Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) PHÉP BIỆN CHỨNG về mối QUAN hệ PHỔ BIỂN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế với CÔNG BẰNG xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.21 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
======000======

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIỂN
VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Họ và tên

: Nguyễn Tiến Bách

Lớp hành chính

: Anh 06 – KTĐN – K59

MSV

: 2011110035

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4


PHẦN 1. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến...............................................4
1. Khái quát về phép biện chứng........................................................................................4
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến..................................................................................5

PHẦN 2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội....................7
1. Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................7
2. Công bằng xã hội............................................................................................................7
3. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội............................................8
4. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam..................................................11

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................16

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Thế kỉ thứ 21 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của loài người trên nhiều lĩnh
vực, những phát minh, sáng chế, những bước ngoặt làm thay đổi toàn bộ thế giới. Kinh
tế các nước liên tục đi lên, xã hội ngày càng giàu có về của cải vật chất, hàng loạt cơ
hội được mở ra cho con người. Đến thời đại này, khi nhận thức đã tăng cao, khi các
nhu cầu thiết yếu đã được đáp ứng đầy đủ, chúng ta bắt đầu quan tâm tới một vấn đề
lớn hơn, cao hơn: chất lượng cuộc sống và sự văn minh của cộng đồng, của xã hội.
Sau cả thiên niên kỉ, sau hàng loạt hình thức xã hội luôn tồn tại sự thống trị lẫn
nhau giữa các giai cấp, giờ đây loài người đang hướng tới một hình ảnh lí tưởng: một
xã hội dân chủ, văn minh, bình đẳng. Sự phát triển kinh tế đã đảm bảo những nhu cầu
vật chất của con người, để con người tiến tới xây dựng những giá trị cao đẹp hơn. Tuy
nhiên, một thực trạng khác có thể nhận thấy rõ là cùng với sự phát triển kinh tế tồn
cầu, thì khoảng cách giàu nghèo giữa các cá nhân trong xã hội cũng ngày một tăng
cao. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 1996, nhóm 20% người giàu nhất đã

chiếm đến 85% thu nhập chung của thế giới. Vậy sự thực này có thể ảnh hưởng thế
nào tới việc thực hiện hình ảnh xã hội lí tưởng kia của lồi người, trong hiện tại và cả
trong tương lai? Sự bất bình đẳng về thu nhập có quan hệ thế nào với bình đẳng trong
xã hội nói chung?
Do mong muốn có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề và tìm ra câu trả lời cho câuhỏi
này, đồng thời cũng nhận thấy đây là vấn đề mang nhiều giá trị cả về lí luận lẫn thực
tiễn, em lựa chọn tìm hiểu đề tài “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận
dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với cơng bằng xã hội” với mục
đích dựa vào cơ sở lí luận biện chứng để tìm ra bản chất mối liên hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và cơng bằng xã hội, cũng như có được những giải pháp tích cực cho vấn đề
này trong thực tiễn.

3


PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Khái quát về phép biện chứng
1.1.1. Khái niệm
Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới thành hệ
thống các nguyên lý, các quy luật, các phạm trù để từ đó hình thành nên hệ thống
nguyên tắc phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn của con người.
Phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan, tức là sự phản ánh biện chứng của
thế giới vật chất vào trong đời sống ý thức của con người. Khi xem xét sự vật, hiện
tượng phép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận động, biến đổi, phát triển và trong
mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác.
1.1.2. Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong đó
giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là sáng tạp nên phép biện chứng

duy vật của chủ nghĩa Mác – Leenin. Phép biện chứng duy vật được xem là khoa học
nhất, là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hồn bị, sâu sắc nhất và khơng
phiến diện.
Trên sơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biển và sự phát tiển , những quy luật phổ biến
của các quá tringh vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tỏng tự nhiên, xã
hội, tư duy, phép biện chứng duy vật cung cấp nhwunxg nguyên tắc, phương pháp luận
chung nhất cho quá trinh nhận thức và cải tạo thế giới. Ph.Awnggen đã định nghĩa:
“Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” để nhấn mạnh vai trò của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

4


2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.2.1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ
biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối
liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế
giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa:
các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái reeng, bản
chất và hiện tượng… Như vậy giữa các sự vật hiện tượng của thế giới vừa tồn tại
những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi
nhất định. Đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những
mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện
nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thơng nhất
trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa đạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ
trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.2.2. Tính chất các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú là những tinhd chất cơ bản
của các mối quan hệ.

