Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(TIỂU LUẬN) báo cáo NGHIÊN cứu KHOA học đề tài KHẢO sát KHÓ KHĂN của SINH VIÊN năm NHẤT và đề XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.19 KB, 23 trang )

HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
-----šš&šš-----

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: KHẢO SÁT KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT.

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Phan Văn Hoà Sinh viên thực
hiện: Lê Ngọc Tú Lớp CNACLC03, khoa Tiếng Anh.

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2020


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

MỤC LỤC.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................................... 1
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................................. 1
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI.......................................................................................................................................................... 2
Tóm tắt..................................................................................................................................................... 3
1. Mở đầu................................................................................................................................................ 4
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 4
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................ 4
1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................. 5
1.4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................... 5
2. Giải quyết vấn đề........................................................................................................................... 5


2.1. Tổng quan tài liệu.................................................................................................................. 5
2.1.1. Tài liệu ngoài nước........................................................................................................ 5
2.1.2. Tài liệu trong nước........................................................................................................ 6
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 6
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 6
2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 6
2.2.3. Thu thập dữ liệu............................................................................................................. 6
3. Phân tích dữ liệu trên cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................ 7
3.1. Khó khăn của sinh viên năm nhất xuất phát từ bản thân SV.......................... 7
3.1.1. Khó khăn về mặt tâm lý.............................................................................................. 7
3.1.2. Khó khăn của sinh viên năm nhất do bản thân về mặt trải nghiệm. . 10
3.2. Khó khăn của sinh viên năm nhất do phía bạn bè, người thân và do
trường lớp............................................................................................................................................. 12
3.2.1. Khó khăn do theo lời khuyên của bạn bè, người thân..............................12
3.2.2. Khó khăn do trong mơi trường học tập của sinh viên.............................. 14
4. Giải pháp........................................................................................................................................ 15
4.1. Gỉải pháp cho sinh viên gặp khó khăn do chính bản thân.............................16
4.1.1. Giải pháp bao trùm hay giải pháp gốc.............................................................. 16
4.2. Giải pháp cụ thể đối với gia đình và bè bạn.......................................................... 17
4.3. Giải pháp dành cho chính bản thân sinh viên...................................................... 17
5. Kết luận........................................................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .........................................................................................
CÁC NGUỒN DỮ LIỆU............................................................................................

1


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.


Biểu đồ 1. Khó khăn của sinh viên năm nhất do bản thân về mặt tâm lý.
Biểu đồ 2. Khó khăn của sinh viên năm nhất do bản thân về mặt trải nghiệm.
Biểu đồ 3. Số sinh viên đi theo và không đi theo lời khuyên của bạn bè, người thân.
Biểu đồ 4. Số sinh viên tán thành với hoạt động ngoại khoá cho sinh viên theo ngành.
Biểu đồ 5. Khó khăn của sinh viên do chương trình học thiếu hiệu quả về kĩ năng
chun mơn và kiến thức chuyên môn cùng với sự thiếu cập nhật, đổi mới cho
sinh viên theo xu hướng quốc tế.

1


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát khó khăn của sinh viên năm nhất và đề xuất hướng giải quyết.
- Sinh viên thực hiện: LÊ NGỌC TÚ
- Lớp: 19CNACLC03
Khoa: Tiếng Anh
Năm thứ: 1
- Người hướng dẫn: PGS. TS. Phan Văn Hoà.
2. Mục tiêu đề tài: Khảo sát khó khăn của sinh viên năm nhất mới đầu bước
chân lên Đại học về khía cạnh tâm lý và trải nghiệm và đề xuất hướng giải quyết.
3. Tính mới và sáng tạo: Các khó khăn của sinh viên năm nhất được xác định và
cụ thể hoá về hai mặt tâm lý và trải nghiệm.
4. Kết quả nghiên cứu: Phân tích được khó khăn và đề xuất hướng giải quyết.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc

phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Giúp đỡ sinh viên năm nhất xác định khó
khăn và vượt qua khó khăn về hai khía cạnh tâm lý và trải nghiệm; đóng góp ý kiến
cho nhà trường nơi sinh viên theo học và người thân sinh viên những giải pháp giúp
đỡ vượt qua khó khăn.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu
(nếu có):

1


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh
4x6

Họ và tên: LÊ NGỌC TÚ
Sinh ngày: 19 tháng 11 năm 2001.
Nơi sinh: Thành phố Đà Nẵng.
Lớp: 19CNACLC03

Khóa: K19


Khoa: Tiếng Anh
Địa chỉ liên hệ: 90 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0912430833

Email:

AI. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến

năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học:
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:

Lê Ngọc Tú

2


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

KHẢO SÁT KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
(Investigating the difficulties faced by the freshman of Vietnam
Universities and proposing solutions.)
Họ và Tên: Lê Ngọc Tú
Lớp: 19CNACLC03 Khoa tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
Email:
Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm khảo sát những khó khăn tác động tiêu cực đến quá trình học
tập của sinh viên năm nhất. Từ đó, một số giải pháp thích hợp sẽ được đề xuất với
mong muốn tạo mọi cơ hội tốt nhất có thể để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường. Thực tiễn cho thấy khi bước chân vào giảng đường Đại học, nhiều sinh
viên đã chống ngợp, sốc bởi những gì mới mẻ, ảnh hưởng đến tâm lý và cả trải
nghiệm học của sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất. Qua khảo sát bằng bản câu
hỏi, phỏng vấn và những cách thức nắm bắt thơng tin về những khó khắn người học
gặp phải, và trên cơ sở dữ liệu, bài viết phân tích và phân loại những khó khăn đề
xuất những giải pháp thích hợp.
Từ khóa: sinh viên, khó khăn, năm nhất, đại học, giải quyết.
Abstract
Nowadays, a plenty of students who graduated from high school dicide to study in
university or college. When students went to university, they were shocked and
confused by new things, affected their mental health and experience in university. Due
to my survey and decomposing answers, I made out the common difficulties of
university’s freshman and offered some suitable solutions. This study is not just
guiding the freshman but also the other levels of students find out ways to cope with
common pressure that they faced to.
Key words – univesity, freshman, students, difficulties, solutions.

