Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển anh c mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào sự vận dụng lý thuyết giá trị của c mác ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.28 KB, 16 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------------------------------------

TIỂU LUẬN MƠN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Đề bài 1: Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác
đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết
giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Phan Thị Thanh Chúc
Khóa/lớp: (tín chỉ) 5910.27+28_LT2
STT: 07
Ngày thi: 27/12/2021
Mã đề thi: 01

Mã sinh viên: 2173402011124
(Niên chế): CQ59/10.28
ID phòng thi: 5810582104
Ca thi: 13h30
Số trang:12 trang (không phụ lục)


MỤC LỤC
BÌA
A. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
B. NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh............... ..............3
1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ
điển..........................................................................................................................3
1.1. Hoàn cảnh ra đời......................................................................................3
1.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển...............................3


2. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh............... ..............4
2.1. Học thuyết kinh tế của William Petty.......................................................4
2.1.1. Sơ lược tiểu sử của William Petty................................................4
2.1.2. Nội dung lý thuyết giá trị ( giá trị lao động) của W.Petty.................4

2.2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith.........................................................6
2.2.1. Sơ lược tiểu sử của Adam Smith.......................................................6
2.2.2. Nội dung lý thuyết giá trị của Adam Smith ................................6
2.3. Học thuyết kinh tế của Adam Smith........................................................7
2.3.1. Sơ lược tiểu sử của David Ricardo............................................7
2.3.2. Nội dung lý thuyết giá trị của David Ricardo............................8

II. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ
điển Anh của C.Mác........... .....................................................................................9
1. Những hạn chế của lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ điển
Anh..............................................................................................................................9
2. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ
điển Anh của C.Mác.... .............................................................................................9
2.1. Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của C.Mác..............................10
2.2. Học thuyết giá trị thặng dư......................................................................11
III. Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện
nay.........................................................................................................................12
1.Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá của C.Mác.......................12
2. Một số vận dụng khác từ lý thuyết giá trị của C.Mác.............................13
C. KẾT LUẬN…................................................................................................14
Tài liệu tham khảo...............................................................................................15

1



A . LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh vào cuối thể kỷ XVIII, ở các nước Anh và Pháp học
thuyết kinh tế tư sản cổ điển xuất hiện. Vào thời kỳ này, sau khi tích lũy được
một số lớn tiền tệ, giai cấp tư sản tập trung vào phát triển lĩnh vực sản xuất. Vì
vậy các cơng trường thủ cơng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp phát triển mạnh mẽ, diễn ra việc tước đoạt ruộng đất của nơng dân, hình
thành giai cấp vơ sản và chủ chiếm hữu ruộng đất. Cùng với đó là sự tồn tại của
chủ nghĩa phong kiến vừa kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vừa làm
sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa tư bản và phong kiến. Bên cạnh đó, nếu thời kỳ chủ
nghĩa trọng thương, người ta chỉ tập trung vào khâu lưu thơng thì thời kỳ này đã
chuyển dần sang sản xuất. Nhiều vấn đề kinh tế được đặt ra của q trình sản
xuất vượt ra ngồi giới hạn giải thích của lý thuyết kinh tế trọng thương. Điều
này phải có lý thuyết kinh tế mới soi đường, và học thuyết kinh tế Cổ điến Anh
đã ra đời với một số đại biểu chủ yếu là các nhà kinh tế học William Petty,
Adam Smith, và David Ricardo. Lần đầu tiên các nhà kinh tế thuộc trường phái
này xây dựng hệ thống phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường, trong đó có học
thuyết giá trị - lao động. Học thuyết giá trị - lao động của các ông chứa đựng cả
những nhân tố khoa học và nhân tố tầm thường. Những nhân tố ấy đã được
C.Mác kế thừa và phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời
cơ và thách thức mới. Để thực hiện được những mục tiêu phát triển đất nước đòi
hỏi phải có sự am hiểu về lý luận kinh tế, với sự giải phóng tối đa lực lượng sản
xuất xã hội. Trong khi lý thuyết giá trị của C.Mác đến nay vẫn cịn ngun giá
trị thì sự vận dụng lý thuyết ấy để điều chỉnh và phát triển đất nước là thật sự
cần thiết.
Sau đây sẽ là một số lí luận và nội dung mà em đã tổng hợp liên quan tới
lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế và những nội dung được vận dụng vào hoạt
động thực tiễn của nước ta hiện nay. Trong quá trình làm bài em cịn nhiều thiếu
sót , kính mong thầy cơ góp ý để em rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận
sau. Em xin cảm ơn và chúc sức khỏe thầy cô!