-

Tính khách quan của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện chứng duy vật, các
mối liên hệ các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan, Theo quan
điểm đó, sự quy định lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật hiện
tượng (hoạc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập, khơng
phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng
các mối liên hệ đó trong hoạt động nhận thức của mình.

-

Tính phổ biến của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất
cứ sự vật, hiện tượng nào tồn tạo tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng
hay quá trình khác. Đồng thời, cũng khơng có bất cứ sưj vật, hiện tượng nào
không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với
những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một sự tồn tại nào cũng là một
hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với các hệ thống
khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
5


-

Tính đa dạng, phong phú cả mối liên hệ: được thể hiện ở chỗ: các sự vật hiện
tương hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ
vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của nó. Mặt khác, cùng một
mối liên hệ nhất định của các sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác
nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự
vật cũng có những tính chất và vai trị khác nhau. Như vậy, khơng thể đồng nhất
tính chất và vị trí, vai trị cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự

vật nhất định, trong những điều kiện nhất định. Đó là các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài của sự vật, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ
yếu và thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp…

1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
-

Trong hoạt động nhận thức và nhận thức cần phải có quan điểm tồn diện. Quan
điểm tồn diện đỏi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần
phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, yếu
tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của sự vật đó và
các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thwusc đúng về sự vật và xỷ
lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy , quan điểm toàn diện
đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức thực tiễn. Lenin
cho rằng: “Muốn thực sự hiển được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó.”

-

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn quan điểm tồn diện thì đồng thời cũng
phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu
trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải
xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải
quyết khác nhau trong thực tiễn.

PHẦN 2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế học, phản ánh sự gia tăng về mặt
lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, như tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay thu nhập bình quân đầu

6


người trên năm,… Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng theo sản lượng
của GNP, GDP của năm nay so với năm trước hoặc giai đoạn này với giai đoạn trước.
Với nghĩa như vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi
nền kinh tế trước yêu cầu tồn tại và phát triển.
2. Công bằng xã hội

Nếu như khái niệm tăng trưởng kinh tế được định nghĩa và thừa nhận rộng rãi,
phổ biến; có cơ sở và có thể được định lượng bằng những chỉ số cụ thể, thì khái niệm
cơng bằng xã hội, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thực sự mang tính chuẩn
mực và hồn tồn thống nhất. Tùy theo quan điểm và cách nhìn nhận của mỗi cá nhân
hoặc tổ chức mà khái niệm công bằng xã hội được hiểu và diễn giải theo nhiều cách
khác nhau.
Ví dụ, trong kinh tế học, có hai khái niệm khác nhau về bình đẳng/cơng bằng:
cơng bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang
nghĩa là đối xử như nhau với những người có mức đóng góp như nhau. Cơng bằng
theo chiều dọc nghĩa là đối xử khác nhau với những người có điều kiện sống khác
nhau hoặc những người có sự khác biệt mang tính bẩm sinh. Cơng bằng theo chiều
ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường, trong khi cơng bằng theo chiều dọc
cần có sự tác động và điều hướng từ chính phủ. Theo lý thuyết, cơng bằng thực sự và
tồn diện có thể có được khi kết hợp cả hai khái niệm cơng bằng trên.
Ngồi quan điểm kinh tế học, có một số quan điểm khác về việc thế nào là công
bằng xã hội. Ngân hàng Thế giới định nghĩa công bằng xã hội là “công bằng
trongnhững cơ hội cho mọi người”. Quan điểm khác nhận định công bằng xã hội “là
các giá trị định hướng cho quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất và
tinh thần”.
Sự đa dạng các quan điểm khi nhận định về công bằng xã hội thể hiện đây là
một khái niệm rất rộng, bao gồm trong nó cả các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và

văn hố. Nhìn một cách tổng quan, có thể hiểu cơng bằng xã hội theo nghĩa chung nhất
như sau: đó là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa người với người, dựa trên
nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ. Từng
thành viên trong xã hội gắn bó với cộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh
7


