Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHAN THỊ THU THẢO

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
ĐÔ THỊ PLEIKU ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Chuyênngành

:QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Mãsố

:60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ PHÚ HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH 2016


MỤC LỤC

A- PHẦN MỞ ĐẦU



Trang

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 01
2. Tổng quan một số tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................ 02
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 04
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 04
4.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 04

4.2.

Vấn đề nghiên cứu.............................................................................. 04

5. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 05
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 05
7. Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................... 06
7.1.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 06

7.2.

Giới hạn nghiên cứu ........................................................................... 06

8. Giải thích thuật ngữ ...................................................................................... 07
9. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 08
B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN

TRÚC CẢNH QUAN HIỆN HỮU THÀNH PHỐ PLEIKU ................................. 10
1.1.

Quá trình hình thành, phát triển của đô thị Pleiku..................................... 10
1.1.1. Lược sử q trình phát triển đơ thị Pleiku ................................................. 10
1.1.2. Bn làng truyền thống trong đơ thị Pleiku ............................................... 11
1.1.2.1.

Q trình hình thành và phát triển bn làng truyền thống
trong đơ thị Pleiku ...................................................................... 11

1.1.2.2.

Đặc trưng cấu trúc không gian buôn làng truyền thống trong
đô thị Pleiku ............................................................................... 12

1.1.3. Hiện trạng xây dựng các khu chức năng trong khu trung tâm TP.Pleiku ... 14


1.1.3.1.

Trung tâm hành chính ................................................................. 14

1.1.3.2.

Trung tâm kinh tế - tài chính....................................................... 15

1.1.3.3.

Trung tâm văn hóa – thể thao...................................................... 15


1.1.3.4.

Trung tâm dịch vụ (dịch vụ - du lịch, y tế) .................................. 17

1.1.4. Hiện trạng xây xanh, mặt nước, quảng trường .......................................... 17
1.1.5. Hiện trạng giao thông ............................................................................... 18
1.1.6. Hiện trạng quy hoạch khu dân cư .............................................................. 21
1.2.

Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan TP. Pleiku .............. 22
1.2.1. Hiện trạng không gian cảnh quan tự nhiên của đô thị Pleiku ..................... 23
1.2.2. Hiện trạngcác cơng trình kiến trúc ............................................................ 23
1.2.3. Hoạt động đô thị ....................................................................................... 25
1.2.4. Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku ............................. 27

1.3.

Giới thiệu định hướng phát triển và phân khu chức năng ......................... 27
1.3.1. Hướng phát triển ....................................................................................... 27
1.3.2. Tổ chức không gian đô thị ........................................................................ 28
1.3.3. Định hướng quy hoạch cải tạo xây dựng hạ tầng kỹ thuật ......................... 28

Kết luận chương I .................................................................................................... 29
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THÀNH PHỐ PLEIKU
2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
TP.Pleiku ..................................................................................................... 31


2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 31
2.1.1.1.

Vị trí địa lý ................................................................................ 31

2.1.1.2.

Địa hình địa mạo........................................................................ 31

2.1.1.3.

Thủy văn .................................................................................... 32

2.1.1.4.

Khí hậu ...................................................................................... 32

2.1.1.5.

Mơi trường................................................................................. 33


2.1.1.6.

Cảnh quan .................................................................................. 33

2.1.1.7.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ........................................ 35


2.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội ........................................................................ 36

2.2.

2.1.2.1.

Hiện trạng kinh tế ...................................................................... 36

2.1.2.2.

Hiện trạng xã hội ....................................................................... 37

2.1.2.3.

Hiện trạng sử dụng đất ............................................................... 37

Các cơ sở lý luận về quy hoạch tổ chức không gian đô thị........................ 38

2.2.1. Lý thuyết Đô thị học cảnh quan ............................................................... 38
2.2.2. Lý luận hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch ................................................. 39
2.2.3. Cảm thụ thị giác ....................................................................................... 41
2.2.4. Vấn đề phát triển đô thị bền vững ............................................................. 43
2.2.5. Giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc bản địa ................................................ 45
2.3.

Cơ sở pháp lý định hướng phát triển thành phố Pleiku.............................. 46
2.3.1. Pleiku trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Pleiku Tỉnh Gia Lai đến năm 2030 - tầm nhìn 2050 ............................................. 46
2.3.2. Các văn bản pháp luật và quy chuẩn tiêu chuẩn có liên quan .................... 48


2.4.

Cơ sở thực tiễn về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong quy
hoạch đô thị ở một số thành phố tại Việt Nam và trên Thế giới ................. 49
2.4.1. Kinh nghiệm tận dụng yếu tố địa hình trong tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan một số nướctrên Thế Giới ................................................. 49
2.4.2. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các đô thị tại
Việt Nam .................................................................................................. 50
2.4.3. Một số nguyên tắc thiết kế khai thác yếu tố địa hình tham khảo ................ 51

Kết luận chương II .................................................................................................. 53

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN THÀNH PHỐ PLEIKU


3.1.

