Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thông báo ngắn hoạt tính sinh học của dịch chiết lá mỏ quạ (maclura cochinchinensis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.46 KB, 2 trang )

Tạp chí Hóa học, 2018, 56(3), 407-408

Thơng báo ngắn

DOI: 10.15625/vjc.2018-0042

Thơng báo ngắn:

Hoạt tính sinh học của dịch chiết lá mỏ quạ (Maclura cochinchinensis)
Trần Văn Chiến*, Trần Văn Lộc
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 15-4-2018; Chấp nhận đăng 25-4-2018
Keywords: Maclura cochinchinensis, cytotoxic activity, anti-inflammatory activity, antimicrobial activity.

Cây mỏ quạ [Maclura cochinchinesis (Lour.)
Corner] thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) phân bố phổ
biến ở các nước Đơng Á trong đó có Việt Nam. Cây
được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh trong
dân gian. Ví dụ lá mỏ quạ sử dụng làm lành nhanh
vết thương ngoài da, rễ mỏ quạ được dùng chữa phù
thũng, chữa ho ra máu, chữa ứ tích lâu năm, phụ nữ
kinh bế dưới dạng thuốc sắc.[1] Ở Đài Loan, cây mỏ
quạ được dùng điều trị các chứng bệnh đau thần
kinh, bệnh thấp khớp, bệnh gan và vết thương bầm
tím.[2] Thành phần hóa học trong cây chủ yếu là các
lớp chất: stilbene, auronol, flavonoid, isoflavonoid,
xanthone và benzophenone có gắn các nhóm
prenyl.[3-6] Các lớp chất này đều có hoạt tính kháng
vi sinh vật,[6,7] kháng viêm,[8] ức chế enzyme
tyrosinase,[9] và kháng ung thư.[10] Ở Việt Nam cây
mỏ quạ mọc phổ biến ở nhiều địa phương, do đó đây


là nguồn nguyên liệu dồi dào đáp ứng việc nghiên
cứu và triển khai ứng dụng. Thành phần hóa học của
lá mỏ quạ đã được chúng tơi nghiên cứu và công bố
gần đây.[11] Trong bài báo này chúng tơi thơng báo
về các hoạt tính của các dịch chiết từ lá mỏ quạ.
Điều chế mẫu thử: Mẫu bột lá mỏ quạ thu hái ở
Hịa Bình, được chiết với EtOH 70 %. Sau khi cất
loại EtOH đến thể tích cịn 1L, dịch chiết được chiết
lần lượt với n-hexan và EtOAc. Cao EtOAc và H2O
có chứa thành phần chủ yếu là các hợp chất
polyphenol, do đó được tập trung được nghiên cứu
về hoạt tính kháng vi sinh vật, hoạt tính gây độc tế
bào. Ngoài ra, cao EtOAc được đánh giá hoạt tính
kháng viêm bằng đường uống trên chuột, cũng như
độc tính cấp.
Hoạt tính gây độc tế bào: Cao EtOAc và H2O được
thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào trên 4 dịng tế
bào ung thư người: KB (ung thư biểu mơ biểu bì
miệng), HepG2 (ung thư gan), Lu-1 (ung thư phổi)
và MCF-7 (ung thư vú), với đối chứng dương là
ellipticine. Kết quả cho thấy, cao H2O của lá mỏ quạ
khơng có hoạt tính trên cả 4 dịng tế bào thử nghiệm
(IC50 > 128 g/mL). Ngược lại, cao EtOAc của lá
407 Wiley Online Library

mỏ quạ có hoạt tính trên cả 4 dịng tế bào. Đặc biệt,
hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào KB và
HepG2 là rất khả quan, với giá trị IC50 tương ứng là
13,83 và 20,48 µg/mL. Đối với dịng tế bào MCF-7
và Lu-1, hoạt tính thể hiện yếu hơn (IC50 tương ứng