3


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sau 12 năm đèn sách cùng những nỗ lực của mình, nhiều học sinh chính thức bước
khỏi mơi trường cấp 3 và trở thành sinh viên ĐH. Là một sinh viên Đại học (SVĐH),
ai cũng sẽ có ít nhiều sự bất ngờ trong tâm lý. Cho dù bất kỳ là lĩnh vực gì, ai cũng

có sự bỡ ngỡ nhất định và đơi khi ta có thể đối mặt những chuyện tưởng chừng bình
thường nhưng ối oăm xảy đến.
Thơng thường, khi trải nghiệm những điều mới, hoặc nghĩ đến việc làm những điều
gì mới dù ít hay nhiều người ta thường bối rối, thậm chí có lúc mất tự tin.
Vị thế của 1 SVĐH mới bước chân vào giảng đường có thể sẽ bị chống ngợp, sốc và
có thể thậm chí là sợ những gì xảy ra trước mắt. Lý do có thể là vì q quen với mơi
trường học ở cấp trung học (được bố mẹ bảo bọc, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, có
người hướng dẫn mình,…); trong khi đó mơi trường đại học hiện ra nhiều khác biệt
từ hình thức bên ngài đến nội dung, chương trình giảng dạy và phương pháp dạyhọc, cách ứng xử….
Tâm lý bối rối bỡ ngỡ đó sẽ tạo tiền đề cho sinh viên, hoặc sẽ là một bước tiến để giúp
họ vượt qua và hịa nhập với cuộc sống trong mơi trường ĐH. Hoặc, sẽ là yếu tố để
quyết định bước lùi trong họ, lấy nền tảng từ bước lùi đó để ra cho mình một bước
tiến khác đúng đắn với bản thân mình hơn trên con đường học vấn và cả tương lai sau
này.
Từ những căn cứ trên, người viết quyết định chọn đề tài : KHẢO SÁT NHỮNG KHÓ
KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT VÀ ĐỀ RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
-

Nghiên cứu này nhằm chỉ ra những giải pháp để giúp cho những bạn có sự bối
rối trong bước đầu ngồi trên giảng đường của mình vượt qua những khó khăn,
đơi khi là cả sai lầm của mình bao gồm trên phương diện tâm lý và phương
diện trải nghiệm trong cuộc sống của sinh viên ĐH.

-

Nghiên cứu này sẽ là những đề xuất đối với lãnh đạo, quản lý các trường đại
học là làm sao tạo điều kiện thỏa mái hơn nữa, nắm bắt tâm trạng của sinh viên
khi mới bước vào đại học.


-

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường và sinh viên.

4


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

1.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Là đề tài mang tính xã hội và thực tiễn nên cần có ít nhất 200 sinh viên thuộc các

nhóm khác nhau tham gia trả lời bảng khảo sát.
- Đề tài nhờ đến một số thầy cô là những người trải nghiệm trong công tác chủ nhiệm
lớp, công tác giảng dạy và nghiên cứu cho ý kiến về hai mặt: những khó khăn SV gặp
phải và cách khắc phục…
- Phỏng vấn thầy cô phụ trách ở phịng cơng tác sinh viên
- Phỏng vấn và bẳng câu hỏi Lãnh đạo Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên

1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu này tập trung vào một số nhóm khó khăn mà phần lớn sinh viên đã
thường gặp phải khi bước vào ĐH.
2. Giải quyết vấn đề.
2. 1. Tổng quan tài liệu.
2. 1.1. Tài liệu ngoài nước.

Đã có nhiều tài liệu và cơng trình nghiên cứu trước đó đã từng lấy chủ đề này. Đặc
biệt là trong "First Year at University: Perceptions and Experiences of Students"
(Edward A. Holdaway and Karen R. Kelloway, 1987). Cơng trình này đã chỉ ra
những lý giải và trải nghiệm của một sinh viên Đại học năm nhất ở Canada trong

những năm thập niên 80. "The vast majority of respondents indicated that they were
enjoying university life and were satisfied overall with their experiences. The biggest
adjustment was to the amount and difficulty of their course work and the
accompanying stress" (điều chính yếu của những người tham gia trả lời đã chỉ ra rằng
họ tận hưởng cuộc sống trong môi trường ĐH và thỏa mãn trải nghiệm chung của họ.
Sự khác biệt lớn nhất là số lượng và khó khăn của việc học với áp lực đi kèm).
Một số các nghiên cứu khác về chủ đề này cũng đã khai thác đối tượng nghiên cứu
rộng rãi hơn như trong "The problems faced by university students and proposals
for solution” (Ozlem Doygun and Selma Gule, 2012) khi mà có một số những điều
mà mọi sinh viên lẫn những người có học vị cao hơn cũng đều gặp phải.

5


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

2.1.2. Tài liệu trong nước.
Nghiên cứu "Thuận lợi và khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất tại
trường Đại học Cần Thơ" (Trương Thị Ngọc Điệp, Huỳnh Minh Hiền, Võ Thế
Hiện và Hồ Phương Thùy, 2012) đã chỉ ra rằng một số trở ngại mà sinh viên năm
nhất gặp phải chủ yếu là chính bản thân sinh viên cũng như phía đội ngũ giảng dạy.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu này không chỉ ra một cách cụ thể về hướng giải quyết các
khó khăn đó và khơng phân tích sâu về khía cạnh tâm lý và trải nghiệm mà chỉ phân
tích về khía cạnh học tập.
Tóm lại, các bài nghiên cứu trên đã phần nào phân tích về những điều mà sinh viên
năm nhất nói riêng và người học ở bất kì bậc nào cần giải quyết. Tuy nhiên những
nghiên cứu trên có phần bỏ sót một số yếu tố khiến cho tơi có động lực để làm nên bài
nghiên cứu này.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng; câu hỏi trắc
nghiệm dạng bảng gồm 21 câu hỏi, trong đó 4 câu hỏi về thơng tin cá nhân (độ tuổi,
ngành học, giới tính và hồn cảnh sống) và 17 câu hỏi về 3 nhóm khó khăn chính (do
bản thân, do gia đình/ bạn bè/ người thân và do phía nhà trường). Các câu trả lời trắc
nghiệm được chia ra thành 3 mức độ: đồng ý, bình thường và khơng đồng ý. Trên cơ
sở dữ liệu thu thập được, đề tài phân tích và xác định các nhóm khó khăn và từ đó đưa
ra những giải pháp .
2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.




