Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự lão hóa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.57 KB, 5 trang )

Chế độ dinh dưỡng ảnh
hưởng đến sự lão hóa
Dinh dưỡng hợp lý là một trong các biện pháp quan trọng giúp ngăn
ngừa những biến đổi và rối loạn trong cơ thể khi tuổi bắt đầu nhiều
thêm. Nhưng đồng thời nếu các cụ ăn uống không đúng cách, sẽ đẩy
mạnh quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Quá trình lão hoá chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và môi trường. Di
truyền giúp quyết định tuổi thọ tối đa có thể đạt được còn yếu tố môi trường
sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng đạt được tuổi thọ tối đa. Sự thay đổi
về tuổi tác sẽ kéo theo một số biến đổi sinh lý, trong đó chế độ dinh dưỡng
không đúng sẽ đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn:

Mất khối nạc: sau độ tuổi trung niên thì khối cơ càng giảm dần. Do khối cơ
giảm và hoạt động thể lực cũng ít hơn lúc trẻ nên nhu cầu năng lượng cũng
giảm. Khi đó, người già có khuynh hướng ăn ít lại nên rất dễ bị thiếu các vi
chất (đặc biệt vitamin nhóm B, calcium, sắt và kẽm) mặc dù nhu cầu những
chất này không giảm theo tuổi. Sự giảm khối cơ là yếu tố chính làm giảm
sức cơ.

Giảm mật độ và khối xương: sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị loãng xương ở người
già. Một trong những yếu tố quan trọng của giảm khối xương là do giảm
tổng hợp vitamin D, kết hợp với ít tiếp xúc ánh nắng, nhất là ở phụ nữ, do
giảm hormon sinh dục estrogen có liên quan đến sự đồng hoá xương. Vì vậy
bổ sung canxi, vitamin D là rất cần thiết, nhất là với phụ nữ tuổi mãn kinh.



Thay đổi mạch máu: chế độ ăn, đặc biệt có dư thừa chất béo no và
cholesterol, ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một số mức
độ của vữa xơ thành mạch là hậu quả của lão hoá. Tuy nhiên, thói quen ăn
uống không hợp lý trong một thời gian dài, kết hợp với yếu tố di truyền, sẽ


có tác động mạnh hơn.

Thay đổi chức năng não: não là cơ quan rất nhạy với sự thay đổi các dưỡng
chất ăn vào. Não cần được cung cấp glucose ở mức ổn định. Đường huyết
quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm cho não rơi vào tình trạng hôn mê
nhanh chóng. Não cũng cần vitamin và chất khoáng để hoạt động, đặc biệt
vitamin B1, B6, B12, vitamin E, omega-3, omega-6 Người già khoẻ mạnh
có mức vitamin trong máu thấp sẽ có trí nhớ kém hơn so với người có mức
vitamin trong máu cao.

Giảm thị lực: chế độ ăn giàu các chất chống oxy hoá như vitamin C, vitamin
E, beta-caroten, kết hợp thói quen tốt cho sức khoẻ (tránh khói thuốc lá,
tránh ánh sáng chói) có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện bệnh đục
thuỷ tinh thể. Các chất chống oxy hoá (vitamin C, vitamin E, beta-caroten,
kẽm, selen, lycopen, lutein) còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh thoái hoá võng
mạc, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mù loà.

Giảm miễn dịch: khối mô miễn dịch giảm theo quá trình tích tuổi dẫn đến
giảm dần chức năng miễn dịch. Do đó người già cũng dễ bị các bệnh nhiễm
trùng và một số bệnh ung thư liên quan tới lão hoá. Hệ miễn dịch cần nhiều
loại dưỡng chất khác nhau, trong đó có các vi chất dinh dưỡng như axit
amin, sắt, kẽm, vitamin C, vitamin A.

Sụt cân: những yếu tố về dinh dưỡng hoặc suy giảm thể chất (nhìn kém, nhai
nuốt khó, đi lại khó khăn ), hoặc một số bệnh lý tuổi già là những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sụt cân, biểu hiện mất khối cơ.





Thừa cân, béo phì: thường do giảm chuyển hoá cơ bản, giảm hoạt động thể
lực nhưng lại không giảm thực phẩm tiêu thụ, đặc biệt là thực phẩm giàu
năng lượng (béo, bột đường). Tình trạng này làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo
đường, rối loạn chuyển hoá mỡ, cao huyết áp.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh ở người già cũng có thể
ảnh hưởng đến tiêu thụ các dưỡng chất theo nhiều cách khác nhau. Điều kiện
kinh tế của từng gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống ở
người già.

Với chế độ lương hưu, hoặc sống dựa vào con cháu ở tuổi già thường làm
cho họ ăn ít lại, nhất là thịt, cá, trứng, sữa, yaourt, trái cây là những loại
thực phẩm không rẻ nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, thói quen
ăn uống hình thành trong thời gian dài cũng gây khó khăn khi thay đổi bữa
ăn ở người già. Nhiều người còn quen ăn cơm là chủ yếu với ít thức ăn giàu
đạm, ít béo, thích ăn mặn (mắm, khô, cá kho mặn ), nhiều rau và ít trái cây
nên có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu đạm, thiếu béo, thiếu vi chất, cao
huyết áp

Một số người thì có quan niệm tốt xấu về thức ăn không đúng như cho rằng
sữa là không cần thiết cho người lớn và chỉ nên dành cho trẻ con, hoặc khi
tiêu chảy thì nên nhịn ăn sẽ tốt cho sức khoẻ Những điều này làm cho việc
chăm sóc dinh dưỡng hợp lý ở người già cũng khó khăn hơn.

×