Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) môn tâm lí học đại CƯƠNG đề tài khái niệm, ưu điểm, hạn chế và cách kiểm soát xúc cảm tức giận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.32 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Khái niệm, ưu điểm, hạn chế và
cách kiểm soát xúc cảm tức giận.

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4

1. Khái niệm xúc cảm tức giận

4

2. Xúc cảm tức giận cũng có lợi?

5



3. Những hạn chế của xúc cảm tức giận

7

4. Vậy làm thế nào để kiểm soát xúc cảm tức giận?

8

KẾT LUẬN

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho tới nay chúng ta đã biết rằng, song song với đời sống về vật chất, con
người còn có một đời sống về tinh thần. Trong thế giới tinh thần, con người
hình thành những ham muốn, nhu cầu… cùng những giá trị tinh thần khác tác
động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi hoạt động của xã hội lồi người. Trong
q trình đi tìm ngun nhân, cội nguồn của khổ đau và hạnh phúc, của
những giá trị tinh thần ấy, câu trả lời đã được đúc kết lại trong hai từ "xúc
cảm". Vậy xúc cảm thực sự là gì? Theo nhà tâm lý học Robert Plutchik, có
tất cả hơn 90 định nghĩa về xúc cảm đã được đưa ra. 1 Trên thực tế, trong quá
trình sống và hoạt động, con người luôn tỏ thái độ: yêu, ghét, buồn, chán…

thông qua những mối quan hệ nhất định với môi trường xung quanh và sự tác
động của trạng thái cơ thể. Tất cả những thái độ đó trong tâm lí học gọi là xúc
cảm. Trong cuốn "Discovering Psychology" (Hockenbury & Hockenbury),
xúc cảm được định nghĩa là “một trạng thái tâm lí phức tạp bao gồm ba
thành tố riêng biệt: một trải nghiệm chủ quan, một phản ứng sinh lý và một
phản hồi hành vi rõ ràng” .2 Qua đó, có thể hiểu một cách khái quát xúc cảm
là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính
nhất thời, khơng ổn định.3
Ngồi việc định nghĩa chính xác xúc cảm, các nhà nghiên cứu cũng đã nỗ lực
xác định và phân loại các loại xúc cảm khác nhau. Năm 1972, nhà tâm lý học
Paul Ekman cho rằng có tất cả sáu trạng thái xúc cảm cơ bản tương tự nhau ở
tất cả các nền văn hóa; đó là hạnh phúc, buồn bã, ghê tởm, sợ hãi, ngạc nhiên
và giận dữ. 4 Đến những năm 1980, học thuyết “Bánh xe cảm xúc” (Wheel of
Emotions) của Robert Plutchik - một trong những học thuyết danh tiếng nhất
về phân loại xúc cảm đã xác định có 8 xúc cảm cơ bản: vui, buồn, tin tưởng,
1 Robert Plutchik (2001); The Nature of Emotions: Human emotions have deep evolutionary roots,
a fact that may explain their complexity and provide tools for clinical practice, American Scientist,
tr.344-350.
2 Hockenbury & Hockenbury (2007), Discovering Psychology, New York: Worth Publishers.
3 Đặng Thanh Nga (2020), Giáo trình Tâm lí học đại cương, tr.139.
4 Paul Ekman (2005), Basic Emotions, Handbook of Cognition and Emotion, tr.45-60.
2


ghê tởm, giận dữ, ngạc nhiên và kỳ vọng.5
Trong những loại xúc cảm trên, khi nói đến tức giận, chúng ta đều liên tưởng
đến sự tiêu cực bởi cảm giác thù địch, kích động, thất vọng và sự phản kháng
đối với những người khác mà nó đem lại. Thế nhưng khơng phải ai cũng hiểu
một cách chính xác và đầy đủ bản chất của sự tức giận. Tức giận là cảm xúc
tiêu cực và tất nhiên luôn đem lại những hậu quả xấu? Chúng ta nên loại bỏ

sự tức giận hồn tồn trong cuộc sống? Với mục đích đem lại cái nhìn cụ thể,
khái quát về xúc cảm tức giận, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu để
kiểm sốt sự tức giận, từ đó giúp nâng cao hiệu quả trong công việc, trong các
mối quan hệ cá nhân và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, em đã
chọn đề tài số 13: “Khái niệm, ưu điểm, hạn chế và cách kiểm soát xúc cảm
tức giận” để làm bài luận.

