Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Skkn phương pháp giảng dạy bài tập chuyên dề liên kết gen và hoán vị gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.37 KB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN TP NAM ĐỊNH
-----------------------------------------

SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH
TÊN SÁNG KIẾN:
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI TẬP CHUYÊN DỀ
LIÊN KẾT GEN VÀ HỐN VỊ GEN

Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm I khoa Sinh
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Khuyến
Nam Định, ngày 10 tháng 6 năm 2015

skkn

1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bài tập chuyên đề liên kết gen và hoán vị
gen
2. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 6 năm 2015
3. Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Ngày tháng năm sinh: 16 – 8 – 1968
Nơi thường trú: 1/120 phố Nguyễn Du, TP Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm I- Khoa Sinh
Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sinh – Thể dục
Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Khuyến thành phố Nam Định
Địa chỉ liên hệ: 1/120 phố Nguyễn Du, TP Nam Định


Điện thoại: 0987334508
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Khuyến thành phố Nam Định
Địa chỉ: Số 40 Nguyễn Du TP Nam Định-ĐT03503846733
5. Sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bài tập chuyên đề liên kết gen và hoán vị gen
* Phần mở đầu :
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích
- Hiệu quả do sáng kiến đem lại
* Nội dung sáng kiến
1. Ơn tập lí thuyết phần liên kết gen và hoán vị gen
2. Phân dạng các loại bài tập liên kết gen và hoán vị gen và cách giải
3. Một số bài tập dạng đặc biệt
4. Một số bài tập tổng hợp có liên quan đến các quy luật di truyền khác .
5. Một số bài tập để học sinh áp dụng phân loại và định hướng giải
6. Một số câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề liên kết gen và hoán vị gen
* Đề xuất kiến nghị.

skkn

2


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài :
Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại. Quy luật phân li
độc lập của Menđen theo quan điểm hiện đại đã đề cập đến trường hợp các cặp gen
nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau , khi đó các gen phân li độc lập và tuân
theo quy luật sác xuất của các sự kiện độc lập bằng tích các sác xuất . Nhưng trong
thực tế số lượng các gen lớn hơn số lượng nhiễm sắc thể nhiều lần và do vậy trường

hợp các cặp gen cùng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể là phổ biến hơn và khi
đó các gen khơng tn theo quy luật phân li độc lập. Cơng trình nghiên cứu của
Moorgan đã bổ sung cho Menđen khi các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc
thể sẽ tuân theo quy luật liên kết gen và hoán vị gen. Các đề thi tốt nghiệp và đề thi
đại học gần đây số câu hỏi có liên quan đến hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen
chiếm một phần rất lớn và độ khó càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt trong đề thi
THPT quốc gia minh hoạ các câu hỏi có liên quan đến hiện tượng liên kết gen và
hoán vị gen cũng chiếm tỉ lệ cao nếu học sinh không có kĩ năng làm bài thì khơng
thể đạt điểm cao. Ngoài ra những hiểu biết về hiện tượng liên kết gen và hốn vị gen
có những ứng dụng to lớn trong thực tiễn như trong xây dựng bản đồ gen, rút ngắn
thời gian tạo giống .Vì lí do này tơi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm về
phương pháp giảng dạy bài tập chuyên đề liên kết gen và hốn vị gen áp dụng cho
ơn thi THPT quốc gia và bồi dưỡng học sinh giỏi.

II. Mục đích :
Trong giảng dạy sinh học 12 chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia việc ơn tập lí thuyết
và bài tập các chuyên đề là điều cần thiết trong đó chuyên đề quy luật di truyền các
gen liên kết và hoán vị đóng vai trị quan trọng. Mục đích của chun đề là nâng cao
chất lượng giảng dạy nói chung và áp dụng chuyên đề nâng cao hiệu quả giảng dạy
bồi dưỡng học sinh giỏi và thi THPT quốc gia đạt hiệu quả cao hơn.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Qua nhiều năm giảng dạy sinh học 12 tôi nhận thấy vai trị quan trọng của
chun đề . Trước khi có sáng kiến tôi và các giáo viên dạy lớp 12 đều phải tìm ra

skkn

3


cho mình những biện pháp phù hợp để chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách

hiệu quả nhất nhưng kết quả chua được như mong muốn .
Sau khi áp dụng sáng kiến, có thời gian dừng lại để dạy học sinh theo đúng
quy trình đã lựa chọn tơi nhận thấy học sinh làm bài tự tin hơn, nhanh hơn và chắc
chắn hơn. Điều này đã được phản ánh trực tiếp qua các bài kiểm tra tự luận cũng
như trắc nghiệm ở học sinh , có một số học sinh do tôi dạy luyện thi đại học đạt
9,8/10 điểm và gần đây năm học 2014- 2015 áp dụng chuyên đề cho ơn luyện học
sinh giỏi có 2/3 học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi do tôi giảng dạy đạt giải nhì
học sinh giỏi tồn tỉnh trong đó có một học sinh bài kiểm thi trắc nghiệm đạt 10
điểm. Vì vậy tôi thiết nghĩ việc áp dụng sáng kiến là cần thiết.

