Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ly thuyet lich su 7 bai 5 an do tu the ki iv den giua the ki xix ket n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 8 trang )

Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
- Vị trí:
+ Ấn Độ là một bán đảo lớn ở Nam Á.
+ Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ; ba mặt còn lại giáp biển
- Địa hình chù yếu lá đồng bàng Ấn - Hằng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng
lớn ở miền Tây Nam,...
- Khí hậu Ấn Độ rất đa dạng.
=> Điều kiện tự nhiên tác động tới sự phát triển kinh tế của Ấn Độ thời phong
kiến.
1. Ấn Độ dưới thời các triều đại phong kiến
a) Vương triều Gúp-ta
- Sự hình thành: đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất
nước, lập ra Vương triều Gúp-ta.
- Chính trị:
+ Lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng.
+ Đến đầu thế kỉ V, vương triều Gúp-ta đã thống nhất được phần lớn bán đảo
Ấn Độ.


Vua A-sô-ca – vị vua kiệt suất của Vương triều Gúp-ta
- Kinh tế: có sự phát triển vượt bậc
+ Nơng nghiệp: công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều cơng trình thủy
lợi lớn được xây dựng.
+ Thủ cơng nghiệp tiếp tục phát triển.
+ Thương nghiệp: buôn bán trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ đã cố quan hệ
thuơng mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
- Xã hội: đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời kì trước
đó.
b) Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Sự thành lập: từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập,


chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).


Người Hồi giáo xâm nhập vào Ấn Độ
- Về chính trị:
+ Nhà vua có quyền lực nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo
cai quản, các tín đồ Hin-đu giáo chỉ giữ các chức vụ không quan trọng.


+ Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng
thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: nghề trồng lúa được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ cơng nghiệp và thương nghiệp: tiếp tục phát triển; nhiều thành thị, hải
cảng sầm uất xuất hiện.
- Về xã hội: mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân
dân chống lại triều đình.
c) Vương triều Mơ-gơn
- Sự hình thành: đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dịng dõi Mơng Cổ ở
Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra vương triều Mô-gôn.
- Các vị vua đã ra sức củng cố vương triều theo hướng không phân biệt nguồn
gốc và xây dựng đất nước.
* Ấn Độ dưới thời vua A-cơ-ba: vua A-cơ-ba thi hành nhiều chính sách tích cực:
- Về chính trị:
+ Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước
thành 15 tỉnh.
+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.
+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.
- Về kinh tế:

+ Nhà nước thi hành các chính sách như: đo đạc lại ruộng đất, định mức thuế
hợp lí, thống nhất lại hệ thống đo lường,…
+ Trong nơng nghiệp, ngồi cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào
trồng trọt. Các nghề thủ công truyền thống và một số nghề khác khá phát triển.
+ Tại các thành phố hải cảng, thương mại là hoạt động kinh tế chính,…
- Về xã hội:


+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tơn
giáo.
+ Có biện pháp ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân.
+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Lăng mộ hồng đế A-cơ-ba
- Từ sau thời kì trị vì của A-cơ-ba, tình trạng chia rẽ và khủng hoảng ở Ấn Độ xuất
hiện trở lại.
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh xâm lược Ấn Độ, Vương triều Mô-gôn sụp
đổ.
2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
a) Tôn giáo
- Dưới thời Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ cho đến ngày nay.
- Đạo Phật có sự phân hóa thành hai giáo phái và phát triển mạnh trong thời
Gúp-ta.


- Đạo Hồi cũng được du nhập và phát triển thành một tôn giáo lớn từ thời Vương
triều Đê-li.
b) Chữ viết - văn học
- Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác
các tác phẩm văn học, thơ ca, đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày

nay.
- Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng (thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện
thần thoại,..) với nội dung thể hiện chủ nghĩa nhân đạo, đề cao tư tưởng tự do,
ca ngợi tình u lứa đơi và trong chừng mực nhất định đã chống lại quan niệm
về sự phân biệt đẳng cấp. Nổi tiếng nhất là Ka-li-đa-sa - tác giả của nhiều tác
phẩm văn học và sân khấu, trong đó có vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

Nhà văn Ka-li-đa-sa
c) Kiến trúc, điêu khắc
- Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-đu
giáo và Hồi giáo.


Lâu đài thành Đỏ với phong cách kiến trúc Hồi giáo
- Thời kì này, các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng, được truyền bá
ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam


Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam) chịu ảnh hưởng
từ nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ



×