5 Robert Plutchik (2001); The Nature of Emotions: Human emotions have deep evolutionary roots,
a fact that may explain their complexity and provide tools for clinical practice, American Scientist,
tr.344-350.
3


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm xúc cảm tức giận
Trong cuộc sống, trong những cuộc giao tiếp hàng ngày, đôi lúc chúng
ta cảm thấy bực tức, nóng giận trong người, chỉ muốn nói những lời cay độc
hoặc sử dụng vũ lực để giải tỏa cảm xúc? Đó là khi ta đang trải qua sự tức
giận. Dựa trên góc nhìn của sinh học, tức giận là một phản ứng tự nhiên với
các mối đe dọa ý thức. Nó khiến cơ thể giải phóng ra adrenaline làm các cơ
bắp thắt chặt lại, nhịp tim và huyết áp tăng lên, hầu như mọi bộ phận cơ thể
đều cảm thấy gay gắt. 6 Theo nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về sự tức
giận, tiến sĩ Charles Spielberger, tức giận được định nghĩa là “một trạng thái
cảm xúc biến đổi theo cường độ từ việc hơi khó chịu cho đến cảm giác điên
tiết, phẫn nộ”.7
Sự giận dữ thường được thể hiện qua biểu cảm khuôn mặt như cau
mày hay trừng mắt, ngôn ngữ cơ thể như tư thế đứng nặng nề hay né tránh
một số người. Cá nhân sẽ hành xử theo bản năng để giải tỏa các bức xúc bằng
cách thực hiện các hành động dữ dội như gào thét, đập phá, thể hiện những
hành vi bất bình thường chợt xuất hiện trong đầu, hoặc thực hiện các hành

động trả đũa đã được dự tính trước đó.8 Chẳng hạn như vào một ngày đẹp trời,
bạn phát hiện ra cô người yêu ba năm đã cắm sừng mình. Lúc này xúc cảm
tức giận sẽ xuất hiện đầu tiên, bạn có thể đập phá đồ vật, gặp người nào liền
trút giận lên người đó… Thậm chí nếu khơng kiểm sốt được, bạn chắc chắn
sẽ đi gặp cơ ấy và nói ra những lời cay độc hay có thể đánh đập, hành hạ cơ
ấy vì đã làm tổn thương trái tim bạn.
Vậy thì nguyên nhân của xúc cảm tức giận là gì? Thứ nhất, tức giận
có thể là một phần trong phản ứng đánh hay tránh của cơ thể khi có mối đe
6 Nguyễn Hồng Qn (2007), Kiểm soát cơn tức giận, Báo Tuổi Trẻ.
7 truy cập ngày 4/5/2021.
8 Nguyễn Nam Chung, Bí mật của cảm xúc, Chương 35: Bản chất của một số trạng thái cảm xúc
cơ bản.
4


