Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÀI THU HOẠCH môn quan hệ quốc tế đẩy mạnh hợp tác, liên kết việt nam lào campuchia trên lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.71 KB, 23 trang )

BÀI THU HOẠCH
MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

“ĐẨY MẠNH HỢP TÁC, LIÊN KÉT VIỆT NAM - LÀO CAMPUCHIA TRÊN LĨNH VỰC KINH TÉ TRONG BỐI
CẢNH MỚI”


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................1
3. Kết cấu của bài thu hoạch.......................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO CAMPUCHIA TRONG BỐI CẢNH MỚI.........................................................................3
1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay........3
1.1 Những nhân tố bên trong..................................................................................3
1.1.1..... Khái quát về vị trí chiến lược, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam Lào - Campuchia..........................................................................................3
1.1.2....... Khái quát quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia giai đoạn 1945-1991
4
1.1.3.

Một số xu hướng kinh tế - xã hội và sự điều

chỉnh chính

sách đối

ngoại của Việt Nam - Lào - Campuchia sau Chiến tranh lạnh............................................5
1.2. Những nhân tố bên ngoài............................................................................................5
1.2.1.

Bối cảnh quốc tế........................................................................................5


1.2.2.

Bối cảnh khu vực.......................................................................................6

1.2.3.

Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan

Campuchia

hệViệt Nam - Lào -

7

2. Hợp tác, liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh vực kinh tế hiện nay.......8
2.1. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương và ba bên..................................8
2.2. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế.......................................10
2.2.1

Hợp tác trong ASEAN.............................................................................10

2.2.2.

Hợp tác tiểu vùng Mekông mở rộng (GMS)............................................11

2.2.3.

Hợp tác trong ủy hội sông Mekong (MRC).............................................11



2.2.4.

Hợp tác kinh tế ba dịng sơng Ayeyawad - Chao Praya - Mekong

(ACMECS)............................................................................................................11
2.2.5.

Hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar,

Việt Nam (CLMV)................................................................................................12
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO CAMPUCHIA TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI. 13
1. Những tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia 13
2. Đánh giá về hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trong thời gian qua....14
3. Nguyên nhân........................................................................................................15
4. Phương hướng......................................................................................................15
5. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh vực kinh
tế trong bối cảnh mới.............................................................................................16
KẾT LUẬN

.................................................................................................................. 18


4


5
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài


Trên thế giới hiện nay, vấn đề hịa bình ổn định, hợp tác kinh tế cùng
nhau phát triển là xu hướng tồn cầu. Đó là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác
giữa nền kinh tế quốc gia này vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh
tế trong khu vực và thế giới. Việt Nam - Lào - Campuchia là ba nước láng
giềng, có quan hệ đối tác đặc biệt, là liên minh đấu tranh chống kẻ thù chung
trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc; ba nước đều là thành viên của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mối quan hệ hữu nghị đặc biệt
giữa ba nước ngày càng được tăng cường, phát triển và đạt được nhiều thành
tựu nổi bậc trên các lĩnh vực, đem lại lợi ích cho nhân dân ba nước.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã trải qua những thăng
trầm và từng bước được củng cố và phát triển. Trong hợp tác kinh tế, giữa ba
nước đã có mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương hết sức bền chặt và
đã được chứng minh trong quá trình phát triển. Bằng chứng là, Việt Nam là
một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu tại hai nước láng
giềng trên bán đảo Đơng Dương, trong khi đó Campuchia và Lào là những thị
trường quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, bối cảnh khu vực và quốc tế có
nhiều biến đổi, nhiều thời cơ thuận lợi, song gặp cũng khơng ít khó khăn,
thách thức đan xen, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện
nay. Chính những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác kinh tế đã đặt ra yêu cầu
cho ba nước cần tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế
nhằm khai tác hết các tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước mang lại. Xuất phát
từ suy nghĩ trên, bản thân chọn đề tài nghiên cứu “Đẩy mạnh hợp tác

, liên

kết Việt Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh
mới" làm bài thu hoạch của mình.
2.


Mục tiêu nghiên cứu


6
Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề về mối quan hệ Việt Nam Lào - Campuchia trong bối cảnh mới, bài thu hoạch đề xuất một số giải pháp
chủ yếu
góp phần đẩy mạnh hợp tác, liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh
vực kinh tế.
3.

