Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Những hình thức độc quyền trong chủ nghĩa tư bản độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.92 KB, 16 trang )

A – MỞ ĐẦU
Những học thuyết về kinh tế chính trị học của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin nghiên
cứu về những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá
trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai
đoạn thị trường cạnh tranh tự do. Dù đã ra đời từ rất lâu, nhưng cho đến tận ngày nay,
những học thuyết này vẫn chưa hề cũ, chúng vẫn chứng minh được giá trị đáng quý
của mình. Đó vẫn là những tiền đề, cơ sở lý thuyết vững chắc, chặt chẽ, vẫn là những
vấn đề bản chất sâu xa để dựa vào đó, ta có thể soi chiếu, áp dụng vào thế giới, vào
nền kinh tế ngày hôm nay.
Do vậy, em lựa chọn đề tài tiểu luận về “Những hình thức độc quyền trong
chủ nghĩa tư bản độc quyền” vì cảm thấy đây là một vấn đề thú vị và cũng là vấn đề
vẫn đang tồn tại trong nền kinh tế hiện nay. Với mỗi hình thức độc quyền nêu ra (gồm:
Cartel, Syndicate, Trust và Consortium), em sẽ tìm hiểu về định nghĩa, phương thức và
nguyên tắc tổ chức - hoạt động, điểm mạnh – yếu của từng hình thức và đưa ra ví dụ
minh họa cho mỗi hình thức, lựa chọn những ví dụ gần với thực tiễn ngày nay để có
thể liên hệ giữa học thuyết, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với tình hình kinh
tế trong xã hội hiện đại. Thông qua việc nghiên cứu về đề tài này, em hi vọng có thể có
thêm kiến thức và hiểu sâu hơn, trước tiên là về bản chất và cách thức hoạt động của
hình thức tổ chức độc quyền trong chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX;
sau đó là có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề độc quyền trong nền kinh tế hiện đại.
Vì thời gian tìm hiểu, nghiên cứu không dài, cũng như bản thân chưa có nhiều
kinh nghiệm và kiến thức nên không tránh khỏi việc tiểu luận còn nhiều thiếu sót,
khiếm khuyết, chưa được đầy đủ và trọn vẹn như hướng đi và mục tiêu đã đặt ra.
Mong được thầy cô thông cảm và góp ý chỉnh sửa để em có thể học hỏi cũng như rút
kinh nghiệm cho quá trình học tập về sau.

1


B – NỘI DUNG
I. Hình thức độc quyền Cartel


1. Định nghĩa


Cartel là một hình thức tổ chức độc quyền, thường là một tổ chức trong đó các
thành viên tự nguyện liên kết theo phương thức cam kết đồng thuận, thỏa thuận
giữa các công ty cạnh tranh. Cartel thường sinh ra do một mục tiêu chung là tập
hợp các tổ chức và đối tượng cùng ngành nghề để có thể khống chế thị trường
bằng quyền lực kinh tế do các thành viên cartel mang lại. Loại hình liên kết cổ
điển và cũng là phổ biến nhất chính là các bên cùng nhau kiểm soát, ấn định giá
và các yếu tố hình thành giá với mục đích ngăn cản sự gia nhập thị trường của



các doanh nghiệp mới.
Cartel thường xuất hiện trong một ngành công nghiệp độc quyền theo nhóm,
nơi số lượng người bán hàng ít hoặc hàng hóa được bán tập trung vào một số

nhỏ khách hàng.
 Nguyên tắc của cartel là đồng thuận và phân chia hợp lý lợi ích kinh tế. Hai yếu
tố chính của thị trường mà cartel thường xuyên tìm cách tác động lên là giá và
số lượng.
 Các nhà tư bản tham gia cartel vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp, chỉ bị
ràng buộc qua cam kết sẽ làm theo đúng như hiệp nghị, thỏa thuận đã đề ra.
 Mục đích chính của cartel là gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm sự cạnh tranh.