Đánh giá thực trạng đô thị Pleiku ............................................................... 54

3.2.

Quan điểm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thành phố Pleiku ..... 56

3.3.

Mục tiêu phát triển và một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm thành phố Pleiku ............ 56
3.3.1. Mục tiêu phát triển ............................................................................. 56
3.3.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh

quan thành phố Pleiku .......................................................................... 57

3.4.

Đề xuất định hướng phát triển cơ cấu quy hoạch và không gian kiến
trúc cảnh quan thành phố Pleiku theo hướng phát triển bền vững ........... 58

3.5.

Đề xuất các giải pháp chung tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
đô thị Pleiku .................................................................................................. 58
3.5.1. Đề xuất giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đơ thị Pleiku ............. 58
3.5.1.1.

Giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đô thị Pleiku .............. 58

3.5.1.2.

Giải pháp về sử dụng đất .......................................................... 62

3.5.1.3.

Trục cảnh quan ......................................................................... 63

3.5.1.4.

Tạo cảnh quan điểm nhấn .......................................................... 63

3.5.2. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị
Pleiku ................................................................................................... 66

3.5.2.1.

Không gian cảnh quan tự nhiên ................................................. 66

3.5.2.2.

Không gian cảnh quan nhân tạo ................................................. 66

3.5.2.3.

Các hoạt động của đô thị ........................................................... 73

3.5.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ở một số trục
đường chính trong TP. Pleiku ............................................................... 73
Kết luận chương III ................................................................................................. 77


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ............................................................................................................. 78
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, học viên xin chân thành cảm ơn
thầy TS. KTS Đỗ Phú Hưng - Người đã dốc hết tâm
huyết hướng dẫn, bổ sung kiến thức, chia sẻ những
kinh nghiệm quý báu, trực tiếp giúp học viên hoàn

thành luận văn này.
Bên cạnh đó, học viên cũng xin cảm ơn tất cả
các thầy cô đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích trong
suốt khóa học, làm nền tảng nghiên cứu của học viên.
Cuối cùng, học viên xin cảm ơn gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, những người đã hết lịng giúp đỡ cũng
như tạo điều kiện để học viên hoàn tất luận văn.
Tháng 05 - 2016.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTHCQ

: Đô thị học cảnh quan

KTCQ

: Kiến trúc cảnh quan

KGCQ

: Không gian cảnh quan

QHĐT

: Quy hoạch đô thị

QHXD


: Quy hoạch xây dựng

QL

: Quốc lộ

TKCQ

: Thiết kế cảnh quan

TKĐT

: Thiết kế đô thị

TP

: Thành phố

TP. Pleiku

: Thành phố Pleiku

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1

Tên bảng

Nguồn

Đề xuất một số loại cây xanh đô thị

Học viên

2. DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số
hình

Tên hình ảnh

Nguồn

1.1a

Q trình phát triển đô thị Pleiku

Internet

1.1b

Sơ đồ buôn làng truyền thống tỉnh Gia Lai

Sở xây dựng
tỉnh Gia Lai


1.2

Địa giới hành chính thành phố Pleiku

Sở xây dựng
tỉnh Gia Lai

1.3

Buôn làng truyền thống trong đô thị Pleiku

Học viên

(Không gian quy hoạch kiến trúc làng)

Internet

Buôn làng truyền thống trong đô thị Pleiku

Internet

1.4

(Đặc trưng không gian ở trong truyền thống)
1.5

Buôn làng truyền thống trong đô thị Pleiku

Internet


(Đặc trưng không gian công cộng truyền thống)
1.6

Buôn làng truyền thống trong đơ thị Pleiku

Học viên

Chương I

(Sơ đồ vị trí cảnh quan đặc trưng)
1.7

Hiện trạng cây xanh – giao thông đô thị Pleiku

Sở xây dựng
tỉnh Gia Lai

1.8

Hiện trạng một số tuyến đường TP. Pleiku

Internet

1.9

Hiện trạng quy hoạch khu dân cư

Internet


1.10

Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan

Internet


1.11

Hoạt động đô thị

Internet

1.12

Định hướng phát triển của thành phố

Sở xây dựng
tỉnh Gia Lai

2.1

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng TP. Pleiku

Sở xây dựng
tỉnh Gia Lai

2.2

Cảnh quan xây dựng nhân tạo


Internet

2.3

Cảnh quan tự nhiên

Internet

Cảnh quan văn hóa
2.4

Lý thuyết Hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch

Internet

2.4

Hình ảnh đơ thị TP. Pleiku

Sở xây dựng
tỉnh Gia Lai

Chương II

Internet
2.5

Yếu tố bản sắc trong đô thị Pleiku


2.6

Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Pleiku đến năm Sở xây dựng
2030
tỉnh Gia Lai