Kết cấu của bài thu hoạch: ngoài các phần mở đầu,

kết luận, bài thu hoạch có 2 chương:
-

Chương 1. Cơ sở lý luận về quan hệ Việt Nam - Lào -

Campuchia trong bối cảnh mới.
-

Chương 2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt

Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh mới.
N
ỘI
D
U
N
G
C

H
Ư
Ơ
N
G
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA


7
TRONG BỐI CẢNH MỚI
1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Lào Campuchia hiện nay
1.1 Những nhân tố bên trong
1.1.1. Khái quát về vị trí chiến lược, kinh tế, văn hóa, xã hội của
Việt Nam - Lào - Campuchia
Xét trên phương diện địa - chiến lược: Việt Nam, Lào, Campuchia
nằm trên bán đảo Đông Dương với diện tích khoảng 750.533 km, núi liền núi,
sơng liền sơng, chung một dịng sơng Mekong và dựa vào dãy Trường Sơn
hùng vĩ, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền
Đông Bắc Á qua Nam Á, nói Tây Thái Bình Dương với Ân Độ Dương, cho
nên chiếm vị trí địa - chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Trên con
đường phát triển, vị trí chiến lược của ba nước ngày càng trở nên quan trọng
khơng chỉ từ góc độ địa - chính trị và quân sự - chiến lược, mà cả ý nghĩa địakinh tế và địa-văn hóa đối với thế giới.
Về kinh tế: Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, nền kinh
tế của Việt Nam, Lào và Campuchia vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định bình
quân trên 6%/năm, với tổng GDP năm 2019 đạt 312,93 tỷ USD (trong đó Việt
Nam GDP đạt 266,5 tỷ USD, GDP của Lào đạt 19,40 tỷ USD, GDP của
Campuchia đạt 27,03 tỷ USD). Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế
- xã hội của ba nước có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt.
Về quốc phòng: Đường bờ biển Campuchia dài 443km và của Việt

Nam dài 3.260 km không kể các đảo, cho nên việc bố trí chiến lược gặp khơng
ít khó khăn. Do đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào
được ví như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối
hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thể chiến lược khống chế những địa bàn then chốt


8
về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam - Lào Campuchia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia
hiện nay có dân số ước tính là 121.886.724 người, đều là những quốc gia đa
dân tộc, đa ngôn ngữ. Chính q trình cộng cư hoặc sinh sống xen cài của
những cư dân Việt Nam, Lào và Campuchia trên địa bàn biên giới ba nước đã
dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi
sinh thủy.
Về nhân tổ văn hóa và lịch sử: Do quan hệ gần gũi và lâu đời nên
người dân ba nước, đặc bỉệt là người dân ở vùng biên giới, am hiểu về nhau
khá tường tận. Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, Lào và
Campuchia dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ các giá trị cộng
đồng, coi trọng luật tục, tơn kính người già... Sự tương đồng giữa văn hóa ba
nước xuất phát từ cội nguồn cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông
Nam Á.
1.1.2. Khái quát quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia giai đoạn
19451991
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản
Đông Dương năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại, đánh dấu mốc hình thành nên
mối quan hệ mới của ba nước. Đó là cơ sở vững chắc để củng cố và tăng
cường khối đồn kết Đơng Dương, khối liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc,
đảm bậo thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Trải qua các giai đoạn vận động
đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930-1945), cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (19461954) và chống đế quốc Mỹ (1954-1975), liên minh ấy

được hình thành từ chính địi hỏi khách quan của lịch sử, càng thêm bền chặt,
tạo thành biếu tượng về tình đồn kết và mối quan hệ quốc tế trong sáng bậc
nhất của thời đại.


9
Quan hệ giữa ba nước được đánh dấu bởi những mốc quan trọng.
Ngày 156-1956, quan hệ ngoại giao Campuchia - Lào được thiết lập; ngày 246-1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau
khi Hiệp định
Giơnevơ về Lào được ký kết, Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ
ngoại giao vào ngày 5-9-1962. Hiệp định Pari về vấn đề Campuchia được ký
kết năm 1991 và sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở ra một chương mới
trong tiến trình phát triển quan hệ ba nước, cũng như quá trình đổi mới, phát
hiển kinh tế của mỗi nước.
1.1.3. Một số xu hướng kinh tế - xã hội và sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Việt Nam - Lào - Campuchia sau Chiến tranh lạnh
Lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, Lào và Campuchia hiện nay nổi lên
một số xu hướng mới: điều chỉnh cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát triển
các ngành công nghệ, kỹ thuật cao; đẩy mạnh tự do hóa nhằm thích ứng với
những thay đổi của tồn cầu hóa; về chiến lược phát triển kinh tế, ba nước đều
duy trì chiến lược mở cửa, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường Ân Độ, Mỹ,
Nhật Bản, Tây Âu... bên cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, kích
thích nhu cầu nội địa.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam, Lào và Campuchia luôn xác định
mục tiêu hàng đầu là lợi ích quốc gia - dân tộc. Cả ba nước đều có sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại rõ nét trên ba hướng chủ yếu: điều chỉnh trong quan
hệ giữa ba nước với nhau trước bối cảnh quốc tế và khu vực đang thay đổi
nhanh chóng như hiện nay; đẩy mạnh quan hệ với các nước khác ở Đơng Nam
Á; phát triển quan hệ với các nước ngồi khu vực.
1.2. Những nhân tố bên ngoài

