Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đâu là mức lãi suất hợp lý? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.29 KB, 3 trang )

Đâu là mức lãi suất hợp lý?
Trong các năm qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào
tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng tín dụng. Tài sản của hệ thống ngân hàng có tốc
độ tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Các khoản cho vay của các ngân hàng
thương mại tăng bình quân 30% trong giai đoạn từ 2008-2010, trong khi đó tốc độ
tăng trưởng GDP chỉ từ 6-7%. Tại thời điểm 31/12/2010, các ngân hàng Việt Nam
báo cáo tổng tài sản là 3.500 nghìn tỷ đồng, tương với 175 tỷ USD; tổng dư nợ tín
dụng là 125 tỷ USD, tương đương 120% GDP, trong khi đó tỷ lệ này của Thái Lan
là 100%, Hàn Quốc là 80%. Vì vậy, khi Chính phủ quyết định thi hành chính sách
thắt chặt tiền tệ thì GDP sụt giảm mạnh. Không chỉ tăng trưởng phụ thuộc vào
tăng cung tiền tệ mà tỷ lệ vay nợ trên GDP của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao,
năm 2009 tỷ lệ vay nợ/GDP là 113%, đạt đỉnh năm 2010 là 125%. Điều này có
nghĩa là: khi tạo ra được một đồng GDP thì Việt Nam đã phải vay hơn một đồng,
nói cách khác nền kinh tế bị lệ thuộc vào vay nợ để sản xuất, kinh doanh.
Quá phụ thuộc ngân hàng
Theo số liệu thống kê của gần 700 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch
chứng khoán nước ta thì tỷ lệ đòn bẩy (công nợ/vốn chủ sở hữu) trung bình lên tới
1,7 lần. Khi sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn cần vốn, vì vậy, huy động
vốn là điều hết sức quan trọng, luôn luôn cần đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Đặc biệt là khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, sử
dụng đòn bẩy tài chính cao. Để huy động vốn cho các doanh nghiệp, có nhiều cách
huy động như sau: huy động vốn ngắn hạn qua kênh ngân hàng, huy động vốn dài
hạn qua kênh TTCK, thị trường trái phiếu, huy động vốn quốc tế. Nhưng trong
năm vừa qua, các kênh huy động trên gần như "khô cạn", không được "bơm" tới
doanh nghiệp.
các doanh nghiệp chỉ huy động được 17,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,9 tỷ
USD, giảm 78% so với năm 2010. Theo số liệu thống kê của StoxPlus, trong 5
năm qua (từ 2007 đến 2011), tổng vốn huy động qua TTCK đạt khoảng 210 nghìn
tỷ đồng (11,5 tỷ USD). Như vậy, trung bình có hơn 42 nghìn tỷ đồng được huy
động cho các doanh nghiệp mỗi năm. Nhưng tới năm 2011, có sự sụt giảm mạnh
từ kênh huy động này.


Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, năm 2011 thực sự là một năm ảm đạm.
Môi trường kinh tế bất ổn khiến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hết sức
khó khăn. Thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho
thấy, năm 2011, ước tính chỉ phát hành được khoảng 7.000 tỷ đồng trái phiếu
doanh nghiệp, bằng 12,5% so với năm 2010. Rủi ro tín dụng tăng cao dẫn tới
nhiều trái phiếu mặc dù được chào với lãi suất rất cao (21-23%/năm) vẫn không
thể bán được.
Huy động vốn quốc tế là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn hoạt động lâu năm,
có chế độ báo cáo tài chính khắt khe, minh bạch theo chuẩn quốc tế. Trong thời
gian qua chỉ có một số doanh nghiệp lớn nhưMasan, Vincom, Hoàng Anh Gia Lai
hay mới đây là Vietinbank làm được chuyện này. Còn lại là các doanh nghiệp lớn
bán vốn cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài, nhưng con số này khá nhỏ.
Điều này cho thấy, các doanh vừa và nhỏ không dễ tiếp cận được vốn qua kênh
này.
Khi các kênh huy động trên đều trở nên khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải tìm
đến ngân hàng như cứu cánh cuối cùng cho con đường tìm nguồn vốn của mình.
Vì doanh nghiệp quá phụ thuộc vào ngân hàng nên khi có sự thay đổi trong chính
sách tiền tệ liền tác động trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh, hay nói cách
khác khi lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ làm cho doanh nghiệp phá sản hoặc
làm ăn có lời. Trước tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp hiện nay,
NHNN đã liên tục giảm lãi suất. Nhưng câu hỏi đặt ra là hạ lãi suất tới mức nào thì
phù hợp?
Ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp
Để biết được doanh nghiệp có khả năng chịu được mức lãi suất là bao nhiêu có thể
dựa vào so sánh lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) so với lãi suất cho vay. ROIC
được tính bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) cho vốn đầu tư. Vốn
đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ chịu lãi. ROIC rất phù hợp với
môi trường kinh tế Việt Nam khi phần lớn các doanh nghiệp hiện nay sử dụng đòn
bẩy tài chính lớn và không quan tâm nhiều đến cơ cấu nợ vốn chủ. Để có thể hoạt
động lâu dài và ổn định, doanh nghiệp phải có ROIC lớn hơn chi phí đi vay.


×