Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.38 KB, 84 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn ..............4
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn .........................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan.........................................................5
1.1.2. Tiêu chí cơng nhận làng nghề chè, đặc điểm và vai trị phát triển
làng nghề chè ..............................................................................................................7
1.1.3. Một số nội dung chủ yếu của phát triển làng nghề chè...................................12
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề chè ..................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài...................................................................................18
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số Tỉnh ...........................................18
1.2.2. Sơ lược về sản xuất chè và làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên .........................21
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề chè tại huyện Đồng Hỷ.............................24
1.3. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu có liên quan......................................25
1.4. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ..............26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............28
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Đồng Hỷ ..................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ..........................................................28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Đồng Hỷ .......................................................29



ii
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................34
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................34
2.3.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài luận văn.......................................................34
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................35
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin số liệu.....................................38
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................39
2.4.1. Một số chỉ tiêu về nguồn lực của hộ sản xuất và cơ sở sản xuất
kinh doanh chè ..........................................................................................................39
2.4.2. Một số chỉ tiêu về kinh tế làng nghề chè ........................................................39
2.4.3. Một số chỉ tiêu xã hội làng nghề chè ..............................................................40
2.4.4. Một số chỉ tiêu môi trường làng nghề chè ......................................................41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................42
3.1. Thực trạng phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ ........................................42
3.1.1. Một số đặc điểm chung làng nghề chè huyện Đồng Hỷ .................................42
3.1.2. Tổ chức quản lý sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phầm chè
của làng nghề chè huyện Đổng Hỷ ...........................................................................45
3.1.3. Ưng dụng khoa học cơng nghê và máy móc vào làng nghề ...........................50
3.1.4. Nguồn lực và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình làng nghề ...........52
3.1.5. Thực trạng về mơi trường trong làng nghề chè...............................................54
3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển làng nghề
chè ở huyện Đồng Hỷ ...............................................................................................56
3.2.1. Một số hạn chế, yếu kém ................................................................................56
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................59
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ ..................61
3.3.1. Định hướng phát triển làng nghề chè của huyện Đồng Hỷ
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................61
3.3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ............................62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH...........................................................................70


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN
Global GAP

Doanh nghiệp
Global Good Agricultural Practice: Thực hành nơng nghiệp

HTX

tốt tồn cầu
Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LN

Làng nghề

NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ

NQ-CP


Nghị quyết của Chính phủ

Nxb

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

QH

Quốc hội

QTKD

Quản trị kinh doanh

THT

Tổ hợp tác

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT-NNPTNT

Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tx

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân
Vietnamese Good Agricultural Practices:

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ.......................................................30
Bảng 2.2. Hộ điều tra tại các làng nghề chè lựa chọn .....................................36
Bảng 2.3. Hộ điều tra phân theo xã và hình thức tổ chức sản xuất .................37
Bảng 3.1. Số lượng làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên......................................23

Bảng 3.2. Số lượng các làng nghề chè huyện Đồng Hỷ ..................................42
Bảng 3.3. Một số thông tin chung làng nghề chè huyện Đồng Hỷ..................44
Bảng 3.4. Hình thức tổ chức sản xuất làng nghề chè huyện Đồng Hỷ............45
Bảng 3.5. Các HTX chè trong làng nghề chè huyện Đồng Hỷ .......................46
Bảng 3.6. Các công ty chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.................................48
Bảng 3.7. Khoa học công nghệ sản chủ yếu trong xuất chè ở các làng nghề ........51
Bảng 3.8. Máy móc thiết bị chủ yếu trong chế biến chè ở làng nghề chè..............51
Bảng 3.9.Nguồn lực chính của hộ gia đình làng nghề chè huyện Đồng Hỷ.........52
Bảng 3.10.Doanh thu chè của hộ gia đình làng nghề huyện Đồng Hỷ............53
Bảng 3.11. Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của làng
nghề chè .......................................................................................55
Bảng 3.12. Đánh giá của người dân trong LN chè về ô nhiễm môi trường ...56


v
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8 62 01 15

Trên cơ sở cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn
liên quan đến làng nghề chè, về phát triển làng nghề chè, đề tài tập trung phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chè ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên; Phân tích một số hạn chế đối với phát triển làng nghề chè huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Sử dụng cách tiếp cận hợp lý và phương pháp điều tra phỏng vấn bằng
phiếu điều tra đã chuẩn bị trước để thu thập số liệu sơ cấp tại 100 hộ làm nghề
chè ở 5 làng nghề được lựa chọn trong tổng số 36 làng nghề chè hiện có ở huyện

Đồng Hỷ, kết hợp với các phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận
nhóm với đại diện doanh nghiệp chè, HTX chè và cán bộ nơng nghiệp huyện
để thu thập số liệu có liên quan. Số liệu sơ cấp được tổng hợp và phân tích theo
các phương pháp thơng dụng hiện hành.
Kết quả nghiên cứu cho biết: Hiện nay huyện Đồng Hỷ có 36 làng nghề
chè, tập trung tại các xã Văn Hán: 17 làng nghề chè, chiếm 47,2% tổng số làng
nghề chè toàn huyện; các xã Hịa Bình, Minh Lập và thị trấn Sơng Cầu mỗi đơn
vị có 4 làng nghề chè; các xã Hóa Thượng, Khe Mo mỗi xã có 2 làng nghề chè;
các xã Văn Lăng, Cây Thị và Nam Hòa mỗi xã có 1 làng nghề chè. Tổng diện
tích chè ở tất cả 36 làng nghề chè là 2.407 ha chè, chiếm 66,9% tổng diện tích
chè tồn huyện, với 2.548 hộ trong làng nghề chè, chiếm 10,7% tổng số hộ gia
đình tồn huyện.