1.2.1. Bối cảnh quốc tế
Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia được tăng cường trong bối cảnh
thế giới có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc với xu thế đa cực, đa trung tâm của


1
0
một trật tự đang trong quá trình hình thành. Tương quan lực lượng và cơ cấu
địa-chính trị tồn cầu hồn toàn bị đảo lộn.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà
nay là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là “Internet kết nối vạn
vật”, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trong
đời sống quốc tế, trước hết là phương thức sản xuất, kinh doanh và thương
mại, đặt ra yêu cầu mới đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Lào
và Campuchia.
Q trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống của nhân loại gia tăng với sự
thúc đẩy của các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia và những thành tựu
khoa học - công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải, công nghệ thông tin,
công nghệ số... Trong bối cảnh đó, hội nhập quốc tế trở thành xu thế mới, thu
hút sự tham gia của nhiều nước. Các nước tích cực tham gia ngày càng nhiều
vào các dàn xếp, thỏa thuận liên kết, hội nhập quốc tế, vào các mạng lưới sản
xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, coi hội nhập, liên kết là chiến lược lâu dài nhằm
phát triển, bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Mặc dù hòa binh, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong
tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng tình trạng mất an ninh vẫn diễn
ra phổ biến ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức như: xung đột vũ trang, chiến
tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt
động can thiệp, lật đổ, khủng bố, bạo loạn, tranh chấp lãnh thổ... Vai trò, vị thế
của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế được cải thiện rõ rệt, ngày càng
có tiếng nói quan trọng hơn.

Cộng đồng quốc tế phải đối mặt với những thách thức gay gắt của các
vấn đề tồn cầu như: biến đổi khí hậu; thiên tai, an ninh nguồn nước, lương
thực, năng lượng, dịch bệnh, trong đó có tác động của đại dịch Covid-19. Đây
là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ II và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy


1
1
thối năm 1930... địi hỏi sự tăng cường hợp tác của giữa các quốc gia ở mức
cao hơn để giải quyết.
1.2.2. Bối cảnh khu vực
Trên bản đồ chính trị - kinh tế của thế giới sau Chiến tranh lạnh, khu
vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm vị trí ngày càng quan trọng, thu hút sự
quan tâm của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế
thế giới phục hồi chậm chạp sau khủng hoảng 2008-2009, khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn có bước phát triển năng động, nổi lên thành điểm sáng
dẫn dắt tiến trình phục hồi và liên kết kinh tế toàn cầu. Tại khu vực, xuất hiện
nhiều cơ chế hợp tác, liên kết mới như: CPTPP, RCEP, Cộng đồng ASEAN...
Bên cạnh đó, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và
Trung Quốc trở nên gay gắt hơn trong quá trình xác lập trạng thái quan hệ mới
với nhau. Chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chính trị cường quyền... cũng tạo ra những
nguy cơ có thế gây bất ổn ở khu vực.
Trong bối cảnh quốc tế mới hình thành sau Chiến tranh lạnh, các nước
lớn đều từng bước điều chỉnh chính sách đối với Đơng Nam Á, trong đó có
điều chỉnh chính sách đối với ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Mục tiêu
điều chỉnh trong chính sách của mỗi nước là nhằm củng cố và nâng cao ảnh
hưởng tại khu vực, tạo cơ sở hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi chiến lược Châu
Á - Thái Bình Dương của mỗi nước.
1.2.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ Việt
Nam - Lào - Campuchia

* Về thuận lợi
-

Củng cố và tăng cường quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia là

giữa ba nước có sự tương đồng về lợi ích chiến lược và Việt Nam - Lào Campuchia đã tích cực triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa,
đa phương hóa các quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên cao cho quan hệ
hợp tác toàn diện giữa ba nước nhằm đối phó với các thách thức từ bên ngoài.


