Bài 18. Nam châm
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48
Bài 18.1 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có hai thanh nam châm. Thanh nam châm thứ nhất được sơn màu,
một nửa màu xanh trên ghi chữ S, nửa kia màu đỏ trên ghi chữ N. Thanh nam châm thứ hai không đánh dấu cực.
Làm thế nào xác định được các cực của nam châm này?
Lời giải:
Đưa một đầu của thanh nam châm thứ hai lại gần một đầu của thanh nam châm thứ nhất, ví dụ đưa lại gần đầu cực
Bắc:
+ Nếu thấy chúng hút nhau thì hai đầu khác tên.
+ Nếu đẩy nhau thì hai đầu cùng tên.
Từ đó, xác định được cực của nam châm thứ hai.
Bài 18.2 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về
nam châm.
STT
Đánh giá
Nói về nam châm
1
Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.
Đúng
Sai
2
Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực
Đúng
Sai
gọi là cực Nam.
3
Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.
Đúng
Sai
4
Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng
Đúng
Sai
Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.
Lời giải:
1 – sai vì nam châm chỉ hút được các vật liệu từ: sắt, thép, …
2 – đúng.
3 – sai vì hai đầu cực cùng tên của hai nam châm đặt gần nhau thì đẩy nhau.
4 – sai vì đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Bắc của kim nam châm.
Bài 18.3 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Mạt sắt đặt ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất.
Bài 18.4 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một nam châm vĩnh cửu hình chữ U, sơn đánh dấu cực trên nam
châm đã bị tróc, bằng những cách nào xác định được cực của nam châm này?
Lời giải:
- Cách thứ nhất: dùng kim nam châm thử.
- Cách thứ hai: dùng một nam châm đã biết cực. Đưa một đầu nam châm đã biết cực lại gần một đầu của nam
châm hình chữ U, nếu hút nhau thì hai cực khác tên, nếu đẩy nhau thì hai cực cùng tên.
Bài 18.5 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đều mất từ tính.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 49
Bài 18.6 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.1.
Lời giải:
Ta thấy thanh nam châm và kim nam châm đang hút nhau.
Vậy, đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).
Bài 18.7 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.2.
Lời giải:
Kim nam châm được đặt nằm trên đường sức từ của thanh nam châm nên đường sức từ đó sẽ vào ở cực Nam và
ra ở cực Bắc của kim nam châm. Vậy, ta có đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực
Bắc (N).
Bài 18.8 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì
A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
Bài 18.9 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở Hình 18.3.
Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?
Lời giải:
Thanh nam châm B nằm lơ lửng phía trên nam châm A vì trong trường hợp này hai cực cùng tên (cực Bắc) của
hai nam châm đẩy nhau.