là 30,92 và 88,70 µg/mL).
Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: Hoạt tính
kháng vi sinh vật kiểm định của cao EtOAc và H2O
được thử nghiệm đối với vi khuẩn Gram-(+)
Staphylococcus
aureus,
Bacillus
subtilis,
Lactobacillus fermentum; vi khuẩn Gram-(-)
Salmonella enterica, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa; và nấm Candida albicans. Kết quả cho
thấy, các mẫu cao của lá mỏ quạ không thể hiện hoạt
tính kháng vi sinh vật trên các đối tượng thử nghiệm
(MIC >128 g/mL). Kết quả này khá khác biệt đối
với các dịch chiết từ rễ mỏ quạ.[7] Các nghiên cứu
cho thấy, cao chiết từ rễ mỏ quạ có hoạt tính kháng
vi sinh vật tốt. Điều này được chứng minh bởi lượng
lớn
các
dẫn
chất
prenylxanthone

prenylbenzophenone trong rễ cây, với giá trị MIC
của prenylxanthone đạt từ 1,56-8,0 µg/mL.[7]
Hoạt tính kháng viêm của cao EtOAc: Hoạt tính
kháng viêm của cao EtOAc được thử nghiệm bằng
đường uống trên chuột thuần chủng dòng BALB/c
khoẻ mạnh, với đối chứng dương là axetyl salicylic
axit (ASA) và đối chứng âm là nước. Sự gây viêm

được tiến hành bằng cách tiêm carrageenan 1% vào
mô đệm chân chuột sau khi uống mẫu cao EtOAc
hoặc thuốc 1 giờ. Độ dày của khối viêm sưng được
đo tại các thời điểm 0,5, 1, 2, 3, 4 và 5 giờ sau khi
gây viêm. Kết quả ở bảng 1 cho thấy, sau 5 giờ mức
độ phù ở chân chuột đối với mẫu cao EtOAc ở các
liều nghiên cứu (250 và 500 mg/kg thể trọng chuột)
khơng có sự khác biệt đối với đối chứng âm, và lớn
hơn nhiều so với chất so sánh axetyl salicylic axit
(đối chứng dương). Như vậy, cao EtOAc khơng thể
hiện rõ hoạt tính kháng viêm theo đường uống trong
thí nghiệm này.

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim


Tạp chí Hóa học

Trần Văn Chiến và cộng sự
Bảng 1: Hoạt tính kháng viêm của cao EtOAc

Độ phù theo thời gian
0,5 giờ
1 giờ
2 giờ
3 giờ
4 giờ
5 giờ
Đối chứng âm (uống nước cất) 0,963±0,092 0,987±0,072 1,095±0,083 1,092±0,062 0,992±0,070 0,872±0,060
Đối chứng dương (ASA; 100

0,553*±0,062 0,532*±0,055 0,527*±0,063 0,517*±0,060 0,487*±0,062 0,427*±0,057
mg/kgP)
Cao EtOAc: 250 mg/kgP
0,897±0,056 0,927±0,052 1,005±0,051 1,013±0,057 0,910±0,047 0,810±0,058
Lô TN

Cao EtOAc: 500 mg/kgP

0,816±0,096 0,819±0,103 0,891±0,147 0,917±0,168 0,824±0,144 0,709±0,122

Ghi chú: *Sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P < 0,05; ASA: axetyl salicylic axit.

Độc tính cấp của cao EtOAc. Độc tính cấp của cao
EtOAc được thử nghiệm trên chuột nhắt trắng dòng
BALB/c khoẻ mạnh (24 con) được chia làm 4 lô (6
chuột/lô) và bị bỏ đói hồn tồn 16 giờ trước khi
được uống mẫu cao chiết EtOAc. Các lô lần lượt
được uống mẫu cao EtOAc ở các liều 2000; 3000;
4000 và 5000 mg/kg trọng lượng cơ thể. Sau đó,
chuột được theo dõi biểu hiện trong 2 giờ đầu sau
khi uống mẫu, và theo dõi hoạt động tiếp trong thời
gian 7 ngày. Kết quả cho thấy, ở liều thử cao nhất
5000 mg/kg thể trọng chuột mẫu cao EtOAc khơng
gây chết chuột BALB/c thí nghiệm. Theo phân loại
chất độc theo đường uống của tổ chức WHO (World
Health Organisation, 1993), GHS (Globally
Harmonized System of Classification and Labelling
of Chemicals, 2003) và Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế thế giới (Organisation for Economic
Cooperation and Development-OECD), những cao