tế, văn hóa, xã hội, thơng qua sự cống hiến bằng khả năng trí tuệ, sức lực của mình cho
sự phát triển xã hội và được xã hội bù đắp trở lại một cách tương xứng.
Với cách hiểu công bằng xã hội như vậy, việc xác định mức độ thực hiện cơng
bằng xã hội chỉ có thể mang tính tương đối, khơng thể đo lường một cách tuyệt đối
chính xác. Trên thế giới, mức độ này thường được đánh giá trước hết qua chỉ số thu
nhập. Ngoài ra, một số loại chỉ số khác cũng được sử dụng như chỉ số thể hiện mức độ
thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người, mức tối thiểu về dinh dưỡng, sức khỏe, mức
sống, nhà ở và các điều kiện khác đảm bảo sự phát triển cá nhân.
Năm 1990, Chỉ số phát triển con người (HDI – Human Development Index)
được hai nhà kinh tế Mahbub ul Haq (Pakistan) và Amartya Sen (Ấn Độ) giới thiệu.
Chỉ số này thường được tính tốn trên tồn cầu bởi UNDP (United
Nations Development Programme - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc), sử dụng
để đánh giá sự phát triển của một đất nước. Đây là chỉ số được tính tốn dựa trên 3 tiêu
chí bao qt, thể hiện được những yếu tố quan trọng với phát triển con người: tuổi thọ,
trí tuệ và mức sống. Qua đây, có thể thấy cơng bằng xã hội khơng chỉ phản ánh các
quan hệ chính trị - xã hội và mức độ nhân văn của xã hội, mà còn phần nào phản ánh
cả xu hướng ổn định, bền vững của một nền kinh tế cũng như trật tự xã hội.
3. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Nội dung phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến đã chỉ ra rằng giữa các sự
vật, hiện tượng cũng như giữa các mặt của cùng một sự vật, hiện tượng luôn tồn tại
các mối liên hệ - nghĩa là có sự liên hệ qua lại, phụ thuộc, tác động và chuyển hóa lẫn
nhau. Ngun lí này chính xác khi ta vận dụng để xem xét và nghiên cứu mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai khái niệm, hiện tượng tồn tại
độc lập với nhau nhưng lại có mối liên hệ biện chứng rất chặt chẽ. Tăng trưởng kinh tế
thể hiện sự gia tăng, hay nói khái quát hơn là sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế.
Khi mặt lượng thay đổi tới một giới hạn nhất định (điểm nút), cùng với các điều
kiện nhất định về mặt lịch sử, xã hội…, tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất: nền
kinh tế sẽ chứng kiến một bước nhảy, có sự phát triển về kinh tế. Sự phát triển kinh tế

8


được xem là tiền đề, là cơ sở, là điều kiện không thể thiếu dẫn đến sự phát triển chung
của con người và xã hội, trong đó có khía cạnh cơng bằng và bình đẳng xã hội.
Hơn nữa, mặc dù khái niệm công bằng xã hội được định nghĩa theo nhiều cách
và nhìn nhận trên nhiều quan điểm khác nhau, nhưng như đã nói ở trên, sự đa dạng này
đã thể hiện rằng công bằng xã hội là một khái niệm mang nội hàm rất rộng. Bản thân
nó đã bao hàm trong mình các yếu tố thuộc hầu hết lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
v.v; nghĩa là bản thân khái niệm cơng bằng xã hội cũng đã tích hợp ở đó vấn đề tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố không thể không xét đến khi ta xem xét
và nghiên cứu sự công bằng xã hội.
Ngược lại, cơng bằng xã hội cũng có sự ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến
tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội được đảm bảo và thực hiện một cách đúng đắn
sẽ nâng cao đời sống con người, nâng cao chất lượng sống cũng như tiêu chuẩn, trình
độ của xã hội, góp phần xây dựng một cộng đồng và mơi trường văn minh, tiến bộ, tạo
ra ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng.
Cơng bằng xã hội khơng được đảm bảo, sự bất cơng và bất bình đẳng cịn tồn
tại nhức nhối trong xã hội sẽ đem đến tác động xấu cho nền kinh tế, có thể dẫn đến
kìm hãm tăng trưởng kinh tế hoặc tăng trưởng theo hướng thiếu lành mạnh. Có thể nói,
cơng bằng xã hội là một trong những nhân tố then chốt và thiết yếu để đánh giá xem sự
tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển kinh tế nói chung có thực sự bền vững và
lâu dài hay không.

Tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng, phạm trù do con người tác động và chi
phối, đồng thời cũng tác động ngược trở lại tới con người. Tương tự như vậy, mức độ
công bằng xã hội được thực hiện cũng phụ thuộc vào con người, và chính nó cũng sẽ
ảnh hưởng tới đời sống của từng cá nhân trong xã hội. Với nhân tố chung là con người,
hai khái niệm tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội thực sự có mối liên hệ
biệnchứng rất chặt chẽ với nhau.
Cụ thể hơn, khi xem xét và nghiên cứu về mối quan hệ và sự tác động,
phụthuộc, ảnh hưởng thực tiễn giữa tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội, có rất
nhiều quan điểm, giả thuyết, góc nhìn khác nhau, đưa ra những đánh giá và nhận định
đa dạng, phong phú. Một số cho rằng tăng trưởng kinh tế dẫn đến bất bình đẳng, nghĩa
9


là tăng trưởng kinh tế đối nghịch với công bằng xã hội và đây là hai mặt đối lập, mâu
thuẫn, đấu tranh lẫn nhau. Theo đó, tăng trưởng kinh tế được cho rằng được đảm bảo
bằng sự bất bình đẳng trong phân phối vật chất (một trong những khía cạnh đánh giá
công bằng xã hội), và việc kinh tế tiếp tục tăng trưởng sẽ chỉ gia tăng thêm sự bất bình
đẳng này. Tầng lớp thu nhập cao là giai cấp có khả năng tích lũy vật chất lớn nhất và
đây cũng là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến tăng trưởng, do đó bất kì sự phân phối nào làm
giảm sự tập trung của cải này đều ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế. Lập luận này
có cơ sở thực tiễn lịch sử từ sự hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản: q trình tích
tụ và tập trung tư bản, cộng với sự bần cùng, vơ sản hóa một giai cấp trong xã hội đã
tạo động lực lớn. Mác cũng giải thích tương tự về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản,
tuy nhiên ông chỉ ra rằng quá trình này đã dẫn đến sự bất bình đẳng quá lớn trong xã
hội,trở thành lực cản cho sự vận động và phát triển tiếp theo. Ở đây, có thể thấy mối
liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mối liên hệ phổ biến giữa hai
mặt đối lập.
Mặt khác, một số lại đưa ra quan điểm tăng trưởng kinh tế đi liền với công
bằng xã hội. Khi xem xét sự phát triển kinh tế - xã hội qua những giai đoạn lịch sử,
người ta nhận thấy những hạn chế của việc chú ý quá mức đến riêng mình sự tăng

trưởng hoặc cơng bằng, hay nói cách khác là những hạn chế khi chỉ tập trung vào một
mặt, một khía cạnh, trong khi đây vốn là hai yếu tố có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau. Để đảm bảo được cả hai yếu tố, hai mơ hình hành động được đưa ra bao gồm
giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người hoặc tái phân phối cùng với tăng trưởng.
Quan điểm tăng trưởng đi liền với cơng bằng là lí luận được đưa ra dựa trên cơ
sở một giả thuyết quan trọng: công bằng xã hội không đối lập với tăng trưởng kinh
tế,ngược lại cịn là một nhân tố góp phần thúc đẩy nó. Năm 1968, nhà kinh tế học
người Thụy Điển Gunnar Myrdal lần đầu tiên khẳng định rằng bất bình đẳng ở mức
thấp có thể kích thích tăng trưởng kinh tế. Hartmut Elsenhans (nhà chính trị học và
khoa học người Đức) lập luận khá đầy đủ về tác động của công bằng xã hội đối với
tăng trưởng.
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra các cơng trình nghiên cứu minh chứng
cho giả thuyết trên. Qua đây, có thể thấy mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội khá phức tạp, cần rất nhiều sự nghiên cứu, vận dụng cả lí luận lẫn thực
10


tiễn để có thể có được cái nhìn tổng quan nhất, và ln cần đảm bảo cả quan điểm tồn
diện lẫn quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét vấn đề. Mỗi quan điểm, giả thuyết nói
trên đều có những cơ sở và mức độ đúng đắn nhất định, dù chưa thể hồn tồn cơng
nhận nhưng ta cũng không thể phủ nhận quan điểm, giả thuyết nào mà đều cần học
hỏi, kế thừa và phát huy những điểm mạnh của chúng. Nhìn chung lại, tất cả đều
chứng minh cho ta thấy mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai
mặt của một quá trình phát triển biện chứng, vừa mâu thuẫn, vừa tác động lẫn nhau,
liên hệ chặt chẽ, cái này là tiền đề cho cái kia, cùng vận động và phát triển không
ngừng theo chiều hướng đi lên.
4. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
Tại Việt Nam, mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội đóng
vai trị quan trọng, cốt yếu cho sự phát triển đất nước, được Đảng và Nhà nước đặc
biệt coi trọng. Trong những năm đổi mới, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước đã thể hiện quan điểm mới, sâu sắc và toàn diện trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Điều này được phản ánh một cách
nhất quán trong các văn kiện lớn của Đảng cũng như chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước thời kì đổi mới.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khẳng định rõ: "Tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và
trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối
hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho
mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình".
Đến Đại hội lần thứ X, vấn đề trên được bổ sung cụ thể: "Kết hợp các mục tiêu
kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương;
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và
nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát
triển kinh tế - xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.". Bên cạnh
đó, chính sách kinh tế - xã hội năm 2006 - 2010 cũng nhấn mạnh: "Phải gắn tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển tồn diện con người, thực hiện dân
11