Các khó khăn về mặt tâm lý và trải nghiệm của sinh viên năm nhất trong mơi
trường Đại học là gì?
Những khó khăn đó ảnh hưởng đến những khía cạnh về tâm lý và trải nghiệm
của sinh viên năm nhất trong môi trường Đại học như thế nào?
Hướng giải quyết những khó khăn như thế nào?

2.2.3. Thu thập dữ liệu.
Đề tài nghiên cứu đã phỏng vấn 237 người cung cấp thông tin qua câu hỏi trắc nghiệm
khảo sát. Tất cả các câu trả lời được thống kê và (đưa ra nhiều dữ liệu quan trọng về các
vấn đề khó khăn thường gặp của sinh viên năm nhất trong khía cạnh tâm lý và khía cạnh
trải nghiệm. Các câu trả lời hoàn toàn dựa trên tính chủ quan của sinh viên tham gia
phỏng vấn của các trường Đại học trải dài trên toàn quốc, từ Đại học tư

6


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020


thục cho đến Đại học cơng lập. Ngồi ra, nghiên cứu này cũng có phỏng vấn một
số du học sinh năm nhất.
3. Phân tích dữ liệu trên cơ sở lý luận và thực tiễn
Dựa trên phần kết quả tôi tổng hợp được, tơi làm phân tích dữ liệu dựa trên các
nhóm khó khăn thường thấy do các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan tác động
lên tâm lý và trải nghiệm như sau:
3.1. Khó khăn của sinh viên năm nhất xuất phát từ bản thân SV.
3.1.1. Khó khăn về mặt tâm lý.
Các dữ liệu về nguyên do cá nhân trong việc gặp khó khăn của sinh viên năm nhất được
thể hiện qua bảng biểu đồ, chia ra 2 khía cạnh về mặt tâm lý và về mặt trải nghiệm.

Biểu đồ 1. Các khó khăn của sinh viên năm nhất xuất phát từ bản thân về
mặt tâm lý.

3.1.1.1.

Khó khăn về chi phí.

Thơng qua bảng biểu ta có thể thấy được phần lớn các sinh viên năm nhất đều bị gặp
khó khăn về chi phí hoạt ở nơi học hiện tại với số liệu thu được là 58%. Điều này có thể
lý giải được bởi, đa số các sinh viên phải học xa nhà. Việc học xa nhà sẽ là một
7


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

trải nghiệm mới tuy nhiên cũng gây ra nhiều thách thức không nhỏ.
Một trong những điều mà bài viết “10 Freshman Mistakes & How to Avoid Them”
(Shelley Zansler, accreditedschoolsonline.org) đã chỉ ra: “After a semester of eating
out with new friends, stocking up on books and decorating your dorm room, you

realize you’ve blown through your budget for the entire year. Now you reach for your
student credit card to cover pizza and avoid looking at your balance” - “Sau 1 học kỳ
đi ăn chơi với bạn bè, trữ 1 đống sách và trang trí phịng trọ, bạn nhận ra hầu bao của
mình bay sạch cho cả năm. Giờ bạn đang hướng tới thẻ ghi nợ sinh viên để làm việc
gói bánh Pizza và tránh nhìn vào số dư trong thẻ của bạn”.
Điều này chỉ ra rằng, các sinh viên năm nhất đa phần thiếu quản lý chi tiêu trong cuộc
sống thường ngày của mình. Khi lên mơi trường Đại học, cũng là lúc họ sống xa gia
đình, tự mình cầm tiền trên tay, tất cả những gì về cuộc sống cá nhân của mình đều là
do mình tự quyết. Chính vì sự thiếu suy nghĩ của bản thân mà chi tiêu vào những
việc, những món mà đáng ra mình khơng cần thiết phải mua. Từ đó sinh viên sẽ vơ
hình chung đặt áp lực kiếm tiền lên bản thân mình. Và điều này sẽ dẫn đến việc sinh
viên xếp tầm quan trọng giữa hai việc kiếm tiền và trả nợ cao hơn việc đi học. Vậy là,
bài vở thì khơng đến đâu nhưng tiền thì phải kiếm và khơng thu nhặt được bất kỳ kiến
thức gì.
Một luận điểm khác về việc nguyên nhân khiến sinh viên áp lực ở chi phí đó chính là
việc mức sống ở thành phố các sinh viên theo học quá cao so với điều kiện gia đình
của họ. Đây là nguyên nhân phần lớn do các du học sinh thường mắc phải. Nhiều
người lầm tưởng rằng du học sinh là những con em của gia đình giàu có, khá giả, vâng
vâng,… tuy nhiên điều này hồn toàn sai lầm. Trong chủ đề tranh luận “Are most
international student rich?” (Quora, 2018), nhiều người dùng đã khẳng định rằng
khơng phải du học sinh nào cũng có điều kiện kinh tế trang trải cho việc học và ở. Họ
cho rằng sinh viên có thể đi du học nhờ vào việc họ được chính phủ cấp học bổng,
một số rất ít có điều kiện và khả năng chi trả. Đây cũng là một nguyên nhân khiến
sinh viên phải vừa học tập trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, eo hẹp về ngân sách
mình có. Điều này cũng dẫn đến trường hợp như trên là, phải vừa kiếm tiền vừa phải
đi học để vượt qua biết bao bỡ ngỡ trong môi trường mới với tiếng nói, với nền văn
hố khác.
3.1.1.2. Khó khăn về học tập.
Ở phần này, tôi xin bổ sung thêm vài khía cạnh tơi đang phân tích ở đây. Khó khăn về


học tập theo quan điểm của tơi là khó khăn về mơn học, ngành học và định hướng về
ngành học trong tương lai.
Nhìn chung về bảng biểu ta có thể thấy được luồng ý kiến của các sinh viên nghiên
rõ ràng ở ô đồng ý. Ở đây, dưới góc nhìn của một sinh viên năm nhất, tơi phân tích
các luồng ý kiến của sinh viên sau đây:

