Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.26 KB, 6 trang )
Bài 19. Từ trường
I. Từ trường
- Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là
lực từ.
- Từ trường không chỉ tồn tại trong không gian bao quanh một nam châm mà cịn
tồn tại trong khơng gian bao quanh dây dẫn mang dịng điện.
- Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách đặt kim nam châm trong
môi trường đó. Nếu kim nam châm khi đặt tự do trong môi trường mà bị lệch
khỏi hướng Bắc – Nam thì ta kết luận mơi trường đó có tồn tại từ trường.
II. Từ phổ
- Từ phổ là hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm tạo ra.
- Ở hai đầu cực các đường mạt sắt sắp xếp mau ở đó từ trường mạnh, ra giữa
thanh nam châm ở đó các đường mạt sắt sắp xếp thưa nên từ trường ở đó yếu.
III. Đường sức từ
- Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đường sức của từ trường.
Quy ước chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim
nam đặt cân bằng trên đường sức từ đó.
- Ở bên ngồi thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào
cực Nam.
- Ở bên ngoài nam châm chữ U, các đường sức từ cong có chiều đi ra từ cực Bắc,
đi vào cực Nam. Bên trong nam châm hình chữ U là các đường sức từ song song
nhau, có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam.
IV. Từ trường của Trái Đất
- Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu
đến Bắc bán cầu.