Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(TIỂU LUẬN) nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.29 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Ngun

nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ

bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản. Những biểu hiện
mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản.
Họ và tên:
Lớp:
Mã SV:

Hà Nội – 5/2020


MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………………………………..3
Nội dung…………………………………………………………………………...4
I.

4 nguyên nhân hình thành của độc quyền trong chủ nghĩa cơ bản…………4
1. Nguyên nhân……………………………………………………...4
2. Bản chất……………………………………………………….......4

II.

Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản…….5
1. Tập trung sản xuất và các tổ chức đặc quyền……………………..5


2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính……………………….....6
3. Xuất khẩu tư bản………………………………………………......7
4. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức……………........8
5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc......8

III.

Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản……..9

Kết luận……………………………………………………………………………..10
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..10

2


MỞ ĐẦU
Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn
là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước. Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp của giai đoan trước và thực chất, là
nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa cơ bản về cả lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến đổi về tình hình kinh
tế chính trị thế giới từ cuối thế kỉ XIX và đầu XX cho đến nay.
Hiện nay, việc nhận thức về độc quyền trong kinh doanh ở nước ta còn chưa nhất
quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế, nên chưa có
những quy định, những cơ quan giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc
quyền. Bên cạnh đó tư tưởng chưa coi trọng kinh tế tư nhân cũng làm ảnh hưởng
không tốt đến môi trường cạnh tranh.
Những câu chuyện như: một Tổng cơng ty cấp thốt nước là việc cung cấp nước
không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và độ an tồn, có khi lại ô nhiễm;
một Tổng công ty điện lực Việt Nam là việc cung cấp điện không đáp ứng được đầy

đủ cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và cho sinh hoạt hàng ngày của người
dân đã thôi thúc em hồn thiện tiểu luận “Ngun nhân hình thành và những đặc điểm
kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản. Những biểu hiện mới về kinh tế
của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản” để từ đó hiểu hơn về nguồn gốc, nguyên nhân
của độc quyền.
Do cịn là sinh viên năm Nhất, kiến thức cịn có hạn, bài Tiểu luận của em cịn nhiều
thiếu sót. Em mong cơ bỏ qua thiếu sót và hy vọng được nhận được sự góp ý của cơ
để hồn thiện bài Tiểu luận hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

3


NỘI DUNG
I.

Nguyên nhân hình thành của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

1. Nguyên nhân:
- Một là: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ KHKT, làm
xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu nó đã là những ngành có trình độ
tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn địi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.
Chỉ điểm danh vài thành tựu tiêu biểu như trong Kĩ thuật, luyện kim được cải tiến, với
việc sử dụng lò Bét-xme và lị Mác-tanh đã đẩy nhanh q trình sản xuất thép, tuốc
bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng; Dầu hỏa được khai thác để thắp
sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Cơng nghiệp hóa học
ra đời phục vụ ngành nhuộm, phân bón và thuốc nổ; Phát minh ra điện tín giúp cho
liên lạc ngày càng xa và nhanh; xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động
cơ đốt trong đã cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội, làm biến đổi cơ cấu kinh
tế của xã hội theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn.
- Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy

mô tích lũy. Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém,
hoặc bị các đối thủ mạnh thơn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong
cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một
ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
- Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản. Một số
sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thốt khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy q trình
tập trung sản xuất. Ngồi ra, sự phát triển của tín dụng TBCN mở rộng trở thành đòn
bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các cơng ty cổ phần.
- Bốn là: Những xí nghiệp và cơng ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ lại tiếp tục
cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng
thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền. IBM, P&G và General Electric là
ba ông lớn đã sinh trưởng mạnh mẽ sau khủng hoảng kinh tế năm 1873.
2. Bản chất của CNTB -ĐQ:

4


Xét về bản chất CNTB độc quyền là một nấc thang phát triển mới của CNTB.
CNTB độc quyền là CNTB trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế.
Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của CNTB.
Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy
luật giá trị thặng dư.
II.

Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc

trưng kinh tế cơ bản của CN đế quốc:
+ Khi bắt đầu chuyển sang CNTB- ĐQ thì hình thức thống trị là cơng ty cổ phần.
Những liên minh độc quyền này đầu tiên hình thành theo sự liên kết ngang ( cùng
ngành) dưới hình thức: Cácten, Xanhđica, Trớt.
+ Sau đó là sự liên kết dọc. Sự liên kết này khơng chỉ các xí nghiệp lớn mà cả các
Xanhđica, Trớt thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế kỹ thuật dẫn đến hình thành các cơng ty độc quyền lớn như: Côngxoocxiom.

5


(Nguồn: )
Nhưng từ giữa thế kỷ 20 đã phát triển lên một hình thức mới: liên kết đa ngành hình
thành các cơng ty lớn như: Cơnglơmêrát, Conson thâu tóm nhiều cơng ty xí nghiệp
thuộc những ngành cơng nghiệp khác nhau.
Khái niệm: Tổ chức độc quyền là liên minh những nhà TB lớn để tập trung vào trong
tay một phần lớn (thậm chí tồn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này
phát huy ảnh hưởng quyết định đến q trình sản xuất và lưu thơng của ngành đó.
- Vị trí, vai trị: Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông,
các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền.
+ Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất:
* Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra.
* Họ định ra giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua
vào, qua đó thu được lợi nhuận độc quyền.
Vậy giá cả độc quyền là: Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + P độc quyền.
Nhưng giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật
giá trị thặng dư, vì xét trên phạm vi tồn xã hội thì: Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị;
tổng số lợi nhuận vẫn bằng tổng số giá trị thặng dư.
Do đó những gì mà độc quyền thu được cũng là cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ,
nhân dân lao động ở các nước TB, thuộc địa mất đi.
Như vậy ta thấy: Độc quyền ra đời từ cạnh tranh và giữ vai trị thống trị, nhưng nó

khơng thủ tiêu được cạnh tranh; độc quyền và cạnh tranh tồn tại song song và thống
nhất với nhau một cách biện chứng. Tuy nhiên trong thời đại Đế quốc chủ nghĩa thì
tính chất cạnh tranh khác hẳn thời kỳ tự do cạnh tranh về mức độ và hình thức.
2. TB tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Song song với q trình tích tụ và tập trung sản xuất, thì trong ngành ngân hàng cũng
diễn ra một quá trình tương tự. Hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng.

6


- Sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng đã làm thay đổi vai trò của ngân
hàng:
+ Từ chỗ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư
bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động
kinh tế xã hội:
* Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và
nhận gửi số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp trong một thời gian dài,
nên lợi ích của chúng quyện chặt vào nhau. Hai bên đều quan tâm đến hoạt động của
nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau, hình thành nên TB tài chính.
- Khái niệm: TB tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa TB độc quyền
trong ngân hàng và TB độc quyền trong công nghiệp.
- Sự phát triển của TB tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền
chi phối tồn bộ hệ thống kinh tế, chính trị xã hội của xã hội TB. Đó chính là bọn đầu
sỏ tài chính.
* Bọn đầu sỏ tài chính thực hiện sự thống trị của mình bằng "chế độ tham dự" với số
phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc (công ty mẹ) -> chi phối công ty con
->chi phối công ty cháu… Như vậy chỉ bằng một số TB nhất định một đầu sỏ tài chính
có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất
3. Xuất khẩu tư bản:
- Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngồi để thực hiện giá trị và giá trị

thặng dư.
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngồi)
nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.
- Xuất khẩu tư bản là tất yếu:
+ Vì trong các nước tư bản có hiện tượng "thừa tư bản".
+ Giá trị nguyên liệu và nhân công ở các nước chậm phát triển rẻ, nhưng lại thiếu vốn
và kỹ thuật