1
2
-

Liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia được đẩy mạnh trong bối

cảnh thế giới có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc hiện. Đây là thời kỳ quá độ từ
trật tự thế giới cũ sang trật tự mới, theo xu thế đa cực hóa, đa trung tâm hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm biến đổi sâu
sắc mọi lĩnh vực đời sống, hội nhập quốc tế.
-

Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay vận động trong

điều kiện hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế chủ
đạo trong quan hệ quốc tế.
*

Về khó khăn


-

Xuất phát từ lợi ích quốc gia của mình, các nước lớn có thể thỏa

hiệp với nhau, khống chế gây sức ép đối với một số nước khác, nhất là các
nước đang phát triển như Việt Nam, Lào và Campuchia.
-

Sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh giữa các nước lớn tại

khu vực làm cho mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trở nên khó khăn
hơn từ những tác động khơng mong muốn. Điều này càng làm phức tạp thêm
tình hình chính trị nội tại và trở thành một thách thức khơng hề nhỏ trong q
trình hoạch định cũng như thực thi chiến lược ngoại giao của ba nước Việt
Nam, Lào và Campuchia.
-

Mỹ và các nước tư bản phát triển ln theo đuổi chiến lược

“diễn biến hịa bình”, nhằm thay đổi thể chế chính trị, hạn chế khả năng của
Việt Nam và Lào trong việc huy động mọi nguồn lực ở trong nước, cũng như
những nhân tố tích cực của bên ngồi phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đi lên chủ nghĩa xã hội. Các thế lực phản động, thù địch ra sức lợi dụng
sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, tăng cường gây sức ép, áp đặt
điều kiện, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, Lào và
Campuchia, chia rẽ khối đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia.


1
3

2. Hợp tác, liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia trên lĩnh vực
kinh tế hiện nay
2.1. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương và ba bên
*

Quan hệ Việt Nam - Lào

-

Về thương mại: Cho đến nay, các hiệp định thương mại được ký

kết đều nhằm vào mục đích mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai
nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tơn trọng truyền thống hợp tác và tập
quán thương mại quốc tế. Để thúc đẩy trao đổi thương mại, hai nước đã tiến
hành các hoạt động như: ký Hiệp định quá cảnh hàng hóa, ban hành quy chế về
hàng hóa của Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; xây dựng nhiều siêu thị và
trung tâm giới thiệu hàng hóa của Việt Nam tại các địa phương của Lào; xây
dựng một số khu thương mại tự do ở các cửa khẩu biên giới... Bằng các nỗ lực
nêu trên, trao đổi thương mại Việt Nam - Lào không ngừng tăng lên. Nếu như
năm 2005 mới chỉ đạt 165 triệu USD thì trong năm 2021 (tính đến hết tháng
10/2021), mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nhưng
kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt 1,062 tỉ USD, tăng
hơn 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.
-

Về đầu tư: Đây là lĩnh vực được hai nước coi trọng. Thông qua

các hoạt động như giao lưu, trao đổi, xúc tiến đầu tư - thương mại. Việt Nam
tiếp tục duy trì vị trí thứ ba về đầu tư tại Lào với 209 dự án và tổng số vốn
đăng ký là 5,18 tỉ USD. Trong năm 2021 có thêm 3 dự án mới, 2 dự án điều

chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký là 47,84 triệu USD.
-

Về viện trợ không hồn lại: Tuy vẫn cịn khó khăn về vốn nhưng

Việt Nam luôn dành nguồn viện trợ phát triển nhất định cho Lào. Giai đoạn
1996-2000, Việt Nam đã viện trợ không hoàn lại cho Lào gần 26,6 triệu USD;
giai đoạn 20012005 là 37 triệu USD; năm 2013-2014 là 28,2 triệu USD; giai
đoạn 2016-2020 là 3.250 tỷ đồng. Viện trợ của Việt Nam đã được tài trợ cho


1
4
các hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, quan trọng nhất là phát triển
nguồn nhân lực.
* Quan hệ Việt Nam - Campuchia
-

Về thương mại: Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và

Campuchia không ngừng phát triển. Nếu như năm 1997, kim ngạch thương
mại hai chiều mới chỉ đạt khoảng 130 triệu USD thì đến tháng 11/2021, kim
ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt 8,632 tỷ USD, tăng 84% so
với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, hàng Việt Nam xuất khẩu sang
Campuchia đạt 4,35 tỷ USD, tăng 17% và hàng Campuchia xuất sang Việt
Nam đạt 4,282 tỷ USD, tăng 337% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến năm
2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước đạt 9,3 tỷ USD, tăng khoảng
75% so với năm 2020.
-


