Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

giai dia li 7 bai 7 ban do chinh tri chau a cac khu vuc cua chau a ket

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.79 KB, 9 trang )

Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
Câu hỏi mở đầu: Thiên nhiên châu Á phân hóa vơ cùng đa dạng. Mỗi khu vực của
châu Á lại có cảnh sắc thiên nhiên khác nhau, điều đó tạo nên những nét riêng biệt
của từng khu vực. Châu Á có những khu vực nào? Nêu hiểu biết của em về một khu
vực ở châu Á.
Trả lời:
- Châu Á bao gồm các khu vực: Bắc Á, Trung Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam
Á, Trung Á.
- Khu vực Nam Á có hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2
mùa mưa khơ rõ rệt.
A – CÂU HỎI GIỮA BÀI
Trả lời câu hỏi trang 118 SGK Địa Lí 7: Xác định các khu vực của châu Á trên
bản đồ hình 1.


Trả lời:
Các khu vực của châu Á:
- Bắc Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 55°B đến cực, gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga.
- Trung Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 35°B - 55°B (Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan…)
- Tây Nam Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 15°B - 45°B, chủ yếu là các quốc gia nằm
trên bán đảo A-ráp, tiểu Á (Ả-rập-xê-út, I-rắc, Ca-ta….).
- Nam Á: gồm các quốc gia nằm trên bán đảo Ấn Độ và ĐB. Ấn Hằng.
- Đông Á: khu vực rộng lớn kéo dài từ chí tuyến Bắc đến 55°B, bao gồm Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Đông Nam Á: các quốc gia nằm trên bán đảo Trung Ấn, Mã-lai bao gồm 11 nước.
Trả lời câu hỏi trang 120 SGK Địa Lí 7: Dựa vào hình 2 và thơng tin trong mục
a, hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên Bắc Á.


Trả lời:
- Vị trí, giới hạn: gồm tồn bộ vùng Xi-bia của Nga, với ba bộ phận: đồng bằng Tây


Xi-bia, cao nguyen Trung Xi-bia và miền núi Đơng Xi-bia.
- Khí hậu: lạnh giá khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.
- Sơng ngịi: mạng lưới khá dày, nhiều sơng lớn như: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na,…
- Thực vật: chủ yếu là rừng lá kim
- Khoáng sản: tương đối phong phú, một số có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than đá,
kim cương, vàng, đồng, thiếc,…
Trả lời câu hỏi trang 120 SGK Địa Lí 7: Đọc thơng tin trong mục b và hình 2, hãy
nêu đặc điểm của tự nhiên khu vực Trung Á.

Trả lời:


- Trung Á là khu vực duy nhất không tiếp giáp với đại dương.
- Diện tích: hơn 4 triệu km2
- Địa hình: thấp dần từ đơng sang tây:
+ phía đơng: là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn, An-tai,…
+ phía tây: là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi
+ trung tâm là hồ A-ran.
- Khí hậu: ơn đới lục địa, lượng mưa thấp khoảng 300-400mm/năm.
- Thực vật: chủ yếu hoang mạc, phía bắc và ven hồ A-ran có thảo ngun.
- Sơng ngịi: 2 sơng lớn nhất là Xưa Đa-ri-na và A-mu Đa-ri-a
- Cảnh quan: chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc
- Khoáng sản: dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu.
Trả lời câu hỏi trang 121 SGK Địa Lí 7: Dựa vào hình 3 và thơng tin tin mục c,
hãy nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.


Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á:
- Vị trí giới hạn: bao gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà, có

ranh giới tự nhiên với châu Âu là dãy Cáp-ca.
- Địa hình: chủ yếu là núi và sơn ngun
- Khí hậu: khơ hạn, và nóng, lượng mưa thấp, khoảng 200-300mm/năm.
- Sơng ngịi: kém phát triển, có 2 con sơng lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat.
- Cảnh quan: phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.
- Khống sản: chiếm ½ trữ lượng dầu mỏ thế giới. Phân bố chủ yếu: đồng bằng
Lưỡng Hà, các đồng bằng bán đảo A-ráp, vùng vịnh Péc-xich.
Trả lời câu hỏi trang 122 SGK Địa Lí 7: Đọc thơng tin trong mục d và quan sát
hình 4, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á.


Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:
- Diện tích: khoảng 7 triệu km2
- Địa hình:
+ phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng tây bắc –đông nam.
+ ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng được bồi tụ bởi phù sa sơng Ấn và sơng Hằng.
+ phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
+ phía tây: sơn ngun I-ran.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, mùa đơng có gió mùa đơng bắc, thời tiết lạnh khơ,
mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm.
- Thực vật: rừng nhiệt đới gió mùa và xa-van.
- Sơng ngịi: có nhiều sơng lớn như sơng Ấn, sơng Hằng,…
- Khống sản: than, sắt, đồng, dầu mỏ,…
Trả lời câu hỏi trang 124 SGK Địa Lí 7: Đọc thơng tin trong mục e và quan sát
hình 5, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.


Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á:

- Diện tích: Khoảng 11,5 triệu km2
- Địa hình: Đơng Á gồm phần đất liền và hải đảo:
+ Phần đất liền: chiếm 96% diện tích vơi địa hình đa dạng : ở phía tây là hệ thống
núi và cao nguyên cao, các bồn địa rộng lớn; ở phía đơng có nhiều núi trung bình,
núi thấp và đồng bằng rộng.
+ Hải đảo: phần lớn lầ đồi núi, thường xảy ra động đất núi lửa, sóng thần.
- Khí hậu:
+ Phần hải đảo và phía đơng đất liền có khí hậu gió mùa; mùa đơng gió tây bắc khơ
và lạnh; mùa hạ có gió tây nam, nóng ẩm.
+ Phía tây phần đất liền: quanh năm khô hạn do nằm sâu trong đất liền.
- Cảnh quan: đa dạng, phía tây đất liền có thảo ngun, bán hoang mạc, hoang mạc.
- Sơng ngịi: nhiều hệ thống sơng lớn như Hồng Hà, Trường Giang,…
- Khống sản: là tập trung nhiều khoáng sản như than, sắt, thiếc, đồng,…
Trả lời câu hỏi trang 125 SGK Địa Lí 7: Đọc thơng tin và các hình ảnh trong mục
g, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.


Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á:
- Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2 gồm 2 phần: phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và
phần hải đảo là quầ đảo Mã Lai.
- Địa hình:
+ Phần đất liền: có các dải núi cao trung bình hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông
nam, xen kẽ là các thung lũng cắt xẻ sâu, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Đồng
bằng phù sa chủ yếu ở ven biển và hạ lưu các con sông.
+ Hải đảo: là nhiều đồi núi, ít đồng bằng, hay xảy ra động đất, núi lửa.
- Khí hậu:
+ phần đất liền: khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ gió tây nam nóng, ẩm mưa nhiều;
mùa đơng gió đơng bắc, khơ và lạnh.
+ hải đảo: khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.

- Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới với thành phần lồi rất phong phú.
- Sơng ngịi: mạng lưới tương đối dày với các sông như Mê Công, Mê Nam,…
- Khoáng sản: than, sắt, đồng, thiếc,…
B – CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1 – trang 125 SGK Địa Lí 7:
1. Kể tên các nước ở khu vực Đông Nam Á.
2. So sánh một đặc điểm tự nhiên của hai khu vực ở châu Á.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (11 nước): Việt Nam; Lào;
Cam-pu-chia; Thái Lan; Mi-an-ma; Ma-lai-xi-a; Xin-ga-po; In-đơ-nê-xi-a; Bru-nây;
Phi-líp-pin; Đơng Ti-mo.
Yêu cầu số 2: So sánh một đặc điểm tự nhiên của hai khu vực ở châu Á:
Lựa chọn: so sánh đặc điểm khí hậu ở Nam Á và Đơng Nam Á:
* Giống nhau: có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt.


* Khác nhau:
- Nam Á: khí hậu: nhiệt đới gió mùa, mùa đơng có gió mùa đơng bắc, thời tiết lạnh
khơ, mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm.
- Đơng Nam Á: khí hậu:
+ phần đất liền: khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ gió tây nam nóng, ẩm mưa nhiều;
mùa đơng gió đơng bắc, khơ và lạnh.
+ hải đảo: khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
Câu 2 – trang 125 SGK Địa Lí 7: Tìm hiểu thông tin về tự nhiên ở một khu vực
châu Á mà em quan tâm và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
- Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.
+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa,
hoang mạc; phía đơng là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.
+ Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên

xảy ra động đất và núi lửa.
- Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
- Thực vật: đa dạng.
+ Rừng lá kim ở phía bắc.
+ Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.
+ Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.
- Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…
- Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man – gan,...
- Ngồi ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.



×