2


B. NỘI DUNG
I. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh
1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
1. 1. Hoàn cảnh ra đời

Các học thuyết ra đời vào cuối thế kỷ XVII, khi các công trường thủ công
đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong ngành dệt, sau đó là cơng nghiệp khai
thác. Sự phát triển đó đã làm thay đổi kết cấu kinh tế xã hội trong từng nước.
Lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển dần từ lưu thông sang sản xuất. Học thuyết
phát triển mạnh trong TK1 XVIII và nửa đầu XIX. Cũng trong giai đoạn này,
thời kỳ tích lũy ban đầu của tư bản đã kết thúc, thay vào đó là thời kỳ tích lũy tư
bản, thời kỳ sản xuất TBCN2 bắt đầu.
Về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán phương thức
sản xuất phong kiến lỗi thời, khẳng định tính ưu việt hơn của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và tìm biện pháp bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát
triển nhanh hơn. Tất cả những điều kiện kinh tế xã hội đó đã chứng tỏ chủ nghĩa
trọng thương khơng cịn thích hợp, địi hỏi phải có lý luận mới để đáp ứng với sự
vận động và phát triển của sản xuất TBCN. Trên cơ sở đó, học thuyết kinh tế
chính trị tư sản cổ điển nói chung và học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Anh ra đời.
1.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển

Có ba đặc điểm nổi bật của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển:
Thứ nhất, thực hiện chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông
sang lĩnh vực sản xuất. Thứ hai, lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu
tượng hóa nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và các quy
luật vận động của quan hệ sản xuất TBCN. Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ tư tưởng tự

do kinh tế, đề cao tính quy luật trong nền kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà
nước vào kinh tế.
Kinh tế học cổ điển ra đời và phát triển mạnh mẽ nhất ở Anh và Pháp. Ở
Anh trước hết là W.Petty, ông được coi là người sáng lập trường phái kinh tế học
1
2

TK: Thế kỷ
TBCN: Tư bản chủ nghĩa

3


cổ điển nói chung, sau đó là A.Smith, linh hồn thực sự của kinh tế học cổ điển,
và đặc biệt là D.Ricardo, người phát triển các tư tưởng kinh tế học cổ điển đến
đỉnh cao nhất trước khi trường phái này bước vào giai đoạn khủng hoảng. Cuối
cùng đại biểu của kinh tế học cổ điển ở Pháp là Sismondi, người là ngôn ngữ đại
biểu của trường phái kinh tế học tiểu tư sản sau này .
2. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh

Theo Karl Marx kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William
Petty và kết thúc ở David Ricardo.
2.1. Học thuyết kinh tế của William Petty
2.1.1. Sơ lược tiểu sử của William Petty

W.Petty (1623-1687) là nhà kinh tế học người Anh. Ơng sinh trưởng trong
một gia đình thợ thủ cơng bình dân. Sau này trở thành đại địa chủ và nhà tư sản
lớn, ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực và có nhiều tài năng. Ơng là người đặt nền
móng cho mơn Kinh tế chính trị, được cho là “cha đẻ của kinh tế chính trị tư
sản cổ điển Anh”.

Về kinh tế, ơng viết nhiều tác phẩm có giá trị như: “Bàn về thuế khóa và
lệ phí” (1662), “Số học chính trị” (1676), “Bàn về tiền tệ” (1682). Về thế giới
quan triết học, ơng chống lại siêu hình nhưng là người theo chủ nghĩa duy vật tự
phát.Về phương pháp trình bày, ơng xuất phát từ hiện tượng cụ thể, phức tạp, đi
đến hiện tượng trừu tượng.
W.Petty trong thời kỳ đầu chưa thoát khỏi những ảnh hưởng tư tưởng của
CNTT3 nhưng trong thời kỳ cuối cùng thì khơng cịn dấu vết của CNTT. Ông
cũng là người đầu tiên nhấn mạnh tính chất khách quan của những quy luật tác
động trong xã hội tư bản.
2.1.2. Nội dung lý thuyết giá trị ( giá trị lao động) của W.Petty