dọa bên ngoài ảnh hưởng đến sự “an toàn” của cá nhân.9 Chúng bắt nguồn từ
việc con người bị tấn cơng, xúc phạm, phản bội hay thất bại. Bạn có thể tức
giận một người nào đó chẳng hạn như sếp của bạn không coi trọng ý kiến của
bạn trong cuộc họp, hoặc trước một sự kiện xảy ra như việc tắc đường,
chuyến bay bị trễ đã khiến cho bạn không đến kịp để dự thi một kì thi quan
trọng... Thứ hai, sự tức giận cịn có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức
khỏe hoặc tổn thương tâm lý. Cơn giận có thể ập đến do lo lắng hoặc suy nghĩ
quá nhiều về một chuyện cá nhân, khi thất vọng vì bản thân khơng được như
kỳ vọng của mọi người hay của chính bản thân mình… Một số trường hợp
khác như có những biến động trong não bộ khiến nồng độ các chất dẫn truyền
thần kinh thay đổi cũng góp phần làm cho sự nóng giận bùng phát.10
2. Xúc cảm tức giận cũng có lợi?
Chúng ta đều biết tức giận nằm trong danh sách những xúc cảm tiêu
cực mà con người trải qua; tuy nhiên, mọi cảm xúc sinh ra đều có lý do riêng
của nó, tức giận cũng vậy. Dù rằng không mấy dễ chịu để trải nghiệm nhưng

khoa học thực tế đã chứng minh xúc cảm tức giận thật sự cần thiết cho một
đời sống lành mạnh.
Thứ nhất, tức giận là động lực thúc đẩy chúng ta hướng đến mục
tiêu, vượt qua những trở ngại, hành động và tìm kiếm giải pháp đối với những
vấn đề trong cuộc sống.11 Ta thỉnh thoảng có thể nghe mọi người nói rằng hãy
sử dụng cơn tức giận, phẫn nộ của mình như một động lực thúc đẩy bằng cách
“chuyển sự tức giận thành năng lượng tích cực”? Một nghiên cứu của
Henk Aarts ở Đại học Utrecht (Hà Lan) về động lực tiềm ẩn của sự tức giận
đã tiến hành cho những người tham gia được xem những vật dụng có phần
thưởng đi kèm với số lượng có hạn và hầu hết họ đều muốn giành được
9 Kendra Cherry (2021), The 6 Types of Basic Emotions and Their Effect on Human Behavior.
10 truy cập ngày
5/5/2021.
11 truy cập ngày
5/5/2021.
5


những phần thưởng này. 12 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khi càng tức giận
vì chưa đạt được mục đích, họ càng khao khát muốn có nó nhiều hơn. Do đó,
sự tức giận mang tính xây dựng có thể xác định mục đích một cách nhanh
chóng, thúc đẩy hành động, đồng thời tăng tính sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Thứ hai, tức giận sẽ giúp củng cố và thắt chặt các mối quan hệ . Điều
này đúng khi việc bộc lộ sự tức giận, phẫn nộ hướng đến mục đích tìm kiếm
giải pháp thay vì chỉ đổ lỗi hay xả giận. Nghiên cứu của nhà khoa học
Baumeister (1990) đã cho thấy trong các mối quan hệ thân mật như vợ chồng,
cha mẹ với con cái, bạn bè… nếu một trong hai bên che giấu sự giận dữ thì nó
sẽ như một quả bom nổ chậm. 13 Đối phương sẽ không nhận ra sai lầm và tiếp
tục phạm sai phạm cịn bạn thì vẫn mãi bỏ qua nhưng thực sự chỉ là không thể
hiện xúc cảm thật ra bên ngoài.