2.7

Cảnh quan San Francisco

Internet

2.8

Cảnh quan đô thị ở Việt Nam

Internet

3.1a

Giải pháp phát triển mô hình khơng gian đơ thị

Internet

(Hướng phát triển của đơ thị tận dụng địa hình)

Học viên

Giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đơ thị


Internet

(Khu trung tâm hành chính – văn hóa)

Học viên

Giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đơ thị

Internet

(Trung tâm tài chính – thương mại – văn phịng)

Học viên

Giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đơ thị

Internet

3.1b

Chương III

3.2a

3.2b

Internet

(Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên Học viên
bờ suối Hội Phú)



3.3a

Giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đơ thị

Internet

(Tổ chức khơng gian cảnh quan Quảng trường Đại Học viên
Đồn Kết)
3.3b

3.4

Giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đơ thị

Internet

(Tổ chức không gian cảnh quan Biển Hồ)

Học viên

Không gian cảnh quan tự nhiên

Sở xây dựng
tỉnh Gia Lai
Internet

3.5


Không gian cảnh quan nhân tạo

Học viên
Internet


PHẦN MỞ ĐẦU


1

1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, dịch vụ và khoa
học kỹ thuật của tỉnh Gia Lai và nằm trong tam giác kinh tế vùng Bắc Tây Nguyên,
sở hữu nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội
như: có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao
động dồi dào…; Điểm nhấn là một đô thị Phố núi có địa hình đồi núi đặc trưng, đồi
thông, Biển Hồ, núi Hàm Rồng… Tuy nhiên về mặt quy hoạch, tổ chức kiến trúc
cảnh quan, vẫn chưa khai thác hết những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng. Bản thân
cảnh quan tự nhiên dạng đồi núi, đất dốc là những điểm cảm thụ thẩm mỹ, tận dụng
để tạo những lớp khơng gian các cơng trình kiến trúc đặc thù - hình ảnh mà khơng
phải đơ thị nào cũng có.
Pleiku vốn nguyên thủy là nơi đồng bào Jrai sinh sống, có 42 bn làng
truyền thống của đồng bào các dân tộc được hình thành từ thế kỷ 19 đến trước thời
Pháp thuộc, những buôn làng này là vốn quý của đơ thị với bản sắc văn hố truyền
thống khá đậm nét, tạo nên nét đặc thù cho Pleiku. Tuy nhiên các làng trong địa bàn
TP giờ đây đã dần bị phá vỡ và có nguy cơ biến mất dưới áp lực của sự phát triển
đơ thị. Điều đó cũng đồng nghĩa, Pleiku đang dần mất đi yếu tố bản sắc của một đô
thị Tây Nguyên.
Về quy hoạch TP. Pleiku hiện nay, sau khi dự án điều chỉnh quy hoạch

chung năm 2006 được duyệt, đến nay TP đã có những bước thay đổi đáng kể trong
bộ mặt kiến trúc đô thị cũng như tốc độ phát triển. Lõi trung tâm với địa hình cao
tập trung chủ yếu các cơng trình cơ quan hành chính, thương mại dịch vụ quan
trọng của đơ thị, giãn dần ra phía ngồi địa hình thấp hơn là các khu dân cư xen kẽ
làng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, các khu Cơng nghiệp Trà Đa, Khu
Công nghiệp Diên Phú, với các dự án đầu tư quy mơ, sự hình thành các khu kinh tế
cửa khẩu, đang hỗ trợ cho mở rộng phát triển đô thị. Tuy nhiên, trước những tác
động của vùng xung quanh, hội nhập và tồn cầu hóa, các u cầu về môi trường
sống, môi trường kinh tế, sản xuất, các tiêu chí đặc trưng vùng miền… TP vẫn chưa
tạo được sức hấp dẫn mạnh mẽ về đầu tư, phát triển mạnh kinh tế, thu hút khách du
lịch…


2

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn
2050 vừa được UBND Tỉnh Gia Lai phê duyệt, về việc mở rộng quy mô các khu
chức năng đô thị, đáp ứng yêu cầu nâng cấp đơ thị và sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá của tỉnh Gia Lai và vùng Bắc Tây Nguyên. Theo đó, mơ hình phát triển
khơng gian của đơ thị Pleiku được chuyển từ mơ hình đơ thị phân tán, dàn trải, sang
mơ hình đơ thị tập trung. Do đó những giải pháp hợp lý về mơ hình quy hoạch kết
nối, trục cảnh quan tạo điểm nhấn hướng vào trung tâm đơ thị, địi hỏi mang tính hệ
thống để định hướng phát triển tồn diện về cấu trúc khơng gian và chức năng đơ
thị.
Do đó với đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định
hướng đến năm 2030”, học viên mong rằng sẽ đóng góp một phần định hướng tổ
chức không gian trong công tác quy hoạch phát triển thành phố Pleiku trong tương
lai. Việc thực hiện đề tài mang tính tổng kết, và nghiên cứu một số cơ sở quản lý
quy hoạch, nhằm đề xuất giải pháp giải quyết những tồn tại trong việc phục vụ cải
tạo, chỉnh trang đô thị, theo định hướng đô thị phát triển bền vững của đồ án điều
chỉnh quy hoạch chung TP.Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

