Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(TIỂU LUẬN) PHÉP BIỆN CHỨNG về mâu THUẪN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mâu THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.15 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
……..o0o……..

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN
TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Mỹ Hạnh

Mã sinh viên

: 2112280029

Số thứ tự

: 28

Lớp tín chỉ

: TRI114E.1

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, 2021



MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................... 5
I.

Lý luận về phép biện chứng mâu thuẫn ...................................................... 5
1. Bàn về mâu thuẫn ...................................................................................... 5
1.1. Khái niệm mâu thuẫn ............................................................................ 5
1.2. Tính chất chung của mâu thuẫn ............................................................ 5
1.2.1. Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến ........................................... 5
1.2.2. Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú ............................................. 6
1.3. Phân loại mâu thuẫn .............................................................................. 7
1.3.1. Dựa vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng: Mâu
thuẫn cơ bản và Mâu thuẫn không cơ bản ................................................... 7
1.3.2. Dựa vào vai trò của mâu thuẫn: Mâu thuẫn chủ yếu và Mâu thuẫn
thứ yếu ......................................................................................................... 7
1.3.3. Dựa vào quan hệ giữa các mặt đối lập: Mâu thuẫn bên trong và Mâu
thuẫn bên ngoài ............................................................................................ 8
1.3.4. Dựa vào tính chất của lợi ích quan hệ giai cấp: Mâu thuẫn đối kháng
và Mâu thuẫn không đối kháng .................................................................... 9
2. Bàn về mâu thuẫn biện chứng .................................................................. 9
2.1. Khái niệm mâu thuẫn biện chứng ......................................................... 9
2.2. Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển ..... 9
3. Ý nghĩa phương pháp luận...................................................................... 10

II. Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay .......................................... 10
1. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ..................................... 10

1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường ........................................................ 10
1.2. Bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay ......................................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam .................................................................................................... 11
1.2.2. Mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ......................................................................................................... 11
1.2.3. Đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ......................................................................................................... 12
1.2.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam ................................................................................................. 12
1


1.2.5. Phương tiện, công cụ, động lực nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ......................................................................... 13
2. Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay .......................................................... 14
2.1. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ
nghĩa ............................................................................................................. 14
2.2. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu
nghèo ............................................................................................................. 14
2.3. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi
trường ............................................................................................................ 15
3. Các phương án với những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ........................ 16
3.1. Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã
hội chủ nghĩa ................................................................................................. 16
3.2. Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề phân hoá giàu
nghèo ............................................................................................................. 16

3.3. Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi
trường ............................................................................................................ 17
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 19

2


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội, từ xưa đến nay, luôn vận động và phát triển. Trong quá trình vận động và
phát triển, mọi cá thể trong xã hội đều phải đối mặt và giải quyết những mâu thuẫn.
Việc giải quyết các mâu thuẫn là động lực để xã hội tiến lên, thất bại trong việc đối
mặt với mâu thuẫn sẽ đem tới những hậu quả, khiến xã hội thụt lùi. Theo như triế
học Mác – Lê nin, mâu thuẫn có tính khách quan và đa dạng, với nhiều sự phân loại
khác nhau. Vì vậy, mỗi cá thể cần trang bị những kiến thức và nhận định sâu sắc để
xác định mâu thuẫn, đưa ra các giải pháp hợp lý để phát triển.
Khơng nằm ngồi quy luật, bản thân Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cũng nhận thức và vận dụng tối đa mâu thuẫn biện chứng để đạt được những
ý nghĩa mà phương pháp luận này đem tới. Điều này diễn ra trong mọi mặt của xã
hội, trong đó có kinh tế. Đầu thập niên 1980, Đảng Cộng sản khởi xướng chính
sách Đổi mới, được thơng qua trong Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI và bắt đầu đi vào thực hiện sau đó. Chính sách Đổi mới đã dẩn biến nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung lạc hậu sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để giải thích về cách thức hoạt động của nền
kinh tế mới, ta có thể hiểu ngắn gọn là Việt Nam đã chấp nhận những thành phần
mới kinh tế mới như kinh tế tư bản, tự túc, tự cấp,… được hoạt động, nhưng kinh tế
Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo.
Tuy vậy, xung quanh nền kinh tế vẫn tồn tại những mâu thuẫn cần được chúng ta
giải quyết, để nâng vị trí Việt Nam từ đất nước đang phát triển lên những tầm cao
xa hơn. Vì vậy, lý do em chọn đề tài “Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng

phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở việt nam hiện nay” bao gồm:
1. Đây là một đề tài mang tính thời sự và gần gũi, những mâu thuẫn và nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn cịn đó, tạo điều kiện để chúng
ta trực tiếp tìm hiểu thực tế, thay vì chỉ được xem qua sách báo
2. Đề tài mang tính thực tế, có thể vận dụng những bài học để áp dụng vào đời
sống thường ngày
Về mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
1. Trang bị cho mình kiến thức và các góc nhìn đa dạng về phép biện chứng
mâu thuẫn và ý nghĩa của phương pháp luận
2. Tìm hiểu và cập nhật về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay

3


3. Áp dụng kiến thức để tìm ra các mâu thuẫn tồn tại trong về nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp khả
thi
4. Vận dụng kiến thức về mâu thuẫn biện chứng và nền kinh tế Việt Nam vào
chính đời sống, cơng việc cá nhân của mình
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ này, em đã:
1. Đọc và nghiên cứu kỹ đề bài tiểu luận
2. Tìm các nguồn sách, báo, TV để tìm hiểu
3. Tham khảo ý kiến từ những người đi trước, có hiểu biết về Việt Nam thời kì
trước và sau Đổi mới 1986 (Bố mẹ, ông bà,…)
4. Tổng hợp các kiến thức và đưa ra những ý kiến, quan điểm cá nhân
Với mục đích và nhiệm vụ như trên, tiểu luận có kết cấu như sau:
1.
-


Lý luận về phép biện chứng mâu thuẫn
Bàn về mâu thuẫn
Bàn về mâu thuẫn biện chứng
Ý nghĩa phương pháp luận

2. Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- Các phương án cho những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài tiểu luận của em khơng tránh
khỏi những sai sót. Em mong cơ có thể đóng góp ý kiến và em sẽ lắng nghe để
hồn thiện bài tiểu luận. Em cảm ơn cơ vì đã dành thời gian cho bài tiểu luận của
em ạ!

4


NỘI DUNG
I.

Lý luận về phép biện chứng mâu thuẫn

1. Bàn về mâu thuẫn
1.1.


Khái niệm mâu thuẫn

Mâu thuẫn được tạo nên từ các mặt đối lập, các bộ phận, thuộc tính có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật,
hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
• Ví dụ: Cung – Cầu, Giàu – Nghèo, Mưa – Nắng,…

1.2. Tính chất chung của mâu thuẫn
Có 2 tính chất căn bản của mâu thuẫn, là nền tảng để xác định phép biện chứng
mâu thuẫn:
1.2.1. Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến
Phép biện chứng duy vật khẳng định tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong hực
tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn.
- Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên
trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc
vào bất cứ hiện tượng siêu nhiên nào, kể cả ý chí của con người.
- Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh
hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau. Sự liên hệ,
tác động qua lại, đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo
5


thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách
quan của chính bản thân các sự vật hiện tương.
- Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội
và tư duy của con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật mới xuất hiện,
xuyên suốt quá trình phát triển, cho tới khi sự vật kết thúc. Mâu thuẫn này
mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành.
1.2.2. Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú
Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ:

- Mỗi sự vật, hiện tượng, q trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn
khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác
nhau.
Ví dụ: Hiện tượng sinh viên lười làm bài là do mâu thuẫn giữa thời gian đi học ><
thời gian làm thêm, bài khó >< bài dễ, học >< chơi,…

- Mâu thuẫn giữ vị trí, vai trò khác nhau với sự tồn tại, vận động và phát triển
của sự vật. Mâu thuẫn được phân chia thành nhiều loại: Mâu thuẫn bên
trong/bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản/không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu/thứ
yếu, v.v... Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với
6


những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của
mâu thuẫn.
1.3.