Về đầu tư: Năm 2021 Việt Nam có thêm 4 dự án mới tại

Campuchia với vốn đăng ký gần 90 triệu USD, gấp 4,6 lần cùng kỳ năm trước,
đưa tổng số dự án đầu tư của Việt Nam còn hiệu lực tại Campuchia lên 188 dự
án, với tổng vốn đăng ký đạt 2,85 tỷ USD, giúp Việt Nam trở thành nước
ASEAN có đầu tư lớn nhất tại Campuchia.
*

Quan hệ Lào - Campuchia

Lào và Campuchia đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương trên
nhiều lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, quan hệ thương mại hai chiều vẫn còn rất
khiêm tốn, năm 2019 chỉ đạt hơn 4 triệu USD (buôn bán hai nước vẫn phổ biến
là mậu dịch biên giới do nhân dân vùng giáp biên thực hiện).
*

Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV)

Hợp tác trong khuôn khổ CLV được khởi xướng từ năm 1999 với sự
tham gia của 13 tỉnh thuộc ba nước, có diện tích khoảng 144.200 km với dân
số trên 7 triệu người, thực hiện chính sách đường biên giới mở kết nối ba nước.
Cho đến nay, phân định biên giới Việt Nam và Lào đã hoàn tất, với 8 cửa khẩu
quốc tế và 17 cửa khẩu quốc gia. Biên giới Việt Nam và Campuchia còn trong


1
5
quá trình phân định, tuy nhiên tất cả 10 cửa khẩu quốc tế và 65 cửa khẩu quốc
gia, cửa khẩu phụ đã được mở cửa hoàn toàn cho giao thương, giao lưu nhân
dân... Hệ thống giao thông của ba nước đã kết nối các cửa khẩu với các trung

tâm kinh tế, các thành phổ lớn của Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính sách
thơng thống, đồng nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại
và đầu tư giữa các nước trong khu vực CLV. Hợp tác CLV trong các lĩnh vực
khác như ngân hàng, giáo dục, y tế... đã được chia sẻ giữa các huyện, xã dọc
biên giới của ba nước.
2.2. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế
2.2.1 Hợp tác trong ASEAN
Việt Nam, Lào và Campuchia đã đề ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy
hơn nữa các chương trình liên kết kinh tế hiện có của ASEAN như: Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Chương trình hợp tác cơng nghiệp ASEAN
(AICO), Hiệp định đầu tư ASEAN (ACIA), Hiệp định thương mại và hàng hóa
ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại và dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp
định khung về điện tử ASEAN (e-ASEAN)..., đẩy mạnh hồn thiện các khung
chính sách nhằm đưa ASEAN trở thành khu vực kinh tế có sức cạnh tranh,
thúc đẩy phát triển cân bằng bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển...
2.2.2.

Hợp tác tiểu vùng Mekông mở rộng (GMS)

GMS được khởi động từ năm 1992 giữa 6 nước có chung sông
Mêkông là Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam với
sự tham gia của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong tư cách là đối tác
thúc đẩy, cố vấn và tài trợ. Trong quá trình triển khai, GMS ngày càng chứng
tỏ là một mơ hình hợp tác hiệu quả giữa các nước ASEAN với các đối tác bên
ngoài, đưa tiểu vùng Mekong trở thành chiếc cầu nối với hai nền kinh tế đang
nổi lên ở châu Á là Trung Quốc và Ân Độ.
Hiện nay, hợp tác của Việt Nam, Lào và Campuchia trong GMS tập
trung vào một số hướng ưu tiên như: Chiến lược GMS về cơ bản dựa trên 3 trụ



1
6
cột: kết nối hạ tầng, tăng cường khả năng cạnh tranh, kết nối cộng đồng trên
các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, mở rộng đẩy mạnh hợp tác phịng
chống ma túy tại khu vực Đơng Nam Á, cùng đối phó với các thách thức và sử
dụng bền vững nguồn nước sông Mêkông, hợp tác phát triển du lịch.
2.2.3.

Hợp tác trong ủy hội sông Mekong (MRC)

Ngày 5-4-1995, MRC được thành lập với 4 thành viên là Lào,
Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và thống nhất ký kết Hiệp định về hợp tác
phát triển bền vững sông Mekông. Các nước thành viên MRC thống nhất hợp
tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mekong, bao gồm
tưới tiêu, thủy điện, giao thơng thủy, phịng lũ, thủy sản, thả bè, giải trí và du
lịch.
2.2.4.