skkn

4


NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1.ƠN TẬP LÍ THUYẾT PHẦN LIÊN KẾT GEN VÀ HỐN VỊ
- Thí nghiệm:
Pt/c :Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
F1 : 100% xám, dài
Lai phân tích ruồi ♂ F1 xám – dài
Pa: ♂ xám – dài x ♀ đen – cụt
Fa : 1 xám – dài : 1 đen – cụt
- Cơ sở tế bào học :
+ Quy ước : Gen A quy định thân xám
Gen a quy đinh thân đen
Gen B quy định cánh dài
Gen b quy định cánh cụt
+ Nếu 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau phép lai phân tích
F1 cho Fa xuất hiện 4 kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình là (1:1) x (1:1) = 1: 1: 1: 1 . Nhưng

Fa chỉ xuất hiện 2 kiểu hình với tỉ lệ 1: 1 . Vì là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình
chính bằng tỉ lệ giao tử của F1 nên chắc chắn F1 chỉ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng
nhau trong khi F1 dị hợp hai cặp gen nếu hai cặp gen phân li độc lập thì F 1 phải cho
4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau . Vậy kết quả thí nghiệm chỉ giải thích được khi hai
cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể .
+ Sơ đồ lai giải thích :
P:
F1 :

x
100% thân xám cánh dài

Cho ruồi đực F1 lai phân tích


x

G 1/2 AB, 1/2 ab

1ab

Fa 1/2

, 1/2

(TXCD)



skkn


( TĐCC)
5


+ Nhận xét : Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể phân li cùng
với nhau trong quá trình phân bào – Hiện tượng liên kết gen
- Đặc điểm liên kết hoàn toàn :
+ Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.
+ Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội(n) của lồi
đó.
+ Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết
- Ý nghĩa liên kết gen: Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo
sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST.
Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được
những nhóm tính trạng tốt ln ln đi kèm với nhau.
- Thí nghiệm của Moocgan về liên kết khơng hồn tồn:
Pt/c: ♀ xám, dài x ♂ đen, cụt
F1: 100% xám, dài
Lai phân tích F1
Pa :♀ (F1) xám – dài

x ♂ đen – cụt

Fa: 965 xám – dài
944 đen – cụt
206 xám – cụt
185 đen – dài
- Cơ sở tế bào học:
+ Quy ước : Gen A quy định thân xám

Gen a quy đinh thân đen
Gen B quy định cánh dài
Gen b quy định cánh cụt
+ Nếu 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau phép lai phân tích
F1 cho Fa xuất hiện 4 kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình là (1:1) x (1:1) = 1: 1: 1: 1 . Nếu thí
nghiêm tuân theo quy luật liên kết gen hồn tồn F a chỉ xuất hiện 2 kiểu hình với tỉ
lệ 1: 1 . Vì là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình chính bằng tỉ lệ giao tử của F 1

skkn

6


nên chắc chắn F1 cho 4 loại giao tử với tỉ lệ khác nhau trong khi F 1 dị hợp hai cặp
gen nếu hai cặp gen phân li độc lập thì F1 phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau .
Vậy kết quả thí nghiệm chỉ giải thích được khi hai cặp gen nằm trên cùng một cặp
nhiễm sắc thể và các gen liên kết khơng hồn tồn dẫn tới hốn vị gen .
+ Sơ đồ lai giải thích :
P:

x

F1 :

100% thân xám cánh dài

Cho ruồi ♀ F1 lai phân tích


x


G 0,415 AB, 0,415ab


ab

0,085 Ab, 0,085aB
Fa 0,415

(TXCD)

, 0,085

( TXCC)

0,415

( TĐCC)

, 0,085

( TĐCD)

+ Nhận xét : Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST
tương đồng dẫn đến sự trao đổi (hoán vị) giữa các gen trên cùng một cặp NST tương
đồng – Hiện tượng hốn vị gen .
- Đặc điểm liên kết khơng hồn tồn - hốn vị gen :
+ Các gen nằm càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra hoán vị
gen, tần số hoán vị gen càng lớn.
+ Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách giữa các gen .

