Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

gdcd7 bai 1 tu hao ve truyen thong que huong ket noi tri thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.2 KB, 15 trang )

Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Mở đầu
Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu
hỏi:

a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương?
b) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống quê hương qua những bức ảnh trên.
Trả lời:
Yêu cầu a)


- Hình ảnh 1: Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
- Hình ảnh 2: Trang phục truyền thống.
- Hình ảnh 3: Nghệ thuật truyền thống (Điệu múa truyền thống).
- Hình ảnh 4: Ẩm thực truyền thống.
Yêu cầu b)
- Hình ảnh 1: Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” ở Hà Nội là biểu tượng tơn
vinh lịng kiên cường anh dũng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ
tịch Hồ Chí Minh, là sự ghi dấu chiến công anh hùng của quân dân thủ đô chiến đấu
suốt 60 ngày đêm cầm chân giặc Pháp trong những ngày mùa đơng năm 1946. Hình
ảnh anh vệ quốc quân và cô gái Hà thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến
đấu thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và
dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
=> Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam không ngừng
được bồi đắp và phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng
nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước”. Lòng yêu nước của mỗi người, mỗi thành phần dân tộc là một bộ phận của
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là truyền thống bao trùm và


nổi bật nhất đã trở thành sức mạnh, động lực để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
- Hình ảnh 2: Người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống: Trang phục
truyền thống của người Dao Đỏ nổi bật với chiếc khăn đội đầu màu đỏ. Khăn đội đầu


này được trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn,… Trong trang phục
truyền thống của người Dao Đỏ, quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ
nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, tay
đấu thẳng vào thân. Hoa văn trang trí trên quần được thêu tỉ mỉ. Trang phục truyền
thống của người Dao Đỏ ở Lào Cai khơng chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn
tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật
còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng,
góp phần tơ điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc ở Tây Bắc.
=> Trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống là một biểu trưng của văn hố,
góp phần phản ánh phong tục, tập qn, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Sự
xuất hiện và tồn tại của trang phục truyền thống được tạo ra trong quá trình hình thành,
tồn tại và phát triển của dân tộc.
- Hình ảnh 3: Điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hịa có nguồn gốc từ
lao động, sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa, hoặc mô phỏng từ những động
tác của các lồi vật. Múa Chăm là hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu trong lễ
hội của người Chăm, vừa tạo khơng khí lễ hội vừa là lời ước nguyện của dân làng gửi
đến trời, đất, thần linh cầu mong cuộc sống no đủ, mùa màng tốt tươi. Điệu múa Chăm
phổ biến nhất là múa đội lu, múa chim công, múa gáo dừa,… Khi múa đội lu, các thiếu
nữ uyển chuyển theo làn điệu nhưng vẫn giữ thăng bằng cho chiếc lu trên đầu. Đó là
hình ảnh mơ phỏng cơ gái Chăm lấy nước bên bờ suối hay dâng nước lên tháp.
=> Nghệ thuật truyền thống (Điệu múa truyền thống). Nghệ thuật truyền thống là
một phần không thể thiếu trong văn hóa đặc trưng của các dân tộc, phản ánh đời sống
tinh thần của mỗi cộng đồng người ở từng vùng miền, là câu chuyện về cuộc sống, sản
xuất và cả tín ngưỡng của nhân dân.



- Hình ảnh 4: Bánh khọt – món ăn truyền thống ở Nam Bộ: Đối với người dân Nam
Bộ, bánh khọt là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Mỗi chiếc bánh có
hình trịn vừa đủ cắn làm đôi hoặc một miếng lớn. Bánh khọt làm từ bột gạo, bột nghệ,
bột mì, nước cốt dừa, trứng gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép bóc vỏ cắt hạt lựu hoặc băm
nguyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác. Bánh khọt chín vừa ăn có màu
vàng nghệ trơng rất bắt mắt, có độ giịn và vị ngọt của gạo, vị béo của nước dừa, có
hương thơm hịa quyện của nghệ và hành lá. Bánh được dùng kèm với các loại rau,
nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay cay.
=> Ẩm thực truyền thống: Ẩm thực Việt Nam hình thành và phát triển cùng với quá
trình hình thành dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó gắn liền với đời sống sinh hoạt
hàng ngày và qua đó cũng thể hiện văn hóa đặc trưng của người Việt. Qua những món
ăn Việt, biết bao phẩm chất tốt đẹp của ông cha được gửi gắm lại cho con cháu. Đó là
sự cần cù chịu khó, siêng năng của những người nơng dân gắn liền với các món ăn từ
hạt gạo. Mỗi vùng miền lại có những món ăn mang đậm chất địa phương và đặc biệt là
chịu nhiều những ảnh hưởng của tập quán dân cư cũng như các điều kiện tự nhiên phong
phú. Từ đó tạo ra sự đa dạng cho nền ẩm thực Việt. Cũng chính bởi sự đa dạng phong
phú đó mà ẩm thực Việt Nam mang những ý nghĩa đặc trưng của một nền văn hóa lâu
đời.
Khám phá
1. Một số truyền thống của quê hương