8


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

+ Số sinh viên đồng ý với việc gặp khó khăn trong mơn học, ngành học và định

hướng ngành học hiện tại.
Các môn học, ngành học của số sinh viên theo ý kiến này phần lớn đều rất nặng yếu tố
đặc thù (kiến trúc, nghệ thuật, y dược, địa chất, sức khoẻ…). Các ngành này đòi hỏi
sinh viên phải có đam mê và thực lực cụ thể mà ngành yêu cầu. Điều này khiến rất
nhiều sinh viên đã phải bỏ cuộc giữa chừng bởi đôi khi đam mê và cái nhìn thống về
ngành học khiến cho sinh viên lầm tưởng về kiến thức và kĩ năng cần học.
Trong bài viết “Những “áp lực” khiến sinh viên chán nản và điểm ngày càng kém
dẫn đến nguyên do bị đuổi học” (Yan News, 2018) đã đề cập: “Gần đây, trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã xem xét hơn 200 sinh viên có nguy cơ bị thơi
học. Bên cạnh đó, năm 2016 trường Đại học Nơng lâm đã cho gần 1000 sinh viên thôi
học do không đảm bảo quy chế học vụ. Thạc sĩ Nguyễn Thái Sơn, Phó giám đốc
Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho biết trong số hàng
trăm sinh viên bỏ học, bị buộc thôi học mỗi năm của trường, khoảng 60% là sinh viên
năm nhất.
Ông Sơn cho rằng hiện nay, phần lớn học sinh chọn ngành học theo hiểu biết của
mình về vị trí việc làm, mà khơng tìm hiểu năng lực bản thân có phù hợp. Các em
thấy nơng dân khổ cực thì né nhóm ngành nơng nghiệp mà khơng biết lĩnh vực này có

nhu cầu tuyển dụng khá lớn, khơng phải làm việc "chân lấm tay bùn".
Vậy sự thiếu tìm hiểu ngành học dẫn đến việc sinh viên gặp khó khăn, thậm chí thất
bại và bị đuổi khỏi trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học hành của sinh viên.
Vì thiếu tìm hiểu nên khi thật sự cọ xát với chương trình học, nhiều sinh viên bị sốc và
mất định hướng trong ngành học. Cộng thêm với những cám dỗ mới khi bước vào
trong môi trường Đại học như việc mua sắm, tiêu tiền khiến họ càng có tâm lý bỏ
cuộc, hoặc nếu nhẹ nhàng hơn là chán học và hời hợt với việc học. Nhiều sinh viên có
ý thức được việc bản thân mình có sự sai trái và mắc phải sai lầm trong khi học nhưng
lại không biết mình cần phải làm gì để vượt qua rào cản trong học hành nên bị sa sút
và mất dần niềm đam mê với việc học.
Nếu sinh viên không học trong nhóm ngành đặc thù, khơng có vấn đề về việc chọn
ngành, vân vân… vậy thì khó khăn đó xuất phát từ điểm nào nữa? Đó chính là tâm lý
“cưỡi ngựa xem hoa” khi bước vào môi trường Đại học. Thật ra tâm lý này ở bậc học
nào cũng mắc phải, không chỉ riêng sinh viên Đại học. Tuy nhiên phần lớn nó lại hay
gặp ở các sinh viên năm nhất. Lý do kì thực rất đơn giản: họ đậu Đại học. Trong bài
viết “[Triết học tuổi trẻ] Sinh viên năm nhất – Đế vương ngủ quên trong chiến
thắng” (Tiểu Thiên – Ybox.vn, 2018): “Đa số tân sinh viên đều nghĩ bản thân cần
phải được hưởng thụ và thoải mái sau khi vào đại học. Thực tế, khi còn là học sinh
cuối cấp họ được nhồi nhét về cuộc sống mơ ước khi là sinh viên với những câu nói
kinh điển như không cần học bài, không ai kiểm tra bài cũ, khơng có sự giám sát của
bố mẹ, thích thì có thể nghỉ học vi vu đâu đó hoặc có thể tiếp tục đam mê của thời cấp
ba là cày game tới sáng sớm rồi ngủ đến tận trưa ngày mai cũng chẳng ai quản”.
9


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

Đây là cái sai lầm mà các sinh viên năm nhất ln gặp phải, dù ở mức độ ít hay nhiều.
+ Số sinh viên bình thường hoặc khơng đồng ý với việc gặp khó khăn trong mơn


học, ngành học, định hướng ngành học hiện tại.
2 luồng ý kiến này có một số những điểm tương đồng với nhau, khác nhau ở chỗ mức
độ nhận thức được khó khăn trong ngành học hiện tại của mình. Nếu các sinh viên
cảm thấy bình thường trong việc học, vậy là họ biết rằng đơi khi bản thân sẽ có những
lúc bối rối khi học và có những rào cản khiến họ đơi khi suy nghĩ chùn bước, nhưng
sau đó họ cũng vượt qua và đơi khi có những thành cơng nhất định trong kết quả và
đơi khi là kinh nghiệm tích luỹ được. Cịn các sinh viên cảm thấy khơng đồng ý với
việc gặp khó khăn bởi, họ đã chọn được đúng ngành mà mình u thích, họ ln u
và sẵn sàng bỏ thời gian ra để sống chung, để cố gắng có được mục tiêu mình đặt ra là
thành cơng trong lĩnh vực mình đang học. Những sinh viên này có một thái độ cầu
tiến và có những định hướng và kế hoạch vạch ra rõ ràng trong tương lai.
3.1.1.3. Khó khăn xuất phát từ nơi đào tạo
Ở mục này, tôi khảo sát cả hai sinh viên trong nước và du học sinh. Với kết qủa

