Cấu trúc và chức năng của văn hoá
·
1. Cấu trúc của văn hoá
Có 2 dạng cấu trúc:
- Văn hoá vật chất văn hoá tinh thần - văn hoá vật thể, phi vật thể, Văn hoá
hữu thể. Văn hoá vô thể.
- Văn hoá cá nhân/văn hoá cộng đồng
1.1. Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần
Toàn bộ hoạt động sản xuất xã hội có thể chia thành hai dạng: sản xuất vật
chất và sản xuất tinh thần tương ứng với hai nhu cầu cơ bản của con người:
nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Mọi sự phân chia đều do con người quy ước với nhau. Văn hóa vật chất,
văn hóa vật thể, hữu thể, văn hóa tinh thần, văn hóa phi vật thể, văn hóa vô
thể…là sự quy ước, ranh giới mơ hồ hơn ta tưởng. Trong vật chất có tinh
thần, trong vật thể có phi vật thể.
Văn hóa vật chất - văn hóa tinh thần: Cái nào có trước? Phải sống đã. Văn
hóa vật chất có tính quyết định
Sản xuất vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất như, trước hết là những
nhu cầu sinh học để con người tồn tại: ăn, mặc, ở, sau đó là những những
công cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động sống của con người.
Sản xuất tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần: tôn giáo, tín ngưỡng,
khoa học, phong tục tập quán, lễ hội v.v…
Tuy nhiên, sự phân chia văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, văn hoá vật
thể hay phi vật thể chỉ mang tính quy ước. Cũng như trong âm có dương,
trong dương có âm Trong người đàn ông đôi lúc có tính đàn bà, trong người
đàn bà có khi có tính đàn ông. Thật bất hạnh cho ai là là đàn ông mà lại thiếu
đàn ông tính và ngược lại. Trong văn hoá vật chất có văn hoá tinh thần,
trong văn hoá vật thể có văn hoá phi vật thể và ngược lại. Có những sản
phẩm là vật chất nhưng để đáp ứng nhu cầu tinh thần như: đình đền chùa, ti
vi, nhạc cụ, karaoke v.v… Thậm chí, ngay việc ăn cũng một phần đáp ứng
nhu cầu tinh thần: văn hoá ẩm thực là một sự thưởng thức về tinh thần, đáp
ứng các giác quan của con người: các vị mặn, cay, chua, ngọt đắng. Tại sao
có những món ăn rất ngon nhưng có khi nuốt không trôi. Khi uống rượu cần
phải biết mình đang uống với ai, ngồi ở đâu? tâm trạng nào?
1.2. Văn hoá cá nhân, văn hoá cộng đồng
Có thể chia văn hóa theo phương pháp xã hội học: Văn hóa cá nhân, văn hóa
cộng đồng.
Con người không thể sống một mình mà phải sống cùng, sống với.
1.2.1. Văn hóa cá nhân
Văn hóa cá nhân không ai giống ai. Tuỳ theo sự tích luỹ văn hóa của từng
người. Văn hóa cá nhân phát triển đến một độ nào đó thì thành danh nhân
văn hóa ở nhiều cấp khác nhau:
- Quốc tế: Hồ Chí Minh
- Quốc gia: Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ v.v…
- Tỉnh: Các cá nhân hoạt động văn hoá ở địa phương, có khi là nhà văn hoá
lớn nhưng có quê hương ở một địa phương nào đó.
- Dòng họ (thành hoàng)
1.2.2. Văn hóa cộng đồng
- Không phải là số cộng của các cá nhân
- Là những chuẩn mực giá trị cả cộng đồng cùng chia sẻ và tư nguyện thực
hiện: Hương ước; quy ước, quy chế, quy định. Luật thì chung - lệ thì riêng.
Nhập gia tuỳ tục, những phong tục kiêng kị.
Nhất là đối với các nhà kinh doanh du lịch cần phải quan tâm đến vấn đề
này, tìm hiểu văn hóa của đối tác để có phương sách ứng xử.
Văn hóa cộng đồng cao nhất là quốc gia. Nói bản sắc văn hóa là nói đến bản
sắc văn hóa của một quốc gia. Tỉnh, vùng, dân tộc thiểu số có thể dùng chữ
sắc thái. Quốc gia là cộng đồng chính trị. Biên giới quốc gia và sự đoàn kết,
hoà hợp văn hóa nhiều khi phải giữ bằng máu. Không nên nhấn mạnh vào
cái riêng mà phải nhấn mạnh vào cái chung. Cần tôn trọng và bảo vệ văn hóa
cộng đồng quốc gia.
MQH tương tác, biện chứng giữa cá nhân và cộng đồng: Cá nhân làm phong
phú cho cộng đồng: Nhà có học, con nhà lành, dòng họ tri thức (gia phả),
làng tiến sĩ, làng gắp phân v.v…
Cộng đồng là sức mạnh. Sáng tạo trước hết bao giờ cũng xuất phát của cá
nhân, không có sáng tác nào là của cộng đồng, kể cả ca dao thành ngữ, tục
ngữ
Văn hóa cộng đồng làm phông văn hóa cho cá nhân. Nếu phông văn hóa
cộng đồng tốt thì cá nhân trong cộng đồng ấy được thừa hưởng gia tài văn
hóa cộng đồng.
