Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CEO ngân hàng Việt giá bao nhiêu? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.67 KB, 6 trang )

CEO ngân hàng Việt giá bao nhiêu?
Được trả mức lương “khủng” nhưng cũng đầy áp lực, các CEO ngân hàng Việt
cần phải có lắm chiêu mới có thể vượt qua được những thử thách khắc nghiệt từ
cuộc tái cơ cấu ngành ngân hàng lần này.
Cuộc thay máu lãnh đạo trong ngành ngân hàng đang đến hồi cao điểm khi đầu
tháng 7, cả Sacombank, VPBank và TienPhong Bank đều công bố các tên tuổi mới
cho chiếc ghế Tổng giám đốc (CEO) của ngân hàng mình.
Đối với Sacombank, vị trí CEO của ông Phan Huy Khang chỉ là bước sau cùng để
các bên liên quan có thể hoàn tất vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đình đám nhất
ngành ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, ông đã được bầu vào Hội
đồng Quản trị của Sacombank và cũng vừa từ nhiệm chức vụ CEO của Southern
Bank.
Chỉ 1 ngày sau khi Sacombank công bố tên tuổi vị CEO mới (ngày 3.7), 2 ngân
hàng thương mại khác có quy mô nhỏ hơn là VPBank và TienPhong Bank cũng
lần lượt ra mắt các tân CEO là ông Nguyễn Đức Vinh và ông Nguyễn Hưng. Hai
nhân vật này đều khá nổi tiếng trong ngành ngân hàng cả về bề dày kinh nghiệm
lẫn uy tín cá nhân. Ông Vinh từng nắm giữ vị trí CEO của Techcombank trong
hơn 12 năm và nay tiếp nhận chức vụ tương đương ở VPBank. Còn cựu CEO
VPBank là ông Nguyễn Hưng thì đã được TienPhong Bank săn về cho chiếc ghế
điều hành cao nhất sau khi ngân hàng này được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji
rót 20% vốn.
đã có hơn 10 ngân hàng thương mại cổ phần thay vị trí điều hành cấp cao nhất
nhằm triển khai chiến lược kinh doanh mới trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước
đang thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng.
Vì sao họ chuyển ghế?
Việc bổ nhiệm ông Hiền được Hội đồng Quản trị SCB kỳ vọng sẽ giúp Ngân hàng
tăng tốc tối đa để hoàn thành các mục tiêu cốt lõi sau hợp nhất gồm tìm kiếm cổ
đông chiến lược, huy động thêm vốn và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
(IPO). Tất nhiên, với cuộc thay máu lãnh đạo đầu tiên trong ngành ngân hàng, đã
có những nhân vật chủ chốt của 3 ngân hàng trước hợp nhất phải lặng lẽ ra đi vì bị
mất ghế.


Tiếp theo vụ M&A này, giới quan sát cho rằng chiếc ghế CEO sẽ có sự chuyển
dịch mạnh mẽ do chính sách tái cơ cấu ngành ngân hàng của Ngân hàng Nhà
nước. Một trong những mục tiêu của tái cấu trúc là nhằm tinh gọn cả chất lẫn
lượng để đạt mục tiêu giảm số lượng ngân hàng thương mại cổ phần từ 43 xuống
chỉ còn khoảng 15 vào cuối năm nay. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực thì
chiếc ghế CEO ngân hàng sẽ càng nóng hơn bao giờ hết. Những người còn trụ
được ở vị trí này sẽ là những nhà lãnh đạo có tài năng nhất, sẽ lèo lái ngành ngân
hàng trong ít nhất 3-5 năm tới với một diện mạo hoàn toàn mới.
Tương tự như SCB, bộ ba Sacombank, VPBank và TienPhong Bank đã chọn ứng
viên người Việt cho vị trí CEO. Tất nhiên, họ phải là những nhân vật sáng giá, dày
dạn kinh nghiệm và thêm một tiêu chuẩn không thể thiếu là phải hòa hợp với văn
hóa của ngân hàng và tầm nhìn của Hội đồng Quản trị.
Tại Sacombank, việc chọn ông Khang vào vị trí CEO chỉ là vấn đề thời gian vì
ông Khang trước đó đã gia nhập nhóm 7 thành viên Hội đồng Quản trị mới, những
người đều có gốc gác từ Eximbank và Southern Bank. Cú hạ cánh sang
Sacombank của ông Khang được đánh giá là khá nhẹ nhàng, hay nói chính xác
hơn là mọi chuyện đã được an bài. Vấn đề mà mọi người quan tâm nhất hiện nay
là hồi cuối của kịch bản thâu tóm Sacombank bằng việc sáp nhập Southern Bank
vào ngân hàng này khi nào sẽ diễn ra.
“Một trong những định hướng hoạt động của Sacombank năm nay là tham gia
M&A doanh nghiệp. Tháng 9.2012, Ngân hàng dự kiến tăng vốn 14% bằng cổ
phiếu, sau đó sẽ bán 10% cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng chúng
tôi chưa có kế hoạch sáp nhập Southern Bank vào Sacombank”.
Tuy nhiên, nếu xét về thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì vụ sáp nhập này đang có
nhiều lợi thế để diễn ra ngay trong năm nay, sau khi Hội đồng Quản trị mới của
Sacombank đã tạm bình ổn mọi hoạt động.
Ông Khang đang chọn cách im lặng vì có thể “nói trước bước không qua”. Tuy
nhiên, chiến lược điều hành của ông nhiều khả năng sẽ tập trung vào các vấn đề
nóng bỏng hiện nay như giảm tỉ lệ dư nợ bất động sản (báo cáo mới đây của Ủy
ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết Sacombank hiện thuộc top 10 ngân hàng