khảo sát hơi mang tính sát sao với số liệu thu nhận được trong 3 ý kiến: đồng ý,
bình thường và khơng đồng ý lần lượt là 31%, 36%, 33%. Có thể thấy rằng ý
kiến của sinh viên cũng rất phân cực ở khoảng này. Khó khăn chính vẫn là việc
các bạn vẫn cịn q hoang mang trước sự thay đổi về môi trường sống của nơi
theo học hiện tại. Nếu các sinh viên trong nước có thể hơi bỡ ngỡ vì cách sống
trên các thành phố lớn quá khác biệt nơi quê nhà yên bình thì, đối với du học
sinh năm nhất lại là biết bao vấn đề: ngơn ngữ, văn hố, phong tục,… của quốc
gia các sinh viên đó đang sống và học tập. Một số sinh viên có thể sẽ nhanh
chóng làm quen vào mơi trường khác lạ với một lịng cởi mở và cho nơi họ
đang du học một cơ hội để biến nơi đó thành nơi sẽ chứa quãng thời gian đáng
nhớ của họ trong suốt năm tháng học hành và trải nghiệm những thứ mới mẻ.
Tuy nhiên có một số sinh viên lại khơng có sự cởi mở như vậy. Họ đến thành
phố mới rồi chợt nhận ra mình khơng hợp với nhịp sống của thành phố đó và
nó dẫn đến việc thiếu tự tin, khiến sinh viên rơi vào cảm giác nhớ nhà.
Bài viết “Freshman Homesickness: What You Can Do to Combat This Common
Malady” (Kristin Wong – nbcnews.com, 2015) đã chỉ ra nguyên nhân gây ra khó

khăn về mặt tâm lý này rằng sự thiếu kinh nghiệm trong việc sống xa nhà, thái độ và
sự kiểm soát bản thân về việc thay đổi nơi ở cùng trách nhiệm với gia đình là ngun
do chính khiến sinh viên bị nhớ nhà một cách tiêu cực.
3.1.2. Khó khăn của sinh viên năm nhất do bản thân về mặt trải nghiệm.

Biểu đồ 2. Khó khăn của sinh viên năm nhất do bản thân về mặt trải nghiệm.
10


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

3.1.2.1. Khó khăn khi thay đổi ngành học và mục tiêu việc làm.
Đây là khó khăn chung của tồn sinh viên trong cấp học Đại học, tuy nhiên qua bảng 2 ta
thấy được số sinh viên khơng gặp khó khăn về quyết định chuyển ngành chiếm phần lớn.
Trong khi đó, số sinh viên cảm thấy khó khăn về tương lai việc làm lại là số đông so với
các ý kiến cịn lại. Để phân tích điều này, tơi đã có tham khảo một số nguồn bài viết về
những cá nhân đã ra trường và đưa ra những luận điệu về vấn đề này. Trong bài viết
“Thực trạng làm việc của sinh viên mới ra trường” (Tìmviệc365.vn, 2020) đã đưa ra
một luận điểm về việc sinh viên thiếu định hướng trong quãng thời gian trên giảng đường
của mình. Họ cho rằng, việc hướng nghiệp bị chi phối 40% bởi phụ huynh. Cịn lại, có
sinh viên lại chạy theo với suy nghĩ việc làm “nóng” sẽ dễ kiếm việc và có được mức
lương cao, có sinh viên được chọn ngành nghề theo sở thích và đam mê của mình. Bài
viết “Vừa trúng tuyển đã xin chuyển ngành học!” (Hà Ánh, báo Thanh niên, 2019)
lại có một luận điểm cho rằng việc chuyển ngành học đối với sinh viên bây giờ không
phải là điều quá mới mẻ. Hàng trăm sinh viên mỗi năm đều làm thủ tục chuyển ngành
học và khơng có quy định chung về việc chuyển ngành nên làn sóng này vẫn tiếp diễn.
Tôi dẫn chứng 2 luận điểm trên để rút ra rằng, mặc dù sinh viên vẫn có sự lựa chọn thay
đổi ngành học nhưng họ lại thiếu mất định hướng trong việc làm tương lai với ngành học
hiện tại của họ. Ngay cả bản thân mình đang học ngành hiện tại cũng không biết tương
lai sau này mình làm gì, mục tiêu vị trí như nào cũng khơng rõ. Bản thân thiếu tìm hiểu

thơng tin, thiếu chính kiến khi tìm hiểu thơng tin về ngành học và bỏ ngỏ biết bao dự
định và những điều sẽ làm trong tương lai. Dù có chuyển ngành, họ vẫn chơi vơi trong
cơng cuộc tìm kiếm mục tiêu thật sự mà họ hướng tới. Điều này vơ hình chung gây khó

11


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

khăn về mặt trải nghiệm cho sinh viên vì họ đi học khơng có mục đích. Họ lên trường
lớp với thái độ hời hợt, không màn đến chuyện điểm số và kiến thức tiếp thu có được.

3.1.2.2. Khó khăn về bất đồng trong phương pháp học.
Phương pháp dạy và học trong môi trường bậc học Đại học và bậc học Phổ thơng hiển
nhiên hồn tồn khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến việc sinh viên từ giờ sẽ
không bị ràng buộc bởi thời gian học, không còn ràng buộc việc bị điểm danh. Tuy
nhiên, nhiều điểm bất đồng hiện hữu khiến cho sinh viên năm nhất hồn tồn mất tự
chủ, và có phần bị “ngộp” bởi sự mới mẻ. Ở bậc Phổ thơng, giáo viên hồn toàn viết
bài giảng và cho học sinh ghi chép nhưng lại có q ít thì giờ để thảo luận, tranh luận.
Giáo viên là người tồn quyền kiểm sát sự có mặt, ra bài tập, hướng dẫn học sinh, cố
vấn cho những khó khăn mà học sinh mắc phải, nội dung hoàn toàn từ sách giáo khoa,
v.v… nhưng lên Đại học lại là một chuyện khác. Sinh viên giờ đây không ai trơng
nom, khơng ai hướng dẫn, bài giảng bị gói gọn trong một đến hai tiết học trong một
tuần, đa phần đều là chính bản thân sinh viên phải tự nghiên cứu về một vấn đề nào
đó. Ngồi ra kiến thức của bậc Phổ thông và bậc Đại học lại hồn tồn khác nhau, khi
kiến thức Phổ thơng chỉ truyền đạt về lý thuyết, kĩ xảo, kĩ năng làm bài để vượt qua
bài thi nhưng lại thiếu tính thực tiễn khi học sinh chỉ được quan sát qua tranh, ảnh
hoặc video nhưng lại không được trực tiếp trải nghiệm thực tế.
Đối với một sinh viên Đại học nói chung, việc cảm thấy lạ lẫm với cách học ở bậc
học cao hơn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu để sự bỡ ngỡ này ảnh hưởng đến trải