Câu hỏi 1 trang 6 GDCD 7:
a) Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh và Bến Tre? Em
có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?


b) Hãy kể tên những truyền thống ở quê hương em và chia sẻ cảm nhận của em về
những truyền thống đó.
c) Truyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Trả lời:
Yêu cầu a)
- Thông tin 1:
+ Truyền thống của tỉnh Bắc Ninh: lễ hội Lim truyền thống, làn điệu dân ca, hát quan
họ, trang phục truyền thống của các liền anh, liền chị và những trò chơi dân gian trong
lễ hội.
+ Suy nghĩ: Trân trọng và tự hào về nét đẹp văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, tốt
đẹp của quê hương Bắc Ninh.
- Thông tin 2:
+ Truyền thống của tỉnh Bến Tre: yêu nước, chống giặc ngoại xâm, truyền thống anh
hùng cách mạng.
+ Suy nghĩ: Tự hào về thế hệ ông cha, muốn học tập và noi gương những truyền thống
tốt đẹp đó.
Yêu cầu b)
- Kể tên những truyền thống ở quê hương em.
+ Truyền thống yêu nước, cách mạng


+ Truyền thống văn hóa: hát dân ca, các nhạc cụ cổ truyền, lễ hội truyền thống, nghề
truyền thống (nghề thêu, đan, làm gốm…)…
- Cảm nhận: tự hào, yêu quý, trân trọng, muốn học tập, noi theo, giữ gìn và phát huy
những truyền thống đó.
Yêu cầu c)
- Truyền thống của quê hương có ý nghĩa đối với mỗi người: Truyền thống của q
hương có vai trị quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, đức tính, lối sống tốt đẹp
của mỗi cá nhân.
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

Câu hỏi 2 trang 8 GDCD 7:
a) Trong những trường hợp trên, các bạn đã có những hoạt động gì để giữ gìn và phát

huy truyền thống của quê hương?
b) Theo em, học sinh cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê
hương?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Trường hợp 1: Thanh thấy tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm
của q hương mình và đã có hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống
đó. Bạn đã cùng nhóm bạn trong lớp sưu tầm và chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện về
lịch sử chống giặc ngoại xâm của người dân Thủ đơ. Đó chính là những việc làm thể
hiện sự tự hào về truyền thống của quê hương và tiếp nối, phát huy truyền thống đó.


- Trường hợp 2: Hòa đã phát huy truyền thống quê hương bằng việc trân trọng trang
phục truyền thống dân tộc mình, tham gia câu lạc bộ may, thêu trang phục truyền thống
và mong muốn được mặc bộ trang phục truyền thống dân tộc trong lễ tốt nghiệp THCS.
- Trường hợp 3: Bình giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng cách phê phán
và phản đối những hành động làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lễ hội quê hương.
Bình đã cùng các anh chị nhắc nhở du khạch không vứt rác bừa bãi, hạn chế việc thắp
hương và báo với các chú công an khi thấy hiện tượng tiêu cực.
Yêu cầu b) Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương học sinh cần:
- Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình qua việc hỏi han, trị chuyện với ơng bà,
cha mẹ, các nghệ nhân, người làm nghề truyền thống, các cựu chiến binh ở địa phương...
- Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa của
địa phương, q hương mình.
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết
thực, phù hợp với độ tuổi như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về kĩ năng, kĩ
nghệ truyền thống của quê hương, kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người
lính, cựu chiến binh, thanh niên xung phong ở địa phương đã chiến đấu vì đất nước…
Luyện tập

Luyện tập 1 trang 8 GDCD 7: Em tán thành hay khơng tán thành với những quan
điểm dưới đây? Vì sao?
a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ
tiên của mình.


b) Nghề thủ cơng truyền thống khơng cịn là niềm tự hào của q hương vì khơng phù
hợp với cuộc sống hiện đại.
c) Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống
văn hóa q hương.
Trả lời:
a) Tán thành. Vì q hương là gốc rễ của gia đình, dịng họ của mình, là nơi mình hoặc
ơng bà, cha mẹ sinh ra. Bởi vậy, tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về
nguồn gốc, dịng họ, tổ tiên của mình.
b) Khơng tán thành. Vì nghề thủ cơng truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa
phương, mang đến bản sắc riêng và là niềm tự hào của truyền thống quê hương.
c) Tán thành. Vì những câu chuyện dân gian, làn điệu dân ca của địa phương góp phần
tạo nên bản sắc văn hóa riêng có của địa phương đó, là nét đẹp truyền thống văn hóa
của quê hương.
Luyện tập 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc khơng
nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương theo gợi ý dưới đây:

Trả lời:
Truyền thống
Ẩm thực
Lễ hội

Việc nên làm

Việc khơng nên làm


- Tìm hiểu về truyền thống của q - Chê bai các giá trị
hương mình.

truyền thống.