+ Tần số hoán vị gen = Tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hốn vị.
+ Trong phép lai phân tích tần số hốn vị gen được tính theo cơng thức :

+ Tần số hốn vị gen f ln

50% vì :

 Hốn vị gen chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit của cặp nhiễm sắc
thể tương đồng .

skkn

7


 Khơng phải tế bào nào cũng xảy ra hốn vị gen .
+ Hoán vị gen phụ thuộc vào từng lồi và giới tính có lồi hốn vị gen xảy ra
ở giới đực ví dụ tằm dâu, có lồi hốn vị gen xảy ra ở giới cái ví dụ ruồi giấm, có
lồi hốn vị gen xảy ra ở cả hai giới ví dụ ở người .
+ Hốn vị gen ở cơ thể có kiểu gen đồng hợp khơng gây ra hậu quả gì.
- Nội dung của quy luật hốn vị gen: Trong q trình giảm phân, các NST tương
đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất
hiện tổ hợp gen mới.
- Ý nghĩa của hoán vị gen: Hoán vị gen làm tăng tần số biến dị tái tổ hợp, tạo điều
kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau ® cung cấp nguyên liệu cho chọn
lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
Dựa vào kết quả phép lai phân tích có thể tính được tần số hốn vị gen, tính được
khoảng cách tương đối giữa các gen rồi dựa vào quy luật phân bố gen theo đường
thẳng mà thiết lập bản đồ di truyền ( Sơ đồ xắp xếp vị trí tương đối của các gen trên
nhiễm sắc thể ) có ý nghĩa rút ngắn thời gian tạo giống .

2. PHÂN DẠNG CÁC LOẠI BÀI TẬP LIÊN KẾT GEN, HOÁN VỊ GEN VÀ
CÁCH GIẢI .
Dạng 1 : Xét phép lai phân tích F1 dị hợp hai cặp gen nằm trên cùng một
cặp nhiễm sắc thể , mỗi gen quy định 1 tính trạng :
+ Nếu Fa cho hai kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau trong đó hai tính trạng trội đi
với nhau ,hai tính trạng lặn đi với nhau thì kiểu gen của F 1 là dị hợp tử đồng (
) và liên kết gen xảy ra hoàn tồn .
+ Nếu Fa cho hai kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau trong đó một tính trạng trội đi
với một tính trạng lặn thì kiểu gen của F 1 là dị hợp tử đối (

) và liên kết gen

xảy ra hồn tồn .
+ Nếu Fa cho bốn kiểu hình với tỉ lệ khơng bằng nhau trong đó tổng tỉ lệ hai
tính trạng trội đi với nhau và hai tính trạng lặn đi với nhau chiếm tỉ lệ lớn hơn

skkn

8


50% cịn hai kiểu hình cịn lại chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 50% thì dã xảy ra hốn vị
gen kiểu gen của F1 là dị hợp tử đồng (

).

+ Nếu Fa cho bốn kiểu hình với tỉ lệ khơng bằng nhau trong đó tổng tỉ lệ hai
kiểu hình có một tính trạng trội đi với một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ lớn hơn 50%.
Còn lại tổng tỉ lệ hai tính trạng trội đi với nhau và hai tính trạng lặn đi với nhau
chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 50% thì dã xảy ra hoán vị gen kiểu gen của F 1 là dị hợp tử

đối (

).

Ví dụ : Ở cà chua :

Gen A quy định thân cao
Gen a quy định thân thấp
Gen B quy định quả đỏ
Gen B quy định quả vàng

Cho cây cà chua thân cao quả đỏ dị hợp hai cặp gen lai với cây thân thấp quả
vàng
- Trường hợp 1 nếu Fa thu được 50% cây thân cao quả đỏ và 50% cây thân thấp
quả vàng .
- Trường hợp 2 nếu Fa thu được 50% cây thân cao quả vàng và 50% cây thân
thấp quả đỏ
- Trường hợp 3 nếu Fa thu được 30% cây thân cao quả đỏ , 30% cây thân thấp
quả vàng,20% cây thân thấp quả đỏ , 20% cây thân cao quả vàng .
- Trường hợp 4 nếu Fa thu được 20% cây thân cao quả đỏ , 20% cây thân thấp
quả vàng,30% cây thân thấp quả đỏ , 30% cây thân cao quả vàng .
Xác định kiểu gen của P
Cách giải :
Trường hợp 1:
+Vì là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của
cây thân cao quả đỏ .

skkn

9



+ Fa thu được 2 kiểu hình chứng tỏ cây thân cao quả đỏ dị hợp 2 cặp gen mà
chỉ cho 2 loại giao tử nên chắc chắn 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng
nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể và các gen liên kết hoàn tồn .
+ Vì Fa chỉ xuất hiện cây thân cao quả đỏ và cây thân thấp quả vàng nên cây
thân cao quả đỏ đem lai phân tích có kiểu gen

.