2. Phương thức hoạt động
a. Nguyên tắc hoạt động:
 Khi chỉ có một số ít các hãng hoạt động trên thị trường, họ có thể lựa chọn giữa
hành vi hợp tác hoặc bất hợp tác. Các hãng bất hợp tác với nhau nếu họ tự tiến
hành kinh doanh mà không cần có sự thỏa thuận nào với nhau. Đó là nguyên

nhân của chiến tranh giá cả. Đổi lại, khi các hãng hợp tác làm ăn với nhau, họ
cố gắng giảm cạnh tranh với nhau tới mức thấp nhất để cùng thu lợi nhuận – đó
là cách hình thành nên các tổ chức, thỏa thuận cartel: hai hay nhiều hãng thỏa
2


thuận cùng nhau quy định mức giá và sản phẩm làm ra, chia nhau thị trường,
hoặc cùng nhau vạch ra các quyết định kinh doanh.
 Cartel thường xuất hiện ở những ngành độc quyền theo nhóm do nếu có quá
nhiều nhà tư bản cùng cạnh tranh, sẽ rất khó để họ đồng ý đàm phán và thống
nhất đưa ra một thỏa thuận chung vì có quá nhiều bên bị ảnh hưởng về lợi ích.
Chỉ trong những ngành độc quyền nhóm, khi số lượng nhà tư bản – nhà sản
xuất và bên bán không quá nhiều hoặc ít, sẽ dễ dàng dẫn đến một thỏa thuận


chung nhằm giảm bớt cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận đạt được.
Thành viên cartel có thể thoả thuận về những vấn đề như thống nhất thiết lập
mức giá, giảm tổng số lượng hàng sản xuất và hàng hóa bán ra nhằm giảm bớt
lượng cung ứng sản phẩm khiến người tiêu dùng buộc phải chấp nhận tăng giá;
thiết lập mức giá cổ phiếu; phân bổ khách hàng, phân bổ vùng bán hàng để
phân chia lợi nhuận; gian lận thầu, thành lập các doanh nghiệp bán hàng chung,
thay đổi các điều kiện bán hàng theo hướng có lợi cho bên bán – những nhà tư
bản, hoặc tổng hợp tất cả các phương thức trên. Mục đích của sự thông đồng
như vậy là tăng lợi nhuận của các thành viên. Nhà tư bản do đó sẽ cùng nhau
thu được phần lợi nhuận lớn hơn đến từ việc gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Khi xuất hiện cartel, khách hàng thường sẽ phải chịu mức giá bán cao hơn gấp
nhiều lần so với thông thường: theo các điều tra, nghiên cứu, các cartel có thể
nâng giá sản phẩm lên đến tăng hơn 25% so với mức giá bình thường của sản

phẩm.

 Nếu các thành viên không đồng ý trên tỷ lệ phân chia thị trường, họ phải có một
kế hoạch phân phối lợi nhuận độc quyền phát sinh thêm do các cartel tạo ra.
b. Phân loại:
Cartel có thể được phân biệt như sau:
 Cartel công: là một Cartel được chính phủ thiết lập và điều tiết các quy tắc vì
các lý do chính đáng như đảm bảo ổn định mức giá của một loại sản phẩm,
hàng hóa nào đó nhằm ổn định và kiểm soát thị trường. Cartel công có thể bao
gồm Cartel xuất khẩu và nhập khẩu: Cartel xuất khẩu nhằm tăng cường sự cạnh
tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Một ví dụ có thể kể đến là đạo luật
Webb-Pomerene được Mĩ thông qua năm 1918 nhằm ủng hộ và đẩy mạnh việc
3