chiết thơ (khơng phải hợp chất tinh khiết) có giá trị
độc tính cấp LD50 lớn hơn 5000 mg/kg thể trọng
chuột được coi là khơng độc hoặc khơng phân loại
(unclassified). Do đó, từ kết quả thu được của thử
nghiệm có thể kết luận mẫu cao EtOAc thuộc nhóm
khơng độc.
Đã nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào, hoạt
tính kháng vi sinh vật kiểm định của cao EtOAc và
H2O của lá mỏ quạ. Kết quả cho thấy chỉ cao EtOAc
có hoạt tính gây độc tế bào. Cả 2 mẫu cao chiết
khơng có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định.
Ngồi ra, cao EtOAc khơng có hoạt tính kháng
viêm. Kết quả thử độc tính cấp cho thấy cao EtOAc
thuộc nhóm khơng độc (LD50 ˃ 5000 mg/kgP).
Lời cảm ơn. Chúng tôi chân thành cảm ơn Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tài
trợ cho nghiên cứu này, đề tài mã số
VAST04.05/1617.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

V. V. Chi, Dictionary of Vietnamese medicinal plants.
Hanoi: The Medicine Publishing House Book II, pp. 108,
2012.
2. F. Hadacek, H. Greger. Test of antifungal natural products
methodologies, comparability of result and assay choise,
Phytochem. Anal. 2005, 90, 137-147.
3. K. Nakashima, T. Tanaka, H. Murata, K. Kaburagi, M.
Inoue. Xanthones from the roots of Maclura

cochinchinensis var. gerontogea, Bioorg Med Chem Lett.,
2015, 25, 1998-2001.
4. P. Zhang, Z. Feng, Y. Wang. Flavonoids, including an
unusual flavonoid-Mg2+ salt, from roots of Cudrania
cochinchinensis, Phytochemistry, 2005, 66, 2759-2765.
5. A. Hou, T. Fukai, M. Shimazaki, H. Sakagami, H. Sun, T.
Nomura. Benzophenones and xanthones with isoprenoid
groups from Cudrania cochinchinensis, J Nat Prod., 2001,
64, 65-70.
6. T. Fukai, Y. Oku, A. J. Hou, M. Yonekawa, S. Terada.
Antimicrobial activity of isoprenoid-substituted xanthones
from Cudrania cochinchinensis against vancomycinresistant enterococci, Phytomedicine, 2005, 12, 510-513.
7. T. Fukai, Y. Oku, A. J. Hou, M. Yonekawa, S. Terada.
Antimicrobial activity of hydrophobic xanthones from
Cudrania cochinchinensis against Bacillus subtilis and
methicillin-resistant Staphylococcus aureus, Chem
Biodivers 2004, 1, 1385-1390.
8. W. F. Chiou, C. C. Chen, I. H. Lin, J. H. Chiu, Y. J. Chen.
1,3,5-trihydroxy-4-prenylxanthone
represses
lipopolysaccharide-induced iNOS expression via impeding
posttranslational modification of IRAK-1, Biochem
Pharmacol. 2011, 81, 752-760.
9. Z. P. Zheng, Q. Zhu, C. L. Fan, H. Y. Tan, M. Wang.
Phenolic tyrosinase inhibitors from the stems of Cudrania
cochinchinensis, Food Funct. 2011, 2, 259-264.
10. T. Fukai, H. Sakagami, M. Toguchi, F. Takayama, I.
Iwakura, T. Atsumi, T. Ueha, H. Nakashima, T. Nomura.
Cytotoxic activity of low molecular weight polyphenols
against human oral tumor cell lines, Anticancer Res. 2000,

20, 2525-2536.
11. T. V. Chien, N. T. Anh, N. T. Thanh, T. T: P. Thao, T. V.
Loc, T. V. Sung. Two new prenylated isoflavones from
Maclura cochinchinensis collected in Hoa Binh province
Vietnam.
Nat
Prod
Res.,
2018,
1-7.
doi:
10.1080/14786419.2018.1443096.

Liên hệ: Trần Văn Chiến
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
E-mail:

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

408



×