Trường hợp 2:
+Vì là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của
cây thân cao quả đỏ .
+ Fa thu được 2 kiểu hình chứng tỏ cây thân cao quả đỏ dị hợp 2 cặp gen mà
chỉ cho 2 loại giao tử nên chắc chắn 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng
nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể và các gen liên kết hồn tồn .
+ Vì Fa chỉ xuất hiện cây thân cao quả vàng và cây thân thấp quả đỏ nên cây
thân cao quả đỏ đem lai phân tích có kiểu gen

.

Trường hợp 3:
+Vì là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của
cây thân cao quả đỏ .
+ Fa thu được 4 kiểu hình chứng tỏ cây thân cao quả đỏ dị hợp 2 cặp gen cho
4 loại giao tử .
+ Nếu 2 cặp gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình ở F a phải là (1: 1) x (1 :1) =
1:1:1:1 khác đề bài nên chắc chắn 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm
trên 1 cặp nhiễm sắc thể và các gen liên kết khơng hồn tồn có hốn vị gen xảy
ra .

+ Vì tổng tỉ lệ cây thân cao quả đỏ và cây thân thấp quả vàng lớn hơn 50%
nên tỉ lệ giao tử AB = ab lớn hơn 25% . Vậy giao tử AB và ab phải là giao tử
liên kết.
Cây thân cao quả đỏ đem lai phân tích có kiểu gen

.

Trường hợp 4:

skkn

10


+Vì là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của
cây thân cao quả đỏ .
+ Fa thu được 4 kiểu hình chứng tỏ cây thân cao quả đỏ dị hợp 2 cặp gen cho
4 loại giao tử .
+ Nếu 2 cặp gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình ở F a phải là (1: 1) x (1 :1) =
1:1:1:1 khác đề bài nên chắc chắn 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm
trên 1 cặp nhiễm sắc thể và các gen liên kết khơng hồn tồn có hốn vị gen xảy
ra .
+ Vì tổng tỉ lệ cây thân cao quả vàng và cây thân thấp quả đỏ lớn hơn 50%
nên tỉ lệ giao tử Ab = aB lớn hơn 25% . Vậy giao tử Abvà aB phải là giao tử liên
kết.
Cây thân cao quả đỏ đem lai phân tích có kiểu gen

.

* Lưu ý : Nếu phép lai phân tích chỉ cho biết tỉ lệ một kiểu hình lặn thì khơng thể

xác định tỉ lệ 2 loại kiểu hình chiếm tỉ lệ lớn hơn hay nhỏ hơn 50% . Khi đó cần phải
xét tỉ lệ kiểu hình lặn để từ đó tìm ra giao tử liên kết hay hoán vị để xác định kiểu
gen của P .
Ví dụ : Ở cà chua :

Gen A quy định thân cao
Gen a quy định thân thấp
Gen B quy định quả đỏ
Gen B quy định quả vàng

Cho cây cà chua thân cao quả đỏ dị hợp hai cặp gen lai với cây thân thấp quả
vàng Fa thu được cây thân thấp quả vàng chiếm tỉ lệ 10% . Hãy xác định kiểu gen
của P.
Cách giải :
+ Vì là phép lai phân tích nên nếu 2 cặp gen phân li độc lập thì cây P thân cao
quả đỏ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau và như vậy F a sẽ có 4 kiểu hình mỗi
kiểu hình chiếm tỉ lệ là 25% , điều này trái với đề bài . Vậy 2 cặp gen trên nằm
trên cùng một cặp nhiễm sắc thể .

skkn

11


+ Nếu 2 căp gen trên liên kết hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 25%, điều
này trái với đề bài . Vậy có hiện tượng hốn vị gen .
+ Xét tỉ lệ kiểu hình lặn ở F a có kiểu gen

= 0,1 = ab x ab = ab x 1. Vậy


giao tử ab từ cây thân cao quả đỏ P = 0,1 nhỏ hơn 25% là giao tử hoán vị .
Cây thân cao quả đỏ đem lai phân tích có kiểu gen

.

