Quốc .
Phụ nữ là một lực lượng cơ bản của xã hội nói chung và là một trong
những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội Việt Nam nói
riêng. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng vì sự tồn vẹn lãnh thổ, đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai lũ lụt, duy trì nịi giống Lạc Việt, đã
kiến tạo nên những đức tính quý báu mang bản sắc truyền thống dân tộc ở
người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ anh hùng, bất khuất, không
chỉ trong đấu tranh vũ trang; trung hậu, đảm đang, cần cù khơng chỉ trong
cuộc sống gia đình mà người phụ nữ Việt Nam đã khẳng định mình trong
nhiều lĩnh vực và đang được xã hội thừa nhận một cách đáng kể, khác biệt
khá rõ so với láng giềng Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản… Truyền thống
:"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" được khởi nguồn từ thời Bà Trưng, Bà
Triệu - những người phụ nữ đầu tiên đã vùng lên cùng toàn dân đánh đuổi
quân xâm lược phương Bắc, thể hiện ý chí hào hùng, sức mạng to lớn của dân
tộc Việt Nam và cũng là biểu tượng cho sự anh dũng của người phụ nữ. Phụ
nữ luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái, dũng cảm và đầy tính sáng tạo. Bước
vào thời kỳ lịch sử hiện đại, ngay từ những ngày đầu lãnh đạo cách mạng,
Đảng ta đã coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận của sự nghiệp
cách mạng quan trọng hàng đầu của dân tộc.
1.2.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay
Thật khó có thể kể hết những gì mà phụ nữ đóng góp cho gia đình và xã
hội. Thật khó có thể tưởng tượng thế giới sẽ trở nên tồi tệ như thế nào nếu
thiếu vắng đi người phụ nữ. Thế giới khơng có phụ nữ sẽ dẫn đến mất câng
bằng giới tính, kéo theo sau đó là mất cân bằng về mặt tình cảm, tâm sinh

lí…và như thế việc duy trì tự tồn tại của xã hội là không thể. Chúng ta luôn
cảm thấy tự tin hơn, hạnh phúc hơn khi biết bên cạnh chúng ta ln có những
người mẹ tận tâm, những người vợ thuỷ chung. Trước hết, chúng ta phải thừa


9

nhận vị trí hết sức quan trọng và cần thiết của người phụ nữ trong gia đình.
Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người
vợ đúng mực, họ ln ln tìm cách thấu hiểu, sẵn sàng chia sẻ những ngọt
bùi đắng cay cùng người đàn ông. Họ nỗ lực vun vén, xây dựng và bảo vệ
hạnh phúc gia đình. Có đơi lúc, chính những người vợ, những người bạn đời
đầu ấp tay gối ấy đã những lời khuyên, lời động viên thiết thiết thực giúp
chồng trong cơng việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng
nên ông bà ta mới có câu “của chồng cơng vợ” hay “đằng sau sự thành cơng
của người đàn ơng là bóng dáng của người phụ nữ”. Họ là những người mẹ
hết lịng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo.Nhà
thơ Nguyễn Duy đã có câu thơ viết về mẹ như sau:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Cũng khơng đi hết những lời mẹ ru”
Tình cảm của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, một thứ tình cảm
đẹp đến mãnh liệt.Một người phụ nữ suốt đời tận tuỵ vì gia đình, vì chồng vì
con quên đi bản thân mình. Đến đây, có lẽ trong tâm tưởng của chúng ta sẽ
liên tưởng đến một câu nói rất hay mà thấm thía thế này: “ Miếng thịt thì để
phần chồng, miếng xương mẹ gặm, miếng lịng phần con”. Người mẹ ln
sẵn sàng hi sinh những lợi ích của bản thân với ước nguyện cho gia đình êm
ấm, con cái trưởng thành và thành công trong cuộc sống.
Trong thời kì Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố, trước tác động của bối cảnh
hiện nay vai trò của người phụ nữ càng được khẳng định một cách rõ nét hơn
bao giờ hết. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ cịn tích

cực tham gia các hoạt động của cộng đồng xã hội. Phụ nữ có mặt hầu hết ở
các công việc mà trước đây chỉ phái nam mới đảm nhiệm và nắm giữ chủ chốt
các vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà
khoa học nổi tiếng, những nhà quản lí năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có
mặt của người phụ nữ là yếu tố bắt buộc không thể thiếu như ngành dệt, công