vi
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 5 doanh nghiệp chè và 16 HTX chè,
được phân bố tập trung tại các vùng nguyên liệu chè của huyện. Diện tích chè
của tất cả 16 HTX chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ là 1.109 ha trong tổng số
2.407 ha chè của tất cả 36 làng nghề chè, chiếm 46,1% tổng diện tích chè trong
làng nghề chè. Với cấu trúc tổ chức sản xuất đặc thù, doanh nghiệp chè kém
phát triển, vai trò của HTX ngày càng được khẳng định, nên thị trường tiêu thụ
chủ yếu trong nước, xuất khẩu thấp. Hiện nay, chè ở tất cả 36 làng nghề trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ chủ yếu được 16 HTX và 2.548 hộ gia đình (chiếm tới
90% sản lượng sản phẩm) cung cấp ra thị trường. Chỉ có tới khoảng 10% số
lượng sản phẩm chè do các công ty, doanh nghiệp phân phối, kiểm soát.
Trong sản xuất chè hiện nay, các làng nghề chè đã chú ý đến khoa học
công nghệ và quy trình kỹ thuật sản xuất nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong tổng số 1.109 ha chè của tất cả 16 HTX chè thì có tới 1.089 ha chè an
tồn theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap, chiếm 98,2% tổng diện tích chè

của các HTX chè toàn huyện Đồng Hỷ.
Với tổng số 2.548 hộ làm nghề chè ở tất cả 36 làng nghề chè trên địa bàn
huyện, mỗi hộ bình qn có 4,9 nhân khẩu với 2,5 lao động để có thể đảm đương
sản xuất, chế biến cho diện tích chè bình qn mỗi hộ 0,974 ha, được đánh giá
là đủ lớn về diện tích, quy mơ sản xuất và áp dụng khoa học cơng nghệ. Mỗi hộ
có tổng số vốn sản xuất đạt 92,6 triệu đồng. Thiếu vốn sản xuất được đánh giá là
rào cản, là điểm nghẽn quan trọng trong sản xuất kinh doanh chè của hộ làm
nghề chè trong các làng nghề chè hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
Nếu như năm 2017, bình quân mỗi hộ làm nghề chè trong làng nghề chè
có doanh thu 148,9 triệu đồng/hộ/năm, trong đó nhóm hộ tham gia HTX có
doanh thu cao hơn, đạt bình qn 148,9 triệu đồng/hộ/năm, bằng 100,6% so với
nhóm hộ không tham gia HTX; Đến năm 2018, mỗi hộ làm nghề chè có doanh
thu từ chè đạt bình qn 154,9 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 6,5 triệu đồng/hộ so


vii
với năm 2017. Trong đó nhóm hộ gia đình khơng tham gia HTX có doanh thu
đạt bình qn 153,5 triệu đồng/năm, cao hơn 5,5 triệu đồng so với năm 2017,
tức bằng 103,7% so với năm 2017; Nhóm hộ tham gia HTX có doanh thu 156,4
triệu đồng/năm, bằng 101,9% so với nhóm hộ khơng tham gia HTX và cao hơn
7,5 triệu đồng so với năm trước đó là năm 2017, tức là bằng 105% so với năm
2017. Mặt khác, doanh thu chè của nhóm hộ tham gia HTX đều cao hơn nhóm
hộ gia đình chưa tham gia HTX, chứng tỏ rằng HTX đã góp phần nâng cao
doanh thu và thu nhập cho các thành viên, chủ yếu là do hành động tập thể
trong việc đầu tư đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Trong sản xuất kinh doanh chè của làng nghề chè huyện Đồng Hỷ hiện
nay còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém cả về kinh tế, xã hội và mơi trường. Vì
vậy cần có định hướng phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ đúng đắn cả
về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bằng các nhóm giải pháp
đồng bộ cả về kinh tế, xã hội và mơi trường để có thể phát triển làng nghề huyện

Đồng Hỷ hơn nữa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam có đặc
trưng chủ yếu sản xuất thủ cơng với quy mơ nhỏ, sử dụng nhiều lao động, cần
ít vốn, tận dụng mặt bằng sẵn có và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản
xuất. Do đó, làng nghề là mơ hình sản xuất phù hợp cho khu vực nơng thôn
nước ta. Các làng nghề gắn với sự phát triển của ngành nghề nông thôn gồm
các nghề thủ công như: gốm, mộc, dệt may... hoặc các ngành nghề chế biến
nông sản thực phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng, chế biến nước mắm,
trồng và chế biến chè...
Trong những năm qua, cùng với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chủng loại ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần
xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nơng thơn. Bên cạnh sự
đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất trong làng nghề cịn
giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời
sống văn hóa, tinh thần cho nơng thơn Việt Nam.
Tuy nhiên, làng nghề hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn như: Khó
khăn về vốn sản xuất kinh doanh, cơng nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản
phẩm không cao, chất lượng tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản
phẩm khó khăn... Để phát triển kinh tế làng nghề cần có nhiều giải pháp về kinh
tế, xã hội, môi trường và thể chế.
Thái Nguyên là tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đang có thế mạnh phát
triển cơng nghiệp nặng. Vì vậy, phát triển cơng nghiệp nơng thơn và làng nghề
cịn chưa thực sự được quan tâm. Gần đây, UBND tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế chính
sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn và làng nghề như: Hỗ trợ

kinh phí xây dựng cổng làng cho mỗi làng nghề được công nhận, đào tạo nghề sản
xuất chế biến chè, hỗ trợ máy móc thiết bị cho sản xuất chế biến chè, tổ chức hội