Dạng 2 : Xét phép lai cho F1 dị hợp 2 cặp gen, mỗi gen quy định 1 tính trạng tự
thụ phấn hoặc cho F1 dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen giống nhau giao phối với
nhau . Xác định kiểu gen của P.
Cách giải : Xét tỉ lệ kiểu hình lặn có kiểu gen aa,bb
+ Nếu tỉ lệ kiểu gen aa,bb là 0,0625 = 1/4 x 1/4

Hai cặp gen phân li độc

lập kiểu gen của P là AaBb
+ Nếu tỉ lệ kiểu gen aa,bb nhỏ hơn 0,0625 chứng tỏ hai cặp gen không phân li
độc lập mà liên kết trên cùng một cặp nhiễm sắc thể .
Xét tỉ lệ kểu hình lặn có kiểu gen

= ab x ab nhỏ hơn 0,0625 .

Vậy tỉ lệ giao tử ab nhỏ hơn 0,25 là giao tử hoán vị và kiểu gen của F 1 là dị hợp tử
đối

hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên.
+ Nếu tỉ lệ kiểu gen aa,bb lớn hơn 0,0625 chứng tỏ hai cặp gen không phân li

độc lập mà liên kết trên cùng một cặp nhiễm sắc thể .
Xét tỉ lệ kểu hình lặn có kiểu gen

= ab x ab lớn hơn 0,0625 .


Vậy tỉ lệ giao tử ab lớn hơn 0,25 là giao tử hoán vị và kiểu gen của F 1 là dị hợp tử
đồng

hốn vị gen có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên .

Ví dụ :
Ở một loài thực vật khi cho cây thân cao quả đỏ tự thụ phấn thu được F 1 có 4 loại
kiểu hình trong đó cây thân thấp quả vàng là 180 cây chiếm tỉ lệ 9% . Biết mỗi gen

skkn

12


quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hồn toàn. Hãy xác định số lượng cây thân
cao quả đỏ thu được ở F1
Cách giải:
Cây thân cao quả đỏ tự thụ phấn F 1 thu được cây thân thấp quả vàng , biết mỗi gen
quy định 1 tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn => cây thân cao là tính trạng
trội , cây thân thấp là tính trạng lặn
Quy ước: gen A quy định tính trạng thân cao , gen a quy định tính trạng thân thấp
Gen B quy định tính trạng quả đỏ, gen b quy định tính trạng quả vàng
=> kiểu gen của P là Aa, Bb .
Nếu 2 cặp gen phân li độc lập thì F1 có 4 loại kiểu hình phân li với tỉ lệ 9:3:3:1=> tỉ
lệ cây thân thấp quả vàng là 0,0625 # 0,09 => các gen không phân li độc lập mà có
hiện tượng liên kết gen .
F2 xuất hiện 4 kiểu hình = số kiểu hình khi phân li độc lập => có hiện tượng hốn vị
gen xảy ra. Đến đây có thể sử dụng một số cách khác nhau đẻ giải bài tập này .
Cách 1 : Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có kiểu gen


=> tỉ lệ giao tử ab = 0,3 > 0,25 =>

giao tử ab là giao tử liên kết . Vậy kiểu gen của P là

x

.

Bước tiếp theo là xác định tỉ lệ các loại giao tử và viết sơ đồ lai tìm tỉ lệ cây thân cao
quả đỏ và sau đó xác định số lượng cây thân cao quả đỏ .
Cách làm này mất rất nhiều thời gian mà học sinh thi đại học cần tiết kiệm thời gian
tối đa .
Cách 2 : Chỉ cần áp dụng một điểm nhỏ trong tỉ lệ phân li kiểu hình ở quy luật phân
li của Menđen chúng ta có thể tiết kiệm được 90% thời gian làm bài .
Chắc chắn phép lai trên cho 4 loại kiểu hình là
Thân cao quả đỏ : Thân cao quả vàng : thân thấp quả đỏ : thân thấp quả vàng.
Vì P là cây thân cao quả đỏ tự thụ phấn thu được F 1 có xuất hiện cây thân thấp , quả
vàng nên F1 phải dị hợp về 2 cặp gen và có kiểu gen Aa, Bb . Vậy tỉ lệ cây thân cao
và cây thân thấp là 3:1 , tỉ lệ cây quả đỏ và cây quả vàng là 3:1 .

skkn

13


tỉ lệ cây thân thấp quả đỏ = tỉ lệ cây thân thấp - tỉ lệ cây thân thấp , quả vàng =
25% - 9% = 16% =0,16.
Tỉ lệ cây thân cao, quả vàng = tỉ lệ cây quả vàng - tỉ lệ cây thân thấp quả vàng =
25% - 9% = 16% = 0,16.