nghiệm học hành và kết quả học tập, điều này khiến cho sinh viên bị lệ thuộc quá
nhiều vào kiến thức hàn lâm nhưng lại thiếu hụt kĩ năng, kinh nghiệm. Nhìn chung,
điều này nhìn có vẻ chưa đem lại hậu quả gì, nhưng nếu để nó về lâu về dài thì chắc
chắn lợi bất cập hại cho sinh viên về sau.
3.2. Khó khăn của sinh viên năm nhất do phía bạn bè, người thân và do trường
lớp.
3.2.1. Khó khăn do theo lời khuyên của bạn bè, người thân
Với mục này, tơi có sử dụng dữ liệu ảnh hưởng của gia đình, bạn bè lên sinh viên khi
chọn ngành. Kết quả được thể hiện qua bảng biểu dưới đây:

12


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

Biểu đồ 3. Số sinh viên đi theo và không đi theo lời khuyên của bạn bè, người
thân.

Qua biểu đồ tròn trên, ta thấy được số sinh viên đồng ý đi theo lời khuyên của bạn bè,
người thân chiếm phần lớn. Để phân tích điều này, thơng qua bài viết “Tỷ lệ chọn sai
ngành học chiếm 60%” (Ngô Duy Khánh, Kênh tuyển sinh, 2020) đã nêu ra được hơn
20% tỉ lệ sinh viên có sự hiểu biết về ngành học mình đang muốn. Ở trong nghiên cứu
Factors Affecting Career Choices of College Students Enrolled in Agriculture
(Darren Fizer, The University of Tennessee, 2013) có đề cập rằng yếu tố lớn nhất để
sinh viên chọn ngành học về nông nghiệp là do gia đình định hướng sẵn. Qua 2 điều trên,
cùng với luận điểm ở mục 1.1.2.1. Số sinh viên đồng ý với việc gặp khó khăn trong
mơn học, ngành học và định hướng ngành học hiện tại, ta thấy được khó khăn này
ngồi việc do bản thân sinh viên thiếu hiểu biết về ngành học mà còn do những người
thân cận ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành. Và vì nguyên do này, nhiều sinh viên bị
ngợp và nản chí do quyết định của mình. Trong bài viết

“Học Đại học, chọn ngành đều theo ý bố mẹ, tôi cố gắng vì cái gì”, (Zing News,
Nguyễn Sương, 2019) đã dẫn ra rất nhiều cá nhân gặp khó khăn trong ngành học của
mình. Điều đó ảnh hưởng đến trải nghiệm học vấn và tâm lý của sinh viên khi họ mất
cảm hứng và định hướng khi đi học, cùng với việc quá tải kiến thức với môi trường
học trong trường khiến họ khơng cịn thiết tha với tương lai của chính mình.

Thùy Dung (21 tuổi, Hà Tĩnh) cũng khơng thích ngành Sư phạm Mầm non mà bố mẹ
chọn cho mình. Nữ sinh tâm sự cô không phải người duy nhất trong lớp khơng có
quyền tự lựa chọn. Đa số họ vào đây vì trong mắt phụ huynh, làm giáo viên là con
đường an toàn, nghề nghiệp phù hợp con gái.
13


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

“Kỳ thực tập thực sự là ác mộng, chịu không nổi. Thực sự, với ngành Mầm non,
nếu không chọn vì u thích, nó trở thành gánh nặng khủng khiếp. Giờ cứ thấy trẻ
con, em lại sợ”, nữ sinh xác định khơng thể gắn bó với nghề ni dạy trẻ”.
3.2.2. Khó khăn do trong mơi trường học tập của sinh viên.
Ở mục này, tơi tập trung vào khó khăn của sinh viên ở môi trường học tập, hay do áp

lực ngoại cảnh. Có thể vì mơi trường học tập thiếu sót những điều kiện để kích thích
tính năng động, tăng cường kĩ năng của sinh viên mà khiến sinh viên chán nản, mệt
mỏi. Tôi đã liệt kê ra một số yếu tố về phía hoạt động dạy và học trong trường và phía
cơng nhân viên trong trường như sau:
3.2.2.1. Khó khăn trong đào tạo
+ Hoạt động ngoại khoá cho sinh viên theo ngành.
Biểu đồ 4. Sự tán thành của sinh viên về hoạt động ngoại khố cho sinh viên theo
ngành:


Nhìn chung trong bảng biểu ta thấy được tỉ lệ tán thành và số sinh viên cảm thấy
bình thường với những hoạt động ngoại khoá trong trường xấp xỉ nhau 5%. Trong mơi
trường Đại học, các sinh viên dường như có nhiều cơ hội để trải nghiệm thực tiễn hơn
so với học sinh Phổ thông, đặc biệt là năm nhất. Phần lớn các trường Đại học đều ra
cho sinh viên những chương trình chung để sinh viên thử sức với những điều mới mẻ
như ngày hội Đoàn sinh viên, ngày hội văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ để giúp sinh
viên giải toả và làm mới bản thân. Số còn lại bắt đầu từ vấn đề môi trường trong câu

