Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

7 trạng thái tâm lý hủy hoại tình yêu trong hôn nhân pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.95 KB, 3 trang )

7 trạng thái tâm lý hủy hoại tình yêu trong
hôn nhân

Nếu nhìn tình yêu bằng một trong 7 thái độ dưới đây thì chính bạn là người
đặt dấu chấm hết cho tình cảm của hai người.
Quá kỳ vọng vào hôn nhân
Từ khi yêu đến kết hôn, bạn đều bị chính sự tưởng tượng của bản thân lừa
dối, hành vi lừa dối này phần lớn là mù quáng.
Bạn mong mỏi một cuộc hôn nhân tưởng tượng đầy hạnh phúc, bao bọc bởi
những lời đường mật thay thế cho hôn nhân hiện tại như câu chuyện cổ tích
nàng bạch tuyết và chàng hoàng tử. Đến khi cuộc sống hiện tại không thỏa
mãn, sự thất vọng, thậm chí tuyệt vọng khiến bạn mất đi niềm tin vào hôn
nhân.
Thực tế, không phải bạn bị người yêu thương lừa dối mà bạn đang bị sự hão
huyền của bản thân lừa dối.
Quá nhạy cảm và tự tôn
Sự nhạy cảm và lòng tự tôn đúng mức là một trạng thái tâm lý lành mạnh,
nhưng vượt quá giới hạn sẽ khiến hôn nhân đi vào ngõ cụt. Khi cả hai đều
quá coi trọng cái tôi, luôn cho rằng người kia coi nhẹ ý kiến của mình thì ý
thức bảo vệ chính mình khiến bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm với mọi hành vi
ngôn ngữ của đối phương. Nếu không kịp thời hóa giải, kéo dài tình trạng
căng thẳng sẽ khiến hai người nảy sinh tâm lý phản kháng và nặng nề trong
tình cảm.
Trút bỏ trách nhiệm bản thân
Khi đã quyết định lựa chọn người mình gắn bó suốt cuộc đời thì bạn cần có
dũng khí để đối diện với mọi khó khăn có thể xảy đến. Trốn tránh, đùn đẩy
trách nhiệm chỉ khiến tình cảm nhanh chóng tan vỡ mà thôi.
Kỳ vọng được bù đắp
Một số cho rằng, hôn nhân cần có sự bù đắp nhất định, tôi vì anh hy sinh bao
nhiêu, anh cần bù đắp lại cho tôi bấy nhiêu. Nếu một bên làm chưatốt, yêu
chưa nhiều khiến một bên thất vọng, buồn phiền, hạnh phúc một thời dần đi


vào lãng quên.
Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng trong tâm lý, mang
đến sự cách biệt trong tình cảm hôn nhân.
Thiếu tôn trọng
Khi đã về chung một nhà, nhiều người cho rằng tốt xấu đều đã thể hiện rõ
không cần che giấu cảm xúc thật của mình, vì vậy hiếm khi chú trọng đến
thái độ và cảm nhận của vợ/ chồng. Thực tế, sự tôn trọng là nền móng cho
tình cảm và sự hòa hợp. Phần lớn những việc không vui thường bắt nguồn từ
cách giải quyết các vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống, do một bên thiếu sự tôn
trọng khiến vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Tình yêu một khi bị không khí
căng thẳng bao trùm, tình cảm sẽ khó duy trì lâu dài.
Thiếu khoan dung độ lượng
Trong gia đình khó có thể yêu cầu vợ chồng làm việc một cách tuyệt đối. Vì
vậy, không nên cưỡng ép hoặc bắt buộc vợ/chồng làm điều mà họ không
muốn hoặc không thể làm. Kỵ nhất là sau đó lại quay ra chỉ trích khi kết quả
không như mong muốn. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành ngòi nổ chiến
tranh.
Ỷ lại
Dù ỷ lại là một biểu hiện của tình yêu nhưng thực tế là sự chiếm hữu độc
tôn. Ở mức độ thích hợp nó là chất xúc tác cân bằng tình cảm, nhưng khi
vượt qua trạng thái cân bằng sẽ khiến bạn nảy sinh nghi ngờ về tình cảm của
đối phương, lâu dần khiến tình yêu hai người rơi vào bế tắc và xa lánh.

×