xuất khẩu. Cartel nhập khẩu thì ít gặp hơn, và trong nhiều trường hợp các cơ
quan có thẩm quyền về cạnh tranh không chấp nhận việc thiết lập và hoạt động
của họ.
 Cartel tư: là thỏa thuận giữa các hãng sản xuất và buôn bán một loại sản phẩm,
hàng hóa, thường ít công khai mà được các nhà tư bản – các công ti, tập đoàn,
doanh nghiệp thống nhất và thỏa thuận trong bí mật do mục đích lớn nhất của
cartel này thường là tối đa hóa lợi nhuận của những nhà tư bản tham gia, bất
chấp lợi ích của người tiêu dùng. Các cartel này thường bị cấm ở nhiều quốc gia
trong kinh tế hiện nay do tình trạng tăng giá cao bất thường sẽ xảy ra, bởi vậy
mà thành lập cartel có thể là hành vi vi phạm pháp luật.
c. Ưu – nhược điểm:
 Ưu điểm: Ưu điểm của cartel đối với nhà tư bản là khả năng giảm bớt sự cạnh
tranh và tạo sự đồng thuận giữa một tổ chức, qua đó tăng cường và hơn nữa là
đảm bảo sự ổn định cho phần lợi nhuận cao hơn mức thông thường (khi chưa
tham gia cartel) mà nhà tư bản có thể thu được. Đồng thời, cartel cũng góp phần
giữ vững vị thế độc quyền hoặc độc quyền nhóm của những nhà tư bản tham
gia cartel, do việc hình thành cartel sẽ ngăn cản tối đa khả năng gia nhập vào

lĩnh vực, thị trường của một doanh nghiệp hoàn toàn mới.
 Nhược điểm: Do chỉ cùng kí với nhau một hiệp định hoặc cùng thống nhất một
thỏa thuận nào đó, các nhà tư bản tham gia cartel vẫn là những chủ thể độc lập
trong cả khâu sản xuất lẫn lưu thông hàng hóa. Việc này dẫn đến điểm yếu lớn
nhất của cartel: tính thiếu bền vững về lâu dài và lỏng lẻo trong tổ chức, tạo ra
cartel là tổ chức độc quyền không vững chắc. Một thành viên trong cartel có thể
ngay lập tức tạo ra lợi nhuận cao hơn bằng cách phá vỡ chính cartel đã thỏa
thuận: sản xuất lượng hàng hóa nhiều hơn mức đã thống nhất nhằm phá vỡ thế
“cân bằng” giữa lượng cung – cầu mà cartel ấn định, hoặc bán giá thấp hơn so
với giá cartel đã đưa ra để thu hút một lượng khách hàng lớn hơn. Bất cứ thành
viên nào cảm thấy mình đang bị đẩy vào thế bất lợi hơn trong một cartel cũng
có thể phá vỡ thỏa thuận. Chính vì thế, cartel thường không bền vững về lâu dài
mà có thể kết thúc trước thời hạn.
4


3. Ví dụ: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (Organization of
Petroleum Exporting Countries)
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra đời năm 1960, với 5 quốc gia
sáng lập viên là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Việc thành lập OPEC
là câu trả lời cho sự độc quyền trên thị trường dầu mỏ thế giới của cartel "Seven
Sisters", hợp nhất bảy công ty đa quốc gia lớn - British Petroleum, Exxon, Gulf Oil,
Mobil, Royal Dutch Shell, Chevron và Texaco.


Hiện tại OPEC bao gồm 12 quốc gia: ngoài 5 thành viên sáng lập còn có Qatar,
Libya, UAE, Algeria, Nigeria, Ecuador và Angola. Những nước này kiểm soát
80% lượng dự trữ dầu mỏ trên thế giới, chiếm 40% sản lượng khai thác và 50%
sản lượng xuất khẩu dầu thô trên toàn thế giới.


 Mục tiêu chính của tổ chức cartel này là phối hợp và thống nhất chính sách dầu
mỏ của các nước thành viên để đảm bảo duy trì mức giá dầu mỏ công bằng và
ổn định trên thị trường thế giới, cung cấp dầu một cách kinh tế và hợp lí cho
người tiêu dùng, bên cạnh đó cũng đảm bảo thu nhập công bằng cho những nhà
đầu tư lựa chọn đầu tư vào khai thác dầu mỏ.