chủ, tiến bộ và công bằng xã hội... Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
vùng".
Có thể khái quát lại các tư tưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc
thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế chứ khơng phải
là ngun nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế .

Tăng trưởng kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để giải quyết vấn đề xã

hội. Khơng thể có cơng bằng xã hội trên cơ sở nền kinh tế kém phát triển, cũng không
thể có được nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả và bền vững trong một xã hội thiếu công
bằng, một bộ phận đáng kể người dân cịn thất nghiệp, nghèo đói. Ngay cả trong điều
kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất giữa tăng
trưởng kinh tế với công bằng xã hội cũng là một đòi hỏi khách quan, tất yếu.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, việc thực hiện cơng bằng xã hội ở Việt
Nam phải tính đến mục tiêu phát triển kinh tế. Để cơng bằng xã hội được thực chất và
có thể tạo động lực kinh tế, cần từ bỏ phương thức phân phối bình quân, bao cấp; khắc
phục tâm lý ỷ lại, xố bỏ lối quản lý xin - cho... Ví dụ như trong chiến lược xóa đói
giảm nghèo ở nước ta, ngoài việc tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã
hội, còn rất cần các hoạt động định hướng giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Thứ hai, để công bằng xã hội trở thành động lực phát triển kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải gắn quyền lợi với nghĩa
vụ,cống hiến với hưởng thụ. Công bằng là sự thể hiện yêu cầu bình đẳng trong quan hệ
giữa cống hiến vàhưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Nói cách khác, xã hội đối đãi
ngang nhau với những người có đóng góp như nhau. Mức độ hưởng thụ của cải xã hội
được xác định dựa trên mức độ cống hiến của con người. Việc này sẽ tránh lặp lại lối
phân phối bình quân chủ nghĩa (thực chất là cào bằng) đã xuất hiện ở nước ta thời kì
trước đổi mới; đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển xã hội.

12


Thứ ba, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên phạm
vi cả nước, ở mọi lĩnh vực, địa phương ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã cụ thể hóa quan điểm này trên từng lĩnh
vực. Về kinh tế: chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân làm giàu theo
luật pháp, hộ nghèo thốt nghèo một cách bền vững, cải thiện chính sách tiền lương.
Về y tế: tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng các
chính sách trợ cấp, bảo hiểm y tế; chú trọng triển khai dịch vụ y tế công nghệ cao,

khuyến khích dịch vụ y tế ngồi cơng lập... Về giải quyết vấn đề xã hội: đa dạng hóa
các loại hình cứu trợ xã hội, bảo đảm dịch vụ công cộng thiết yếu, đổi mới quản lý và
cung ứng dịch vụ công cộng... Trên từng lĩnh vực, cần chủ động đề ra giải pháp cụ thể
phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, miền.
Thứ tư, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng
xã hội nhằm phát triển xã hội mà trung tâm là phát triển con người, phát huy nhân tố
con người.
Con người là động lực và cũng là nguồn lực phát triển xã hội mới. Muốn tăng
trưởng kinh tế phải giải quyết vấn đề công bằng xã hội, tạo điều kiện cho con người
phát huy năng lực và hưởng thụ thành quả của mình một cách xứng đáng. Tại Đại hội
lần thứ X, Đảng nhấn mạnh việc thực hiện chỉ tiêu GDP phải gắn với chỉ tiêu HDI,
nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế bền vững và giải quyết vấn đề xã hội hiệu quả,
thiết thực.
Thứ năm, phát huy vai trò của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động xã
hội là nhân tố cơ bản đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Tăng
trưởng kinh tế tác động đến việc phân phối lợi ích, công bằng xã hội qua những khâu
trung gian; trong đó phải kể đến cơ chế kinh tế và chính sách xã hội củanhà nước. Thị
trường chỉ góp phần thực hiện công bằng xã hội bằng cách phân phối lợi nhuận theo
quy luật thị trường. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số lĩnh vực chưa thể thực hiện được
quy luật thị trường. Do đó, trong điều kiện kinh tế hiện nay, sự điều tiết của “bàn tay
hữu hình” - Nhà nước là rất cần thiết để đảm bảo tất cả mọi người đều được hưởng
tương xứng với mức độ đóng góp xã hội của mình. Tăng cường vai trị của nhà nước
trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là biện pháp đặc biệt quan
trọng. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước độc lập, thống nhất,
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong đó, tăng trưởng
13