2
chợ giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu… Nhờ đó, tại các làng
nghề đã có chuyển biến tích cực, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
góp phần tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có các làng nghề các ngành
nghề chính như: trồng và chế biến chè, chế biến nông, lâm sản, sản xuất thực
phẩm, thêu ren, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, trồng hoa, sinh vật cảnh,
trồng dâu ni tằm,...
Theo số liệu của Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên (2019), hiện nay
trên địa bàn tỉnh có tổng số 232 làng nghề chè khác nhau, tập trung tại các
huyện Đại Từ: 43 làng nghề chè, Tp Thái Nguyên: 41 làng nghề, Phú Lương:
40 làng nghề chè, Đồng Hỷ: 36 làng nghề, Tx Phổ Yên: 29, Định Hóa: 19 làng
nghề, Võ Nhai: 11 làng nghề chè, Tp Sông Công: 8 làng nghề chè và Phú Bình
có 5 làng nghề chè (Nguồn: theo số liệu thống kê của hiệp hội làng nghề tỉnh
thái nguyên, 2019). Các làng nghề chè này đều gắn liền với vùng nguyên liệu
chè của địa phương.
Như vậy, nếu xét theo số lượng làng nghề chè thì huyện Đồng Hỷ là đơn
vị hành chính cấp huyện có số lượng làng nghề chè lớn thứ 4 của tỉnh Thái
Nguyên, đồng thời là địa phương có số lượng làng nghề được cơng nhận sớm
nhất vào năm 2010. Tuy có tiềm năng phát triển và đứng trước cơ hội thị trường
to lớn nhưng các làng nghề chè ở huyện Đồng Hỷ vẫn tồn tại nhiều hạn chế
như: Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún; kết quả sản xuất - kinh
doanh thấp; lượng vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh khơng cao, khó
khăn trong huy động được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh; các hoạt động
liên doanh liên kết giữa các hộ dân làng nghề với các Hợp tác xã, với doanh
nghiệp và với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế; mặt khác, chất lượng

sản phẩm chè không đồng đều, khả năng cạnh tranh khơng cao… Cùng với đó
là lực lượng lao động có trình độ văn hóa cịn thấp, thiếu kiến thức và kỹ năng
tiếp cận về thị trường. Hầu hết các hộ nghề chè đang gặp khó khăn về đất đai,
nhà xưởng, nguồn vốn, năng lực quản lý... Vì vậy quy mơ sản xuất kinh doanh
chè của hộ làng nghề bị bó hẹp, sản xuất thủ công là chủ yếu, thị trường chưa


3
mở rộng, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, chưa đa dạng mẫu mã sản phẩm,
vấn đề ô nhiễm mơi trường chưa thực sự được quan tâm. Các chính sách của địa
phương trong việc hỗ trợ phát triển làng nghề về vốn, về công nghệ, đào tạo, hoạt
động xúc tiến thương mại... còn chưa thực sự được chú trọng. Để hoạt động của
các hộ dân làng nghề chè ổn định, phát huy vai trò là động lực hỗ trợ phát triển
kinh tế hộ nông dân, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ trồng chè trên
địa bàn, phát triển làng nghề nói chung và làng nghề chè nói riêng… Vì vậy,
“Phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” đã được chọn
làm đề tài luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến làng
nghề chè, về phát triển làng nghề chè;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chè ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;
- Phân tích một số hạn chế đối với phát triển làng nghề chè huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề
chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề có liên quan đến làng nghề chè và
phát triển làng nghề chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đối

tượng điều tra khảo sát là làng nghề chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của làng nghề
chè về kinh tế, xã hội, mơi trường. Trong đó, chú ý nghiên cứu hiệu quả kinh
tế của các hộ dân tham gia làng nghề chè và sự liên kết giữa các hộ dân trong
làng nghề chè. Từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề chè
huyện Đồng Hỷ.


4
Về không gian: Nghiên cứu các làng nghề chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề chè của huyện
Đồng Hỷ trong giai đoạn 2017-2019.
Số liệu sơ cấp được tác giả khảo sát năm 2019, từ đó đề xuất giải pháp
phát triển làng nghề chè cho giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
4.1. Những đóng góp mới
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận
về phát triển kinh tế làng nghề chè, làm cơ sở quan trọng cho xây dựng các
chính sách phát triển làng nghề chè.
4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng
phát triển kinh tế làng nghề chè trên địa huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên dựa
trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
Là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm nhiên cứu khoa học về
vấn đề kinh tế làng nghề.
4.3. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài có thể góp phần khắc phục những vấn đề bất cập mà các làng nghề
chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang phải đối mặt. Đồng thời có thể đưa ra
các định hướng, giải pháp thiết thực giúp người lao động, các hộ sản xuất trong

làng nghề chè phát triển có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các
ban ngành ở huyện Đồng Hỷ và các địa phương khác có điều kiện tương tự như
huyện Đồng Hỷ có thể tham khảo, vận dụng để phát huy những tiềm năng thế
mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển kinh tế làng nghề
chè ngày càng hiệu quả.


