Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giai dia li 6 bai 29 bao ve tu nhien va khai thac thong minh cac tai n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.21 KB, 3 trang )

BÀI 29: BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC THÔNG MINH
CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
A/ Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi trang 187 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Hãy nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Trả lời:
- Dầu mỏ là tài nguyên khoáng sản quan trọng và là tài nguyên gần như không thể phục
hồi. Hiện nay trữ lượng dầu mỏ của thế giới chỉ còn đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng
thông thường trong vòng 40 năm nữa. Để tiết kiệm nguồn tài nguyên này cho tương lai,
con người đang tìm kiếm, phát minh ra các loại nguyên liệu tương tự khác để thay thế.
- Con người xả khí thải cacbonic ra ngồi mơi trường là nguyên nhân chính gây nên biến
đổi khí hậu. Trái Đất ngày càng nóng lên và các hiện tượng thiên nhiên ngày càng bất
thường và phức tạp. Trong tương lai, có thể một phần diện tích đất liền ở ven lục địa sẽ bị
nhấn chìm bởi mực nước biển đang dâng lên.
- Ô nhiễm nước biển do rác thải, tràn dầu... mà con người gây ra khiến các loài sinh vật
biển nhiễm độc thậm chí là suy giảm về số lượng. Một số nơi trên thế giới không đánh
bắt cá ven biển bởi ảnh hưởng tới sức khỏe.
Câu hỏi trang 188 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
1. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên
thiên nhiên.
2. Để bảo vệ mơi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
3. Dựa vào sơ đồ trên và hình 1, em hãy lấy ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng
thông minh tài nguyên thiên nhiên.


Trả lời:
1. Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên: Bảo
vệ tự nhiên có ý nghĩa giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ơ nhiễm và suy thối mơi
trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được khơng gian sống của con người, đảm bảo cho con
người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.


2. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm:
- Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.
- Với đất trồng, động thực vật: vừa sử dụng vừa khôi phục, tái tạo.
- Với năng lượng mặt trời, khơng khí, nước,...: tránh làm ơ nhiễm, giảm chất lượng.
3. Ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên:
- Xây dựng và phổ cập các mơ hình bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững.
- Triển khai một số mơ hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững ở các vùng.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản lý kết hợp với bảo tồn mơi
trường.
- Ví dụ: Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có
nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;...
B/ Câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 188 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Em hãy nêu một số việc có thể làm hàng ngày để bảo vệ môi trường.
Trả lời:
- Sử dụng tiết kiệm nước.


- Tắt điện khi không sử dụng.
- Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện.
- Không sử dụng túi nilon.
- Ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn thịt.
- Đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng.
- Tưới cây, chăm sóc cây trong vườn nhà,...
Câu 2 trang 188 sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống:
Thu thập thông tin về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững ở
địa phương em.
Trả lời:

- Học sinh tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên được khai thác ở địa phương: cát, đá,
thủy tinh, dầu khí, thủy hải sản,...
- Ví dụ: Bảo vệ tài nguyên đất ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
+ Loại đất chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng chủ yếu là đất phù sa sông, thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực.
+ Tuy nhiên, việc khai thác đất trồng phải đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo đất, bằng các
biện pháp như: bón phân hữu để tăng độ phì, bón vơi khử chua, trồng xen canh, đa canh
để khai thác tối đa được diện tích đất, sử dụng được lâu dài mà khơng làm thối hóa đất.



×