Vậy tỉ lệ cây thân cao quả đỏ = tỉ lệ cây thân cao - tỉ lệ cây thân cao quả vàng = 0,75
- 0,16 = 0,59.
Số cây thân cao quả đỏ = (180: 9) x 59 = 1180 cây.
Nếu chỉ giới thiệu cho học sinh cơng thức tính tỉ lệ kiểu hình A-, B- = 75% - tỉ lệ
kiểu hình có kiểu gen A-, bb thì học sinh sẽ khơng hiểu bản chất vấn đề nên khi làm
sẽ lúng túng và ngộ nhận.
Dạng 3: Xét phép lai có dạng cho P dị hợp hai cặp gen liên kết trên một cặp
nhiễm sắc thể lai với cây dị hợp một cặp gen , mỗi gen quy định 1 tính trạng .
Khi đề bài chỉ cho biết kiểu hình của P và tỉ lệ kiểu hình ở đời con , yêu cầu xác
định kiểu gen của P.
Cách giải :
Xét tỉ lệ kểu hình lặn có kiểu gen

= ab x ab = 0,5 x ab = tỉ lệ đề bài cho => tỉ lệ

giao tử ab
+ Nếu ab nhỏ hơn 0,25 là giao tử hoán vị và kiểu gen của F 1 là dị hợp tử đối
.
+ Nếu ab lớn hơn 0,25 là giao tử hoán vị và kiểu gen của F 1 là dị hợp tử đồng
.
Ví dụ : Cho 1 cây P giao phấn với 3 cây khác
- Với cây 1 được thế hệ lai gồm 15 cây quả tròn vị ngọt , 15 cây quả bầu dục
vị chua , 5 cây quả tròn vị chua , 5 cây quả bầu dục vị ngọt
- Với cây 2 được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn vị ngọt , 9 cây quả bầu dục vị
chua
15 cây quả tròn vị chua , 3 cây quả bầu dục vị ngọt

skkn

14



- Với cây 3 được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn vị ngọt , 9 cây quả bầu dục vị
chua
3 cây quả tròn vị chua ,15 cây quả bầu dục vị ngọt .
Xác định kiểu gen của P và 3 cây khác . Biết mỗi gen quy định một tính
trạng .
Cách giải :
+ Xét phép lai 1 :
Thế hệ lai có : Quả trịn : Quả bầu = 1: 1 => Kiểu gen của P và cây 2 là
Aa x aa .
Quả ngọt : Quả chua = 1: 1 => Kiểu gen của P và cây 2 là
Bb x bb .
Mà tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai khác 1: 1: 1: 1 . Vậy các gen khơng phân li độc lập mà
có hiện tượng liên kết gen khơng hồn tồn - hốn vị gen .
Thế hệ lai có tỉ lệ cây quả trịn vị ngọt và quả bầu vị chua lớn hơn 50%
=> Kiểu gen của P và cây 1 là :

x

+ Xét phép lai 2 :
Thế hệ lai có : Quả trịn : Quả bầu = 3: 1 => Kiểu gen của P và cây 2 là Aa x Aa .
Quả ngọt : Quả chua = 1: 1 => Kiểu gen của P và cây 2 là Bb x bb .
Xét tỉ lệ kiểu hình lặn có kiểu gen có kiểu gen

= ab x ab = 0,1875 = 0,5 x ab =>

ab = 0,375 lớn hơn 0,25 là giao tử liên kết => Kiểu gen của P và cây 1 là :
x
+ Xét phép lai 3