10

nghiệp dịch vụ, may mặc…Mỗi người phụ nữ tạo ra bản lĩnh riêng,phát huy
sức mạnh của bản thân. Họ chứng minh cho mọi người thấy, chính họ, chính
những người phụ nữ từng bị coi là “ chân yếu tay mềm” đang khơng ngừng
nỗ lực để đúng với câu nói” tài sắc vẹn tồn”. Họ là những cơng dân ưu tú,
giúp ích cho xã hội đồng thời cũng là người vợ hiền, người mẹ tận tâm, là
ngọn lửa quy tụ cả gia đình.
Với những đóng góp và sự hiến dâng của mình, vai trị của người phụ nữ
có một ý nghĩa thiết yếu và dĩ nhiên khơng ai có thể thay thế được họ. Bởi họ
là những vẻ đẹp của cuộc sống, là tinh thần của nhân loại, là nguồn hạnh phúc
lớn lao của gia đình. Họ là cơ sở cho một cuộc sống bền vững và hạnh phúc.
1.3 Những định hướng để xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội
Xã hội phát triển buộc con người cũng phải vận động theo xu hướng đi
lên. Muốn đất nước hưng thịnh, đổi mới phải bắt đầu từ những yếu tố cơ bản
đó chính là gia đình- nền tảng của xã hội. Vì vậy, xây dựng gia đình mới là
việc tất yếu, gắn với những biến đổi toàn diện của xã hội
Thứ nhất, xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải dựa trên cơ sở
kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt
Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình.
Thứ hai, thực hiện hôn nhân tiến bộ là một trong những phương hướng
quan trọng để hình thành gia đình mới hồ thuận- bình đẳng- dân chủ- hạnh
phúc.

Thứ ba, các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng, thương u
và có trách nhiệm với nhau, qua đấy cùng sẽ chia gánh vác cơng việc gia
đình.
Thứ tư, trên cơ sở gia đình hồ thuận, xây dựng tốt các quan hệ với cộng
động, tổ chức bên ngoài cộng đồng.


11

Thứ năm, việc cần đảm bảo quyền tự do ly hơn là một trong những
phương hướng xây dựng gia đình mới của xã hội chủ nghĩa.
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1 Liên hệ thực tế
Như khái niệm về gia đình nói chung, gia đình Việt Nam nói riêng cũng là
nơi chung sống giữa những người có cùng quan hệ huyết thống, hơn nhân dựa
trên cơ sở pháp luật thừa nhận với đầy đủ các chức năng đặc trưng của gia
đình. Song gia đình Việt Nam cũng có những nét văn hố riêng biệt. Gia đình
truyền thống Việt Nam được cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường
như bất biến, ít thay đổi, ra đời từ nơi văn hố bản địa, được gìn giữ nét đẹp
truyền thống tập tục và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Dưới tác động
mạnh mẽ của xu hướng tồn cầu hố, gia đình truyền thống Việt Nam cũng có
những bước chuyển mình nhất định, dẫn đến sự giải thể cấu trúc gia đình
truyền thống và thay thế vào đó bởi hình thái gia đình hạt nhân. Theo kết quả
điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, mơ hình gia đình hai thế hệ (gồm cha
mẹ và con cái) tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm tới 63,4%. Do có sự
va chạm giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại nên ít nhiều đã có tác
động tới suy nghĩ, quan điểm của mỗi người. Nếu trước kia người ta thường
quan niệm: “con cái là lộc trời cho, có càng nhiều càng tốt” thì bây giờ có một
sự chuyển đổi rõ rệt trong nhận thức về số con, số thành viên trong gia đình.
Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam (2006), tỉ lệ số người đồng ý rằng gia