2. Tổng quan một số tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện luận văn “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030” học viên đã tham khảo các tài liệu có liên
quan về quy hoạch TP. Pleiku, những đề tài nghiên cứu (Luận văn, bài báo khoa
học, báo cáo khoa học…) gồm:
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Hồng Anh Tuấn với đề tài “Tổ chức khơng
gian kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm Thành phố Pleiku” dựa trên những
phân tích hiện trạng khu vực khơng gian cảnh quan khu trung tâm thành phố Pleiku
hiện hữu, đề tài này có hướng phân vùng cảnh quan khá quan trọng tạo tiền đề liên
kết trục truyến cảnh quan đô thị. Tuy nhiên với đề tài này, đi sâu vào công tác định
hướng phát triển không gian đô thị hài hòa, trật tự, tuy nhiên tác giả hầu như chưa
đưa những yếu tố bản sắc văn hóa, bản sắc đơ thị vào khơng gian đó, tạo nên nét
đặc thù và sự phát triển bền vững cho đô thị.


3

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện đề tài “Khai thác giá trị
nơi chốn trong quy hoạch đô thị thành phố Pleiku”, đề tài tập trung nghiên cưú khai
thác “yếu tố nơi chốn” trong công tác tổ chức khơng gian đơ thị, dưới nhiều góc độ:
khơng gian vật chất, khơng gian văn hóa – xã hội, tác giả chú trọng công tác bảo
tồn, phát triển các buôn làng trong khu vực đô thị… Tuy nhiên đề tài này chưa đưa
ra những giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, kết nối không
gian nội thị, cũng như kết nối đô thị trung tâm và khu vực lân cận, nhằm tạo mối
quan hệ chặt chẽ, đáp ứng được mục tiêu của định hướng phát triển tương lai của
thành phố.
Tìm hiểu, nghiên cưú và vận dụng lý luận Đô thị học cảnh quan (Landscape
Urbanism) , là phương pháp nhận diện và sử dụng tiềm năng tự nhiên và đặc trưng
sinh thái của địa phương cho mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài ra học viên cũng tham khảo một số bài báo khoa học, có tính chất

tham khảo ở một số mảng, khía cạnh đơn lẻ có liên quan đến đề tài luận văn. Đa số
các bài báo cũng đã khái quát được những đặc trưng của đơ thị Pleiku, về cảnh
quan, văn hóa lịch sử truyền thống, con người và hiện trạng phát triển đô thị. Dưới
đây là một số tham khảo:
- Bài báo “Phát triển kiến trúc vùng Tây Nguyên” của KTS. Nguyễn Thúc
Hoàng, trong tạp chí kiến trúc số 02 (2008), tác giả đưa ra một số giải pháp trong
công tác TKCQ trong các đơ thị vùng Tây Ngun về khía cạnh cấu trúc đơ thị, các
hình thái kiến trúc, ... ở cả lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc và quản lý đơ thị. Bài báo
phân tích những đặc thù, sự giống và khác nhau giữa các đô thị vùng Tây Nguyên
để đưa ra kết luận chung: Tuy các đô thị này có nhiều điểm tương đồng về điều kiện
tự nhiên, về dân cư hay lịch sử văn hóa, nhưng cũng cần có hình ảnh riêng của
mình, đơ thị có đặc trưng riêng hình thành bản sắc riêng.
- Bài báo “Đã có 36 làng như thế trong TP. Pleiku” của tác giả Nguyễn Hồng
Hà, trong Tạp chí Kiến trúc số 01 (2003), tác giả đi sâu nghiên cứu những giá trị
truyền thống của buôn làng người dân tộc J’rai sống tại TP. Pleiku, về giá trị vật thể
và phi vật thể ở các khía cạnh: văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc nhà Rông, … đi sâu
vào cấu trúc quy hoạch buôn làng, kiến trúc các cơng trình truyền thống, giao thơng
thể hiện được một phần yếu tố bản sắc trong đô thị Pleiku.


4

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch đô thị
theo hướng bền vững, hiện đại, giữ gìn bản sắc địa phương, và phù hợp với định
hướng phát triển không gian đô thị Pleiku đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu quá trình hình thành, quy luật phát triển kiến trúc cảnh
quan của TP.Pleiku qua các giai đoạn lịch sử.