Thế hệ lai có :
Quả trịn : Quả bầu = 1: 1 => Kiểu gen của P và cây 3 là Aa x aa .
Quả ngọt : Quả chua = 3: 1 => Kiểu gen của P và cây 3 là Bb x Bb

skkn

15


Xét tỉ lệ kiểu hình lặn có kiểu gen có kiểu gen

= ab x ab = 0,1875 = 0,5x ab =>

ab = 0,375 lớn hơn 0,25 là giao tử liên kết => Kiểu gen của P và cây 1 là :
x
* Nhận xét chung về dạng bài tập 1, 2, 3 đều có thể xét tỉ lệ kiểu hình lặn tuỳ
tính chất của mỗi phép lai mà xác định được tỉ lệ của giao tử ab .
3. MỘTSỐ BÀI TẬP DẠNG ĐẶC BIỆT .
Dạng 1: Dạng bài tập cho F1dị hợp hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm
sắc thể lai với nhau nhưng không cho biết tỉ lệ kiểu hình lặn chỉ cho biết tỉ lệ 1
loại kiểu hình nào đó. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng .Yêu cầu xác định
kiểu gen của P.
Cách giải :
Từ tỉ lệ kiểu hình đã biết xác định tỉ lệ kiểu hình lặn đưa về dạng bài tập quen thuộc
Ví dụ : Khi lai thứ lúa khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản F1 thu được tồn
cây thân cao, hạt gạo đục. Cho các cây F1 tự thụ với nhau ở F2 thu được 15600 cây
bao gồm 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong.( Biết rằng mỗi tính
trạng do một gen tác động riêng rẽ qui định)
a. Xác định kiểu gen của P và F1
b. Xác định tần số hoán vị gen.

- Do P khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thu được toàn cây thân cao,
hạt gạo đục => Thân cao là tính trạng trội so với thân thấp . Hạt gạo đục là tính
trạng trội so với hạt gạo trong .
- Quy ước => Kiểu gen của F1 dị hợp tử về 2 cặp gen Aa, Bb
- Nếu 2 cặp gen phân li độc lập tỉ lệ kiểu hình thân cao hạt gạo trong ở F2
phải là 3/16 # 0,24 ( đề bài) . Vậy hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể
có hốn vị gen xảy ra.
- Vì tỉ lệ kiểu hình thân thấp là 0,25 =>Tỉ lệ cây thân thấp hạt gạo trong =
0,25 – 0,24 = 0,01

skkn

16


- Từ tỉ lệ kiểu hình lặn ta xác định được tỉ lệ giao tử ab =0,1 =>Kiểu gen của
F1 là
Vậy kiểu gen của P là :

x

- Tần số hoán vị gen f = 0,1+ 0,1= 0,2 = 20%
Dạng 2 : Dạng bài tập cho P dị hợp 2 cặp gen lai với nhau . Biết mỗi gen quy
định một tính trạng và cho biết tỉ lệ kiểu hình lặn ở F2 .Yêu cầu xác định kiểu
gen của P.
Cách giải :
Vì đề bài chỉ cho biết P dị hợp 2 cặp gen nên không thể xác định ngay kiểu gen của
P là giống nhau hay không , là dị hợp tử đồng hay đối tần số hoán vị gen ở các bên
như thế nào, hoặc có thể các gen phân li độc lập , nên cần xét cụ thể tỉ lệ kiểu hình
lặn để xác định các khả năng xảy ra.

Ví dụ : Ở cà chua khi cho hai cây cà chua có kiểu hình thân cao quả đỏ giao phấn
với nhau thu được ở F1 có 4 kiểu hình trong đó cây thân thấp quả vàng chiếm tỉ lệ
4% . Xác định kiểu gen của P và tần số hốn vị gen .Biết mỗi gen quy định 1 tính
trạng .
+Vì F1 dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau mà cây thân thấp quả vàng chiếm tỉ lệ
0,04 # ),0625 => Hai cặp gen nằm ttrên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể .
+Xét tỉ lệ kiểu hình lặn có kiểu gen có kiểu gen

= 0,04 => ab x ab = 0,04 =

0,1 x 0,4 = 0,2 x 0,2 = 0,5 x 0,008
=>

+ Kiểu gen của P là

x

hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên với tần số f =

20%
+ Hoặc kiểu gen của P là

x

hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên với tần số f

= 40%

skkn


17


+ Hoặc kiểu gen của P là

x

hoán vị gen xảy ra ở cả 1 bên với tần số f

= 16%
Dạng 3: Xét phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen dị hợp cho tỉ lệ kiểu hình
1: 2: 1
Nếu khơng có kinh nghiệm thường người ta chỉ xác định
+Kiểu gen của P là :

x

trong trường hợp liên kết gen hồn tồn mà

x

khi hốn vị gen xảy ra ở một bên với tần số

không xét đến các trường hợp
+ Kiểu gen của P là :
bất kì.
+ Kiểu gen của P là :

