Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi đồng nghiệp mới "vượt mặt"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.39 KB, 5 trang )

Khi đồng nghiệp mới "vượt mặt"
Tình cờ, bạn phát hiện một trong những đồng nghiệp mới xuất sắc hơn bạn?
Đáng nói là dù vừa chân ướt chân ráo đến nhưng họ vẫn nhận được mức
lương vượt mức lương của bạn - một người đã có thâm niên trụ hạng tại
công ty. Làm thế nào trong tình huống này?

Trong hoàn cảnh thị trường nhân lực đang "khát" như hiện nay, việc các
công ty săn người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để thu hút những bộ óc
siêu việt với những lời đề nghị hấp dẫn và những con số cao ngất ngưởng
không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể quen được
với điều này. Nếu bạn rơi vào tình huống như trên, hãy bình tĩnh và suy xét
mọi việc. Có lẽ, đây cũng chính là thời gian để bạn xem xét lại năng lực của
bạn, cập nhật các kỹ năng mới phục vụ cho công việc.
Phân tích
Việc đầu tiên của bạn là tìm hiểu rõ tình huống hiện tại của mình. Đừng vội
vàng đối diện với sếp và truy vấn sếp. Tránh những kết luận vội vàng kiểu
như đồng nghiệp mới không xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn
bạn. Có thể cô ấy có những kỹ năng đặc biệt, khiến cô ấy trở thành một
người hiếm có khó tìm trong thị trường nhân lực thì sao?
Đừng đưa ra những căn cứ để so sánh bạn với đồng nghiệp mới. Hãy nghĩ về
những đóng góp từ trước đến nay của bạn với công ty. Chẳng hạn, bạn có
bao giờ nỗ lực hết mình trong công việc? Bạn có từng cố gắng để duy trì
phong độ? Bạn có hay đọc báo, tạp chí nói về những khuynh hướng mới,
công nghệ mới trong ngành của bạn? Bạn có thường đề nghị được chịu trách
nhiệm chính trong một dự án quan trọng?... Hãy cân nhắc tất cả những điều
trên trước khi đòi hỏi và so sánh.
Nghiên cứu
Hãy tự đánh giá lại bản thân bằng cách nghiên cứu bảng xếp hạng trong thị
trường nhân lực và những thông tin khác về lương và tuyển dụng. Chú ý vấn
đề tuổi tác và vị trí công việc và điều chỉnh theo những nhân tố này. Nếu bạn
sống ở thành phố với mức sống cao, lương của bạn nên ở mức cao hơn 10


đến 20% mức lương trung bình.
Sau đó, hãy tập trung vào các kỹ năng có thể mang đến cho bạn mức lương
cao hơn và lập kế hoạch để đạt được càng nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
của bạn càng tốt. Chẳng hạn, bạn có thể là chuyên gia về HTML nhưng bạn
cũng cần biết thêm và giỏi càng tốt về Cascading Style Sheets, JavaScript,
hoặc Flash.
Có rất nhiều thứ đáng học, nhưng hãy chọn thứ nào thiết thực nhất với bạn.
Trường học rẻ hơn nhưng các khoá học mở rộng nâng cao lại thiết thực hơn
với công việc của bạn. Các lớp học qua mạng cũng có thể là một lựa chọn
hấp dẫn bởi tính linh hoạt của nó. Một lựa chọn khác là các lớp học từ xa do
sếp mở!
Cân nhắc
Bây giờ đến phần khó khăn nhất: yêu cầu được tăng lương. Nói là khó khăn
nhất nhưng thực ra nếu chuẩn bị kỹ càng, theo những bước sau, khả năng
thành công sẽ rất cao.
- Thời gian: Hãy đưa ra các yêu cầu của bạn sau khi bạn vừa hoàn thành
những công việc đặc biệt như vừa hoàn thành một dự án lớn, thêm một
nhiệm vụ mới hoặc hoàn thành một khoá học ngắn hạn. Đừng dại dột đưa ra
đề nghị tăng lương khi quỹ lương của công ty đang gặp trục trặc.
- Liệt kê thành tích: Trước khi yêu cầu tăng lương, hãy liệt kê tất cả các
thành tích mà bạn có được trong thời gian vừa qua, ghi chép lại cẩn thận
những đóng góp quan trọng nhất của bạn. Khi gặp sếp đàm phán, hãy chìa
nó ra.
Sẵn sàng đàm phán
Trong trường hợp sếp không đồng ý nâng lương cho bạn theo kiến nghị của
bạn, hãy thử phương án B. Có thể trước mắt sếp sẽ chỉ nâng lương bạn ở
một mức nào đó. Phần còn lại sẽ tiếp tục nâng trong thời gian tới, khi bạn
đạt được những thành tựu xuất sắc hơn chẳng hạn. Tuy nhiên, cũng cần xem
xét đến các yếu tố phúc lợi và thời gian nghỉ thay thế cho việc tăng lương.
Tìm đường rút

Nếu bạn thuyết phục sếp nâng lương một cách mềm mỏng, chắc chắn bạn sẽ
đạt được mục đích. Tuy nhiên, nếu như đề nghị của bạn bị tảng lờ đi, bạn
cũng nên xem xét lại mình và suy nghĩ đến việc tìm kiếm cho mình một
công việc mới.
Tuy nhiên, trước khi đặt bút viết đơn xin việc mới, hãy tìm ra những ưu
điểm nổi bật của mình và nhấn mạnh vào đó. Nếu cảm thấy một việc gì đó
trong khả năng của bạn, hãy đề nghị với sếp đảm nhận việc đó. Và quan
trọng nhất, hãy tìm ra những điểm mà bạn đang kém hơn những đồng nghiệp
khác và nhanh chóng tìm cách khắc phục nó trong thời gian sớm nhất.

×