Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ly thuyet dia li 6 bai 1 he thong kinh vi tuyen toa do dia li ket no

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.43 KB, 2 trang )

BÀI 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ
1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
a. Kinh tuyến

- Khái niệm: kinh tuyến là các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam.
- Số lượng: trên quả Địa Cầu có tất cả 360 kinh tuyến nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10.
- Kinh tuyến gốc:
+ Kinh tuyến gốc được quy ước là đường kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin- uýt
(nước Anh).
+ Kinh tuyến gốc chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- Phân loại:
+ Những kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông.
+ Những kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây.
- Độ dài: tất cả các đường kinh tuyến đều có độ dài bằng nhau.
b. Vĩ tuyến


- Khái niệm: vĩ tuyến là những đường tròn, nằm vng góc với các kinh tuyến và song
song với nhau.
- Số lượng: Trên quả Địa Cầu có 181 vĩ tuyến nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10.
- Vĩ tuyến gốc:
+ Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến 00, có độ dài lớn nhất hay cịn gọi là Xích Đạo.
+ Đường Xích Đạo chia quả Địa cầu thành bán cầu Nam và bán cầu Bắc.
- Phân loại:
+ Từ Xích Đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến Bắc.
+ Từ Xích Đạo xuống cực Nam là những vĩ tuyến Nam.
- Độ dài: vĩ tuyến gốc 00 có độ dài lớn nhất. Độ dài các vĩ tuyến nhỏ dần về phía 2 cực.
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ Địa lí.
- Tọa độ Địa lí là hệ thống kinh độ, vĩ độ của một điểm.
- Khái niệm:
+ Kinh độ của một điểm là khoảng cách được tính bằng độ từ kinh tuyến gốc tới kinh


tuyến đi qua điểm đó.
+ Vĩ độ của một điểm là khoảng cách được tính bằng độ từ kinh tuyến gốc tới kinh tuyến
đi qua điểm đó.
- Cách viết tọa độ Địa lí của một điểm:
Ví dụ: Điểm A có kinh độ là 1050Đ, vĩ độ là 210B.
Tọa độ của điểm A được ghi là (210B, 1050Đ).



×