có tỉ lệ dư nợ bất động sản cao nhất nước). Củng cố và xây dựng hệ thống quản trị
để tiếp tục kế hoạch bán 15% cổ phần cho đối tác nước ngoài trong năm nay cũng
là một ưu tiên của vị tân CEO.
Trong trường hợp của TienPhong Bank, tân CEO Nguyễn Hưng vốn là CEO của
VPBank từ năm 2009. Ông Hưng cũng là người đã có công đưa ngân hàng này lọt
vào top 12 ngân hàng thương mại lớn nhất nước hiện nay, với vốn điều lệ lên tới
5.050 tỉ đồng bằng chiến lược tái định vị thương hiệu.
Đây là mức cao nhưng theo ông Hưng, Ngân hàng không có nợ xấu liên quan đến
bất động sản và chứng khoán. Mặt khác, cơ cấu tài sản của TienPhong Bank khá
rõ ràng và các cổ đông như FPT, Vinare, VMS, SBI Ven Holding Pte.Ltd
Singapore là những tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh, nên không khó để xử lý
các vấn đề về nợ xấu, tài sản và các chỉ số an toàn khác.
Trong khi đó, ông Đỗ Minh Phú, tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị TienPhong
Bank, cho rằng: “Nợ xấu là mối lo lớn nhất của tất cả các ngân hàng và nó phải
luôn được duy trì ở mức thấp bằng biện pháp trích lập dự phòng rủi ro. Mục tiêu
đến cuối năm 2012 của Ngân hàng là từ 4-4,8%. Tôi tin anh Hưng sẽ làm được
điều này”.
TienPhong Bank hiện đã đề ra chiến lược hoạt động mới gồm 4 mục tiêu chính là
mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh vàng; cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho
lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; công nghệ cao; mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử
và ngân hàng ưu tiên.
Nếu TienPhong Bank và Sacombank vẫn dùng CEO người Việt thì Techcombank
đã quyết định đổi khẩu vị bằng cách mời ông Simon Morris (người Anh) về làm
CEO từ ngày 1.1.2012. Ông Simon sẽ tiếp tục thực thi chiến lược đổi mới toàn
diện đã được triển khai dưới thời của người tiền nhiệm Nguyễn Đức Vinh. Trước
đó, năm 2009, Techcombank đã ký hợp đồng tư vấn chiến lược với Công ty
McKinsey trị giá gần 10 triệu USD nhằm cải tổ toàn diện và từng bước đưa ngân
hàng này lên vị trí dẫn đầu tại Việt Nam vào năm 2014, sau đó sẽ vươn ra thị
trường quốc tế. Tất nhiên, ông Vinh sau đó được nâng lên chức vụ Phó Chủ tịch
Hội đồng Quản trị Techcombank. Mới đây, Đại hội cổ đông năm 2012 của ngân