Mục tiêu 2: Nhận diện và khai thác các giá trị đặc thù của cảnh quan thiên
nhiên và nhân tạo trong tổ chức kiến trúc cảnh quan, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa
cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan mang bản sắc cho đô thị Pleiku.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan thành phố Pleiku theo hướng phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và
bảo tồn bản sắc nhằm thỏa mãn tiêu chí một thành phố có bản sắc riêng đặc trưng
của vùng Tây Nguyên.
4. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Không gian kiến trúc cảnh quan hiện hữu đô thị Pleiku.
b. Vấn đề nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu sâu vào các yếu tố cấu thành nên không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị Pleiku, cụ thể là : Cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân tạo và hoạt
động của đô thị, để tiếp tục vận dụng khai thác trong tổ chức kiến trúc cảnh quan đơ
thị.
Mối quan hệ hài hịa giữa bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc của các
làng dân tộc địa phương với phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại.
Tổ chức không gian cảnh quan trục kết nối khu trung tâm và ngoại thị theo
định hướng quy hoạch chung chuyển đổi mơ hình khơng gian đơ thị từ dạng phân
tán sang dạng tập trung của thành phố.


5

5. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu sự hình thành, phát triển của các làng dân tộc bản địa từ giai đoạn
đầu, nhận diện bản sắc dân tộc bản địa, và đánh giá tổng quát giá trị đặc trưng về
quy hoạch, đặc trưng kiến trúc các bn làng truyền thống cịn được lưu giữ, những
giá trị đang dần mất đi, làm tiền đề cho việc định hướng bảo tồn và khai thác các giá

trị đó trong định hướng phát triển của TP. Pleiku.
Tìm hiểu lý thuyết Đơ thị học cảnh quan, mơ hình đơ thị có yếu tố tương
đồng làm bài học mang tính khoa học và vận dụng trong tổ chức quy hoạch kiến
trúc cảnh quan đô thị Pleiku.
Tổng hợp các luận cứ khoa học, cơ sở pháp lý, các kinh nghiệm thực tiễn:
yếu tố lịch sử, cảnh quan đặc trưng vùng miền, bản sắc văn hóa địa phương, thực
trạng tổ chức khơng gian cảnh quan hiện hữu. Từ đó rút ra được những ưu, nhược
điểm trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu.
Đưa ra những quan điểm, đề xuất định hướng phù hợp, dựa trên cơ sở phân
tích, đánh giá thế mạnh, điểm yếu đối với công tác tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị Pleiku.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: Khái qt q trình hình thành, phát triển đơ thị, những
phong tục, tập quán sinh hoạt, văn hóa của các dân tộc trong đô thị, bố cục quy
hoạch các bn làng truyền thống, … qua đó tìm ra quy luật phát triển của đơ thị,
nhằm mục đích gìn giữ, bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể đó.
Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: từ các nguồn cung cấp
từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở xây dựng, Cục thống kê tỉnh ..., những
nghiên cứu của các tác giả từng làm cơng trình có liên quan, và tiến hành xử lý
thơng tin, nhằm tìm hiểu giai đoạn lịch sử phát triển của TP.Pleiku, làm cơ sở nền
tảng kế thừa, phục vụ nghiên cứu, định hướng phát triển đô thị Pleiku trong giai
đoạn hiện nay. Đồng thời sử dụng phương pháp này để tìm hiểu cách thức tổ chức
khơng gian các đơ thị có nét tương đồng về đặc trưng vùng miền, đơ thị có bản sắc
riêng, làm bài học đưa ra những đề xuất mang tính thực tế cho đơ thị Pleiku.


6

Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: Trên cơ sở thu thập thông tin điều
tra của một số huyện, thị xã, và thành phố Pleiku, tiến hành khảo sát thơng tin về

tình hình dân cư, tài ngun, cơ sở hạ tầng…để có cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế
- xã hội của thành phố.
Phương pháp dự báo, chun gia: áp dụng phương pháp tính tốn khoa học
tính toán xu hướng phát triển ngành, nhu cầu trong tương lai để xây dựng quy hoạch
phù hợp, đảm bảo tính khả thi, và có sự tham khảo ý kiến chuyên gia trong từng
lĩnh vực.
Phương pháp lập bản đồ: để đánh giá sự thay đổi trong tổ chức không gian ở
tại các buôn làng truyển thống ở TP. Pleiku. Sử dụng phương pháp định lượng lập
bảng so sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi mật độ dân số…
7. Giới hạn nghiên cứu:
a. Phạm vi nghiên cứu:
Bao gồm từ giai đoạn hình thành, quá trình phát triển của đô thị Pleiku đến
nay, trong phạm vi khu trung tâm TP. Pleiku và khu vực mở rộng; Liên quan đến
các yếu tố sử dụng đất, cảnh quan tự nhiên - nhân tạo, mơi trường sinh thái, văn hóa
bản địa, …
b. Giới hạn nghiên cứu:
Giới hạn về thời gian nghiên cứu:
Dựa vào cơ sở tài liệu về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Pleiku, các
số liệu và tài liệu thống kê, dự báo có liên quan, … luận văn được giới hạn trong
phạm vi nghiên cứu từ nay đến năm 2030.
Giới hạn về không gian nghiên cứu:
Đô thị Pleiku bao gồm: khu vực nội thành và ngoại thành thành phố Pleiku.
Diện tích theo địa giới hành chính thành phố 26.199,34 ha. Gồm 14 phường là Diên
Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hoa Lư, Tây Sơn, Thống Nhất, Hội Phú, Yên Đỗ,
Yên Thế, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, Phù Đổng, Đống Đa và 9 xã là Biển Hồ,
Chư Hrông, An Phú, Trà Đa, Gào, Diên Phú, Tân Sơn, Ia Kênh, Chư Á.