W.Petty là người đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động của trường
phái KTCT4 tư sản Cổ điển Anh thông qua thuật ngữ “giá cả tự nhiên”. Ông là
người đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị,
“lao động là nguồn gốc thực sự của của cải”. Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và
3

CNTT: Chủ nghĩa trọng thương

4

KTCT: Kinh tế chính trị

4


lệ phí”(1662), W.Petty nghiên cứu về giá cả, ơng nêu ra nguyên lý giá trị – lao

động và 3 phạm trù về giá cả. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả
chính trị. Theo ơng, giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí để sản xuất ra

hàng hóa đó quyết định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí
đó. Giá cả chính trị do nhiều yếu tố chi phối nên khó xác định chính xác.
Như vậy, giá cả tự nhiên là giá trị hàng hố. Nó do lao động của người sản
xuất tạo ra. Lượng của giá cả tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động khai thác bạc.Việc phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả chính trị có ý nghĩa
to lớn. Đây là quan điểm đúng được nhiều nhà kinh tế kế thừa và phát triển. Giá
cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hố. Theo ơng, giá cả nhân tạo thay đổi
phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường.
Giá cả chính trị là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí lao động
để sản xuất hàng hố, nhưng trong những điều kiện chính trị không thuận lợi.
Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của W.Petty cịn chịu ảnh hưởng tư
tưởng CNTT. Ơng có luận điểm nổi tiếng“Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi
của cải ”luận điểm này mâu thuẫn về quan điểm giá trị của hàng hóa của ơng. Về

phương diện của cải vật chất, đó là cơng lao to lớn của ông. Nhưng ông lại xa
rời tư tưởng giá trị – lao động khi kết luận“Lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên
của giá cả mọi vật phẩm” tức là cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị.

Ngồi ra ơng cịn nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp,so
sánh lao động trong thời gian dài, đưa ra những lý thuyết khác như lý thuyết
tiền, lý thuyết tiền lương, lý thuyết địa tô và lợi tức, đều là những lý thuyết rất
có giá trị.
2.2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith
2.2.1. Sơ lược tiểu sử của Adam Smith

Adam Smith (1723-1790) là nhà KTCT5 cổ điển nổi tiếng, lý thuyết của
ông đã mở ra giai đoạn phát triển mới của KTCT học. Ông sinh trưởng trong
một gia đình viên chức thuế quan. Năm 14 tuổi, Adam Smith theo học hai
trường đại học Oxford và Cambridge. Từ 1751 đến 1764, ông là giáo sư của Đại
học Glasgow. Năm 1765, ông đi du lịch ở các nước châu Âu, ở Pháp ông gặp gỡ

5

KTCT: Kinh tế chính trị

5


và tọa đàm với nhiều nhà Trọng Nông. Sau khi ở Pháp về (1766), ông tập trung
viết tác phẩm nổi tiếng “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các
dân tộc”(1776), tác phẩm này đã làm ông nổi tiếng trên thế giới.

Adam Smith đã phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực KTCT học. Công lao của ông là tiếp tục phương pháp trừu tượng hóa. Tuy
nhiên, phương pháp luận của Adam Smith mang tính hai mặt, vừa khoa học vừa
siêu hình. Phương pháp luận này có ảnh hưởng sâu sắc đến KTCT học tư sản
sau này. Ông dành phần lớn cuộc đời cho nghiên cứu khoa học. Ông là nhà tư
tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, nhà kinh tế học của thời kỳ công trường thủ
công và nhà bác học tài năng, khiêm tốn giàu tính nhân đạo và trung thực.
2.2.2. Nội dung lý thuyết giá trị của Adam Smith

So với W.Petty, lý thuyết giá trị – lao động của A.Smith có bước tiến đáng
kể. Trước hết, ơng chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị,
lao động là thước đo cuối cùng của giá trị. Ông phân biệt sự khác nhau giữa giá
trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá
trị trao đổi. Khi phân tích giá trị hàng hố, ơng cho rằng, giá trị được biểu hiện ở
giá trị trao đổi của hàng hoá, trong quan hệ số lượng với hàng hoá khác, cịn
trong nền sản xuất hàng hố phát triển, nó được biểu hiện ở tiền. Ông chỉ ra
lượng giá trị hàng hố là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định và
đưa ra 2 định nghĩa về giá cả là giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Về bản chất,
giá cả thị trường là biểu hiện tiền tệ của giá trị.