Nghệ thuật
Trang phục
Tinh thần yêu nước,
chống ngoại xâm…

- Tham gia các lễ hội truyền thống, - Trêu chọc các bác
sinh hoạt văn hóa của địa phương, thương binh, con em
quê hương.
- Phê phán những việc làm trái
ngược với truyền thống tốt đẹp của
quê hương.
- Tiếp nối những truyền thống tốt
đẹp của quê hương bằng những việc

gia đình thương binh,
liệt sĩ, người có cơng
với cách mạng.
- Viết, vẽ bậy lên các
khu di tích, bảo tàng
văn hóa.

làm như: chăm chỉ học tập, tham gia - Xả rác bừa bãi, tiếp
các câu lạc bộ về nghề truyền thống, tay cho việc chèo kéo

âm nhạc, nghệ thuật truyền thống… khách du lịch… tại các
- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị

lễ hội.

văn hóa truyền thống.
- Kính trọng người lớn tuổi, trân
trọng những người lính, cựu chiến
binh, thanh niên xung phong ở địa
phương đã chiến đấu vì đất nước…

Luyện tập 3 trang 9 GDCD 7: Em đồng tình hay khơng đồng tình với những hành vi
của các bạn dưới đây?
a) K cùng các bạn trong lớp lập nhóm tìm hiểu về truyền thống u nước, chống giặc
ngoại xâm của thành phố nơi mình sinh sống.


b) Trong lễ hội đầu xuân, M theo một số anh chị đi chèo kéo khách mua đồ lưu niệm.
c) A vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi “Tự hào truyền thống quê hương” do
trường tổ chức.
Trả lời:
- Trường hợp a) Đồng tình. Vì đây là hành động nên làm. Thành phố nơi mình sinh
sống có thể là q hương nơi mình sinh ra, cũng có thể là quê hương thứ hai, nơi mình
lớn lên, học tập và sinh sống. Từ việc tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc
ngoại xâm sẽ giúp K cùng các bạn trong lớp hiểu biết hơn về lịch sử, thêm yêu quý, tự
hào về nơi mình sinh sống.
- Trường hợp b) Khơng đồng tình. Vì lễ hội đầu xn là một nét đẹp văn hóa của địa
phương. Việc chèo kéo khách mua đồ lưu niệm lại là hành vi thiếu văn hóa., khơng nên
làm vì ảnh hưởng đến khơng gian lễ hội, vi phạm quy định của địa phương.
- Trường hợp c) Đồng tình. Vì thơng qua việc tham gia hội thi, học sinh sẽ hiểu hơn

về truyền thống quê hương, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương mình. Mặt khác việc
tham gia hội thi cũng giúp các bạn học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng thêm hiểu
biết và các kĩ năng xã hội.
Luyện tập 4 trang 9 GDCD 7: Xử lí tình huống:
a) Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng hương
tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương, các bạn tập trung nghe kể
về những tấm gương hi sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong
khi các bạn trật tự ngồi nghe thì H lại đùa nghịch, trêu chọc khiến các bạn xung quanh
mất tập trung.


Em có đồng tình với hành động của H khơng? Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều
gì?
b) Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, trường của T tổ chức cuộc thi nấu ăn giữa các
chi đội. Khi cả lớp thảo luận sẽ chọn nấu món gì, T đề xuất chọn các món ăn truyền
thống của quê hương xứ Huế như bún bò, bánh bèo, nem lụi,… nhưng một số bạn lại
cho rằng những món ăn bình dân như vậy không phù hợp để đi thi mà nên chọn những
món ăn nước ngồi sẽ mới mẻ và hợp thời hơn.
Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào?
Trả lời:
- Trường hợp a)
+ Em không đồng ý với hành động của H.
+ Em nên nói với H rằng học sinh cần nghe để biết và hiểu ông cha ngày xưa đã chiến
đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc như thế nào. Từ đó trân trọng những thành quả chiến
đấu của ơng cha, q trọng hịa bình và độc lập đất nước có được ngày hôm nay. Hơn
nữa, học sinh cần nghe và hiểu lịch sử để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước,
phấn đấu học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại
mới.
- Trường hợp b) Nếu là T em nên thuyết phục các bạn rằng các món ăn nước ngồi
cũng rất thú vị nhưng những món ăn truyền thống quê hương đã tồn tại và phát triển từ

lâu đời, có các giá trị đặc biệt. Trong dịp chào mừng ngày quốc tế Phụ nữ, chúng ta nên
chọn những món ăn quen thuộc hằng ngày mà các bà, các mẹ vẫn nấu cho chúng ta ăn.
Những món ăn quê hương ấy chứa cả tình thương gia đình và tâm hồn quê hương sẽ có
nhiều ý nghĩa hơn.