Hợp tác kinh tế ba dịng sơng Ayeyawad - Chao Praya

- Mekong (ACMECS)
Tổ chức ACMECS được thành lập vào tháng 11-2003. Đây là khuôn
khổ hợp tác kinh tế giữa 5 quốc gia là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar
và Thái Lan, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai
thác cũng như phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên,
nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển. Hội nghị cấp cao
ACMECS được tổ chức 2 năm một lần theo luân phiên chữ cái tên các nước,
được coi là hội nghị quan trọng nhất của ACMECS. Đến nay ACMECS có 7
lĩnh vực hợp tác, gồm: thương mại - đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp - năng

lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế.
2.2.5. Hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước Campuchia,
Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV)
Hội nghị cấp cao hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV lần
thứ nhất đã diễn ra vào tháng 11 -2004 tại Viêng Chăn (Lào). Tại Hội nghị, các
nhà lãnh đạo 4 nước đã thông qua Tuyên bố Viêng Chăn về hợp tác và hội


1
7
nhập kinh tế giữa các nước CLMV. Tuyên bố đã nêu ra các lĩnh vực hợp tác:
thương mại - đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp - năng lượng, giao thông, công
nghệ thông tin, du lịch, phát triển nguồn nhân lực và y tế.
Việt Nam, Lào, Campuchia tích cực tham gia những sáng kiến hợp tác
với nhiều cơ chế hợp tác đa phương theo nhóm nước như: Diễn đàn phát triển
tồn diện Đông Dương (1993); sự phối hợp giữa ASEAN và Nhật Bản thành
lập Nhóm cơng tác về hợp tác kinh tế giữa CLMV (1994); hợp tác ASEAN
phát triển lưu vực sông Mekong (1995); hợp tác sông Mekong - sông Hằng,
gồm 6 nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Ân Độ (2000)...
ngoài ra chú trọng phát triển hợp tác, liên kết trong khuôn khổ các cơ chế đa
phương như: ASEM (1996), APEC (1989), Hội nghị kinh tế Thái Bình Dương
(PECC), hợp tác tiểu vùng ASEAN + 1 (hình thành trong những năm 70-80
của thế kỷ XX), ASEAN + 3 (1997), ACD (2002), EAS (2005)... là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á.


13
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO CAMPUCHIA TRÊN LĨNH VựC KINH TÉ
TRONG BỐI CẢNH MỚI
1. Những tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Có thể nói quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã có những bước phát
triển vượt bậc mặc dù có những nhân tố tác động đến mối quan hệ này như:
-

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp trên thế giới đã làm đứt

gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm thiệt hại nặng nề đối với các nền kinh tế trong đó có Việt
Nam, Lào và Campuchia từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc hợp tác kinh tế giữa ba nước.
-

Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã có những tác động nhất

định đối với quan hệ kinh tế ba nước. Trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, ba nước
Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia đã có sự tương trợ lẫn nhau nhằm giúp mỗi nước
có được sự chuẩn bị đầy đủ cho tiến trình hội nhập mà ASEAN là kênh hội nhập đầu tiên
của cả ba nước. Là thành viên của AEC, quan hệ kinh tế ba nước được thúc đẩy thông qua
các cơ chế thúc đẩy thương mại và đầu tư ASEAN. Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác trong
AEC cũng có thể có tác động chuyển hướng đầu tư và thương mại của ba nước. Ba nước trở
nên cạnh tranh lẫn nhau cao hơn và tính gắn kết nội tại của ba nền kinh tế có thể sẽ yếu đi.
-

Chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và

Trung Quốc và sự kiện nước Anh rời khỏi liên minh Châu Âu (thường được gọi là Brexit)
làm gia tăng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ. Những diễn biến trên được
cho là có những tác động không nhỏ đến các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam, Lào và Campuchia.
-

Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc suy giảm


nghiệm trọng trong đại dịch covid-19, có thể tạo ra những tác động tiêu cực đối với
các nền kinh tế khu vực ASEAN (bao gồm cả Việt Nam, Lào và Campuchia) bởi Trung
Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa nguyên liệu đầu vào và cũng là thị trường tiêu thụ
quan trọng của các nước trong khu vực.