Theo ông, giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị, có tính khách
quan, cịn giá cả thị trường là giá bán, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quan
hệ cung-cầu, độc quyền. Ông cho rằng khi năng suất lao động tăng thì giá trị
hàng hóa giảm. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị–lao động của A.Smith cịn có hạn
chế. Ơng nêu lên 2 định nghĩa: Thứ nhất, giá trị do hao phí lao động sản xuất ra
hàng hố đó quyết định. Thứ hai, giá trị hàng hóa được quyết định bởi số lượng
lao động có thể mua được hàng hố này. Còn trong nền kinh tế TBCN, giá trị do
các nguồn thu nhập tạo thành, nó bằng tiền lương cộng với lợi nhuận và địa tô.
Tư tưởng này chưa nhất quán và xa rời lý thuyết giá trị – lao động.
6


Ngồi ra ơng cịn nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết khác như lý
thuyết trật tự tự nhiên (bàn tay vơ hình), phân cơng lao động, tiền lương, lợi
nhuận lợi tức, địa tơ, thuế khóa,.. đều là những lý thuyết rất có giá trị.
2.3.Học thuyết kinh tế của David Ricardo
2.3.1. Sơ lược tiểu sử của David Ricardo

David Ricardo (1772 -1823) là nhà kinh tế học người Anh, người cổ vũ
cho tư tưởng thương mại tự do quốc tế. Ricardo sinh trưởng tại London, là con
thứ 3 trong một gia đình người Do Thái làm nghề mơi giới ở thị trường chứng
khốn London. Năm 14 tuổi, sau một khóa học ngắn ở Hà Lan, Ricardo đã tham
gia công việc cùng với cha ở Sở giao dịch chứng khoán London, nơi ông bắt đầu
học về các công việc tài chính. Đây là nền tảng cho các thành cơng sau đó của
ơng trên thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản.Ơng nghiên cứu
tốn học, lý học, hóa học và là một trong những người sáng lập ra ngành địa chất
nhưng sở trường của ơng lại là KTCT học. Ơng đã xuất bản nhiều tác phẩm kinh
tế nổi tiếng nhất là “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”(1817).
Nếu như Adam Smith sống trong thời kỳ cơng trường thủ cơng thì David
Ricardo sống trong thời kỳ cách mạng cơng nghiệp. Đó là điều kiện khách quan

giúp David Ricardo đạt tới giới hạn cao của KTCT tư sản trong nhìn nhận và
phân tích các quy luật vận động của CNTB. Theo C.Mác, David Ricardo là nhà
tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. David Ricardo cũng là một
thương gia, chuyên gia tài chính, nhà đầu cơ.
Về phương pháp luận, David Ricardo tiếp tục phương pháp trừu tượng
hóa để phân tích các hiện tượng, q trình kinh tế của CNTB. Tuy vậy, phương
pháp của ơng cịn có tính chất siêu hình, phi lịch sử và nhiều khi cịn thiên về
lượng hóa.
2.3.2. Nội dung lý thuyết giá trị của David Ricardo

Trong lý thuyết giá trị lao động, ông phân biệt rõ 2 thuộc tính của hàng
hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiên cần thi
thiết cho giá trị trao đổi, nhưng khơng phải là thước đo của nó.
Vì giá trị trao đổi là giá trị tương đối được biểu hiện ở một số lượng nhất
định của hàng hoá khác nên Ricardo đặt vấn đề là bên cạnh giá trị tương đối, còn
7


tồn tại giá trị tuyệt đối. Đó là thực thể của giá trị, là số lượng lao động kết tinh,
giá trị trao đổi là hình thức cần thiết và có khả năng duy nhất để biểu hiện giá trị
tuyệt đối. D.Ricardo chỉ ra là định nghĩa “Giá trị lao động hao phí quyết định”
là đúng, cịn định nghĩa “Giá trị lao động mà người ta có thể mua được bằng
hàng hố này quyết định” là khơng đúng. Theo ơng, khơng phải chỉ trong nền
sản xuất hàng hoá giản đơn mà ngay cả trong nền sản xuất lớn TBCN, giá trị vẫn
do lao động quyết định.
D.Ricardo cũng khẳng định “Giá trị là do lao động hao phí quyết định” và
cấu tạo giá trị hàng hoá bao gồm 3 bộ phận là: c+v+m. Ơng có ý định phân tích
lao động giản đơn và lao động phức tạp, quy lao động phức tạp thành lao động
giản đơn trung bình. Ơng cho rằng, lao động xã hội cần thiết quyết định lượng
giá trị hàng hóa, song lại cho rằng, nó cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất

quyết định. Ông coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn. Đó là thuộc tính của mọi vật,
Ơng chưa phân biệt được giá trị hàng hố và giá cả sản xuất, chưa thấy được
mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng vì chưa có được lý thuyết tính hai mặt
của lao động.
Tóm lại, Học thuyết kinh tế của D.Ricardo đạt tới đỉnh cao của kinh tế chính
trị Tư sản cổ điển. Ơng đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị–lao động để giải
thích các vấn đề lý thuyết kinh tế. Nếu A.Smith đưa tất cả các quan điểm kinh tế
trước đó cấu kết lại thành một hệ thống thì D.Ricardo xây dựng hệ thống đó trên
một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng hoá.
II. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ
điển Anh của C.Mác
1.Những hạn chế của lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh
Kinh tế học chính trị cổ điển Anh là một trường phái đặc biệt có vai trò
và ảnh hưởng đến sự phát triển tư tưởng kinh tế chung của nhân loại.Trường
phái này phát triển trong thời gian dài nhiều đoạn đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào thế
kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và sau dần dần xa rời những nguyên tắc truyền thống
trước khi chấm dứt thực sự thống trị tuyệt đối của mình vào thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX. Một số hạn chế:

8


Thứ nhất, chưa biết đến tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa ( đó
là giá trị sử dụng và giá trị mà sau này C.Mác mới khẳng định lại). Thứ hai,
nặng về mặt lượng, chưa chú ý tới mặt chất của giá trị. Thứ ba, chưa xây dựng
đầy đủ và chính xác lượng giá trị hàng hóa. Thứ tư, Chưa phân biệt được giá trị
với với các hình thức của giá trị.
2. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh
của C.Mác


C.Mác đã kế thừa và phát triển các học thuyết của trường phái kinh tế cổ
điển Anh, loại bỏ những nhân tố sai lầm, siêu hình, giữ lại những nhân tố đúng
và đưa ra phương pháp nghiên cứu khoa học nhất là việc vận dụng phép biện
chứng. C.Mác nhiều lần phê phán, nêu rõ tính hạn chế tư sản và những mâu
thuẫn về logic các quan điểm của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh, nêu bật
yếu tố tầm thường trong học thuyết giá trị-lao động. Trên cơ sở kế thừa có phê
phán của học thuyết này, C.Mác lần đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của sản
xuất hàng hố, tạo thành cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị học. Với lý luận
xuất phát là lý luận giá trị vận dụng vào trong điều kiện chủ nghĩa tư bản Mác đã
xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về tích luỹ tư bản, học
thuyết về tái sản xuất ... từ đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề kinh tế có liên quan đến
việc xác định bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như xác định xu hướng vận
động của nó. Mác đã phát triển và đưa ra hàng loạt quan niệm chuẩn xác về các
quy luật trong nền kinh tế sản xuất hàng hố, hình thành học thuyết Mác mà giá
trị của nó vơ cùng to lớn trong kho tàng tri thức của nhân loại.
2.1. Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của C.Mác

Dựa trên quan điểm lịch sử, C.Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học
thuyết giá trị–lao động. Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt rõ 2 thuộc tính
của hàng hoá: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi có mâu thuẫn. Trái lại, C.Mác
khẳng định, hàng hố là sự thống nhất biện chứng của 2 mặt: Giá trị sử dụng và
giá trị. Ơng khẳng định hai thuộc tính này khơng chỉ đơn thuần có quan hệ với
nhau mà đó là một quan hệ biện chứng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.

9


Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người. Ví dụ: cơm để ăn, xe để đi lại... vật phẩm nào cũng có cơng
dụng nhất định, cơng dụng là do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Giá

trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn và là vật mang giá trị trao đổi. Lần đầu tiên,
giá trị được xem xét như là quan hệ sản xuất xã hội của những người sản xuất
hàng hố, cịn hàng hố là nhân tố tế bào của xã hội tư sản. Mác đứng vững trên
quan điểm của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh về nguồn gốc của giá
trị hàng hóa là lao động. Ơng phân tích tính chất 2 mặt của lao động sản xuất
hàng hố là lao động cụ thể và lao động trừu tượng, lao động tư nhân và lao
động xã hội. Trên cơ sở phát hiện ra tính chất ấy, ơng chỉ ra giá trị hàng hóa do
lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, khẳng
định chỉ có lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá.
C.Mác phát triển quan điểm lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh
hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Chỉ ra hình thức biểu hiện của giá trị hàng
hóa, xác định các hình thức của giá trị, sự ra đời và bản chất của tiền. Chứng
minh quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thơng hàng
hóa. Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hố kết tinh
trong hàng hóa - chất của giá trị là lao động. Sản phẩm nào lao động hao phí để
sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị là 1 phạm trù lịch sử
gắn liền với sản xuất hàng hoá. Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người
sản xuất hàng hoá, kết tinh trong hàng hoá. Lượng giá trị là do lượng lao động
hao phí để sản xuất ra hàng hố đó quyết định, lượng giá trị của hàng hố do
thời gian lao động quyết định.
C.Mác đưa ra định nghĩa về giá cả“Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá
trị hàng hoá”.Giá cả ở đây là mức giá mà được xã hội thừa nhận. Giá trị hàng

hoá là giá trị xã hội, được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra hàng hoá, chứ không phải giá trị cá biệt của từng người sản xuất.

10


2.2. Học thuyết giá trị thặng dư


Học thuyết GTTD6 được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị-lao động
mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý
nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ
sở khoa học thực sự. Như vậy, điểm mấu chốt của học thuyết GTTD là:
Thứ nhất, chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị của hàng hóa, tạo ra
GTTD. Nguồn gốc tạo ra GTTD là sức lao động của cơng nhân làm th, chỉ có
lao động sống mới tạo ra giá trị
Thứ hai, GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất
TBCN, khơng có sản xuất GTTD thì khơng có CNTB7, GTTD là nguồn gốc của
mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã hội tư bản mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc,
đưa đến sự thay thế tất yếu CNTB bằng một xã hội cao hơn.
Kết luận: như vậy ta có thể đánh giá sự kế thừa và phát triển lý thuyết
giá trị của C.Mác bằng nhận xét của Lê-nin như sau “Tất cả thiên tài của C.Mác
chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân
loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp học
thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất của triết học, chính trị kinh tế học và
CNXH8… nó kế thừa tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra
hồi thế kỷ XIX: triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và CNXH Pháp”.
III. Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay

Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ
nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội, xây
dựng một nền kinh tế xã hội tiên tiến. Muốn vậy một trong những vấn đề Đảng
và nhà nước ta phải quán triệt đó là vận dụng quan điểm và các lý thuyết giá trị
của Mác để xã hội hố sản xuất trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một số nội dung của lý thuyết giá trị của Mác mà Việt Nam có thể vận dụng là:
1.Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá của C.Mác


6

GTTD: Giá trị thặng dư
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
8
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
7

11


C. Mác đã phân tích tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao
động cụ thể và lao động trừu tượng. Ơng khẳng định chỉ có lao động trừu tượng
tạo ra giá trị hàng hoá. Từ đó, ơng chỉ ra trong q trình sản xuất, lao động cụ
thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ vào sản phẩm mới còn lao động trừu tượng
tạo ra giá trị mới. Lý luận này đã giúp ta giải thích được nhiều vấn đề phức tạp
trong lĩnh vực kinh tế chính trị.
Ở nước ta hiện nay, vận dụng lý thuyết giá trị của Mác, muốn tăng lợi
nhuận cần phải giảm giá trị hàng hóa và tăng giá trị sử dụng. Đồng thời cần có
sự phân cơng lao động hợp lý bởi nó là hệ thống của lao động xã hội mà lao
động trừu tượng lại là biểu hiện của lao động xã hơi. Do đó q trình xã hội hố
sản xuất phải phù hợp với sự phân cơng lao động xã hội để mở đường cho lực
lượng sản xuất phát triển. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thì Đảng và
Nhà nước ta phải quán triệt và vận dụng những quan điểm của Mác về mối quan
hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản xuất. Điều này đã được thể
hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng qua các kỳ đại hội Đảng VI, VII,
VIII, IX. Muốn tối ưu hóa lợi nhuận,Việt Nam cần thực hiện phương pháp sản
xuất GTTD siêu ngạch. Cần nhận thức rõ phương pháp đem lại GTTD và lợi
nhuận cao là nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm. Muốn làm được điều đó,Việt Nam cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa

khoa học, công nghệ và tri thức.
2.Một số nội dung vận dụng khác từ lý thuyết giá trị của C.Mác

