Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ly thuyet khoa hoc tu nhien 7 bai 15 nang luong anh sang tia sang vung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.06 KB, 4 trang )

Bài 15. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
I. Ánh sáng là một dạng của năng lượng
- Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Năng lượng của ánh sáng có thể chuyển
hóa thành các dạng năng lượng khác nhau như:
+ Chuyển hóa thành năng lượng nhiệt làm khơ các vật.

+ Chuyển hóa thành năng lượng điện qua tấm pin mặt trời để sử dụng các thiết bị
điện

+ Chuyển hóa thành năng lượng hóa học giúp cây phát triển, trẻ em chống còi
xương,…


II. Chùm sáng và tia sáng
1. Chùm sáng
- Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm
sáng. Chùm sáng bao gồm nhiều tia sáng gộp thành.

- Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ
đường truyền của ánh sáng.
- Có 3 loại chùm sáng thường gặp:


2. Tia sáng
Ánh sáng truyền theo đường thẳng. Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng
một đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.

3. Thí nghiệm tạo tia sáng bằng chùm sáng hẹp song song
Dùng miếng bìa có kht một lỗ nhỏ để che tấm kính của đèn pin. Bật đèn pin,
điều chỉnh miếng bìa sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên mặt màn hứng. Vệt
sáng này hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng.



III. Vùng tối
1. Vùng tối do nguồn sáng hẹp
Vùng tối do nguồn sáng hẹp tạo ra phía sau vật cản sáng, hồn tồn không nhận
được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.


2. Vùng tối do nguồn sáng rộng
Phía sau vật cản ánh sáng từ nguồn sáng rộng chiếu tới có 2 vùng:
+ Một vùng hồn tồn khơng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng gọi là vùng tối.
+ Một vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là
vùng tối khơng hồn tồn.

Sơ đồ tư duy bài học



×