x


khi hoán vị gen xảy ra ở một bên dị hợp tử

đồng với tần số bất kì .
Dạng 4 : Xét các phép lai giữa 2 cơ thể có 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng
nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể liên kết gen hoàn tồn cho đời con có tỉ lệ
kiểu hình là 3:1, 1: 2 : 1, 1:1, 1:1:1:1 khi có liên kết gen hoàn toàn . .Xác định
kiểu gen của P và số sơ đồ lai có thể có .
Ví dụ : Xét các phép lai giữa 2 cơ thể có 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm
trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể liên kết gen hoàn toàn cho đời con có tỉ lệ kiểu hình
là 3:1
Thơng thường người ta nghĩ ngay tới trường hợp
+ Kiểu gen của P là

x

Nhưng vì đề bài khơng đề cập đến kiểu gen ở từng cặp nên cịn có các phép lai sau
vẫn thoả mãn điều kiện đề bài đó là các phép lai có tỉ lệ kiểu hình của một cặp cịn
cặp cịn lại có tỉ lệ kiểu hình là 100% ( 1) :
+ Kiểu gen của P là

x

+ Kiểu gen của P là

x

skkn

18



+ Kiểu gen của P là

x

+ Kiểu gen của P là

x

Tương tự cịn 4 phép lai có tỉ kiểu hình = 1:2:1
+ Kiểu gen của P là

x

+ Kiểu gen của P là

x

+ Kiểu gen của P là

x

+ Kiểu gen của P là

x

Vậy tất cả có 9 sơ đồ lai thoả mãn đề bài
Tương tự với các phép lai có tỉ lệ kiểu hình 1: 2 : 1, 1:1, 1:1:1:1 khi có liên kết gen
hồn tồn .
4. MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUY LUẬT

DI TRUYỀN KHÁC .
Dạng 1: Bài tập kết hợp quy luật phân li độc lập
Ví dụ 1: xác định nhanh kết quả của câu hỏi dạng trắc nghiệm sau
Ở một loài thực vật của tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn là như nhau xét
phép lai P

x

. Cho biêt khoảng cách giữa AB là 20CM, giữa DE là

30CM ,mọi diễn biến của tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn là như nhau, gen
A - thân cao, a- thân thấp, gen B - quả đỏ , gen b - quả vàng , D - hạt tròn , d- hạt
dài, E- chín sớm, e- chín muộn, các tính trạng trội hoàn toàn . Xác định tỉ lệ cây có
kiểu hình thân cao, quả đỏ ,hạt trịn, chín sớm .
Cách giải:
Tương tự ta xác định được
Tỉ lệ cây thân thấp quả vàng = 0,4 x 0,4 = 0,16
Tỉ lệ cây hạt dài chin muộn = 0,3 x 0,3= 0,09
Sau đó xác định được

skkn

19


Tỉ lệ cây thân cao quả đỏ = 0,75- ( 0,25- 0,16) = 0,66
Tỉ lệ cây hạt trịn chín sớm = 0,75- ( 0,25- 0,09) = 0,59
Vậy tỉ lệ cây mang 4 tính trạng trội là : 0,66 x 0,59= 0,3894.
Dạng 2 : Bài tập kết hợp với quy luật tương tác gen với liên kết gen hồn tồn
Ví dụ : Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì

cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình
thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng.
Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ
lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết
các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, q trình giảm
phân khơng xảy ra đột biến và hốn vị gen. Xác định kiểu gen của P
Cách giải:
+ Xét sự di truyền của cặp tính trạng chiều cao cây đời con có tỉ lệ 9cây thân
cao : 7 cây thân thấp => tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen quy định => tương
tác gen bổ sung .
+ Quy ước : Kiểu gen

A-B- : Thân cao
A-bb : Thân thấp
aaB- : Thân thấp
aabb : Thân thấp

=> Kiểu gen của P : AaBb x AaBb
+ Xét tính trạng màu sắc hoa đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
=>Kiểu gen của P Dd x Dd
+ Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng đời con có số kiểu tổ hợp =
16 =4 x 4 => Cặp gen quy định màu sắc hoa liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 cặp gen
quy định chiều cao cây.
+ Để xác định nhanh nhất và chính xác kiểu gen của P cần kết hợp cả quy
luật phân li độc lập và liên kết gen như sau :
Ở đời con có tỉ lệ cây thân cao hoa đỏ có kiểu gen A- B- , D- = 9/16 = 3/4 A- x 3/4
B-,D- . vậy cặp gen liên kết phải dị hợp tử đồng => kiểu gen của P là :

skkn


20



×