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan
1.1.1.1. Làng nghề
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), cho rằng “Làng nghề là
một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bm, phum, sóc hoặc các
điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề
nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. (theo
/>Qua khái niệm về làng nghề ta thấy rằng quan niệm về làng nghề dần có
sự thay đổi, các khái niệm ban đầu về làng nghề cịn sơ khai bị bó hẹp trong
phạm vi địa lý là “làng” chỉ tập hợp các nhóm hộ nơng dân sống ở một làng
tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình là thủ cơng truyền thống và
có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng. Cùng với quá
trình phát triển quan niệm về làng nghề đã có sự tách biệt “làng” và “nghề”,
trong các làng nghề khơng chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ cơng, mà đã có
những cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất… Các khái niệm trên
có thể được coi là cơ sở pháp lý để các cấp quản lý ban hành các chính sách
cơng nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.
1.1.1.2. Làng nghề chè, làng nghề chè truyền thống
Quá trình sản xuất, chế biến chè (hay còn gọi trà) gắn với hoạt động sản

xuất nông nghiệp, hoạt động nghề là công đoạn nối tiếp của hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Người trồng chè đồng thời là người sản xuất và chế biến chè (làm
nghề). Do vậy, khơng có sự tách biệt giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và
hoạt động nghề. Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về làng nghề, tiêu chí cơng
nhận làng nghề, và đặc điểm làng nghề chè, tác giả cho rằng:


6
Làng nghề chè: là một làng (xóm) hoặc các điểm dân cư tương tự trên
địa bàn một xã, thị trấn với đặc trưng đa số cư dân trong làng cùng thực hiện
một hoạt động nghề sản xuất và chế biến sản phẩm chè đáp ứng các điều kiện:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ hoặc số lao động tham gia vào sản xuất và kinh
doanh sản phẩm chè; Hoạt động sản xuất kinh doanh chè ổn định tối thiểu 2
năm; Và chấp hành các chính sách của chính quyền địa phương (theo Thông tư
116/TT-BNN&PTNT).
Làng nghề chè truyền thống: Là làng nghề chè được tồn tại và phát triển
lâu đời trong lịch sử, là nơi có nhiều hộ tham gia hoạt động nghề chè lâu đời
với một hoặc nhiều các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, giữa họ có sự liên
kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nghề. Như vậy, để làng
nghề chè được cơng nhận là làng nghề truyền thống thì làng nghề chè phải tồn
tại và phát triển lâu đời. Nghề chè được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác,
bên cạnh đó các giá trị truyền thống như các lễ hội, các văn hóa chè phải được
bảo tồn và phát huy.
1.1.1.3. Phát triển
Theo tác giả Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Yến và cs (2016): Phát triển kinh tế
là sự gia tăng về số lượng và sự thay đổi về chất lượng của đời sống kinh tế - xã hội.
Phát triển kinh tế và sự tăng lên về cơ sở vật chất và sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc.
Trong nghiên cứu về kinh tế, khái niệm phát triển thường được gắn với

khái niệm phát triển kinh tế. Trong đó, “Phát triển kinh tế là một q trình tăng
tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Phát triển kinh
tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng, sự tiến
bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội”. Như vậy, nội dung của phát triển
kinh tế gồm: tăng trưởng kinh tế, và những thay đổi về cơ cấu kinh tế và cuộc
sống con người cả về lượng lẫn về chất.


7
1.1.2. Tiêu chí cơng nhận làng nghề chè, đặc điểm và vai trị phát triển làng
nghề chè
1.1.2.1. Tiêu chí cơng nhận làng nghề chè
a) Tiêu chí cơng nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Như vậy, để làng nghề chè được công nhận là làng nghề truyền thống thì
làng nghề chè phải tồn tại và phát triển lâu đời. Nghề chè được truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác, bên cạnh đó các giá trị truyền thống như các lễ hội, các
văn hóa chè phải được bảo tồn và phát huy.
b) Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

c) Tiêu chí cơng nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định tại Thông tư này.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí cơng nhận làng
nghề tại điểm 2, mục I, Phần II nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được
công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được cơng nhận là làng
nghề truyền thống.


8
1.1.2.2. Đặc điểm của làng nghề chè
Làng nghề chè hiện nay còn khá mới mẻ trong danh mục các làng nghề
Việt. Do quan điểm của nhiều người sản xuất và chế biến chè là hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP quy định về
ngành nghề nông thơn và Thơng tư 116/TT-BNN&PTNT về tiêu chuẩn làng
nghề thì hoạt động sản xuất và chế biến chè là hoạt động ngành nghề nông thôn
(sản xuất và chế biến nông sản) - là hoạt động nghề.
Đặc điểm làng nghề chè nhìn chung cũng mang dáng dấp đặc điểm làng
nghề Việt Nam và có một số đặc điểm riêng của sản phẩm chè như sau:
- Điều kiện sản xuất kinh doanh có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nơng
nghiệp và nông thôn. Làng nghề chè bắt nguồn từ các vùng trồng chè và gắn
liền với hoạt động sản xuất và chế biến chè. Tại các làng nghề chè, sản xuất
nông nghiệp và sản xuất nghề đan xen lẫn nhau, các hộ không chỉ sản xuất và
chế biến chè đồng thời làm công việc đồng áng, trồng trọt: trồng lúa nước, trồng
rau; làm lâm nghiệp: trồng rừng; hay chăn nuôi: nuôi lợn, ni bị, ni gà,...
Ngồi thời gian làm nghề nhiều gia đình làm thêm nhiều việc để tăng thu nhập:
nghề thợ mộc, thợ nề hoặc thợ sơn,…
- Đặc điểm về lao động: Lao động làng nghề chè có đặc điểm chung của
lao động làng nghề Việt Nam như: lao động thủ công, hầu hết là lao động địa
phương, thu hút được nhiều lao động tham gia nghề và hao phí lao động sống

chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm, đào tạo nghề thường người thợ
phải vừa học, vừa làm và học nghề theo hình thức “cha truyền con nối”,... Tuy
nhiên, lao động nghề chè có đặc điểm riêng biệt là lao động chủ yếu là lao động
nữ. Do phần lớn quan điểm của người dân, các công đoạn làm chè từ làm cỏ, hái
chè, sao sấy chè địi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, khóe léo phù hợp với nữ giới, nam giới
chủ yếu làm những công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm như phun thuốc trừ sâu, đốt
lò. Đặc điểm sản xuất chè chủ yếu vẫn theo mùa vụ, vào vụ chính để đảm bảo chất
lượng chè khi thu hái đúng đợt một số hộ vẫn thuê lao động, có thể lao động trong


9
làng hoặc lao động tại vùng lân cận, phần lớn là đổi cơng giữa các hộ gia đình
trong cùng một làng với nhau. Đây là điểm khác biệt giữa lao động làng nghề chè
và lao động tại các làng nghề khác.
- Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu của làng nghề chè là chè búp
tươi. Đặc điểm của chè búp tươi thu hái xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt
khơng nén chặt, khơng đựng trong bao kín, khơng để héo và chậm nhất không
quá 4 giờ phải đưa đến cơ sở chế biến. Do vậy, sản phẩm của làng nghề chè là
những nguyên liệu tại chỗ, nguồn nguyên liệu này phần lớn là do các hộ nghề
tự sản xuất ra. Trong khi, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, quy trình chăm sóc
vườn chè mỗi vùng, mỗi hộ lại khơng giống nhau. Vì vậy, chất lượng nguồn
ngun liệu khơng đồng đều giữa các hộ.
- Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm làng nghề chè (trà) mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, chủ yếu phục vụ nhu cầu ẩm thực truyền thống. Sản phẩm
nghề chè là sự kết tinh nghệ thuật chế biến của các nghệ nhân nghề, tạo nên giá
trị chất lượng sản phẩm riêng biệt của mỗi hộ nghề, mỗi làng nghề. Do vậy,
mỗi hộ nghề, mỗi làng nghề chè có hương vị đặc trưng khác nhau mà những
người thưởng thức “sành” sẽ cảm nhận được. Sản phẩm nghề chè là sản phẩm
hàng hóa có giá trị kinh tế cao, được mua bán, trao đổi với sản lượng lớn trên
thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước,

cũng như cho người dân ở các làng nghề.
- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm chè tại các làng
nghề là sản phẩm chè xanh đặc sản, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước
thông qua thương lái hoặc bán tại các chợ truyền thống tại địa phương và
một phần cho xuất khẩu thông qua doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè
hoặc HTX chè. Giá cả sản phẩm chè lên xuống theo vụ, chính vụ được mùa
thì mất giá và khơng chính vụ thì giá bán cao hơn. Do vậy, giá cả và thị
trường sản phẩm chè thường không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ và phụ
thuộc vào tư thương.


10
- Đặc điểm về hình thức tổ chức kinh doanh: Hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh trong các làng nghề chè phần lớn là hộ gia đình, ngồi ra các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác như: Tổ hợp tác (THT), HTX nghề, và
các loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè đóng trên địa
bàn. Các hình thức này cùng tồn tại và có tác động hỗ trợ nhau trong điều kiện
mới của nền kinh tế thị trường.
- Đặc điểm về công nghệ: Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nghề, nhiều hộ dân trong các làng nghề
chè đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào một số công đoạn làm chè như: máy sao chè
cải tiến, máy sao gas, máy ủ hương, máy hút chân không,... kết hợp với kỹ thuật thủ
công. Sự kết hợp này đã đem lại ưu thế đặc biệt quan trọng: tạo ra năng suất lao động
cao hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đồng thời làm giảm
nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm cho người lao động,…
1.1.2.3. Vai trò phát triển làng nghề chè truyền thống
Thứ nhất, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thơn.
Phát triển làng nghề chè có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo việc làm, nâng cao
thu nhập cho các hộ nghề và thu hút nhiều lao động từ các các vùng lân cận. làng
nghề chè phát triển kéo theo dịch vụ trong làng nghề phát triển: dịch vụ cung cấp các

yếu tố đầu vào cho sản xuất nghề, dịch vụ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ăn uống,...
tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập ở khu vực nông
thôn. Như vậy, làng nghề chè không chỉ tạo việc làm cho người dân trong làng nghề
mà còn thu hút được nhiều lao động ở các địa phương khác, nhiều ngành khác. Nhờ
đó, địa phương đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, góp phần bố
trí lao động theo hướng cơng nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, làng nghề chè
phát triển kéo theo các hình thức liên kết kinh tế trong làng nghề (HTX, doanh
nghiệp) làm cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa thị trường
trong nước với thị trường quốc tế. Từ đó, gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm chè cho các làng nghề chè.