Vận dụng
Vận dụng 1 trang 9 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương
và viết bài giới thiệu truyền thống đó cho mọi người.
Trả lời:
* Định hướng (gợi ý):
- Xác định truyền thống quê hương
- Nêu hiểu biết của em về truyền thống quê hương
- Cảm xúc của em về truyền thống quê hương
- Chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống quê hương
- Lời hứa của em về việc giữ gìn và phát huy những truyền thống quê hương
* Bài mẫu số 1:
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
- Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội,
cách trung tâm Hà Nội hơn 10km về phía Đơng Nam, khi xưa là một gị đất sét cao lại
ở gần sông nên thuận tiện cho việc làm gốm, giao thông.
- Gốm Bát Tràng trải qua nhiều thăng trầm, phát triển cho đến ngày nay, đây là làng
nghề truyền thống nổi tiếng về sản phẩm bằng gốm sứ.


- Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có
nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, và được chia thành các nhóm theo chức năng sử
dụng như gốm gia dụng, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng, đồ thờ tự, gốm trang trí.
- Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước và ra cả nước ngoài. Làng

gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia,
góp phần gìn giữ giá trị văn hóa thủ đơ mà cịn là một trong những địa điểm du lịch ở
Hà Nội được nhiều người biết đến.
* Bài mẫu số 2:
Hỡi cơ thắt lưng bao xanh
Có về Quất Động với anh thì về
Quất Động làng anh có nghề
Thêu gà thêu vịt, thêu hoa trên cành.
- Làng Quất Động thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội) được xem là nơi khởi thủy của
nghề thêu Việt Nam.
- Với chất liệu (chỉ, vải) ngày một phong phú, với ý thức sáng tạo nghệ thuật, người
nghệ nhân đã dần biến tranh thêu vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật.
- Để tạo được một bức tranh thêu tay hoàn mỹ, người nghệ nhân phải dùng đúng loại
chỉ truyền thống được nhuộm từ màu của cỏ cây thiên nhiên. Đặc biệt là chỉ tơ tằm với
độ óng mịn đặc trưng để tạo cho các bức tranh, nhất là tranh phong cảnh những màu
sắc tự nhiên nhất. Người thêu tranh vừa phải có lịng đam mê vừa có năng khiếu về hội
họa. Có như vậy, đường nét uyển chuyển và cái hồn của bức tranh mới được chuyển tải
ở nhiều sắc độ.


- Từ những bức tranh thêu đơn giản, khổ nhỏ về cảnh vật, cuộc sống hàng ngày, các
nghệ nhân và người thợ lành nghề đã cần mẫn sáng tạo, học hỏi để phát triển lên, mỗi
làng lại có một nét độc đáo riêng của mình như chuyên về thêu phong cảnh, thêu truyền
thần hay chỉ chú trọng vào thêu trên trang phục, nhất là trang phục hoàng cung ngày
xưa.
Vận dụng 2 trang 9 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân
ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu
diễn trước lớp.
Trả lời:
- Học sinh có thể tập một làn điệu dân ca như:

+ Dân ca Quan Họ Bắc Ninh: Bèo dạt mây trôi, Hoa thơm bướm lượn.
+ Dân ca Phú Thọ: Bà Rí (hát ghẹo).
+ Dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Cò lả, Qua cầu gió bay.
+ Dân ca Thanh Hố: Đi cấy.
+ Dân ca Nghệ An: Ví dặm.
+ Dân ca miền Trung: Lý ngựa ô Huế.
+ Dân ca Quảng Nam: Lý thương nhau, Hò ba lý.
+ Dân ca Nam Bộ: Lý cây bông, Lý con sáo, Bắc kim thang, Lý chim quyên, Lý ngựa
ô, Lý quạ kêu,...
- Học sinh có thể tập một điệu múa truyền thống như:


+ Múa xoè Tây Bắc
+ Múa sạp
+ Múa trống bồng làng Triều Khúc
- Học sinh có thể tập một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương như:
+ Bài ca đất phương Nam
+ Một thoáng quê hương
+ Đất nước
+ Dáng đứng Bến Tre
+ Hà Tây quê lụa



×