kinh tế và công bằng xã hội là hai trong những tiêu chí cơ bản cần phải đạt tới. Thực tế
cho thấy, tăng trưởng kinh tế có thể tạo cơ sở cho cơng bằng xã hội nhưng cũng có thể

ảnh hưởng xấu tới công bằng xã hội. Tương tự như vậy, việc thực hiện cơng bằng xã
hội có thể đóng vai trị thúc đẩy lẫn kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội là quan hệ không đồng thuận và có tính tự phát.
Việc hiệu quả của mối quan hệ này ở Việt Nam hiện nay thế nào, được phát huy ra sao
khơng chỉ phụ thuộc vào tính tất yếu khách quan của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc
vào tư tưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như mức độ hiện thực hóa các
quan điểm đó trong thực tiễn đời sống.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Thơng qua việc tìm hiểu và nghiên cứu trên đây, có thể thấy mối liên hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội vừa có tính chất của một mối liên hệ biện
chứng phổ biến, vừa có sự phức tạp nhất định mà cần phải có những sự nghiên cứu
chuyên sâu, bám sát thực tiễn, đồng thời xét tới đầy đủ những điều kiện lịch sử, xã hội
liên quan mới có thể đánh giá được chính xác. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế và
cơng bằng xã hội là hai mặt của một quá trình phát triển biện chứng, vừa mâu thuẫn,
vừa tác động lẫn nhau, liên hệ chặt chẽ, cái này là tiền đề cho cái kia, cùng vận động
và không ngừng phát triển, đi lên.
Vận dụng vào Việt Nam, có thể thấy từ khi đổi mới cho tới nay, Đảng và Nhà
nước đang ngày càng quan tâm, chú trọng đúng cách vào mối liên hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội. Hiện tại, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, tư
tưởng, chỉ đạo sâu sắc và toàn điện trong việc giải quyết mối liên hệ trên nhằm đảm
bảo tăng trưởng kinh tế lành mạnh và thực hiện đầy đủ công bằng xã hội.
Để tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này, theo em, cần có sự soi chiếu vào vấn đề một
cách sâu sắc hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, xem xét
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở các quốc gia trên thế giới,
qua các thời kì lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó, cũng cần bám sát vào tình hình thực
tiễn, các báo cáo, khảo sát trong thời gian gần đây để nắm được sâu sát nhất thực trạng

của vấn đề, đồng thời kiểm chứng khả năng hiện thực hóa và mức độ hiệu quả của các
chính sách, giải pháp đã và đang được đưa vào thực tiễn. Từ đó, ta mới có thể đưa ra
các giải pháp thực sự hiệu quả và toàn diện để giải quyết mối liên hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và cơng bằng xã hội nói trên.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.
799-816, 820, 919.
2. Ngày nay, cùng với những tiến bộ về khoa học và công nghệ, nguồn lực chủ yếu
quyết định tăng trưởng kinh tế đã được hiểu bao gồm: lao động, vốn, tài nguyên thiên
nhiên và công nghệ (Tác giả).
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, t.18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.379,
379, 379.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.27.
5. United Nations: The International Forum for Social Development Social Justice in
an Open World: The Role of the United Nations, New York, 2006, p.11-12, 21.
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.187.
7. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1991, tr.53.
11. Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII về Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Số 10-NQ/TW, Hà Nội
ngày 3-6-2017.
12. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996, tr.92.
13. Nguyễn Thị Kim Ngân: “Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện thắng lợi chủ
trương của Đảng về các vấn đề xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 2 (2008), tr.18.

15. WB: “Nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, theo báo cáo của NHTG”,
.
16. Nguyễn Minh Tân: “Thực trạng cơ cấu ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội”, .
17. Đào Phương: “Giải quyết tình trạng nơng dân tỉnh Hà Nam bỏ ruộng”,
.

16



×