2. Chức năng của văn hoá
Chức năng là vai trò, lý do tồn tại của một (cái gì đó, một sự vật hiện tượng
nào đó), văn hoá ra đời để làm gì, văn hoá đóng vai trò gì?
2.1.Chức năng nhận thức:
- học vấn
- văn hóa
Nhận thức là một yếu tố căn bản để phân biệt giữa con người với loài vật.
Loài vật chỉ sống với một ý nghĩ là muốn tồn tại y như nó có. Con người do
nhận thức cao nên sống có 2 ý nghĩa là tồn tại y như nó có và muốn cao hơn.
Tự hoàn thiện theo hướng nhân bản hơn, người hơn
2.2. Chức năng giáo dục:
Giáo dục là để nâng cao nhận thức là phương tiện để phát huy tiềm năng con
người. Giáo dục ở đây không phải chỉ là học vấn mà có những yếu tố văn
hoá theo nghĩa rộng: Giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống, giáo dục nhân
cách, con người với con người, con người với cộng đồng. Ở Việt Nam thì
giáo dục tính cách con người Việt Nam theo những đức tính đã nêu trong
NQ TW 5 (khoá VIII).
Giáo dục phải hướng theo những lĩnh vực: Giáo dục công dân, giáo dục lịch
sử đất nước, truyền thống văn hoá, tình nghĩa gia đình, làng xóm, tình yêu
đất nước, yêu dân tộc.
2.3. Chức năng thẩm mỹ.
Nói đến văn hoá là nói đến cái đẹp, văn là vẻ đẹp, hoá là làm cho cái đẹp đẹp
lên. Thẩm mỹ là một chức năng quan trọng của văn hoá, con người luôn
luôn vươn đến cái đẹp, kể cả cái đẹp hình thức lẫn cái đẹp nội dung.
Các ngành nghệ thuật cũng xuất phát từ chức năng này để hoạt động. Hình
thành nên các loại chủ nghĩa trong nghệ thuật
Cái đẹp là những hài hoà hoàn chỉnh.
Cái có ích thì đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cái đẹp thì đáp ứng nhu cầu tinh
thần. Cái đẹp luôn là bạn đồng hành của cái có ích, con người luôn có nhu
cầu nhào nặn hiện thực thành cái đẹp.
- Văn hoá nghệ thuật là sự chưng cất cái đẹp.
Quy luật với nghệ thuật là quy luật là quy luật tình cảm con người luôn khát
vọng vươn tới cái đẹp thông qua cái đẹp tác động vào tình cảm, tác động lên
lý trí (thích hay không thích, cái đúng cái sai, cái thiện cái ác)
Cụ thể nghệ thuật luôn mang tính phổ quát, nghệ thuật đến với tất cả con
người. Nghệ thuật phải đúng, phải hấp dẫn, nghệ thuật phải như ăngten thu
nhận tín hiệu tình cảm, phải có trái tim nhạy cảm thấm đượm tình người
phải có lý trí sáng suốt thông qua đó đánh thức nhân loại.
Nghệ thuật là sự thể hiện nhu cầu của con người muốn thông qua hình tượng
và biểu tượng để thể hiện và cảm nhận những thời điểm có ý nghĩa trong đời
sống của mình. Nghệ thuật tạo ra cho con người “hiện thực thứ hai”, tức là
thế giới những cảm xúc đã trải qua trong cuộc đời và được thể hiện bằng
những phương tiện hình tượng, biểu tượng đặc biệt. Việc tiếp xúc với những
thế giới này cũng như việc tự biểu hiện và nhận thức trong thế giới này là
một trong những nhu cầu quan trọng nhất của tâm hồn con người.
Khả năng tác động vào xã hội của nghệ thuật là rất lớn.
- Một là hướng tâm.
- Hai là ly tâm - làm tan rã tâm trạng xã hội
- Ba là loạn tâm: Là mỗi người một tâm trạng
Thưởng thức xong một tác phẩm nghệ thuật, có thể làm thay đổi tính cách,
lối suy nghĩ của con người.
Văn nghệ sĩ là ai? Trước hết phải là con người có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc
động và hoạt động trong một lĩnh vực nghệ thuật nào đó. (có người không
phải là nghệ sĩ nhưng cũng rất nhạy cảm, biết thưởng thức nghệ thuật - đây
có thể gọi là những người có tâm hồn nghệ sĩ). Có tâm hồn, có năng khiếu là
những điều kiện tốt để một con người trở thành nghệ sĩ, nhưng để trở thành
nghệ sĩ, phải có học chuyên ngành nghệ thuật mới hiểu được hệ thống biểu
tượng của nghệ thuật (bố cục, màu sắc, biểu tượng, các quy luật sáng tối,
viễn cận trong nghệ thuật hội hoạ, quy luật hoà thanh trong âm nhạc, gam
trưởng, gam thứ v.v…).