Thứ ba, từ việc hiểu rõ cội nguồn và bản chất của xúc cảm tức giận,
con người sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân mình . Một cuộc
nghiên cứu của Kassinove vào năm 1997 được thực hiện với người Mỹ và
người Nga cho thấy 1/3 những người trút cơn giận dữ cho biết điều đó giúp
họ nhìn thấu những sai lầm hay sơ suất của bản thân. 14 Sau khi trút cơn giận
dữ, chúng ta thường ở trong tình trạng tỉnh táo hơn để suy ngẫm về những
hành động của mình. Chẳng hạn như sau khi bạn tức giận vì mọi người trong
nhóm đang cố tình đẩy bạn ra rìa, bạn bắt đầu hiểu lí do tại sao mọi người lại
xa lánh mình. Có thể vì tính cách bản thân khơng phù hợp, mọi người nói đơi
lúc bạn ích kỷ, làm việc nhưng khơng nghĩ đến tập thể… Từ việc tìm ra lí do
của cơn giận và lắng nghe những lời nhận xét của mọi người, bạn mới nhận ra
những sai lầm của mình, sửa sai và hồn thiện bản thân hơn. Ngồi ra, tức
giận cịn đem lại những lợi ích như giúp ta sống lạc quan hơn, có thể làm
12 Henk Aarts (2011), Anger as a Hidden Motivator: Associating Attainable Products With Anger
Turns Them Into Rewards, Social Psychological and Personality Science, 3(4), tr.438-445.
13 Baumeister (1990), Victim and perpetrator accounts of interpersonal conflict: Autobiographical
narratives about anger, Journal of Personality and Social Psychology, 59(5), tr.994–1005.
14 Howard Kassinove (1997), Self-reported anger episodes in Russia and America, Journal of
Social Behavior and Personality, 12 (2), tr.301-324.
6


giảm bạo lực nếu nhận thức được những biểu hiện rõ ràng của sự tức giận, tức
giận còn được coi như một chiến lược đàm phán khi nó được giữ ở ngưỡng
cho phép...15
3. Những hạn chế của xúc cảm tức giận
Khi nhắc đến ảnh hưởng của sự tức giận, người ta thường sẽ nghĩ đến
những tác hại đầu tiên, hơn là lợi ích của nó. Các nghiên cứu tâm lí đã chỉ ra
rằng những xúc cảm tiêu cực mạnh hơn gấp 2,5 - 3 lần so với xúc cảm tích
cực. Vì vậy khi xúc cảm tức giận quá mạnh, lấn át lí trí dẫn đến hệ quả chúng

ta sẽ suy nghĩ nhanh trong trạng thái bị ức chế thần kinh và hành động theo
cảm tính. Hơn nữa, tức giận vốn vơ thức nên sẽ khó để kiểm sốt ở mức độ
vừa phải, khiến cho ta bộc lộ bản thân một cách bản năng, thậm chí có thể
vượt qua những chuẩn mực của xã hội. Do đó những hành động trong cơn
giận thường sẽ để lại hậu quả khó lường.
Một là, sự giận dữ có thể trở thành vấn đề khi nó q mức hoặc được
thể hiện theo những cách khơng lành mạnh, nguy hiểm hoặc gây hại cho
những người khác. Bắt đầu từ việc buông ra những lời lẽ gây tổn thương và
xúc phạm người khác, thậm chí là những người thân thiết. Sự giận dữ khơng
kiểm sốt có thể nhanh chóng chuyển sang sự gây hấn, lạm dụng và bạo lực. 16
Một ví dụ cụ thể như vào tháng 4 - 2018 tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), do
khơng đồng tình với cách đỗ xe của anh Nguyễn Văn T, anh Đinh Văn Đ (tài
xế taxi Mai Linh) bấm cịi nhắc nhở. Sự việc chỉ có vậy mà sau vài lời đối
thoại, anh T đã cầm gạch tấn công anh Đ, khiến nạn nhân phải đi bệnh viện
cấp cứu.17
Hai là, bên cạnh những ảnh hưởng bên ngoài mà ta có thể dễ dàng cảm
nhận được thì tức giận cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vô
15 truy cập ngày 5/5/2021.
16 Kendra Cherry (2021), The 6 Types of Basic Emotions and Their Effect on Human Behavior.
17 Hồng Hoa (2018), Nóng giận khiến người trẻ mất kiểm soát hành vi, báo Nhân dân.
7