hàng này đã công bố quyết định từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Quản trị của
ông Vinh, mở rộng đường cho ông thẳng tiến tới chiếc ghế CEO của VPBank.
Giống như tân CEO Sacombank, ông Vinh cũng khá kiệm lời về chiến lược sắp
tới. Nhưng nếu nhìn vào quy mô hiện nay của VPBank, có thể nhận thấy ngân
hàng này đang ở vào thời điểm giữa năm 2009 của Techcombank. Tổng tài sản và
lợi nhuận của Techcombank năm 2009 lần lượt là 90.199 tỉ đồng và 2.200 tỉ đồng,
so với kế hoạch năm nay của VPBank là 110.000 tỉ đồng và 1.300 tỉ đồng. Có thể
ông Vinh sẽ lặp lại điều mà ông đã làm tại Techcombank, đó là cải tổ VPBank
nhằm đưa ngân hàng này từ vị trí thuộc nhóm 12 ngân hàng thương mại lớn nhất
nước hiện nay vào top 5.
Trước mắt, để có thể hoàn thành kế hoạch năm nay với các chỉ tiêu chính như
tăng trưởng huy động vốn 56%, rủi ro tín dụng dưới 3%, mở rộng mạng lưới thêm
70 điểm thì chiến lược cốt lõi mà ông Vinh cần phải tập trung sẽ là phát triển ngân
hàng bán lẻ, ngân hàng SME (ngân hàng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa) và
tăng cường kiểm soát rủi ro.
CEO ngân hàng giá bao nhiêu?
Đối với một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao và cạnh tranh gay gắt như ngân
hàng thì sức ép lên các CEO là rất lớn, khiến họ có rất nhiều lý do để chuyển ghế.
Ngoài ra, các yếu tố về quan hệ sở hữu, thay đổi chiến lược cũng là những lý do
tác động trực tiếp đến việc đi hay ở của các CEO. Một CEO quen thuộc trong
ngành này (không muốn nêu tên) từng bộc bạch, điều quan trọng là cơ hội được
làm nghề, chất lượng công việc và quan hệ làm việc giữa ban điều hành với các
ông chủ (Hội đồng Quản trị). Một yếu tố khác cũng không kém phần hấp dẫn là
gói đãi ngộ thuộc hàng “khủng” dành cho các CEO ngành ngân hàng. Tuy đây là
thông tin tuyệt mật, nhưng thời gian qua đã có không ít lời bàn tán về mức thu
nhập có thể lên tới cả triệu USD mỗi năm dành cho vị trí CEO của Techcombank,
Sacombank hay ACB.
Tất nhiên, đãi ngộ cao thường đi đôi với áp lực lớn. Để có đủ bản lĩnh vượt qua
mọi thử thách, các CEO ngành này phải có lắm “chiêu” ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng. Về nghĩa đen, họ phải thật sự giỏi chuyên môn, thấu hiểu thị trường và từng

đối thủ trong ngành để có thể vạch lối đi riêng. Và quan trọng hơn là khả năng hạn
chế các rủi ro về tín dụng, nợ xấu nhằm minh bạch và lành mạnh hóa mọi hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
“Với tôi, một tổ chức dù nhỏ nhưng có định hướng, làm ăn minh bạch, có nền
tảng và kỷ luật, có sự phân cấp phân quyền rõ ràng giữa CEO với Hội đồng Quản
trị là quan trọng hơn cả.
Về nghĩa bóng, sự khắc nghiệt của nghề “buôn tiền” này cao hơn hẳn so với một
số nghề khác và CEO ngành ngân hàng cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau.
“CEO phải có tầm nhìn vượt ra chiếc áo của tổ chức, đôi khi dấn thân và đánh đổi,
kiên quyết và đủ cứng rắn để thuyết phục Hội đồng Quản trị đồng lòng với mình.
Gần đây, CEO ngân hàng còn phải có kỹ năng tự xoay xở trong môi trường pháp
luật chưa hoàn thiện, thậm chí còn phải biết vi phạm đúng luật”, ông Trương Văn
Phước, CEO của Eximbank, chia sẻ.
Chính yêu cầu đa dạng về kỹ năng như vậy mà tình trạng chuyển ghế của các
CEO ngân hàng thời gian qua là chuyện tất yếu. Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám
đốc Điều hành công ty tuyển dụng nhân sự cao cấp Navigos Search, từng nói:
“Nhân sự cấp cao của Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng từ nhiều
năm nay không đủ đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng

×