Phân loại mâu thuẫn

1.3.1. Dựa vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng: Mâu
thuẫn cơ bản và Mâu thuẫn không cơ bản
- Mâu thuẫn cơ bản tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện
tượng, quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc
tiêu vong.
- Mâu thuẫn khơng cơ bản đặc trưng cho một phương tiện nào đó, chỉ quy
định sự vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng
và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
• Ví dụ:
- Mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và các
nước đế quốc

- Mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn ruộng đất, mâu thuẫn giai cấp, mâu
thuẫn tài nguyên thiên nhiên,…
1.3.2. Dựa vào vai trò của mâu thuẫn: Mâu thuẫn chủ yếu và Mâu thuẫn
thứ yếu
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển
nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải
quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật
chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó khơng đóng vai trò chi phối mà bị
mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào
việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
• Ví dụ:
Nước ta 1940-1943:
- Mâu thuẫn chủ yếu: Nhật, Pháp và nhân dân ta.
- Mâu thuẫn thứ yếu: Địa chủ và nông dân.
7


1.3.3. Dựa vào quan hệ giữa các mặt đối lập: Mâu thuẫn bên trong và Mâu
thuẫn bên ngoài
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
• Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài chỉ là tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn
nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài, nhưng xét trong
mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong.
• Mâu thuẫn bên trong có vai trị quyết định trực tiếp đối với quá trình vận

động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn
bên ngồi khơng ngừng tác động qua lại lẫn nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn
bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải
quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
Thực tiễn cách mạng nước ta cũng cho thấy: việc giải quyết những mâu
thuẫn trong nước ta không tách rời việc giải quyết những mâu thuẫn giữa
nước ta với các nước khác.
• Ví dụ: Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân
là mâu thuẫn bên trong; còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước
khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài.

8


1.3.4. Dựa vào tính chất của lợi ích quan hệ giai cấp: Mâu thuẫn đối kháng
và Mâu thuẫn không đối kháng
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đồn
người có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
• Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nơng dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân
tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi
ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích khơng cơ bản,
cục bộ, tạm thời.
• Ví dụ: Mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và
nông thôn…
2. Bàn về mâu thuẫn biện chứng
2.1.

Khái niệm mâu thuẫn biện chứng


Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa
thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hoá giữa các mặt
đối lập.
2.2.

Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Sự thống nhất và đối lập của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau
của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh khơng tách rời
nhau trong q trình vận động, phát triển của sự vật. Quá trình thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng.
Lúc mâu thuẫn mới xuất hiện, nó thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt
đối lập => Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi đủ
điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau => Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới
được hình thành, q trình tác động, chuyển hóa giữa các sự vật được tiếp diễn, làm
cho hiện tượng luôn vận động và phát triển.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự
chuyển hố giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một
trình độ nhất định, hội đủ các điểu kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá giữa
chúng, bài trừ và phủ định lẫn nhau.

9


Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự
phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải thơng qua
hoạt động có ý thức của con người.
Trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong
bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược
chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể

tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến trên thế
giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi sự vật mới hình thành. Sự
vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này lại
đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hợn cứ như
vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xun và biến
đổi khơng ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá
trình phát triển.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến nên phải
tôn trọng mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện
khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các
mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp
đúng đắn cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem
xét vai trị, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa
giữa chúng, tránh rập khn, máy móc…
- Nắm vững ngun tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, không điều hịa mâu thuẫn cũng khơng nóng vội hay bảo thủ.
II.

Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

1. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
1.1.

Khái niệm nền kinh tế thị trường

10



Kinh tế thị trường là nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình
sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh
bình đẳng và ổn định.
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đề ra trong Đại hội lần thứ
VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), được chính thức ghi nhận trong Hiến
pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Từ việc phát triển kinh tế
trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây với hai thành
phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (kinh tế tư bản, tư nhân không
được thừa nhận), đến nay, trong nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành phần kinh
tế cùng tồn tại và phát triển với những hình thức sở hữu khác nhau, trong đó, đáng
chú ý là sự hiện diện của thành phần tư bản nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật,
chính sách để các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển trong một môi
trường cạnh tranh lành mạnh.
1.2.

Bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay

1.2.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái
niệm “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là mơ hình tổng
thể và đường lối chiến lược nhất qn của Việt Nam để tiến lên chủ nghĩa xã hội
11



trong thời kỳ vừa qua. Cho đến nay, những đặc điểm của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng được hiểu rõ.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi do Đảng Cộng sản Việt
Nam đặt cho mơ hình kinh tế hiện nay của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Nó được mơ tả là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó thành
phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, mục tiêu lâu dài là xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời đại dân
sự, nền kinh tế kế hoạch hoá được thay thế bằng nền kinh tế hỗn hợp vận hành theo
cơ chế thị trường. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu.
“Định hướng xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là Việt Nam chưa đi lên chủ nghĩa xã hội,
nhưng đang ở giai đoạn đặt nền móng cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương
lai.
Mơ hình kinh tế này khá tương đồng với mơ hình kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa (socialist market economy) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó các mơ
hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước giữ vai
trò chủ đạo.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và thực
tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề lý
luận và thực tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật
khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam, là kết quả một quá trình tìm tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ
đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến ngày càng sâu sắc hơn.
1.2.2. Mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
- Phát triển lực lượng sản xuất.
- Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
- Thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1.2.3. Đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam
- Đặc trưng về sở hữu: Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có
nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu.
12


Điều đó khác với thời kì Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế
độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở
hữu tập thể).
- Đặc trưng về cơ cấu kinh tế: Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là
bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
- Đặc trưng về phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu
quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên
các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi
Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị
trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại.
1.2.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta khẳng định, nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo
quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa
xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là nền
kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thế của
kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch, vừa loại bỏ những khuyết tật của hai nền

kinh tế đó, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
1.2.5. Phương tiện, công cụ, động lực nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện
đại hố. Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ,
phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
13


Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy
luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả
năng kết nối hình thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất tồn cầu.
2. Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.1.

Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ
nghĩa

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ một nước phong kiến đi lên bỏ
qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế.
Trước đây để xây dựng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
nước ta đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch với hai hình thức sở hữu là sở hữu
toàn dân và sở hữu tập thể. Kinh tế tư nhân bị xố bỏ. Vì vậy đã làm kìm hãm sự
phát triển nền kinh tế.
Khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nước ta sẽ
đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.. Hậu quả là xảy ra hiện
tượng quan liêu bao cấp. Thêm vào đó bộ máy quản lý cồng kềnh làm triệt đi tính

năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển
kinh tế xã hội.
Vì vậy, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã đề ra phương
hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Như vậy chấp nhận nền kinh tế thị trường là chúng ta chấp nhận sự mâu thuẫn của
nó với tính định hướng XHCN vì nền kinh tế thị trường gồm có nhiều thành phần
kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và do đó cũng có nhiều hình thức phân phối. Sự
phức tạp và đa dạng của nền kinh tế thị trường làm cho định hướng xã hội chủ
nghĩa ngày càng khó khăn và địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ có bản chất kinh tế xã hội riêng, nên
bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, cịn có những khác biệt và mâu
thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo những phương hướng
khác nhau.

14


ð Vì vậy, thành phần kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có
hiệu quả để thực hiện tốt vai trị của mình; đồng thời Nhà nước phải thực
hiện tốt vai trị quản lý vỹ mơ kinh tế – xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế
phát triển theo định hướng XHCN.
2.2.

Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa
giàu nghèo

Nền kinh tế thị trường phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhưng
khơng vì vậy mà đời sống của nhân dân được nâng cao và ổn định.
Trái lại cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

thì cũng diễn ra sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng xã hội theo mức sống ngày
càng tăng. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lan rộng sẽ lan sang các lĩnh vực
khác như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác.

Điều đó đưa đến hệ quả không mong muốn tác động đến tư tưởng, tâm lý, niềm tin
về cơng bằng xã hội. Vì thế, cần tăng cường vai trò của nhà nước đối với phân phối
thu nhập nhằm từng bước thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
2.3.

Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi
trường

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp đã làm cho
môi trường ngày càng ô nhiễm. Đây là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ
ở Việt Nam mà cả trên tồn thế giới. Nó địi hỏi cần phải được giải quyết triệt
để nếu không môi trường bị phá huỷ là con người sẽ tự huỷ hoại mơi trường
sống của chính bản thân mình.Sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ có thể bền
vững khi mơi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt, duy trì được mối cân
15


bằng sinh thái, tránh bị ô nhiễm và biết cách khai thác, sử dụng, phục hồi một
cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

3. Các phương án cho những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.1.

Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng

xã hội chủ nghĩa

- Xác lập vai trò chủ đạo của nhà nước trong việc quản lí nền kinh tế chung.
- Giáo dục tư tưởng lý luận cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí
thức và những chủ thể sản xuất kinh doanh để họ nhận thức đúng đắn đường
lối phát triển đất nước theo định hướng XHCN của nước ta. Từ đó họ có
những phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với con đường mà Đảng và
Nhà nước ta đã chọn.
3.2.

Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề phân hố
giàu nghèo

- Duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo điều kiện để nhân dân có
việc làm, nâng cao vấn đề phúc lợi và an sinh xã hội để dần cải thiện cuộc
sống nhân dân.

16


- Tạo môi trường kinh tế – xã hội, cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thành
phần kinh tế, mọi công dân được quyền tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp
luật.
- Dành sự quan tâm tới tầng lớp dưới của xã hội để cân bằng tỷ lệ giàu nghèo. Phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường hỗ trợ cho người
nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Tạo cơ hội cho người nghèo
tiếp cận các dịch vụ xã hội Thực hiện tốt chủ trương xã hội hố cơng tác xố
đói giảm nghèo.
3.3.

Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ mơi

trường

- Sản xuất theo chu kỳ khép kín, khử và lọc nước và khí thải, đầu tư và nghiên
cứu những nhiên liệu mới khơng hoặc ít gây ơ nhiễm.
- Xây dựng quy hoạch tổng thể khoa học, vừa khai thác rừng, vừa trồng và bảo
vệ rừng, xây dựng các khu rừng cấm quốc gia và làm tương tự với các nguồn
tài ngun khác.
- Có chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý. Bảo vệ môi trường
bằng pháp luật là biện pháp hết sức quan trọng.

17


KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận, em nhận thức được rõ về tầm quan trọng của mâu thuẫn
biện chứng, đóng một vai trò to lớn trong nhận thức và thực tiễn. Trong mâu thuẫn
biện chứng, em đã hiểu rõ được khái niệm, tính chất và phân loại mâu thuẫn. Đồng
thời, quan trọng hơn cả, em nắm rõ được cách thức vận động của phép mâu thuẫn
biện chứng trong quy luật vận động và phát triển:
“Lúc mâu thuẫn mới xuất hiện, nó thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt
đối lập => Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi đủ
điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau => Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới
được hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa các sự vật được tiếp diễn,
làm cho hiện tượng luôn vận động và phát triển”.
Mâu thuẫn biện chứng được áp dụng trực tiếp trong quá trình phát triển kinh tế của
Việt Nam, đặc biệt sau q trình Đổi mới năm 1986. Khơng thể phủ nhận những
thành tựu to lớn mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt
Nam đem tới trong việc phát triển đất nước. Tuy vậy, bên cạnh đó, vẫn tồn tại 3
mâu thuẫn mang tính thời sự, đòi hỏi Việt Nam cần đưa ra những giải pháp đúng
đắn:

1. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa
2. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề phân hoá giàu nghèo
3. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Để giải quyết 3 mâu thuẫn trên, em đã đưa ra những giải pháp cụ thể được đề cập
trong tiểu luận, mỗi mâu thuẫn từ 2-3 hướng.
Về hướng nghiên cứu tiếp theo, em đề xuất sẽ nghiên cứu kỹ về 3 mâu thuẫn, tìm
ra nguyên nhân, phân tích mâu thuẫn, từ đó đưa ra được những giải pháp hợp lý,
thấu đáo và thực tế hơn.
Em cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài tiểu luận của em ạ. Em rất mong sẽ nhận
được những đóng góp từ cơ.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lê nin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị) – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật – Hà Nội, 2021.
2. Tạp chí Cộng sản – PGS.TS Đặng Quang Định – Bài báo “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam”.
/>3. Công ty Luật TNHH Minh Khuê – Mục Từ điển Pháp luật – Bài viết “Kinh
tế thị trường là gì ? Quy định chung về kinh tế thị trường”.
/>4. Trang web Wikipedia Tiếng Việt – Kinh tế thị trường.
/>
19



×