Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

noi dung chinh con moi va con kien chinh xac nhat ket noi tri thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.17 KB, 4 trang )

Nội dung chính Con mối và con kiến - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
A. Nội dung chính Con mối và con kiến
Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự
đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng
định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
B. Bố cục Con mối và con kiến
Gồm hai phần:
+ 2 khổ thơ đầu: Lời của con mối
+ 3 khổ thơ sau: Lời của con kiến
C. Tóm tắt Con mối và con kiến
Tóm tắt Con mối và con kiến (mẫu 1)
Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối
sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ hòm,
ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lap động, sợ vất vả, chỉ
muốn hưởng thụ trước mắt. Những chú kiến sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn
chủ động lo xa, vì đàn tổ đại diện cho những người không ngại vất vả, chăm chỉ lao
động, biết lo xa, trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.
Tóm tắt Con mối và con kiến (mẫu 2)
Văn bản thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối
lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Trong khi mối
không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, thì kiến
không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng.
Qua đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới
có thể ấm êm, bền vững.
D. Tác giả, tác phẩm Con mối và con kiến
I. Tác giả


- Nam Hương( 1899-1960)
- Quê quán: Hà Nội
- Phong cách sáng tác: ông sáng tác nhiều tác phẩm thuộc thơ ngụ ngơn


- Tác phẩm chính: Giương thế sự(1920), Ngụ ngơn mới (1935), Tập thơ Bài hát trẻ
con (1936)
II. Tác phẩm Con kiến và mối
1. Thể loại : Thơ ngụ ngôn
2. Tác phẩm Con kiến và mối
-Tác phẩm trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
4. Bố cục tác phẩm Con kiến và mối
- Phần 1: Từ đầu…béo trục béo tròn: lời chế giễu của mối đối với kiến
- Phần2: Còn lại: lời đối đáp của kiến
5. Tóm tắt tác phẩm Con kiến và mối


Tác phẩm kể về cuộc đối thoại giữa kiến và mối. Mối lười biếng nhưng có thói
huênh hoang kêu ngạo ta đây, chê cười kiến đang miệt mài làm việc
6. Giá trị nội dung tác phẩm Con kiến và mối
Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con kiến và mối
- Thành công trong xây dựng tình huống
- Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng
- Lời đối thoại các nhân vật sắc bén
III. Tìm hiểu chi tiết Con kiến và mối
1. Tình huống
- Lời đối đáp giữa kiến và mối
+ Kiến đang mải mê làm việc
+ Mối ngồi trong nhà trông ra
- Thái độ của mối ra vẻ ta đây, chế giễu khi kiến làm việc
+ Tội tình gì lao khổ lắm thay
- Chê kiến kiếm ăn suốt ngày nhưng ốm yếu, tự hào mình ngồi không béo tốt
- Ra vẻ ta đây

+ Ở ăn ghế chéo bàn tròn
+Nhà cao cửa rộng, tù hòm thiếu đâu
- Sự đối đáp khá tài tình của kiến trước sự chế giễu của mối
+ Hễ có làm thì mới có ăn


- Kiến lên án, vạch tội lối sống của loài mối
+ Các anh chẳng vun thu xứ sở
+ Cứ đục vào xứ sở mà xơi
- Kiến đã đưa ra hậu quả của việc mà mối làm
+ Nhà kia đổ xuống đi đời các anh
2. Bài học rút ra
- Ở đời có làm mới có ăn, đừng biến mình thành kẻ lười biếng đi cười nhạo người
khác
- Mọi việc trong cuộc sống đều có luật nhân quả, nó sẽ khơng trừ một ai



×