Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.32 KB, 2 trang )
BÀI 21: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
1. Đại dương thế giới
- Khái niệm: Đại dương là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.
- Có 4 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng
Dương.
2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển
a. Độ muối
- Nước trong biển và đại dương là nước mặn.
- Độ muối trung bình ở đại dương là 35%.
- Độ muối của nước biển không giống nhau, tùy thuộc vào lượng nước sơng chảy vào
nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,...
+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%.
+ Ở vùng biển ơn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%.
b. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình của nước biển khoảng 170C.
- Do ảnh hưởng của lượng bức xạ Mặt Trời nên nhiệt độ ở từng vùng khác nhau:
+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 24 - 270C.
+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 16 - 180C.
3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
a. Sóng biển
- Khái niệm: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: do gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn.
- Sóng thần: là sóng lớn cao trên 20m, di chuyển nhanh theo chiều ngang, có sức tàn phá
khủng khiếp; nguyên nhân do động đất, núi lửa ngầm hoặc bão.
b. Thủy triều
- Khái niệm: là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong
các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của