Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

soan bai viet doan van ghi lai cam xuc ve mot bai tho co yeu to tu su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.47 KB, 4 trang )

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
A. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu
tả ngắn gọn:
* Phân tích bài viết tham khảo
- Văn bản: Cảm xúc khi đọc bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ... thiêng liêng bất
diệt.”
+ Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: “Đi theo câu chuyện... cho mẹ của mình.”
+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự, miêu tả trong bài thơ và đánh giá ý nghĩa của
chúng: “Em bé được mời gọi đến... bình yên vĩnh cửu.”
+ Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ: “Qua những lời
thoại... dành cho mẹ của mình.”
+ Khái quát lại cảm xúc chung của người viết về bài thơ trong hình thức kể
chuyện độc đáo của nó: “Nói chung, bài thơ... yêu thương của mẹ.”
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a) Lựa chọn bài thơ
Bài thơ được em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện,
nhân vật, dù nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung), có các chi tiết
miêu tả bối cảnh không gian, con người,... Các bài thơ Chuyện cổ tích về lồi
người, Mây và sóng đều thuộc loại này.
b) Tìm ý
Để tìm ý, em hãy nêu các câu hỏi và tự trả lời: Bài thơ gợi lên câu chuyện gì? Đâu
là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật? Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế
nào? Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?...
c) Lập dàn ý
Từ các ý đã được hình thành qua cách nêu và trả lời câu hỏi, em hãy sắp xếp thành
một dàn ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài
thơ.
- Thân đoạn:


+ Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả
có trong bài thơ.
+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.


+ Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả
trong đoạn thơ.
- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm
nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).
2. Viết bài
Khi viết bài, các em cần lưu ý:
- Bám sát dàn ý đề viết đoạn.
- Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức trữ tình độc
đáo của bài thơ.
- Trình bày đúng hình thức của đoạn văn: viết lùi đầu dịng từ đầu tiên của đoạn
văn và chữ cái đầu của từ đó phải viết hoa; kết thúc đoạn văn bằng một dấu chấm
câu. Các câu trong đoạn cần tập trung vào chủ đề chung, giữa các câu có sự liên
kết.
Bài làm tham khảo
Nhan đề bài thơ là Chuyện cổ tích về loài người như lời gợi dẫn của tác giả
Xuân Quỳnh về việc sẽ đưa chúng ta đến những vùng đất sơ khai nơi loài người
được sinh ra và trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày.
Đi theo những dòng thơ, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu với những từ ngữ, hình
ảnh đắt giá, người đọc hiểu biết thêm về khởi nguồn của loài người, về sự phát
triển của cuộc sống đến mức văn minh như hiện tại. Mọi vật sinh ra trên trái đất là
vì con người, vì trẻ em: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế
giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất. Qua khổ thơ đầu, ta hình dung cuộc sống trên
trái đất khi mới có lồi người "chỉ tồn là trẻ con", vạn vật cịn phơi thai, cịn rất
trẻ, sự sống chỉ mới bắt đầu; trái đất cịn hoang sơ "trụi trần", chưa có màu xanh,
"không dáng cây ngọn cỏ". Ở các khổ thơ tiếp theo, ta thấy từ khi có lồi người

cuộc sống trên trái đất thay đổi ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời
chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho mn lồi. Lồi người ngày
một "sinh ra" đông đúc dần lên, trẻ em được ni dưỡng, được chăm sóc, được bế
bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ. Có mẹ và có bố, có gia đình. Trí
tuệ, sự hiểu biết của lồi người, của thế giới "trẻ em" ngày một phát triển. Nhờ "bố
bảo", "bố dạy" mà trẻ em “biết ngoan”, "biết nghĩ". Con người mở rộng tầm hiểu
biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh. Cuộc sống con
người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền
giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh:
biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết "sinh ra thầy giáo" để dạy dỗ trẻ


em. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy... là những biểu
tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống lồi người trên trái đất ngày một văn
minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học,
của giáo dục, ánh sáng của văn minh. Lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong
bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được
mẹ sinh ra trong "tình yêu và lời ru", được "bế bồng chăm sóc". Trẻ em được "bố
bảo cho biết ngoan - bố dạy cho biết nghĩ". Trẻ em được đến trường học tập. Tình
thương dành cho trẻ em, mọi cái tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Nói chung, bài
thơ đã kể câu chuyện về sự ra đời, phát triển của lồi người.
3. Chỉnh sửa bài viết
Rà sốt, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:
Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhan đề
bài thơ, tên tác giả (nếu
có) và cảm nhận chung

của người viết.

Nếu còn thiếu so với yêu cầu,
hãy bổ sung.

Nêu được cảm xúc và ý
kiến đánh giá về nét đặc
sắc của bài thơ có sử dụng
yếu tố tự sự và miêu tả.

Sử dụng lại các câu hỏi ở mục
tìm ý để biết được nội dung
đoạn văn của em cịn thiếu ý
gì. Hãy bổ sung nếu có câu hỏi
bị bỏ quên, chưa được trả lời.

Bảo đảm yêu cầu về chính
tả và diễn đạt.

Rà sốt lỗi chính tả và diễn đạt
(dùng từ, đặt câu, sử dụng từ
ngữ liên kết câu,...). Chỉnh sửa
nếu phát hiện lỗi.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về
một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:
Với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả cần đảm
bảo những yêu cầu sau:
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả
- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.



- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ , đanh giá ý nghĩa của
chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.



×