14


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

lạc bộ hoặc các chương trình được nhà trường tổ chức khơng đặc sắc và cịn tồn tại bất
cập. Theo “6 Pros and Cons of Extracurricular Activities” (greengarageblog.org,
2016), một số điểm trừ của hoạt động ngoại khoá đối với học sinh, sinh viên nói
chung là tạo áp lực và làm mất thời gian cho việc kết nối với gia đình cùng với
làm chểnh mảng học tập.
+ Chương trình học thiếu hiệu quả về kĩ năng chuyên môn và kiến thức chuyên

môn cùng với sự thiếu cập nhật, đổi mới cho sinh viên theo xu hướng quốc tế hóa.
Qua khảo sát, tôi thấy được khoảng 40% sinh viên đồng ý với việc chương trình thiếu
hiệu quả về kỹ năng và kiến thức chuyên môn theo ngành học. Việt thiếu hụt trang bị
kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý khủng hoảng của bản thân,
những kỹ năng mà nhóm ngành đặc thù yêu cầu mà chưa được đáp ứng đủ cho sinh
viên khiến sinh viên gặp khó khăn trong việt nắm bắt yêu cầu của ngành khiến nhiều
cá nhân e ngại. Cùng với chương trình và giáo trình dạy chưa được tiêu chuẩn hố và
cơng nhận trong phạm vi quốc tế theo bài viết “5 rào cản cần vượt qua của giáo dục
Đại học Việt Nam” (Mỹ Hảo, báo Dân Trí, 2018) cũng là một vấn đề khiến sinh viên
gặp trở ngại.

Biểu đồ 5. Khó khăn của sinh viên do chương trình học thiếu hiệu quả về kĩ năng
chuyên môn và kiến thức chuyên môn cùng với sự thiếu cập nhật, đổi mới cho sinh
viên theo xu hướng quốc tế.

4. Giải pháp.
15


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

Thơng qua những nghiên cứu và khảo sát nói trên, tôi xin đưa ra những đề xuất hệ
thống và giải pháp qua vấn đề khó khăn gặp phải của sinh viên năm nhất do cá nhân
và do các yếu tố ngoại cảnh (bạn bè, người thân và trường lớp) ảnh hưởng đến tâm lý
và trải nghiệm học.
4.1. Gỉải pháp cho sinh viên gặp khó khăn do chính bản thân.
Theo bài viết “Student guide to surviving stress and anxiety in college and
beyond” (learnpsychology.org), để có thể vượt qua vấn đề do chính bản thân sinh
viên gây nên, sinh viên cần hiểu rõ được nỗi sợ của chính bản thân và tác nhân gián
tiếp khiến cho sinh viên tự mình gây ra rào cản cho mình, trong đó là do căng thẳng
(stress) của sinh viên và mối lo sợ (anxiety) của sinh viên. Hai thuật ngữ này dễ bị
hiểu lầm vì có một điểm chung lớn là nỗi sợ tâm lý trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên căng thẳng bắt nguồn từ những việc sinh viên đã gián tiếp chồng chồng
lớp lớp đẩy nỗi căng thẳng đó lên từ trong quá khứ đến hiện tại. Còn mối lo sợ lại là
nỗi lo lắng, hoang mang, bối rối về tương lai của sinh viên.
4.1.1. Giải pháp bao trùm hay giải pháp gốc.
Đây là vấn đề rất lớn bởi giải pháp này liên quan đến đổi mới đào tạo ở cấp học
phổ thông. Trước hết, giáo dực phổ thông từng bước gắng kết hơn nữa với giáo dục
đại học để khoảng cách về phương pháp không bị chênh lệch quá lớn; xây dựng bản
lĩnh tự tin, tự lập, bớt phụ thuộc vào gia đình, bè bạn để những năm cuối bậc phổ
thơng, học sinh có sự chuyển biến mạnh, chuẩn bị tiếp cận mơi trường đại học.

Về phía các trường đại học hay cơ sở đào tạo đại học, cần có hệ thơng tư vấn sớm,
ngay từ những ngày học đầu tiên đối với SN năm nhất. Hệ thống chủ nhiệm và
phịng cơng tác SV được xem là người đồng hành những bước đi đầu tiên của SV năn
thứ nhất khi họ còn quá bỡ ngỡ.
Cụ thể hơn nữa, nơi đào tạo cần:
- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng dạy học nói chung.
- Đưa ra nhiều buổi tư vấn, ngoại khoá, thực tập về ngành hiệu quả hơn nữa.- Chương

trình học ln được đảm bảo cập nhật, đổi mới theo xu hướng của quốc tế đối với các
nhóm ngành đặc thù và xã hội.
- Giáo trình nên được cân bằng giữa lý thuyết và thực hành .
- Đội ngũ công, nhân viên chức của nhà trường nên được đào tạo bài bản và có kinh
nghiệm, thâm niên trong ngành để hiểu tâm lý của người học và thể hiện sự trợ giúp
cần thiết và hệ thống.

16


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

4.2. Giải pháp cụ thể đối với gia đình và bè bạn.
Ngồi những điều đã phân tích và đề cập ở phần II, mục 2.1., việc khơng chỉ có kiến
thức và sự sẻ chia, sự tôn trọng quyết định của học sinh lên bậc học Đại học, bố mẹ và
những người xung quanh cũng góp phần khơng nhỏ đến tâm lý và trải nghiệm học của
sinh viên sau này. Một số gợi ý giúp bạn bè và người thân có con em mình đang là
sinh viên năm nhất hạn chế những khó khăn theo bài viết “Supporting your college
student” (Parents and families, Đại học Michigan) như sau:
- Phải có khả năng hiểu biết về nguồn tài liệu mà con em mình sẽ học.
-


Giữ liên lạc.
Đặt câu hỏi cho con em nhưng đừng quá nhiều.
Tin tưởng.
Chấp nhận về ý niệm thay đổi của con em.

