Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy trẻ lên 3 - đừng để mai tính ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.54 KB, 5 trang )




Dạy trẻ lên 3 - đừng để
mai tính
Để chấm dứt trò mè nheo và đối phó với màn kịch 'hết hơi, hết sức' của
trẻ lên 3, cha mẹ cần có 'kế sách' tỉ mỉ.
Chị Thanh Minh, nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Q. 3, TP. HCM, dặn bé
Thỏ, 3 tuổi: “Con không nên giành đồ của em. Con của mẹ đã làm chị rồi
đấy, phải biết thương em con nhé”. Chị vừa dứt lời quay đi, Thỏ lấm lét nhìn
theo rồi giật phắt chiếc ô-tô từ tay em Bin và còn khuyến mãi cho em một
cái nhéo tai đau điếng. Bé Bin bị bắt nạt, khóc thét.


Trẻ lên 3 thường ương bướng và không chịu nghe lời bố mẹ. (Ảnh minh
họa).

Hai ngày cuối tuần, hầu như cả ngày nhà chị Minh chẳng bao giờ ngớt tiếng
khóc của hai đứa trẻ và tiếng giảng hòa của người lớn. “Chẳng hiểu sao ba
tuổi rồi mà con bé bướng quá”, chị than thở.

Điều chị Minh băn khoăn thực ra là đặc điểm tâm lý rất phổ biến ở trẻ lên 3.
Trong giai đoạn này, trẻ rất thích tự lập, biểu hiện ở việc bé tự mặc quần áo
hoặc tự xúc ăn. Đặc biệt, các bé thường thích làm ngược lại những yêu cầu
của cha mẹ, đôi khi bướng bỉnh quá mức khiến cha mẹ lo lắng và bực bội.

Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn cho cả trẻ và bố mẹ để tìm tiếng nói
chung. Chính vì vậy, người ta thường dùng thuật ngữ “khủng hoảng tuổi lên
ba” để chỉ sự trái tính của bé ở độ tuổi này.

Vậy các bậc cha mẹ nên uốn nắn hay cứ để trẻ tự vượt qua giai đoạn khủng


hoảng đó một cách tự nhiên?

Câu trả lời là bạn không nên bỏ qua.

La hét, rên rỉ, làm mình làm mẩy, bướng bỉnh không nghe lời bố mẹ nơi
đông nguời là chiêu các bé thường áp dụng. Vì sao trẻ phải diễn màn kịch
hết hơi hết sức này? Đơn giản vì chúng biết mình luôn thành công khi sử
dụng chiêu đó.


Cha mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm được tiếng nói chung với trẻ. (Ảnh
minh họa).

Do đó, việc trẻ có tiếp tục hành vi bướng bỉnh hay không còn tùy thuộc vào
phản ứng của bạn với lần đầu tiên bé làm mình làm mẩy. Để chấm dứt trò
mè nheo đó, bạn cần nghiêm khắc vì nếu nhượng bộ, bé sẽ tiếp tục lấn tới.

Khi trẻ đang nổi cơn, bạn không nên tiếp xúc với trẻ mà hãy làm lơ càng
nhiều càng tốt.

Tiếp theo, bạn cương quyết tách trẻ ra khỏi hiện trường, tìm một nơi riêng
biệt và cho bé ngồi ở đó 2 – 3 phút tới khi dịu cơn. Sau đó bạn nhẹ nhàng
nói chuyện với trẻ, dạy trẻ giới hạn và cách bày tỏ cơn giận sao cho đúng.

Trẻ có quyền nói ra lý do giận dữ, nhưng không được la hét và có những
hành vi vô lý. Bạn đừng “để mai tính” vì lúc đó trẻ đã quên mất chuyện đã
xảy ra.

Ba tuổi cũng là thời điểm bé làm quen với môi trường mầm non và những
mối quan hệ xã hội ngoài gia đình. Việc bạn không nên bỏ qua là:


- Tập cho bé quen với môi trường có bạn bè, thầy cô và các kỹ năng như tự
rửa tay, rửa mặt, xúc ăn và mặc quần áo.

- Nói với giáo viên thói quen ăn uống, sinh hoạt, tính cách của bé để họ biết
cách chăm sóc bé, tránh mọi sự thay đổi quá đột ngột.

- Nếu bé bắt nạt hay không chia sẻ đồ chơi với bạn cùng lớp, bạn nên uốn
nắn ngay khi bé kể chuyện ở lớp hoặc thông qua giáo viên.


×