đình phải có nhiều con chiếm tỉ lệ khá thấp (18,6% người cao tuổi, 6,6%
người độ tuổi 18 - 60 và 2,8% vị thành niên), tuy nhiên quan niệm “gia đình
nhất thiết phải có con trai” vẫn được một bộ phận đáng kể người dân ủng hộ
(gần 37% người độ tuổi 18 - 60), trong đó nhóm dân số nghèo có nhu cầu sinh
con trai nhiều hơn nhóm dân số giàu (45,5% ở nhóm có thu nhập thấp nhất,
26% ở nhóm có thu nhập cao nhất). Lí do chủ yếu vẫn là “để có người nối dõi
tơng đường” (85,7%), “để có nơi nương tựa lúc tuổi già” (54,2%) và “để có


12

người làm việc lớn, việc nặng” (23,4%)… Dù thế, đã có khoảng 63% người
trong độ tuổi 18 - 60 cho rằng khơng nhất thiết phải có con trai, số lượng con
cái trong gia đình có xu hướng giảm dần, điều kiện kinh tế gia đình được cải
thiện. Điều đó cho thấy đại đa số người dân đã tự nhận thức được giá trị của
con cái trong cuộc sống gia đình nói chung, chứ khơng chỉ đơn thuần thực
hiện theo qui định của chính sách dân số. Ngày nay, người Việt Nam ta đã có
suy nghĩ khá phóng khống trong việc kết hơn và sinh con. Chúng ta khơng
khó để bắt gặp một cặp đơi nọ có quan hệ trước hơn nhân, rồi một người phụ
nữ mang thai khi chưa được chính thức cưới hỏi…Và sau đó, họ sẵn sàng rời
xa nhau khi cảm thấy chán nản, khi khơng cịn tình cảm, khơng có ràng buộc
gì với nhau.Nạn bạo hành gia đình, những vết sẹo tinh thần ngày càng có dấu
hiệu tăng lên. Nó khác hồn tồn với thuần phong mĩ tục của một Đất nước
gắn với nền văn minh lúa nước nhưng lại được chấp nhận, và dần trở thành
như một nhu cầu thoả mãn con người.Với tốc độ chóng mặt của q trình
Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố, tiêu chuẩn của việc giáo dục con cái cũng
được nâng cao hơn, năng lực của mỗi người đã có những bước cải tiến đáng
kể. Mỗi một gia đình Việt Nam đều đang tích cực thay đổi nhưng vẫn tn
theo tơn ti, trật tự chặt chẽ. Gia đình hạnh phúc dựa trên nền tảng hơn nhân
tiến bộ. Vợ chồng hồ thuận, con cái lễ phép, hiếu thảo, thương yêu nhau,

bình đẳng và đề cao tự do cá nhân. Như vậy, nói đến đây càng khơng thể
khơng nhắc đến vai trị của người phụ nữ trong gia đình. Người phụ nữ ngày
càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất, tiếp cận các nguồn lực
phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và thụ hưởng các lợi ích,
phúc lợi gia đình.Tuỳ thuộc vào phẩm chất, năng lực và sự đóng góp, người
phụ nữ có thể làm chủ về kinh tế, làm chủ gia đình đồng thời vẫn làm tròn
trách nhiệm và bổn phận của một người vợ, người mẹ. Ở họ vẫn hội tụ đầy đủ
đức tính chịu thương, chịu khó, cần cù, hết lịng vì gia đình như một nét đẹp
đặc trừng khi nhắc đến người phụ nữ trong gia đình Việt Nam. Qua đây có thể