7


Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về khơng gian kiến trúc cảnh quan TP. Pleiku,
luận văn này của học viên chủ yếu đề cập đến những vấn đề còn tồn đọng:
- Cảnh quan khu dân cư nội đô, cửa ngõ đô thị và khu kinh tế mới phát triển.
- Hệ thống cây xanh, công viên, mặt nước và quảng trường Đại Đồn Kết.
- Các trục đường chính: Đường Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Cách Mạng Tháng 8,
Hùng Vương, Trần Phú.
8. Giải thích thuật ngữ
Đơ thị: là điểm tập trung với mật độ cao, có nền kinh tế phi nơng nghiệp, và
là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa có vai trị thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, hay quốc gia. [21]
Cảnh quan (landscape): là đặc trưng của một khu vực bao gồm: Các yếu tố
tự nhiên địa hình, thảm thực vật bản địa; Yếu tố con người và các hoạt động của con
người tác động đến tự nhiên; Và các yếu tố thời tiết, khí hậu. [29]
Cảnh quan thiên nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như: địa hình đồi núi,
sơng hồ, biển; Những yếu tố sống che phủ mặt đất như thảm thực vật và yếu tố thời
tiết, khí hậu.
Cảnh quan nhân tạo: được hình thành do sự tác động của con người lên
cảnh quan thiên nhiên, làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên.
Cảnh quan đô thị: là sự kết hợp hài hòa, sự tương tác lẫn nhau giữa cảnh
quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Là không gian cụ thể, gồm không gian
trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, công viên, kênh rạch, các
địa hình tự nhiên như đồi núi, sông hồ, … trong đô thị và không gian sử dụng chung
thuộc đô thị. [21]
Kiến trúc cảnh quan: là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh
vực, chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ
thuật, kiến trúc cơng trình, điêu khắc, hội họa,… nhằm giải quyết những vấn đề tổ
chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện mơi sinh, bảo vệ môi
trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. [17]



8

Đô thị học cảnh quan (Landscape Urbanism): là công tác quy hoạch đơ thị
nhằm mục đích nhận diện và sử dụng tiềm năng tự nhiên và đặc trưng sinh thái của
địa phương cho mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên lập luận: Cảnh quan tự nhiên
là thành tố cơ sở để cấu trúc và nâng cao chức năng đô thị. [16]
Không gian mở: là không gian không sử dụng và mục đích xây dựng cơng
trình kiến trúc, liền kề với khu ở và kết hợp với hệ thống giao thơng tạo ra một khu
vực mang tính cơng cộng, được tổ chức cảnh quan với mảng xanh: cây xanh, mặt
nước,… Thể hiện được các yếu tố con người, trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế, cơ
sở hạ tầng của đô thị. [29]
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 80 trang, chia làm 3 phần:

Chương

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU (9 trang)
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (71 trang)

Chương 1

Tổng quan về thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hiện

(21 trang)

hữu thành phố pleiku

Chương 2


Cơ sở khoa học về quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan

(23 trang)

thành phố Pleiku

Chương 3

Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

(24 trang)

thành phố Pleiku
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (3 trang)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN HIỆN HỮU THÀNH PHỐ PLEIKU
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của đô thị Pleiku
1.1.1. Lược sử quá trình phát triển đơ thị Pleiku [23]
Tỉnh Gia Lai là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc J’rai, Bahnar, tập qn
sinh sống theo hình thức bn làng. Sau khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy cái trị
tại đây, với nhiều lần thay đổi, sát nhập và chia tách để thành lập các đơn vị hành