cùng nghiêm trọng. Cảm giác căng thẳng và nặng nề từ những cơn tức giận sẽ
kích thích phản ứng đánh hay tránh (fight-or-flight), khiến cho ta liên tục ở
trong trạng thái tỉnh táo và khó ngủ. Thơng thường, giấc ngủ đóng vai trị như
một “liệu pháp” vào ban đêm giúp con người ổn định cảm xúc để có thể đối
phó tốt hơn với cảm xúc của mình vào ngày hơm sau. Sự tức giận và căng
thẳng dữ dội có thể gây nguy hiểm cho quá trình này. Bởi cảm xúc tiêu cực
giải phóng hormone căng thẳng, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn và rất nhiều

triệu chứng đáng lo ngại có thể đi kèm theo đó. Về lâu dài, nó có thể dẫn đến
mất ngủ, đau nửa đầu, gặp ác mộng hoặc trong trường hợp xấu nhất là các vấn
đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Hơn thế nữa, xúc cảm tức giận kéo
dài có thể gây ra các bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, bệnh tiểu
đường, đột quỵ, suy nhược cơ thể, tổn thương gan, phổi, dạ dày… 18 Chính vì
vậy cách tốt nhất là hãy kiểm soát cơn tức giận ở mức thấp nhất trước khi nó
kiểm sốt bạn.
4. Vậy làm thế nào để kiểm sốt xúc cảm tức giận?
Do sự tức giận có thể gây ra những hậu quả về cả thể chất lẫn tinh thần;
vì vậy, ngay từ khi cịn nhỏ, nhiều ông bố bà mẹ đã dạy trẻ cách kiểm soát
cơn tức giận để trẻ không biến những cảm xúc tiêu cực ấy thành thói quen xử
sự hàng ngày. 19 Mục tiêu của kiểm sốt cơn giận đó là làm giảm cảm xúc lẫn
những khuấy động sinh lý học gây ra sự giận dữ. 20 Ta không thể loại bỏ hay
trốn tránh những thứ hay những người mà làm ta tức giận, nhưng ta có thể
học cách kiểm sốt những phản ứng của xúc cảm tức giận. Sau đây, em xin
trình bày một số cách kiểm soát tức giận phổ biến và đã đem lại những hiệu
quả nhất định trên thực tế.
Thứ nhất, cơn tức giận khiến bạn thở nhanh và gấp gáp hơn, điều này
18 truy cập
ngày 5/5/2021/
19 />fbclid=IwAR0aWfFUobGVBK0I6YkckX4xzhFagdHSPhtY8eLu0MFVuan-msxsbuEPsgY truy cập
ngày 5/5/2021.
20 truy cập ngày 5/5/2021.
8


sẽ đẩy bạn vào trạng thái hành động trước khi suy nghĩ kỹ một vấn đề nào đó.
Để đối phó với nó, hãy thử một kỹ thuật thư giãn đơn giản: hít thở thật
chậm, thật sâu. Đầu tiên, bạn ngồi thẳng lưng trên ghế, sau đó hít thở một
hơi thật sâu và bắt đầu đếm ngược từ 50 trở xuống, lưu ý là hít thở bằng bụng.