11
Thứ ba, gia tăng các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản phẩm tại địa
phương. Phát triển làng nghề sẽ giúp các hộ dân trong làng nghề liên kết với
nhau hình thành nên các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng sản phẩm thông qua
liên kết ngang giữa các hộ dân trong làng thông qua THT, HTX, liên kết dọc
giữa HTX với doanh nghiệp. Đây là tiền đề để các hộ nghề nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.
Thứ tư, phát triển làng nghề chè đã thu hút mạnh mẽ nguồn vốn dư thừa
trong dân. Phần lớn các hộ dân làng nghề có quy mơ sản xuất nhỏ, vốn ít, cơng
cụ sản xuất là cơng cụ thủ cơng và bán thủ cơng, nên khơng địi hỏi số vốn đầu
tư lớn. Vì vậy, các hộ trong làng nghề có thể tận dụng nguồn vốn tự có hoặc
vay mượn từ anh em họ hàng hoặc người quen. Bên cạnh đó, sản xuất chè theo
mùa vụ (trung bình 8 vụ chè/ năm), các vụ chè gối tiếp nhau. Do vậy, vốn dùng
cho sản xuất kinh doanh có thể quay vịng nhanh. Đây chính là lợi thế của các
hộ dân làng nghề chè có thể huy động được.
Thứ năm, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Những năm gần đây, nhận thức rõ vai trị của khoa học cơng nghệ

trong việc nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm chè. Người dân trong
các làng nghề chè đã chủ động tìm hiểu về cơng nghệ và đầu tư máy móc thiết
bị cho sản xuất và chế biến chè. Đồng thời được sự quan tâm của các cấp, ngành
đã đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến chè, nhiều chương trình hỗ
trợ máy móc thiết bị được thực hiện thơng qua các tổ chức và các Sở ban ngành.
Máy móc thiết bị được hỗ trợ gồm: tôn sao chè bằng inox có ống khói; máy vị
chè và máy hút chân khơng,… Do vậy, hầu hết các công đoạn làm chè của
người dân đã được hỗ trợ bằng máy móc, thiết bị phù hợp với khả năng và điều
kiện sản xuất hộ gia đình. Việc áp dụng thiết bị hiện đại vào sản xuất và chế
biến chè, làm giảm nhân công cho hộ nghề, sản phẩm sạch hơn, bao bì bắt mắt,
bảo quản an tồn, nâng cao lịng tin ở người tiêu dùng.


12
1.1.3. Một số nội dung chủ yếu của phát triển làng nghề chè
1.1.3.1. Phát triển kinh tế làng nghề chè
- Phát triển sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề chè, được thể hiện
qua sự gia tăng số lượng làng nghề chè đảm bảo đủ tiêu chuẩn là làng nghề theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm
chè, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè.
Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè bao gồm: các hộ
ngành nghề; các Tổ hợp tác sản xuất; Hợp tác xã và các doanh nghiệp. Các hình
thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa kinh tế nơng thơn, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong các làng nghề chè. Phát triển các
hình thức tổ chức kinh doanh là đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh,
tăng thêm số lượng các HTX và các doanh nghiệp; đồng thời nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các hộ ngành nghề chè, các HTX và doanh nghiệp.
- Phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh tại các làng

nghề chè. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của liên doanh, liên kết
là cần thiết hơn bao giờ hết, giúp hạn chế tính nhỏ lẻ, manh mún trong sản xuất theo
truyền thống của các hộ dân làng nghề. Hiện nay, có 2 hình thức liên kết chủ yếu:
liên kết ngang giữa các hộ dân trong các làng nghề hình thành các HTX và liên kết
dọc giữa HTX và doanh nghiệp đang phát triển phổ biến ở các làng nghề. Phát triển
các hình thức liên kết trong các làng nghề chè nhằm giúp các hộ nghề mở rộng sản
xuất và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu làng nghề chè. Cơ cấu lao động theo
hướng chuyển dần từ lao động thủ công lạc hậu sang lao động cơng nghiệp và
dịch vụ; gia tăng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghề; ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm nghề, hình thành những khu vực
sản xuất kinh doanh ngành nghề chuyên môn hóa, tạo ra năng suất lao động cao
hơn và sản phẩm đa dạng hơn.


13
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước: ổn định thị trường cung cấp
các yếu tố đầu vào cho sản xuất của làng nghề chè và phát triển thị trường đầu
ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) cho sản phẩm chè. Thông qua việc phát triển
thương hiệu sản phẩm chè và phát triển du lịch làng nghề sẽ là tiền đề quan
trọng trong việc nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường
xuất khẩu cho sản phẩm chè.
- Tác động của phát triển kinh tế địa phương: gia tăng giá trị xuất khẩu
của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn;
phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
1.1.3.2. Phát triển xã hội làng nghề chè
- Thứ nhất, giảm nghèo cho các hộ dân làng nghề: Nghèo là một hiện
tượng xã hội phổ biến trong các làng nghề chè hiện nay, đặc biệt là vùng núi.
Giảm nghèo là một mục tiêu xã hội quan trọng hàng đầu ở mỗi vùng chè. Đó
là kết quả của quá tình phát triển kinh tế trong các làng nghề chè cũng như kết

quả thực hiện các chính sách giảm nghèo của Chính phủ tại các địa phương.
- Thứ hai, tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn: Phát triển
làng nghề chè kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan như:
công nghiệp chế biến chè, cơng nghiệp chế tạo máy móc, dụng cụ cho sản
xuất chè, dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè, phát triển dịch
vụ du lịch làng nghề. Nhờ đó, nhiều việc làm mới trong lĩnh vực phi nông
nghiệp được tạo ra nhằm giải quyết công ăn việc làm và ổn định cuộc sống
cho người dân nông thơn.
- Thứ ba, nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho lao động nơng thơn: Nâng
cao dân trí được thực hiện thông qua phát triển giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp, cung cấp các thơng tin văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật
cho người dân. Với trình độ dân trí cao hơn, người dân có thể có những quyết
định đúng đắn hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong tham gia phát
triển cộng đồng. Ngoài ra, phát triển làng nghề chè về xã hội đảm bảo các hộ
dân được đào tạo nghề thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn nhằm
nâng cao kiến thức và kỹ năng về sản xuất nghề chè tại các làng nghề.