Những gợi ý này sẽ ít nhiều giúp con em mình là sinh viên năm nhất giảm bớt gánh
nặng khi đối diện với môi trường mới ở bậc học Đại học, giúp kết nối và hiểu rõ tâm
lý, tính cách của bản thân và tăng cường sự thích nghi trong trải nghiệm học của mỗi
cá nhân.
Gia đình ln là bước nền móng của một thế hệ trẻ trước khi vào một môi trường,
xã hội lớn hơn.
4.3. Giải pháp dành cho chính bản thân sinh viên.
Khơng có giải pháp nào hữu hiệu bằng sự nổ lực và quyết tâm vượt khó của chính
bản thân sinh viên; bởi lẽ họ là chủ thể quan trọng nhất quyết định mọi việc cho tương
lại của chính mình. Như vậy, SV trước khi vào đại học cần chuẩn bị những vấn đề căn
bản như sau:
1. Tự tìm hiểu bản thân mình về sở thích mơn học, ngành học, và so sánh sở thích
với khả năng của mình cũng như u cầu xã hội về ngành học đó. Nói một cách
khác, phải nhận thức rõ mối quan hệ giữa giữa sở thích, khả năng và triển vọng
nghề nghiệp.
2. Tự rèn luyện cho chính mình về khả năng tự lập, tự quyết định và những ký
năng năng sống cơ bản và cần thiết như sống xa nhà, sự thiếu thốn về vật
chất, tình cảm…
3. Tìm hiểu thấu đáo những đặc điểm của cơ sở đào tào nơi mà mình sẽ quyết định
vào học. Đây là một yếu tố rất quan trọng.
4. Khi vào đại học, nhanh chóng xây dựng chương trình học tập, làm việc phù hợp
giữa cá nhân mình với tập thể lớp học, với chương trình đào tạo
Chủ động mọi vấn đề khi gặp phải khó khăn và tranh thủ sự tư vấn, hỗ trợ của mọi
trường, nhất là giáo viên chủ nhiệm và phịng cơng tác sinh viên.


17


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

5. Kết luận.
Nghiên cứu này đã xác định các ngun do khó khăn chính của sinh viên năm nhất
trong mơi trường Đại học. Có 3 nhóm khó khăn chính, trong đó nhóm khó khăn do
bản thân và do gia đình và bạn bè chiếm phần lớn so với nhóm khó khăn cịn lại – do
mơi trường học. Điều cần nhấn mạnh ở đây là khảo sát thực tế cho thấy rằng dù sinh
viên biết được nguyên nhân xuất phát sự rào cản khi mới đầu năm nhất ở bậc học Đại
học nhưng lại khơng có hướng tìm kiếm lối giải quyết cụ thể và phù hợp cho từng
nhóm khó khăn. Khi nhận biết được những khó khăn mang tính phổ biến nhưng lại tác
động lớn đến chất lượng học tập, cả SV và nhà trường cũng như các bên liên quan có
thể tránh, ngăn chặn hoặc khắc phục để giới hạn thấp nhất có thể những tác động tiêu
cực. Những giải pháp được đề xuất mang tính khái quát nhưng có thể được ứng dụng
trong nhiều trường hợp cụ thể. Bài nghiên cứu mong muốn góp một phần nào đó thiệt
thực trong q trình nâng cao chất lượng học tập cho SV, nhất là SV năm nhất để từ
đó họ có thể bắt nhịp vào một q trình xây dựng sự nghiệp cho chính bản thân họ.

18


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1] (Phịng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học, 2019). Báo cáo kết

quả khảo sát về đo lường mức độ hài lòng của người học đối với dịch vụ giáo dục
cơng.

[2] (Đồn Văn Điều, 2015). Mục đích học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm

thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM.
[3] (Trương Thị Ngọc Điệp, Huỳnh Minh Hiền, Võ Thế Hiện, Hồ Phương Thuý,

2012). Thuận lợi và khó khăn của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Cần Thơ.
Trường Đại học Cần Thơ.
[4] (Darren Fizer, 2013). Factors Affecting Career Choices of College Students

Enrolled in Agriculture. The University of Tennessee.
[5] (Ozlem Doygun, Selma Gudec, 2012). The problems faced by university students

and proposals for solution. Elsevier Ltd.
[6] (Edward A. Holdaway, Karren R. Kelloway, 1987). First Year at University:

Perceptions and Experiences of Students. The Canadian Journal of Higher Education.
CÁC NGUỒN DỮ LIỆU
[7] Are most international students rich? – Quora
[8] 10 Most Common Mistakes College Freshman Make – accreditedschoolonline
[9] Freshman Homsickness: What You Can Do to Combat This Common Malady –

NBC News
[10] What are the differences between high school and university? – Quora
[11] Student Stress & Anxiety Guide – learnpsychology.org
[12] Panic Disorder – Wikipedia
[13] Kids going to College? What parents should know about their first year – USA

Today.com
[14] Supporting Your College Student - parents.umich.edu



HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN – 2020

[15] The Role of Family Support in Faciliating Academic Success of Low – Income

Students. – firstgen.naspa.org
[16] Những “áp lực” khiến sinh viên ngày càng chán học – Yan.vn
[17] Sinh viên năm nhất gặp phải những khó khăn gì? – Edu2review.com
[18] [Triết học tuổi trẻ] Sinh viên năm nhất – Đế vương ngủ quên trong chiến thắng –

ybox.vn
[19] Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường – timviec365.vn
[20] Vừa trúng tuyển đã xin chuyển ngành học! – thanhnien.vn
[21] Cha mẹ có nên chọn trường, chọn nghề giúp con hay không? –

giadinhvietnam.com
[22] Chọn ngành nghề sai, giới trẻ trả giá bằng cả thời thanh xuân - ketnoigiaoduc.vn
[23] ‘Học Đại học, chọn ngành đều theo ý bố mẹ, tôi cố gắng vì cái gì’ – zingnews.vn
[24] Tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm 60% - kenhtuyensinh.vn
[25] Phân vân chọn ngành học theo đam mê hay ý bố mẹ? – edu2review.com
[26] Ba phương án cho sinh viên chọn nhầm ngành nghề, nguy cơ bị đuổi học –

zingnews.vn
[27] Chỉ 20% sinh viên xác định được mục tiêu và định hướng của mình – Báo Dân

Trí
[28] 5 rào cản cần vượt qua của giáo dục Đại học Việt Nam – Báo Dân Trí
[29] “Chưa” của ngành giáo dục – Báo Dân Trí
[30] Những hạn chế của giáo dục Đại học thơng qua nhận xét của Bộ trưởng Nhạ -


giaoduc.net.vn



×