7


+ Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
- Hình thức xuất khẩu TB:
+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp: Xây dựng các xí nghiệp, trực tiếp kinh doanh thu lợi
nhuận,....
+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp: Cho vay tư bản để thu lợi tức….
- Xuất khẩu TB vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực, đặc biệt là đối với
các nước nhận đầu tư, có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc về kinh tế, dẫn tới lệ thuộc về
chính trị.
4. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế
Việc xuất khẩu TB tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân
chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư TB, phân chia thị
trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền quốc tế với nhau... Từ đó hình thành các
liên minh độc quyền quốc tế: Cácten, Xanhđica, Trớt quốc tế. Nhưng giữa các tổ chức
này luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh lẫn nhau… tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp từ
đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.
5. Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Lợi ích của việc xuất khẩu TB đã thúc đẩy các cường quốc TB đi xâm chiếm thuộc
địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng
nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Do tác động đó, đặc biệt là do

tác động của quy luật phát triển khơng đều của CNTB đó là những nguyên nhân dẫn
đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, cũng như các cuộc xung
đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay...
Như vậy: chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước
ngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong
đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của

8


các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc
quyền.

III.

Những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

● Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới:
Sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các
xí nghiệp vừa và nhỏ. Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế tồn cầu. Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh các cơng ty
xun quốc gia đang kiểm sốt 80% cơng nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu,
90% đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Ví dụ cơng ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần 1 triệu lao
động, 136 chi nhánh ở hơn 100 nước trên thế giới.
Mặt khác trong các nước tư bản lớn lại phát triển rất nhiều các công ty vừa và nhỏ.
Do, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép chun mơn hóa sản
xuất ngày càng sâu rộng
=> Hình thành hệ thống gia cơng, nhất là trong các ngành sản xuất ơtơ, máy bay, đồ

điện cơ khí…. Bên cạnh đó do ưu thế những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị
trường…..
● Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt là các ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ
chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra ngày trong q
trình thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay
phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đồn tài chính thường
tồn tại dưới hình thức những tổ hợp kiểu cơng - nơng - thương - tín - dịch vụ hay cơng

9


nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn,
tinh vi hơn, phức tạp hơn.
Thí dụ: ngân hàng cho tư bản cơng nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng cho nó kinh
doanh, có lợi cùng hưởng, rủi ro, thất bại cùng chia sẻ. Hoặc ngân hàng mua sắm các
phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền và cho rồi cho các doanh nghiệp thuê gọi là cho
thuê tài chính, như máy móc, hệ thống vi tính….
Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu mệnh giá nhỏ được
phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng , nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu.
● Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh, nhưng
quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát
triển mới.
● Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc
tế hóa, tồn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh
tế. EU,, NAFTA, ASEAN, APEC….
● Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức
cạnh tranh và thống trị mới. Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và

chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa,
khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng
cách thực hiện” chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh
tế” rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự
lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự phụ thuộc về chính trị vào các cường
quốc.
Tóm lại: dù có những biểu hiện mới, CNTB đương đại vẫn là CNTB độc quyền.
Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc
quyền mà Lênin đã vạch ra từ những năm đầu thế kỷ.

10


KẾT LUẬN
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số yếu tố bất hợp lý của mơ hình
kinh tế trước đây vẫn cịn tồn tại và địi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể để giải
quyết trong thời gian tới. Một trong những vấn đề cần giải quyết là tình trạng độc
quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Sự tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước
(rất nhiều trong số đó kinh doanh khơng hiệu quả) và việc độc quyền của doanh
nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực là một trong những lý do được các luật sư Mỹ
sử dụng để khẳng định Việt Nam khơng có nền kinh tế thị trường trong vụ kiện cá da
trơn của Việt Nam . Để 4 hội nhập kinh tế thế giới cũng như đảm bảo các điều kiện
gia nhập WTO trong thời gian tới và tránh thua thiệt trong thương mại quốc tế, vấn đề
này cần phải được hoàn thiện để quy định một mức độ hợp lý cho sự độc quyền của
các doanh nghiệp nhà nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo thúc đẩy
sản xuất trong nước phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin

/> />ghia-tu-ban-doc-quyen
/> />
11



×