Một trong những công cụ mà OPEC sử dụng để kiểm soát thị trường dầu mỏ là
chính sách giá dầu mỏ, được gọi bằng thuật ngữ “Giỏ” của OPEC (OPEC
Reference Basket of Crudes). Thuật ngữ này được giới thiệu ngày 1/1/1987. Trị
giá của “giỏ” được xem như chỉ số giá bình quân áp dụng đối với những loại
dầu thô mà các nước trong cartel khai thác. Giá trị của “giỏ” được OPEC cố
gắng duy trì ở mức hợp lí, ổn định dựa vào kiểm soát hạn mức trên – dưới, mức
tăng – giảm sản xuất.



Vấn đề chính của OPEC: Quyền lợi của các thành viên thường phân hóa và
không thật sự phù hợp giữa một vài nước với nhau. Đây cũng là mầm mống
khiến người ta liên hệ tới sự không bền vững vốn có của hình thức độc quyền
cartel.
5


II. Hình thức độc quyền Syndicate
1. Định nghĩa
 Syndicate là một hình thức tổ chức độc quyền. Syndicate được xem là tổ chức
độc quyền cao hơn, ổn định hơn cartel. Một syndicate có thể được tạo ra từ
cartel phát triển lên.
 Các nhà tư bản tham gia syndicate cùng kí một hoặc nhiều hiệp định, chấp nhận

việc mua – bán hay các hoạt động khác liên quan đến thương mại do một ban
quản trị chung trong một syndicate đảm nhận. Đây thường là những hiệp định
liên quan đến việc mua nguyên liệu đầu vào, các tư liệu sản xuất với giá thấp và
bán sản phẩm, hàng hóa làm ra với giá cao hơn so với thông thường, nhằm mục
đích tăng thêm lượng giá trị, tiền tệ thu được và nâng cao lợi nhuận chung của
syndicate, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho các nhà tư bản tham gia.
 Trong một syndicate, các nhà tư bản vẫn giữ quyền độc lập trong quá trình sản
xuất. Tuy nhiên, nhà tư bản khi chấp nhận các hiệp định nói trên đã mất quyền
độc lập về các vấn đề thương mại và lưu thông hàng hóa.
 Nếu cartel là hình thức độc quyền về giá cả, thị trường, sản lượng hàng hóa thì
có thể coi syndicate là một hình thức độc quyền về lưu thông.

2. Phương thức hoạt động
a. Nguyên tắc hoạt động:
Các nhà tư bản tham gia vào syndicate cử ra một ban đại diện/ban quản trị. Ban quản
trị này sẽ đảm nhận việc thu mua nguyên liệu đầu vào và bán ra, phân phối, lưu thông
loại sản phẩm, hàng hóa của syndicate; việc mua bán, thương mại cũng cần có sự
thống nhất giữa các nhà tư bản trong syndicate đó. Việc thu mua tập trung và thống
nhất bán ra tạo cho syndicate một vị thế độc quyền trong lưu thông cả về tư liệu sản
xuất cũng như hàng hóa. Chính vì thế, một syndicate có khả năng giảm giá mua
nguyên liệu, tư liệu đầu vào lẫn tăng giá bán sản phẩm, hàng hóa nhờ sự độc quyền
gây sức ép lên người bán nguyên liệu đầu vào và người tiêu dùng mua hàng hóa nhằm
thu được lợi nhuận độc quyền cao nhất.

6


Trong một số trường hợp, một syndicate có thể từ cartel phát triển lên vì syndicate vốn
dĩ được xem là hình thức tổ chức độc quyền ở bậc cao hơn, ổn định hơn so với cartel.
Từ việc độc quyền về thị trường, giá cả, cartel phát triển thành syndicate bằng việc