13

thấy rằng người phụ nữ đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong gia
đình.
Trước cơng cuộc hội nhập và đổi mới, việc xây dựng gia đình mới song
vẫn giữ được nét đẹp truyền thống ở Việt Nam đã gặp khơng ít khó khăn, bao
gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực và gây ra khơng ít những mâu thuẩn phức
tạp. Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn và “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc…”(Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ
X) thì chúng ta cần phải phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình
truyền thống trong hoàn cảnh xã hội mới và đảm bảo quyền tự do dân chủ của
mỗi cá nhân trong gia đình. Ngồi ra chúng ta cần phải tập trung vào một số
vấn đề sau: có hệ giải pháp thiết thực để thực hiện tốt nhất Chiến lược củng
cố và xây dựng gia đình; có hệ chính sách hữu hiệu hỗ trợ phát triển kinh tế
hộ gia đình; phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí; có chính sách tích cực
tạo điều kiện để đồn tụ gia đình, gắn bó các thành viên gia đình; đẩy mạnh
cơng tác xóa đói giảm nghèo; tăng cường thực hiện công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình; đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống chính sách xã
hội đối với các gia đình chính sách; tiếp tục mở rộng tun truyền, phổ biến

kiến thức về giới góp phần thiết thực tạo lập sự bình đẳng giới trong gia đình
và xã hội. Đặc biệt, ngày 04/05/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG chọn ngày 28/06 hằng năm làm “ Ngày gia
đình Việt Nam” nhằm tơn vinh những giá trị truyền thống của văn hố gia
đình, đồng thời hướng tới xây dựng những chuẩn mực đạo đức, gia phong
mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Việc tổ chức Ngày gia đình
Việt Nam hàng năm chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta, dân tộc ta rất qua tâm tới
việc tôn tạo những giá trị gia đình trong quá trình phát triển đất nước, thực
hiện tiến bộ xã hội. Đây chính là một trong những nhân tố cơ bản để phát
triển xã hội và bảo tồnn giá trị của nền văn hoá dân tộc một cách bền vựng
trong tiến trình hội nhập quốc tế.


14

2.2 Liên hệ bản thân
Thật may mắn khi tôi vẫn được sống trong một gia đình hạnh phúc với
đầy đủ các thành viên. Có một người bố thân thương mỗi sáng tất bật đi làm
để lo cho kinh tế gia đình, một người mẹ tần tảo chăm lo từng miếng ăn giấc
ngủ, qn xuyến cơng việc trong gia đình. Có thể không giàu về tiền bạc
nhưng mọi người luôn giàu tình cảm, ln dành trọn tình u cho các thành
viên trong gia đình, và vẫn có đủ khả năng tự chủ về kinh tế. Người ta vẫn
thường hay nói: “ hạnh phúc là nguồn sống của mỗi người” và gia đình chính
là ngọn nguồn của niềm hạnh phúc ấy. Ở nơi được gọi là gia đình, tơi được
cảm nhận tình yêu thương, được chứng kiến cảnh sinh hoạt thường ngày rất
đỗi bình dị, được ni dưỡng dạy dỗ một cách đàng hồng mà khơng phải ai
cũng may mắn có được. Vì vậy xây dựng gia đình là trách nhiệm của mỗi
người, góp phần vào sự ổn định và phát triển của xã hội. Bằng tình yêu
thương, hãy chung tay tạo nên một gia đình hạnh phúc. Bằng sức lao động,
hãy làm cho gia đình sung túc, đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần. Biết

trân trọng, ra sức gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Kết luận
Gia đình mang trong mình sức ảnh hưởng to lớn, tác động đến sự hưng
thịnh của một quốc gia, sự phát triển của mỗi cá nhân con người. Dù cho xã
hội loài người có đạt đến nền văn minh tiến bộ cỡ nào thì cũng khơng thể phủ
nhận được vị trí, chức năng của gia đình cũng như vai trị quan trọng của
người phụ nữ trên thế giới nói chung và trong gia đình Việt Nam nói riêng.
Đảng và Nhà nước ta cần có sự quan tâm sâu sắc hơn đối việc việc xây
dựng gia đình mới, có sự khuyến khích trong chính sách phát triển doanh số,
kế hoạch hố gia đình.Tiếp tục hội nhập, học hỏi những tiến bộ về kinh tế,
văn hố trong cơng cuộc xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại, tích cực bài
trừ, tránh những lối sống tiêu cực, nét văn hố khơng phù hợp hợp truyền
thống, đặc trưng của con người Việt Nam.


15

Tài liệu tham khảo : Giáo trình CNXHKH của Học viện Chính trị Quốc gia



×