Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các ''''chiêu'''' ứng xử khi đồng nghiệp thô lỗ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.95 KB, 3 trang )

Các 'chiêu' ứng xử khi đồng nghiệp
thô lỗ
Thế nhưng, bạn không biết nên xử sự thế nào khi đối diện với những hành vi ấy.
Một vài gợi ý sau sẽ giúp các bạn thoải mái hơn khi gặp phải những đồng nghiệp
xấu tính:
- Khách quan
Theo Martha Newman - GĐ điều hành một doanh nghiệp kinh doanh, trước khi
chỉ trích hành động thô lỗ của đồng nghiệp, bạn nên suy nghĩ kỹ để chắc chắn rằng
việc làm của mình không phải là một phản ứng quá mức. Bạn nên trung thực với
chính mình, xem xét hành vi ấy từ nhiều phía để xem liệu nó có thực sự làm phiền
đến bạn hay đó chỉ là những đánh giá cảm tính, khi bạn đang "khó ở".
- Nhờ tư vấn
Dù đó là đồng nghiệp hay một người bạn ngoài công ty, bạn cũng có thể yên tâm
khi xin tư vấn để có hướng cư xử với đồng nghiệp thô lỗ đúng cách. Newman cho
rằng, những người được hỏi không ở trong tình trạng bực bội, tức giận hay đau
đớn vì bị xúc xiểm, họ sẽ có cách nhìn nhận khách quan hơn. Lùi lại thêm vài
ngày để nhờ tư vấn cũng không ảnh hưởng gì đến việc bạn cư xử với đồng nghiệp
thô lỗ kia mà còn ngăn chặn những lời nói, hành vi quá mức khi đang nóng nảy.
- Ứng xử bằng lòng nhân ái
Khi đã xác định hành vi của đồng nghiệp quá thô lỗ, có rất nhiều cách để ứng xử
nhưng theo Scott Eblin - tác giả của cuốn "Hiểu biết để thành công", đừng vội
nóng nảy, ăn miếng trả miếng. Ngược lại, bạn hãy dùng sự bao dung, độ lượng để
đối xử với người đó một cách nhẹ nhàng, lịch thiệp. Cách xử sự quá "đẹp" đó sẽ
khiến người đó phải suy nghĩ và ảnh hưởng tích cực đến họ về sau.
- Tránh đổ lỗi
Nếu tình hình vẫn tiếp diễn, bạn nên tiếp cận người đó và nói với họ rằng, hành vi
của họ khiến bạn cảm thấy không được hay lắm, thay vì phê phán, đổ lỗi cho họ.
Newman khuyên rằng, điều quan trọng là tránh cho người đó cảm giác bị đổ lỗi và
hạn chế lặp lại những hành vi thô lỗ về sau. Những phân tích xác đáng sẽ giúp
đồng nghiệp hiểu được quan điểm của bạn để có lối hành xử phù hợp.
- Quyết đoán


Nếu gặp phải một đồng nghiệp quá thô lỗ, có những hành vi không thể chấp nhận
được, bạn nên có lối hành xử dứt khoát. Hãy yêu cầu người đó từ bỏ ngay những
hành vi ấy nhưng tuyệt đối đừng dùng lời lẽ xúc phạm. Lúc này, đừng làm cho
tình hình trở nên khó chịu thêm nữa nhưng sự quyết đoán trong lời nói, hành động
của bạn sẽ khiến đồng nghiệp thô lỗ kia biết cách rút lui.
- Có hướng khắc phục
Cuộc đối thoại của bạn với đồng nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc chỉ ra hành
vi thô lỗ, phân tích, chỉ ra cái sai của họ. Thêm vào đó, bạn nên chỉ cho họ cách để
cải thiện những hành vi thô lỗ để lần sau không tái phạm nữa. Vì thế, trước khi
gặp gỡ đồng nghiệp này để nói chuyện, tốt nhất là bạn nên có sẵn trong đầu hướng
khắc phục cho họ.
- Nói với người quản lý
Đây là cách cuối cùng nếu những phương pháp nêu trên không phát huy tác dụng,
đồng nghiệp ấy vẫn có những hành vi thô lỗ kéo dài, liên tục ngay tại công ty. Lúc
này, bạn hãy báo cho nhân sự hoặc những người có thẩm quyền để có hướng giải
quyết kịp thời.
Theo Newman, trong hoàn cảnh này, bạn phải thật bình tĩnh, trung thực khi nói
chuyện với người quản lý để cùng tìm ra phương án đối phó.

×