thống nhất trong thương mại, mua bán để chiếm thêm quyền độc quyền trong lưu
thông, thu được lợi nhuận lớn hơn.
b. Ưu – nhược điểm:
 Ưu điểm: Ưu điểm của syndicate là ổn định hơn, có khả năng duy trì trong thời
gian lâu dài hơn so với hình thức độc quyền trước đó là cartel. Mặc dù việc sản
xuất của các nhà tư bản trong syndicate vẫn độc lập với nhau, nhưng việc lưu
thông nguyên liệu và hàng hóa đã chịu sự ràng buộc, hoàn toàn phụ thuộc vào
ban quản trị của syndicate, việc này khiến cho các nhà tư bản không thể hành
động một cách độc lập, cá nhân trong vấn đề thương mại. Do đó, một nhà tư
bản muốn rút khỏi syndicate sẽ phải chịu nhiều điều kiện, mức phạt, gặp phải
những khó khăn về mặt pháp lí. Điều này khiến mỗi nhà tư bản phải cân nhắc kĩ
càng trước khi tham gia vào một syndicate, nhưng cũng là yếu tố giúp cho
syndicate được ổn định về lâu dài.
 Nhược điểm: Do liên quan đến vấn đề lợi nhuận và lợi ích kinh tế của mỗi cá
nhân, nên giữa các thỏa thuận, thống nhất trong syndicate vẫn sẽ tồn tại những
mâu thuẫn, đấu tranh nội bộ từ việc không thỏa mãn với phần lợi nhuận mình
thu được. Việc quyết định tỉ lệ phân phối nguyên liệu, hàng hóa của các nhà tư
bản khác nhau, dù đã được ban quản trị đưa ra, vẫn có thể gây ra sự không hài
lòng, cạnh tranh lẫn nhau do sự khác biệt về quy mô sản xuất, hoặc khi thị
trường có sự biến động nhất định, v.v.

3. Ví dụ: Canadian Wheat Board – Hiệp hội Lúa mạch Canada (CWB)
Hiệp hội Lúa mạch Canada (CWB) được thành lập bởi Quốc hội Canada vào
5/7/1935, được xem là hiệp hội thương mại cho các sản phẩm lúa mì, lúa mạch của
miền Tây Canada. CWB được quản lí bởi một ban quản trị đảm nhiệm một hệ thống
quảng bá, thương mại, lưu thông sản phẩm lúa mì, lúa mạch tại Alberta,
Saskatchewan, Manitoba và một phần nhỏ thuộc British Columbia. Tất cả mọi nông
7



dân trong khu vực kiểm soát của CWB đều không được phép bán lúa mì, lúa mạch của
mình qua bất cứ nơi nào khác ngoài CWB; nếu làm như vậy, nông dân sẽ bị xem như
đã vi phạm pháp luật. CWB do đó được xem như một tổ chức độc quyền, thể hiện rõ
hơn là độc quyền mua vì CWB là người mua duy nhất đối với sản phẩm của nông dân.
CWB là tổ chức kiểm soát thương mại, lưu thông được khẳng định là hoạt động dựa
trên lợi ích của nông dân, mọi lợi nhuận thu về sẽ được trả lại cho nông dân theo
nguyên tắc: nếu thị trường chuyển biến tốt, nông dân được thu về phần lợi nhuận; nếu
thị trường chuyển biến xấu, chính phủ sẽ bù đắp phần lỗ; nông dân chỉ phải chịu các
chi phí lưu thông, thương mại liên quan. Vì thế, có thể xem CWB là một biến thể từ
syndicate, chiếm vị thế độc quyền trên thị trường lúa mạch và lúa mì thời đó.
Thế độc quyền của CWB kết thúc vào ngày 1/8/2012 khi Bill C-18, hay còn gọi
là luật Tự do Thị trường cho Nông dân (Marketing Freedom for Grain Farmers Act)
được thông qua vào tháng 12/2011.

8


II. Hình thức độc quyền Trust
1. Định nghĩa
 Trust là một hình thức tổ chức độc quyền cao hơn cartel và syndicate. Trust
thường là một nhóm các công ty hợp nhất. Trong một trust, cả việc sản xuất,
tiêu thụ, tài vụ đều được đặt dưới sự quản lí của một ban quản trị.
 Các nhà tư bản tham gia trust không giữ quyền độc lập cả về sản xuất lẫn lưu
thông sản phẩm. Khi tham gia trust, mỗi nhà tư bản trở thành một cổ đông và
thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần nắm giữ.