Trong lúc đếm, hãy chỉ tập trung vào những con số để tạm thời quên đi cơn
giận dữ trước đó. Cách này sẽ giúp bạn hạ hỏa và giữ lại cái đầu lạnh để sau
đó giải quyết vấn đề tốt hơn. 21 Bạn cũng có thể lựa chọn những hình thức
vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, tập yoga… chúng cũng sẽ giúp bạn
thư giãn cơ bắp và lấy lại sự bình tĩnh. Ngồi ra, bạn có thể làm những điều
bạn thích như nghe nhạc, chơi với thú cưng của mình… để đánh lạc hướng
sự tức giận.
Thứ hai, đó chính là “tạm nghỉ”. Lời khuyên dành cho bất cứ ai đang
cảm thấy tức giận rằng hãy tránh xa các tác nhân khiến cho ta tức giận, thậm
chí đơi khi là cả những người không liên quan để tránh “giận cá chém thớt” .
Hãy cho bản thân một sự nghỉ ngơi hoặc một không gian riêng để có thể bình
tĩnh lại. Giả dụ trong một cuộc tranh luận, nếu bạn bắt đầu cảm thấy giận dữ
trước lời nói của đối phương, hay cảm thấy cơn giận đang bùng lên ở đối
phương. Cách tốt nhất là hãy tạm dừng cuộc tranh luận, ra ngoài và đi dạo
một vịng để hít thở khơng khí. Khi đã dần lấy lại bình tĩnh và tỉnh táo hơn để
có thể nhìn nhận mọi thứ, ta có thể cùng nhau tìm ra mấu chốt của vấn đề và
giải quyết chúng. Bên cạnh đó, ta có thể áp dụng một số cách kiểm soát tức
giận khác như suy nghĩ vấn đề một cách đơn giản, biết cách lắng nghe, yếu tố
hài hước, tìm kiếm những giải pháp thay thế…22

21 Nguyễn Thanh Hà (2018), Những cách kiểm soát cơn giận.
22 Adam Felman (2018), How can I control my anger?, Medical News Today.

9


KẾT LUẬN
Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bàn cờ, trong từng trường hợp của
cuộc sống, ta luôn phải chọn cho mình những nước đi cụ thể. Quân cờ là tất
cả mọi người nằm trong tầm ảnh hưởng và tác động của mỗi người. Vậy đâu

là luật chơi ? Luật chơi của tất cả chúng ta chính là các quy luật về cảm xúc.
Hiểu một cách đơn giản khi bạn nắm được các quy luật cảm xúc, bạn sẽ là
người điều khiển ván cờ. Còn trong trường hợp bạn khơng biết gì về những
quy luật này thì bạn sẽ vẫn chỉ là một quân cờ do người khác điều khiển. Sống
trong xã hội hiện đại, bận rộn và đa dạng, chúng ta khó tránh khỏi những tình
huống khơng như ý. Vì thế, hãy cứ chấp nhận cơn giận như một phản ứng tự
nhiên của cơ thể. Chấp nhận và giải tỏa cơn giận một cách khôn ngoan sẽ
giúp chúng ta sống vui vẻ, giữ vững các mối quan hệ và giải quyết vấn đề một
cách hiệu quả hơn.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

Tài liệu Tiếng Việt
1. Đặng Thanh Nga (2020), Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb. Cơng
an nhân dân.

2. Hồng Hoa (2018), Nóng giận khiến người trẻ mất kiểm soát hành vi,
báo Nhân dân.
3. Nguyễn Hồng Qn (2007), Kiểm sốt cơn tức giận, báo Tuổi trẻ.
4. Nguyễn Nam Chung, Bí mật của cảm xúc, Chương 35: Bản chất của
một số trạng thái cảm xúc cơ bản.
5. Nguyễn Thanh Hà (2018), Những cách kiểm soát cơn giận.
II.

Tài liệu tiếng nước ngoài
1. Adam Felman (2018), How can I control my anger?, Medical News

Today.
2. Baumeister (1990), Victim and perpetrator accounts of interpersonal
conflict: Autobiographical

narratives about anger,

Journal of

Personality and Social Psychology.
3. Henk Aarts (2011), Anger as a Hidden Motivator: Associating
Attainable Products With Anger Turns Them Into Rewards, Social
Psychological and Personality Science.
4. Hockenbury & Hockenbury (2007), Discovering Psychology, New
York: Worth Publishers.
5. Howard Kassinove (1997), Self-reported anger episodes in Russia and
America, Journal of Social Behavior and Personality.
6. Kendra Cherry (2021), The 6 Types of Basic Emotions and Their Effect
on Human Behavior.
7. Robert Plutchik (2001); The Nature of Emotions: Human emotions
have deep evolutionary roots, a fact that may explain their complexity
and provide tools for clinical practice, American Scientist.

11



×