1
2. Đánh giá về hợp tác kinh tế Việt9Nam - Lào - Campuchia trong thời gian
qua
Trong những năm qua, dù đạt nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng hợp tác kinh tế
giữa Việt Nam với Campuchia và Lào chưa đạt được sự phát triển ổn định cần thiết, vẫn
chịu ảnh hưởng lớn bởi các nhân tố bên ngoài khu vực.
-

Về cơ cấu thương mại, có sự khác biệt tương đối rõ trong cơ cấu xuất

nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Theo đó, các mặt hàng Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường Lào và Campuchia chủ yếu là nhóm hàng cơng nghiệp
chế biến và chế tạo, nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp nhẹ, ngược lại
các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Lào và Campuchia tập trung phần lớn vào nhóm
hàng nơng sản và lâm sản. Tuy thế, đây vẫn là nhóm hàng hóa thâm dụng yếu tố tài
nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ, vốn thường tạo ra giá trị gia tăng thấp. Thực tế
này chỉ ra những hạn chế trong năng lực sản xuất hàng hóa chung của 3 quốc gia.
-

Trong lĩnh vực đầu tư, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu

đa dạng hóa các dự án đầu tư của mình cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại
Lào và Campuchia. Vốn đầu tư từ phía Việt Nam vào Lào và Campuchia được đánh giá

là góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương; đóng góp vào phát triển kinh tế - xã
hội địa phương thơng qua việc xây dựng trường học, phịng khám, bệnh viện, đường và
khu nhà ở cho những người thu nhập thấp, qua đó, giúp củng cố và tăng cường mối quan
hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Bên cạnh vốn đầu tư
của khu vực doanh nghiệp nhà nước, đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt
Nam sang Lào và Campuchia ngày càng tăng, điển hình là Tập đồn Hồng Anh Gia Lai
với các dự án trồng cây công nghiệp tại Campuchia và Lào. Tuy nhiên, dù quy mơ bình
qn mỗi dự án đầu tư
tại Lào và Campuchia có xu hướng tăng lên nhưng vẫn là tương đối nhỏ nếu so với các quốc
gia khác như Thái Lan, Singapore hay Trung Quốc. Ngoài ra, việc thực hiện giải ngân nguồn
vốn còn diễn ra tương đối chậm đã và đang làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
Việt Nam tại thị trường Campuchia và Lào.


3.

Nguyên nhân

2
0

Những hạn chế trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Campuchia và Lào thời
gian qua đến từ nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
-

Sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa sản xuất tại các nước khác, trong

đó đáng chú ý là hàng hóa từ Thái Lan, Trung Quốc và các nước ASEAN. Thêm vào
đó, tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm tương đối do Campuchia tận thu
thuế hải quan dẫn đến thủ tục thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu bị ách tắc, mất

thời gian hơn trước, chi phí hậu cần tăng, giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng.
-

Trong lĩnh vực đầu tư, việc triển khai dự án còn chậm, cũng như hoạt

động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tính liên kết cao
với nhau, đồng thời các doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề mơi
trường trong q trình đầu tư.
-

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng khu vực biên giới giữa Việt Nam, Lào

và Campuchia còn thiếu và còn yếu, nhất là hệ thống ngân hàng phục vụ cho nhu cầu
thanh toán biên mậu và hệ thống chợ biên giới nhằm thúc đẩy việc trao đổi thương
mại của các tỉnh biên giới.
4.

Phương hướng
-

Lãnh đạo Việt Nam, Lào và Campuchia tiếp tục khẳng định cùng nhau

hợp tác, phát triển kinh tế, đặc biệt coi trọng và không ngừng tăng cường quan hệ hợp
tác Việt Nam - Lào - Campuchia, coi đó là quy luật phát triển, nhân tố bảo đảm thắng
lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Ba nước đã xác định
phương hướng và biện pháp cụ thể tiếp tục đổi mới phương thức hợp tác kinh tế, phát
huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, dành cho nhau những tru tiên, ưu đãi, tạo
thuận lợi thúc đẩy hợp tác tồn diện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; nhất trí khuyến
khích mở rộng quan hệ giữa các địa phương ở khu vực biên giới ba nước, nhằm xây
dựng biên giới chung thành khu vực phát triển vững chắc...

-

Đẩy mạnh hiệu quả hợp tác kinh tế song phương tương xứng với quan

hệ chính trị, phát triển hợp tác giữa các vùng, miền ba nước và hoàn thiện hơn nữa


2
các chính sách ưu tiên, ưu đãi mà ba nước
1 dành cho nhau, phù hợp với luật pháp của
mỗi nước và thông lệ quốc tế. Cần chủ động thúc đẩy hợp tác ở cả ba cấp: chính phủ
với chính phủ, địa phương với địa phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm
tạo sự gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa ba nền kinh tế. Đẩy mạnh quan hệ
kinh tế trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương, khu vực, quốc tế.
5.

Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia

trên lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh mới
-

Một là: Chính phủ ba nước cần xây dựng và thực hiện cơ chế mở cửa

thơng thống cho các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, du lịch liên quốc gia, hợp
tác lao động, thủ tục hải quan, xuất, nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp đầu tư vào thị trường của nhau.
-

Hai là: Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa


các bộ, ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp ba nước. Gắn phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới
nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược
vững chắc, ổn định, hịa bình, hữu nghị, hợp tác, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu
dài.
-

Ba là: Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp tục

thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất xứ từ mỗi nước; coi trọng
hợp tác thương mại biên giới; hỗ trợ giúp đỡ địa phương giáp biên giới ba nước.
-

Bốn là: Việt Nam - Lào - Campuchia cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa

các hoạt động hợp tác thương mại, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, dành ưu tiên, ưu
đãi cho nhau trên cơ sở quan hệ đặc biệt sẵn có, tiếp tục trao đổi kinh nghiệm đối với
các lĩnh vực cùng quan tâm về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-

Năm là: Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của ba

nước nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện thành cơng mục
tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


-

2
Sáu là: Quan tâm đặc biệt

2 tới việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ

trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới để phục vụ đầu tư và hội
nhập giữa ba nước trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa các bên.
-

Bảy là: Ba nước cần phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác đầu tư trong

những năm tới, tìm các biện pháp để đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư bằng nhiều
hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập các tổ
họp, liên doanh để triển khai các dự án tại ba nước.
18
KẾT LUẬN
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trải qua nhiều bước thăng trầm khác
nhau thế nhưng đến nay vẫn phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Bối cảnh kinh tế thế
giới, xu hướng chung toàn cầu đã ảnh hưởng tới mối quan hệ của các quốc gia nói chung
giữa Việt Nam, Lào, Campuchia nói riêng. Việt Nam là đối tác quan trọng của Lào và
Campuchia, triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế ba nước trong thời gian tới sẽ phát triển hơn
nữa khi nền kinh tế ba nước từng bước hồn thiện tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước, hội nhập và mở cửa vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với tiến trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách tự do hóa thương mại ở Việt Nam cùng với môi
trường quốc tế vô cùng thuận lợi thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Lào Campuchia và các nước trên thế giới.
Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, ba
nước cần phải nghiên cứu để nắm chắc được đặc điểm và tính chất của thị trường, đặc biệt là
về chính sách thương mại, các quy định về quản lý xuất nhập khẩu, về thị hiếu và tập quán
tiêu dùng, yêu cầu về mẫu mã hàng hố, tính thời trang và chất lượng hàng hoá, phải thấy hết
được những thuận lợi và khó khăn khi thâm nhập vào thị trường của mỗi bên, từ đó mà lựa
chọn định hướng đúng đắn về việc xuất nhập khẩu hàng hoá vào từng thị trường cụ thể của
mỗi nước. Mặt khác cũng cần có sự hỗ trợ của Chỉnh phủ ba nước để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc hoạt động thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển.



2
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam,3Lào và Campuchia cần tăng cường đầu tư vào
đổi mới công nghệ và phương pháp sản xuất, kinh doanh tiên tiến, chọn lựa các sản phẩm,
ngành nghề có thế mạnh để tập trung đầu tư sản xuất. Cùng với đó, cần tập trung nguồn lực
đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư đã được các bên cấp phép đầu tư, bảo đảm tiến
độ, chất lượng triển khai dự án như đã cam kết, đồng thời quan tâm đúng mức đến trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng, tạo thêm việc làm, chú ý vấn đề bảo vệ
mơi trường, đóng góp thiết thực vào xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mỗi nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Quan hệ quốc tế (2021), Nxb LLCT.
2.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XIII, Nxb CTQG Sự thật. (Tập 1).
3.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XIII, Nxb CTQG Sự thật. (Tập 2).
4.

Ban Tuyên giáo Trung ương: quan hệ Việt Nam - Campuchia (1930-


2017), Nxb CTQG Sự thật, H.2017.
5.

Lê Đình Chính: Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

giai đoạn 1954-2017, Nxb. Thông tin và Truyền thông, H.2017.



×