2. Phương thức hoạt động
a. Nguyên tắc hoạt động:
 Các nhà tư bản, công ty, xí nghiệp sản xuất cùng tham gia trust; những nhà tư
bản có công ty lớn nhất sẽ trở thành ban quản lí của trust. Mỗi nhà tư bản trong

trust nắm giữ một lượng cổ phần nhất định, phù hợp với quy mô ban đầu của
họ. Mọi công đoạn thu mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất, định giá sản phẩm
đầu ra, lưu thông hàng hóa đều được đặt dưới sự quản lí, điều hành của ban
quản trị. Lợi nhuận thu được sẽ được phân chia theo cổ phần của mỗi nhà tư
bản.
 Trust hoạt động chặt chẽ, càng lớn mạnh thì số lượng nhà tư bản, công ty, xí
nghiệp tham gia vào trust sẽ càng cao, dần dần dẫn đến tạo nên cho trust một vị
thế độc quyền vững chắc trên thị trường, chiếm thế quản lí cả một lĩnh vực,
ngành nghề, hàng hóa kinh doanh, khiến cho lợi nhuận ngày càng tăng cao, thị
trường mất đi khả năng cạnh tranh.
b. Phân loại:
 Trust theo chiều ngang: Liên minh các xí nghiệp cùng ngành
 Trust theo chiều dọc: Liên minh các xí nghiệp khác ngành nhưng có liên quan
với nhau về mặt kĩ thuật
c. Ưu – nhược điểm:

9


 Ưu điểm: Do không nhà tư bản nào còn giữ quyền độc lập về sản xuất hay
thương mại, mà chỉ nắm giữa cổ phần và lợi nhuận được phân chia dựa theo cổ
phần nên trust thường rất chặt chẽ, đảm bảo sự bền vững trong thời gian dài.
Nhờ sự bền vững cộng thêm vị thế độc quyền, trust có thể phát triển rất mạnh
mẽ, ngày càng củng cố thế độc quyền của mình trên thị trường, đi kèm với đó là
lợi nhuận được đảm bảo rất lớn.
 Nhược điểm: Vị thế độc quyền lớn mạnh của trust gây ra lo ngại rất lớn trong
nền kinh tế, thường tạo tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội, và vì vậy trust
luôn được các quốc gia xem như hình thức cần chống lại. Luật chống độc quyền
và đảm bảo cạnh tranh hiện nay cũng được mang tên là “anti-trust law”.


3. Ví dụ: Tập đoàn dầu lửa Standard Oil
Tập đoàn dầu lửa Standard Oil được thành lập bởi và cũng gắn liền với tên tuổi
của “Vua dầu lửa” Rockerfeller. Rockefeller trở thành một nhà công nghiệp trong lĩnh
vực dầu mỏ khi bắt đầu với Công ty Rockefeller & Andrew. Năm 1870, độc quyền về
công nghệ chế biến dầu thô, công ty dầu mỏ Standard Oil Company được thành lập số
vốn ban đầu là 1 triệu USD. Do nắm giữ được bí quyết công nghệ, khả năng cạnh
tranh của công ty rất lớn. Để kiểm soát và tiến tới thống trị thị trường dầu mỏ đồng
thời tránh bị cản trở, Rockerfeller lên những kế hoạch "cạnh tranh và gặm nhấm" hay
"thâu tóm từng phần thị trường": lên kế hoạch để cho một số công ty nhỏ tự sáp nhập
trước khi mua lại.
Năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà Rockefeller nắm giữ được hợp nhất
thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong lịch sử: Tập đoàn Standard
Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD. Ở bang nào của nước Mỹ cũng có mặt
"Standard Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất, chiếm khoảng hơn
90% thị phần.
Lo ngại những ảnh hưởng ngày càng lớn của Standard Oil Trust, năm 1890,
chính quyền bang Ohio - nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn - đã ra một sắc lệnh gọi là
"sắc lệnh Trust" yêu cầu chia nhỏ tập đoàn này thành nhiều tập đoàn độc lập, không
được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị trường. Tập đoàn chuyển trụ sở sang bang
10


New Jersey, nơi sắc lệnh này không có hiệu lực và đổi tên tập đoàn thành "Standard
Oil New Jersey".
Năm 1911, khi Rockefeller không còn trực tiếp điều hành tập đoàn, Tòa án
Hiến pháp Mỹ mới ra quyết định chia nhỏ Standard Oil thành 38 công ty độc lập. Môi
trường cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ tại
Mỹ.