chính trên vùng đất Tây nguyên. Ngày 24/5/1932, tỉnh Pleiku được thành lập (gồm
đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo) theo Nghị định Tồn quyền Đơng Dương.
Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng tám thành cơng, tỉnh được chính
quyền cách mạng gọi là tỉnh Gia Lai.
Tháng 6/1946, thực dân Pháp chiếm lại Gia Lai và gọi tên tỉnh Pleiku.
Giai đoạn từ 1945-1975, chính quyền cách mạng vẫn giữ tên tỉnh Gia Lai,
nhưng địa giới hành chính có nhiều thay đổi, qua các giai đoạn khác nhau của lịch
sử. Ngày 20/9/1945, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, hai tỉnh Gia Lai và Kon
Tum được hợp nhất tên gọi là Tỉnh Gia Lai – Kon Tum.
Ngày 12/8/1945, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa VIII, Gia
Lai – Kon Tum tách thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Năm 1999, thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (Đô thị loại III), thuộc
tỉnh Gia Lai. Năm 2009, TP. Pleiku được công nhận là đô thị loại II. Đây là đơ thị
trung tâm của Bắc Tây Ngun, có vị trí địa lý quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã
hội và quốc phịng. (xem Hình 1.1)
Hiện nay TP. Pleiku có diện tích theo địa giới hành chính là 26.199,34 ha.
Gồm 14 phường: Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hoa Lư, tây Sơn, Thống Nhất,
Hội Phú, Yên Đỗ, Yên Thế, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, Phù Đổng, Đống Đa, và
9 xã: Biển Hồ, Chư Hrong, An Phú, Trà Đa, Gào, Diên Phú, Tân Sơn, Ia Kênh, Chư
Á (xem hình 1.2).


10

1.1.2. Buôn làng truyền thống trong đô thị Pleiku
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của bn làng truyền
thống trong đô thị Pleiku [2]
Phần lớn các buôn làng trong TP. Pleiku đều được định cư, xây dựng từ thế
kỷ XIX đến trước thời kỳ Pháp thuộc. Làng Plei Kép, Plei Ro đã hình thành từ rất
lâu (1930). Khu cư trú của dân tộc J’rai, Bahnar chủ yếu ở địa hình thung lũng, các

dãy đồi đỉnh trịn, dốc thoải. Ban đầu các bn làng hình thành gắn liền với nguồn
nước, cảnh quan thiên nhiên có sẵn. Kiến trúc nhà ở trong buôn của người J’rai là
nhà sàn, nhà rông là cơng trình cơng cộng nằm ở trung tâm bn, nơi diễn ra các
hoạt động tôn giáo, sinh hoạt cộng đồng… Khi Pháp đến Tây Nguyên đã chọn
những vùng đất màu mỡ, nhiều buôn làng được Pháp và Mỹ ngụy dồn từ vùng ven
về khu vực đô thị để định cư (xem Hình 1.1b). Chính quyền Pháp đầu tư kinh phí
cho việc QHXD bảo tồn buôn làng truyền thống: quy hoạch, san ủi mặt bằng, làm
đường, hỗ trợ dân làm nhà ở, nhà rông. Việc kế thừa và phát huy giá trị truyền
thống trong cách tổ chức quy hoạch buôn làng của mỗi dân tộc làm cho đồng bào dễ
chấp nhận. Ưu điểm rõ nét là các buôn làng được QHXD tơn trọng hình thái làng
bản truyền thống, từ cách bố trí khơng gian khu ở, giao thơng, khu cơng cộng đến
kiến trúc nhà sàn, tổ chức sinh hoạt, sản xuất cũng theo phong tục tập quán. Chính
quyền Pháp đầu tư tương đối bài bản các làng nhằm phục vụ chiến tranh.
Q trình đơ thị hóa đã ảnh hưởng đến các buôn làng truyền thống khá nhiều,
làm phá vỡ cấu trúc hầu hết các buôn làng trong đô thị, hiện nay tại TP. Pleiku chỉ
còn lại 2/42 làng gần như còn giữ được nhiều giá trị (làng Plei Ốp – phường Hoa
Lư, làng Plei Brel – xã Biển Hồ) (xem Hình 1.3).
Đặc trưng của các buôn làng dân tộc là về quy hoạch: theo truyền thống chọn
đất, chọn hướng, giữ gìn tơn tạo địa hình, cảnh quan. Khi xây dựng bn làng tuyệt
đối tơn trọng địa hình cảnh quan, khơng san ủi đất, không chặt cây, khai thác thiên
nhiên, dựa vào điều kiện tự nhiên. Hầu hết các buôn làng ở TP. Pleiku vẫn cịn duy
trì phổ biến hình thức nhà vườn cho đến ngày nay, từng hộ đều có khn viên cây
xanh, cảnh quan hài hòa…. Cách thức tổ chức không gian trong quy hoạch buôn