14
- Thứ tư, phát triển làng nghề phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa
trong các làng nghề chè: Hoạt động nghề chè cũng như các hoạt động nghề
khác của làng nghề Việt, nó chính là sự kết tinh của lao động vật chất và lao
động tinh thần, các sản phẩm nghề được tạo ra từ bàn tay của các thợ nghề,
hay nghệ nhân nghề. Do vậy, cần phải gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc thơng qua việc duy trì và phát triển các lễ hội văn hóa chè, và tơn
vinh nghệ nhân nghề.
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề chè
1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên (yếu tố vùng miền)
Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những
nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các

làng nghề chè nói riêng. Tuy nhiên, do đặc trưng về điều kiện tự nhiên mỗi
vùng miền, dẫn đến chất lượng và sản lượng chè ở mỗi vùng là khác nhau. Đây
chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển làng nghề chè. Bên cạnh đó, vị
trí địa lý thuận lợi về giao thơng, điện, nước, viễn thông,... cũng sẽ tạo cho sự
giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường,… tạo
điều kiện cho các làng nghề phát triển.
1.1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Độ tuổi lao động và trình độ của người lao động trong làng nghề chè có
vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế làng nghề. Nếu độ tuổi quyết định
đến sức lao động, thì trình độ của người lao động quyết định nhiều đến ứng
dụng khoa học vào sản xuất và phát triển kinh tế làng nghề. Ngồi độ tuổi và
trình độ của người lao động thì thể chế chính sách của nhà nước cũng là một
yếu tốt quan trọng không kém. Sự phát triển làng nghề một cách tự phát, khơng
có tổ chức, quản lý của Nhà nước thì gây ơ nhiễm, tàn phá môi trường, gây
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, văn hố, xã hội và mơi trường. Khơng có sự
quản lý của Nhà nước, làng nghề tự do cạnh tranh, chẳng những khơng phát
triển mà cịn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được năng lực cạnh tranh


15
của làng nghề với thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước không tổ chức,
không quản lý phát triển của làng nghề sẽ khơng thu được thuế, khơng có điều
kiện để phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ chế chính sách phù hợp với thực tế sẽ thúc
đẩy làng nghề phát triển và ngược lại cơ chế chính sách đi ngược lại với lợi
ích nhân dân sẽ kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Cơ chế là chủ trương,
định hướng của Đảng, gắn liền với ý chí chủ quan của con người. Chủ trương,
định hướng được xác định trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn mới tạo ra
cơ chế khách quan, phù hợp quy luật và tác động tích cực đến làng nghề và
ngược lại.
1.1.4.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn lao động được thể hiện qua trình độ học vấn của chủ
hộ, kinh nghiệm làm nghề của hộ, khả năng ứng dụng khoa học cơng nghệ vào
trong sản xuất, khả năng tìm kiếm thị trường... Tuy nhiên, lao động nghề chủ
yếu là lao động thủ công không qua đào tạo, phần lớn là lao động nữ, dẫn đến
khó khăn trong cơng tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
1.1.4.4. Quy mô đầu tư nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất nghề là chè búp tươi. Do vậy, chi phí
nguyên liệu sẽ bao gồm tồn bộ các chi phí: giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, chi phí điện, nước tưới cho chè,... tính đến khi thu hái sản phẩm chè
búp tươi để đưa vào sao sấy. Mỗi vùng chè, mỗi hộ chè đầu tư chi phí cho vườn
chè khác nhau, dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu chè cũng khác nhau.
Thơng thường, những hộ nghề có quy mơ vườn chè lớn thì chi phí ngun liệu
cho sản xuất chè cũng lớn.
1.1.4.5. Công cụ, phương tiện sản xuất
Tư liệu sản xuất tại (công cụ sản xuất) các làng nghề chè bao gồm: cuốc,
xẻng, máy bơm nước, bình phun thuốc trừ sâu, máy sao chè,... Các yếu tố này đảm
bảo cho quá trình sản xuất của làng nghề diễn ra liên tục, và đảm bảo cho làng
nghề có điều kiện đầu tư, phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.


16
1.1.4.6. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè
Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè gồm hộ
ngành nghề, HTX và các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, hình thức sản xuất
kinh doanh phổ biến là hộ ngành nghề. Chính hình thức hộ ngành nghề nhỏ lẻ
đã làm cho sự phát triển sản phẩm chè không đồng đều về sản lượng và chất
lượng. Kết quả là trong cùng một làng, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến thị
trường đầu ra không ổn định. Sự xuất hiện và phát triển HTX, doanh nghiệp đã
góp phần thúc đẩy áp dụng công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm chè
chất lượng cao, gia tăng sản lượng và các hình thức này đã có vai trị quan trọng