11



IV. Hình thức độc quyền Consortium
1. Định nghĩa
 Consortium là một hình thức tổ chức độc quyền. Consortium được xem là hình
thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn nhất trong các hình thức độc
quyền của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
 Consortium khác với các hình thức độc quyền khác: không chỉ tập hợp các nhà
tư bản lớn mà còn có thể tập hợp cả các syndicate, trust, thuộc cùng ngành hoặc
thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế, kĩ thuật.
 Consortium có quy mô rất lớn, có thể lên đến hàng trăm xí nghiệp khác nhau
cùng liên kết, trong khi tài chính chỉ phụ thuộc vào một nhóm tư bản nhất định.
Các nhà tư bản trong consortium có liên kết chặt chẽ, thống nhất giữa tư bản sở
hữu và quyền kiểm soát. Có thể xem consortium như một trong những hình
thức phổ biến của các công ty xuyên quốc gia (TNC) hiện đại.
 Một hình thức có thể thấy của consortium là nhóm ngân hàng hợp tác để cho
vay tiền, khi lượng tiền cho vay lớn, thời hạn kéo dài và rủi ro cao.

2. Phương thức hoạt động
a. Nguyên tắc hoạt động:
 Một consortium được liên kết bởi hai hay nhiều các công ty của nhà tư bản,
tham gia vào các hoạt động chung về sản xuất, lưu thông cũng như những hoạt
động kết hợp cao hơn nhằm tạo nên vị thế độc quyền trên thị trường và qua đó
thu về lợi nhuận cao. Một nhóm các nhà tư bản nắm giữ quyền điều hành và
quản lí consortium.
 Một consortium được lập ra bởi hợp đồng, thống nhất về quyền lợi và trách
nhiệm của thành viên. Các thành viên tham gia consortium có nghĩa vụ cũng
như thu được quyền lợi phụ thuộc vào phần đóng góp của mình; các quyền lợi
và nghĩa vụ này được quyết định trên hợp đồng có thời hạn và có thể thay đổi.
 Consortium có vai trò pháp lí độc lập với các thành viên, và việc chia sẻ trách

nhiệm pháp lí được quy định trong hợp đồng của mỗi consortium. Các thành
viên chỉ có thể rút khỏi consortium khi hợp đồng đã đến thời hạn hết hiệu lực
và không được gia hạn thêm.
12


b. Ưu – nhược điểm:
 Ưu điểm: Consortium có ưu điểm là cực kì ổn định về lâu dài. Các thành viên
trong consortium có sự liên kết chặt chẽ với nhau dựa vào hợp đồng đã thống
nhất và ấn định. Thêm vào đó, dựa vào đặc điểm liên kết giữa nhiều nhà tư bản,
thậm chí syndicate hay cartel ở nhiều ngành, consortium có thể đạt đến quy mô
rất lớn, phát triển được vị thế độc quyền lớn mạnh trong một lĩnh vực nhất định
liên kết bởi nhiều ngành nghề hay loại sản phẩm, hàng hóa. Lợi nhuận từ
consortium vì vậy có thể rất lớn, vị thế độc quyền có thể duy trì được trong thời
gian dài, thuộc loại lớn nhất trong số các hình thức độc quyền của chủ nghĩa tư
bản.
 Nhược điểm: Do có liên kết chặt chẽ, nên khi xảy ra trường hợp một thành viên
muốn rút khỏi consortium, điều này có thể dẫn đến những hậu quả khó lường,
tạo ra biến động lớn khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế độc quyền
sẵn có của consortium.