Nghệ sĩ là một nghề, dễ xúc cảm, hay thay đổi, đôi lúc tính khí bất thường,
không chịu sống gò ép trong khuôn khổ, luôn luôn sáng tạo ra cái mới. Vì
vậy, quản lý, lãnh đạo văn nghệ sĩ là một việc khó.
Đảng ta phải quan tâm đến cộng đồng nghệ sĩ: quan tâm đến đời sống vật
chất, đời sống tinh thần của văn nghệ sĩ bằng các chính sách đãi ngộ cụ thể.
Ngược lại, văn nghệ sĩ phải có trách nhiệm với đất nước, tới xã hội. Sáng tạo
ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, có tính định hướng về thẩm mĩ
cho nhân dân (ví dụ định hướng về âm nhạc, nghiếp ảnh, hội hoạ, văn xuôi,
thơ v.v…)
2. 4. Chức năng điều tiết:
Cấu trúc đời sống xã hội gồm các cộng đồng người: từ thấp đến cao (nhóm
tập thể: bản, mường, cao hơn nữa là từng dân tộc, quốc gia, liên quốc gia
v.v…)
Cộng đồng phải có sự phân công xã hội và xây dựng một thể chế làm việc.
Thể chế đó chính là văn hoá. Thể chế phải chặt chẽ, phải có người chỉ huy,
phân công lao động hợp lý. Đó chính là sự điều tiết.
Chức năng điều tiết là gì? Là làm cho xã hội ổn định, luôn vận hành vì một
mục đích chung. Xã hội vận hành được là nhờ có luật pháp và văn hoá pháp
luật (ý thức chấp hành của con người). Nếu không có luật pháp để điều tiết
cộng đồng xã hội thì con người ta sẽ sống theo luật rừng và mọi cái sẽ bị đảo
lộn
Điều tiết xã hội bằng ý thức chấp hành luật pháp chính là chức năng điều tiết
của văn hoá
2.5. Chức năng động lực:
Nếu xã hội là cái xe thì văn hoá là động cơ. Người lái xe chỉ định hướng và
vận hành xe. Tại sao NQ TW 5 nói văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển. Mục tiêu phấn đấu của chúng ta là tiến tới một xã hội tốt
đẹp hơn, để cho con người ngày càng hạnh phúc hơn, chất lượng sống của
con người ngày một cao hơn
Tất cả các chức năng trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều
mang tính xã hội cao. Trong chức năng thẩm mĩ có chức năng điều tiết (cái
đẹp điều chỉnh tâm hồn, hành vi), trong chức năng động lực có chức năng
điều tiết v.v…). Sự phân loại các chức năng trên cũng chỉ là một sự quy ước.
3. Tính giai cấp và tính nhân loại phổ biến của văn hoá
Tính giai cấp chỉ có trong giai đoạn đấu tranh giai cấp mà thôi. Ở trong giai
đoạn xã hội có giai cấp thì có 2 tầng văn hoá: Văn hoá của giai cấp thống trị
và văn hoá của giai cấp bị trị.
Hiện nay ở nước ta có giai cấp không? Trước hết chúng ta phải khẳng định
là có, nhưng nó ngầm ẩn bên trong. Đây cũng chính là yếu tố nằm trong âm
mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, đặt ra những vấn đề công
tac tư tưởng. Vì vậy, cuộc đấu tranh giai cấp trong văn hoá của chúng ta vẫn
diễn ra gay gắt, phức tạp (Những luận điệu xuyên tạc về quyền tự do tôn
giáo, tín ngưỡng, những tác phẩm văn hoá nghệ thuật phản giá trị, đi ngược
lại những ước muốn tốt đẹp của đại bộ phận quần chúng nhân dân lao động
v.v ). Vì vậy, quan điểm của nghị quyết TW 5 vẫn khẳng định: “Văn hoá là
một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy…”. Vì vậy,
chúng ta phải tăng cường công tác quản lý văn hoá.
4. Xu hướng văn hoá nhân loại:
Về kinh tế: đã và đang hình thành những tập đoàn xuyên quốc gia, kéo theo
những vấn đề khác, trong đó có văn hoá, trong đó có cả những ưu điểm và
những nhược điểm
Về ưu điểm: Toàn cầu hoá sẽ tạo thành “làng thế giới”, thế giới thu nhỏ
trong một cái làng, thậm chí trong một chiếc máy vi tính. Con người dần tư
duy theo kích thước toàn cầu.
Về nhược điểm: toàn cầu hoá sẽ dẫn đến sự đồng hoá văn hoá nhanh, các
dân tộc sẽ mất dần bản sắc của mình. Con người dần dần trở thành cái máy
công nghiệp.
Vì vậy chúng ta phải giữ gìn tính đa dạng của văn hoá mỗi dân tộc ngày
càng phong phú hơn trong tổng thể văn hoá nhân loại trên toàn cầu.
Vấn đề văn hoá địa phương và văn hoá dân tộc, quốc gia: mỗi địa phương
giữ sắc thái văn hoá cho vùng miền trong tổng thể văn hoá quốc gia.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như là giữ gìn tính đa dạng của văn hoá
nhân loại.