Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mật ong đánh tưa lưỡi: Lợi bất, cập hại pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.56 KB, 5 trang )




Mật ong đánh tưa lưỡi:
Lợi bất, cập hại
Nếu mẹ nào có thói quen đánh tưa lưỡi cho con bằng mật ong, hãy tham
khảo bài viết này của chúng tôi.


Bệnh nấm lưỡi (thường gọi tưa lưỡi) là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Khi bị tưa lưỡi, bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức dẫn đến biếng ăn.

Chị em thường mách nhau cách quấn mảnh gạc sạch vào đầu ngón tay trỏ,
tẩm vào mật ong đánh tưa lưỡi cho bé.

Tuy nhiên, cách này không an toàn với trẻ, vì trong mật ong có độc tố của
loại vi khuẩn tên là clostridium botulium. Độc tố này nguy hại cho thần
kinh, gây liệt cơ Hơn nữa, nguồn gốc của nhiều loại mật ong trên thị
trường rất khó kiểm soát…



Lá rau ngót cũng là ‘vị thuốc quý’ trị tưa lưỡi hiệu quả

Tốt nhất, nếu bé nhà bạn bị tưa lưỡi nhẹ thì có thể quấn một miếng gạc nhỏ
vào tay, thấm nước muối sinh lý Natri Clorid rồi xoa lên vùng lưỡi bị tưa
của bé. Cách làm này đơn giản mà lại rất tốt cho sức khỏe của bé.


Hoặc, có thể dùng các thuốc chữa nấm như nystatin. Đây là thuốc kháng
nấm tác dụng rất tốt thường dùng khi bị nấm lưỡi. Nystatin hầu như không


độc ở tất cả các lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài,
vì thuốc không đi vào máu. Dùng thuốc này bằng cách rơ ở miệng cho trẻ
thường điều trị trong 7 ngày.

Cũng có thể dùng dạng viên bao đường nystatine 500.000 đơn vị để pha
thuốc nước đủ dùng cho 1 lần. Cách pha là lấy 1/5 viên thuốc pha với 1ml
nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc nước đun sôi để nguội rồi dùng gạc
sạch quấn quanh ngón tay trỏ rơ lưỡi và nơi có nấm mọc.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, lá rau ngót cũng là ‘vị thuốc quý’ trị
tưa lưỡi hiệu quả. Đơn giản, chỉ cần lấy một ít rau ngót, rửa sạch bằng nước
sôi để nguội đem giã lấy nước rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé.
b

×