Một là, C.Mác chỉ ra bản chất của tiền lương là giá trị sức lao động chứ
không phải là giá cả của lao động, cái mà người công nhân bán và nhà tư bản
mua là sức lao động chứ khơng phải lao động. Nhờ đó, các nhà tư bản đã chiếm
đoạt một phần giá trị mới do công nhân làm thuê tạo ra. Khai thác những luận
điểm đó của Mác ta hiểu về quá trình sản xuất, cùng những biện pháp, thủ đoạn
nhằm thu được nhiều GTTD của các nhà tư bản nhằm góp phần vào việc quản lý
các thành phần kinh tế TBCN trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể
khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo
của chủ nghĩa xã hội. Việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân nhằm hạn chế
12


việc bóc lột người lao động quá mức như việc cắt xén tiền công, cắt xén các chế
độ của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động. Nhà nước
ta cũng đã có hệ thống luật pháp bảo vệ người lao động như: Luật lao động, Luật
bảo hiểm.
Hai là, khai thác lý thuyết giá trị của Mác nói về q trình tổ chức sản
xuất và tái sản xuất TBCN với tính cách là một nền sản xuất lớn gắn với q
trình xã hội hố sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng GTTD ngày
càng lớn. Trên cơ sở những gì được coi là tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên,
đặc biệt là về mặt tổ chức - kinh tế, vận dụng vào nền kinh tế nước ta thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn, hiện đại
sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư để thực hiện nhiệm vụ trung tâm
của thời kỳ quá độ là CNH9,HĐH10 nền kinh tế nhằm không ngừng nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của người lao động. Cần đầu tư hơn nữa cho khoa công
nghệ, chú trọng cơng tác giáo dục, thực hiện chính sách thu hút người lao động

có trình độ cao, tránh nguy cơ chảy máu chất xám. Hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Việt Nam hiện nay, bảo vệ lợi ích của
nước mua cơng nghệ, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo từ trong nước.

C. KẾT LUẬN
Phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh là phái mở đầu cho lý luận giá trị
lao động tức là lấy lao động làm cơ sở cho giá trị của hàng hóa. Học thuyết kinh
tế của W.Petty, A.Smith và D.Ricardo là nền tảng cho sự phát triển của lý thuyết
giá trị của C.Mác nói riêng và kinh tế chính trị Mác - Lênin nói chung. Trong xu
hướng phát triển kinh tế tri thức hiện nay, lý luận về giá trị của C.Mác vẫn giữ
nguyên giá trị, chúng ta cần khai thác nó với tư cách là một hệ thống lý luận
phong phú và sâu sắc về kinh tế thị trường nhằm vận dụng vào công cuộc xây
9

CNH: Cơng nghiệp hóa

10

HĐH: Hiện đại hóa
13


dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế tri thức. Xuất phát điểm của
Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, do đó
Việt Nam cần thực hiện chiến dịch “đi tắt, đón đầu”, học tập những thành tựu
khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Lý luận về giá trị của
C.Mác luôn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
ーーーーーーーーENDーーーーーーーー


14


------------------------------------------------------------------------------------------------DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Hà Quý Tình, Vũ Thị Minh (2017), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,
NXB Tài chính, Hà Nội
(2) Hồ Nguyễn Thiện (2021), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Trường
Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
(3) Con đường sáng (2016), “Sự phê phán, kế thừa và phát triển học thuyết giá

trị - lao động trong Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh của C.Mác”, Báo
Con đường sáng
(4) Huyền 82 (2013), “Phân tích lý luận giá trị lao động của trường phái cổ điển tư
sản Anh”
(5) Con đường sáng (2020), “Học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên giá

trị trong bối cảnh mới”, Báo Con đường sáng
(6) Nguyễn Thị Anh Khuyên (2020), “Học thuyết giá trị thặng dư và giá trị của nó
trong nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Cơng Thương
(7) Mối quan hệ giữa sự phân công lao động xã hội và sản xuất qua một số tác
phẩm thời kì đầu của Mác, Trang Luanvan
(8) Lao động cụ thể và lao động trừu tượng, Bách khoa Wikipedia
(9) Xuân Ngọc (2019), “Ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư đối với nước ta
hiện nay”, Trang VATGIA

15




×