trong q trình tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu sản phẩm chè nói
chung và cho các làng nghề chè nói riêng và là đầu mối tiêu thụ chính sản phẩm
nghề cho các hộ dân làng nghề.
1.1.4.7. Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề
Tại các làng nghề chè hiện nay các hộ, HTX, các doanh nghiệp tham gia
sản xuất sản phẩm chè hoạt động độc lập và manh mún, giữa họ chưa có sự liên
kết chặt chẽ. Cần khuyến khích các hình thức liên kết trong các làng nghề: liên
kết ngang, liên kết dọc và liên kết với các cơ quan, tổ chức quản lý nhằm hỗ trợ
để ổn định các yếu tố đầu vào cho các hộ dân làng nghề với chất lượng và giá
cả hợp lý, mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề. Những quan hệ liên
kết quan trọng cần được tập trung đẩy mạnh là liên kết giữa giữa doanh nghiệp
chè với các nhà phân phối, liên kết HTX với hộ dân làng nghề, liên kết giữa
HTX với doanh nghiệp. Nội dung liên kết bao gồm: liên kết về tài chính đầu tư
mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, tăng vốn lưu
động, liên kết trong phân phối và xuất khẩu, để mở rộng thị trường hoặc để có
thể đáp ứng được những đơn hàng có số lượng lớn.
1.1.4.8. Quy mô vốn
Quy mô vốn tại các làng nghề chè thường không lớn, sản xuất theo
thời vụ nên thường tận dụng lượng tiền nhàn rỗi trong dân (vốn tự có) hoặc


17
các hộ có thể tự huy động từ anh em, họ hàng,... hay nguồn vốn tín dụng
chính thức từ các quỹ tín dụng, các ngân hàng thương mại,… Đối với nguồn
vốn tín dụng, các hộ có thể vay nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn
cho vay ít, thời gian vay ngắn nên thực tế của nguồn vốn này thấp so với
nhu cầu của các hộ dân làng nghề. Chính những khó khăn như quy mơ vốn
nhỏ lẻ, tỷ lệ vốn chủ yếu là vốn tự có, những khó khăn khi vay vốn ảnh
hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm
nghề.

1.1.4.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chè hiện nay chủ yếu cho các
thương lái tại làng nghề, tiêu thu tại các chợ truyền thống, các cửa hàng đại lý,…
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu của làng nghề
chè đang được mở rộng. Sản phẩm xuất khẩu của làng nghề là chè xanh và chè
xanh đặc sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua các doanh nghiệp xuất
khẩu, và một số HTX. Thông qua xuất khẩu, giá trị sản phẩm chè tăng lên.
1.1.4.10. Môi trường tại các làng nghề chè
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đang được các cấp
các ngành đặc biệt quan tâm. Đối với làng nghề chè, ô nhiễm chủ yếu do khí
thải từ các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất.
Đặc biệt, nếu hộ dân trong làng nghề chè bón phân, và dùng các loại thuốc
trừ sâu quá liều lượng và khơng theo quy định thì sẽ dẫn đến ơ nhiễm môi
trường và tăng lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong chè, làm ảnh hưởng
tới chất lượng chè của hộ, ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong
hộ chè. Do vậy, để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm
chè, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chè, các hộ cần phải chăm
sóc, chế biến chè theo quy trình sản xuất chè an toàn (VietGAP, Global
GAP,...).


18
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số Tỉnh
1.2.1.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Phú Thọ
Hiện nay, trên địa bàn Phú Thọ có 75 làng nghề được UBND tỉnh cơng
nhận, nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và uy tín với người
tiêu dùng.
Trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hiện nay, làng nghề mộc
Việt Tiến, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao vẫn quyết tâm giữ vững nghề của mình. Với

hơn 60 hộ, mỗi năm làng nghề xuất bán ra thị trường gần 5.000 sản phẩm như bàn
ghế, giường, tủ, đồ thờ. Trải qua quá trình phát triển, làng nghề dần đổi mới kỹ
thuật, cải tiến mẫu mã, sử dụng máy móc nên q trình làm nghề đỡ vất vả hơn. Từ
khi đưa vào sử dụng các thiết bị hiện đại như máy bào liên hợp, máy đục lỗ, máy
đục vi tính..., sản phẩm làm ra có độ chính xác cao tới từng chi tiết nhỏ. Trước đây,
đa phần đều làm thủ công, từ năm 2010, người dân đã bắt đầu tiếp cận các loại máy
hiện đại giúp sản phẩm tinh tế, sắc nét hơn mà còn bảo vệ môi trường. Công suất,
sản lượng và thời gian hồn thành cơng việc được đảm bảo. Tuy nhiên, việc đổi
mới cách thức sản xuất đòi hỏi phải thời gian dài, vốn đầu tư lớn, máy càng hiện
đại, sản phẩm càng đẹp mắt. Nhiều sản phẩm có giá trị cao đến hàng trăm triệu
đồng. Song song với duy trì nghề mộc dân dụng, những năm gần đây, xu hướng
làm nhà cổ đang quay trở lại, tạo điều kiện thuận lợi để làng nghề phát triển, góp
phần tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Năm 2018, doanh
thu từ làng nghề đạt trên 70 tỷ đồng".
Nếu ở xã Tứ Xã, người dân làng nghề đổi mới bằng việc đưa máy móc,
cơng nghệ vào sản xuất thì người dân ở làng nghề chế biến chè Đá Hen, xã
Đồng Lương, huyện Cẩm Khê lại trọn một hướng đi mới chuyển từ chế biến
chè khô sang sản xuất chè xanh an toàn đề nâng cao thu nhập. Trước đây, người
dân trồng chè theo cách truyền thống, dựa vào kinh nghiệm, ít chú trọng quy
trình, kỹ thuật nên chỉ dừng lại ở sản xuất và bán chè thô. Sau khi tham gia các


×