11

làng của đồng bào rất gần gũi với nguyên lý quy hoạch xây dựng tiểu khu nhà ở,
nhóm nhà ở của kiến trúc hiện đại (các dạng quy hoạch như: ô bàn cờ, vòng tròn
hướng tâm, theo tuyến, xương cá…). Đặc trưng về kiến trúc truyền thống là nhà

sàn, mái với độ dốc lớn, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, tranh, tre, nứa, lá… mặt
bằng nhà là không gian rộng thống rất ít vách ngăn, ít mở cửa, phù hợp với điều
kiện thời tiết của Gia Lai (một ngày có 4 mùa, dao động nhiệt 15-17 độ, quanh năm
mưa dầm nắng bụi).
Nguyên tắc tổ chức các buôn làng truyền thống là hầu hết các làng có diện
tích trung bình khoảng 15 – 20ha, làng lớn đến 30 – 40ha, bình qn diện tích mỗi
nhà có diện tích nhà và vườn khoảng 2000-5000 m2, vườn chiếm 0.5ha bao quanh
nhà. Hệ thống giao thơng trong làng bố trí kiểu ơ bàn cờ, mỗi cạnh 50 – 100m. Nhà
Rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của đồng bào trong làng. Hiện nay đường nội bộ
trong làng được mở rộng, khang trang, nhà ở thay vách nứa bằng gỗ hay vách trát
đất ấm cúng hơn, mái tranh được thay bằng mái ngói hay mái tôn, nhưng tổ chức
việc ăn, ở, sinh hoạt và sản xuất khá đồng bộ theo phong tục tập qn cổ truyền
(xem Hình 1.3).
Các làng tại Pleiku có chung đặc điểm là hình thành lâu đời trước khi hoặc
cùng với lịch sử hình thành đơ thị, tới nay tất cả các làng này đã thực sự gắn bó với
quá trình hình thành và phát triển của đơ thị,góp phần làm nên sắc thái đô thị “Phố
núi” cho Pleiku.
1.1.2.2. Đặc trưng cấu trúc không gian buôn làng truyền thống
trong đô thị Pleiku
a. Không gian quy hoạch kiến trúc làng: là khơng gian khép kín, trước đây
có hàng rào bao bọc xung quanh, có 2 cổng ra vào làng thường đặt theo hướng
Đông – Tây. Các làng của người Jrai ở theo kiểu chia lô thửa với hệ thống đường
trong làng mạch lạc, các hộ gia đình có khn viên ngăn cách bằng hệ thống rào cây
xanh; Đối với người Bahnar thì hệ thống đường chủ yếu nối trực tiếp các căn nhà,
các gia đình khơng có khn viên ngăn cách với nhau rõ ràng. (TP. Pleiku hiện có:
39 làng của dân tộc Jrai và 3 làng của dân tộc Bahnar).


12


- Khơng gian bên trong là khơng gian đóng, nhiều chức năng tổng hợp bao
gồm: khơng gian sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng (nhà rơng, sân lễ hội, nhà
dài…); Không gian ở; Không gian sản xuất; Không gian sinh hoạt thể dục thể thao
và vui chơi.
- Không gian kiến trúc quy hoạch bên ngồi làng là khơng gian mở, liên kết và
hài hịa với khơng gian đơ thị xung quanh. Điểm nhấn quan trọng của làng là nhà
Rông.
- Đặc trưng trong quy hoạch làng, đó là truyền thống chọn đất, hướng, giữ gìn
và tơn tạo địa hình, cảnh quan… Cách thức tổ chức không gian trong quy hoạch
buôn làng gần gũi với nguyên lý quy hoạch xây dựng tiểu khu nhà ở, xóm nhà ở của
kiến trúc hiện đại (các dạng: ơ bàn cờ, vịng trịn hướng tâm, xương cá…) (xem
Hình 1.3)
b. Đặc trưng khơng gian ở truyền thống:
Loại hình nhà ở của người Jrai: có khn viên rõ ràng: nhà sàn là trung tâm,
bố cục khuôn viên nhà ở thường theo một kiểu giống nhau. Hình thái làng kiểu này
thường có trục chính và từ trục chính hình thành mạng đường ơ cờ với các khn
viên hình vng hoặc chữ nhật có diện tích một ngàn đến vài ngàn mét vng.
Khn viên của nhà ở có thể chia thành 3 loại: Loại lớn > 5.000m2; Loại trung bình
từ 2.000 – 5.000m2; Loại nhỏ từ 500-2.000m2. Trong khn viên khu đất có: Nhà
sàn, kho thóc, vườn tạp, cây ăn quả, cổng hàng rào bằng cây xanh hoặc tre nứa, có
nhà dùng kẽm gai. (xem Hình 1.4)
Loại hình nhà ở của người Bahnar: Khơng có khn viên riêng, ranh giới
giữa các nhà không rõ ràng, các nhà sàn được bố trí san sát nhau, nối với nhau bằng
những con đường mịn hình thành tự nhiên. Trong làng hầu như rất ít cây xanh,
“vườn rừng” thì nằm cách xa làng 1-2 km, hoặc liền kề với khu đất của làng. Các
trục đường chính của làng thường theo kiểu vịng trịn hướng tâm, rẻ quạt… nhà ở
cùng quay về một hướng Bắc Nam hoặc hướng về nhà Rơng. Diện tích bình qn
mỗi hộ khoảng vài trăm mét vng. (xem Hình 1.4)



×