3. Ví dụ: Hãng sản xuất máy bay Airbus S.A.S (Airbus Société par actions
simplifiée)
Airbus là nhà sản xuất máy bay thương mại hàng đầu thế giới, và là công ty con
của EADS - công ty hàng không vũ trụ châu Âu. Trụ sở của Airbus đặt tại thành phố
Toulouse, Pháp. Airbus sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới và
có các hoạt động quan trọng trên khắp châu Âu. Airbus ra đời năm 1970 với tên Airbus
Industrie và đổi tên thành Airbus S.A.S năm 2001.
Airbus Industrie được chính thức thành lập như một Nhóm lợi ích kinh tế chung
(Economic Interest Group - GIE) vào ngày 18 tháng 12 năm 1970. Aérospatiale và

Deutsche Airbus mỗi công ty có 36,5% cổ phần, Hawker Siddeley 20% và FokkerVFW 7%. Mỗi công ty sẽ chuyển các bộ phận do mình chế tạo đến một nhà máy lắp
ráp cuối cùng để máy bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay.
Là một consortium với sự tập hợp nhiều xí nghiệp sản xuất, Airbus sử dụng
khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Anh, Pháp,
Đức và Tây Ban Nha. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse - Pháp; Hamburg 13


Đức, Seville - Tây Ban Nha; Thiên Tân - Trung Quốc và đang trong quá trình hoàn
thiện nhà máy tại Mobile, tiểu bang Alabama, Mĩ. Airbus có quy mô như một công ty
quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các hãng hàng không trên toàn thế giới. Airbus còn có
công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Cùng với Boeing,
Airbus là một trong hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại với
hình thức như một consortium nằm dưới sự quản lí của một nhóm công ti, một nhóm
nhà tư bản nhất định.

C – KẾT LUẬN
14


Qua đây, ta có thể thấy được sự phân loại, định nghĩa và cách thức hoạt động
của những hình thức độc quyền khác nhau đã xuất hiện trong chủ nghĩa tư bản độc
quyền cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trong đó có những hình thức vẫn còn tồn tại đến
ngày nay dù đã có một số biến thể, đổi khác trong tổ chức hay hoạt động. Từ đó, em đã
có cái nhìn rõ ràng hơn về hình thức độc quyền trong kinh tế và hiểu được sự quan
trọng của việc cần nghiên cứu, hiểu rõ về độc quyền, cũng như sự cần thiết phải chống
lại những hình thức độc quyền nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đi ngược lại lợi ích của
người tiêu dùng trong nền kinh tế hiện nay, nhằm đảm bảo sự cạnh tranh tự do và lành
mạnh để lực lượng sản xuất, nền kinh tế nói riêng cũng như xã hội nói chung có thể
phát triển mạnh mẽ nhất.
Do trình độ còn hạn chế và chưa thể tìm hiểu đủ nhiều, em tự thấy bài tiểu luận

còn nhiều thiếu sót, còn những lỗ hổng, kiến thức chưa được giải quyết chặt chẽ hoặc
chưa được bàn luận đầy đủ và kĩ lưỡng, em sẽ cố gắng tìm hiểu thêm và làm tốt hơn
trong những bài tập sau này.

Danh mục tài liệu tham khảo
15


1. Giáo trình Những Nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, 2016, NXB
Chính trị Quốc gia
2. Wikipedia tiếng Việt: /> /> />3. Lí giải thuật ngữ, Saga.vn: />4. Cartel trong thế kỉ XXI: />5. Toàn cảnh về cấu trúc sức mạnh của OPEC:
/>6. Syndicate trong tiếng Pháp: />787977_1&Syndicate__b%E1%BA%A3n_d%E1%BB%8Bch_ti%E1%BA%BFng_Ph
%C3%A1p_c%E1%BB%A7a_t%E1%BB%AB_n%C3%A0y__m%E1%BB%99t_h
%C3%ACnh_th%E1%BB%A9c_%C4%91%E1%BB%99c_quy%E1%BB%81n_c
%E1%BB%A7a_t%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c
7. Wikipedia tiếng Anh: />8. Về Rockerfeller và tập đoàn Standard Oil Trust:
/>
16



×