Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 223 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ QUỲNH NAM

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ QUỲNH NAM

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 62.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN CHÍ THIỆN

THÁI NGUYÊN - 2017


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt
động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Quỳnh Nam


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các thầy cô giáo
Khoa Quản lý - Luật kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Chí Thiện đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học
nhiệt thành và nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án

Vũ Quỳnh Nam


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................. vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Bố cục của Luận án ............................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề ......................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề ............................................................ 6
1.1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề ............................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề ......................................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề .......................................................... 11
1.2.3. Nghiên cứu về môi trường trong làng nghề .................................................. 12
1.2.4. Nghiên cứu về thể chế làng nghề ................................................................. 12
1.2.5. Các nghiêu cứu liên quan về ngành chè ....................................................... 13


iv
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG........................................................ 15
2.1. Lý luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững............................... 15
2.1.1. Phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững ............................................. 15
2.1.2. Đặc điểm và vai trò phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững .............. 23

2.1.3. Nội dung phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững .............................. 28
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển LN từ một số quốc gia ............................................ 38
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành chè từ một số quốc gia trên thế giới .............. 41
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững
cho tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................ 44
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 47
3.1. Phương pháp tiếp cận...................................................................................... 47
3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia ............................................................................... 47
3.1.2. Tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ................................... 47
3.1.3. Tiếp cận hệ thống ........................................................................................ 47
3.1.4. Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành chè ........................................................... 47
3.1.5. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường..................................... 48
3.2. Thiết kế nghiên cứu và khung phân tích .......................................................... 49
3.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 51
3.3.1. Thông tin thứ cấp ......................................................................................... 51
3.3.2. Thông tin sơ cấp .......................................................................................... 51
3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................................. 54
3.4.1. Tổng hợp thông tin ...................................................................................... 54
3.4.2. Phân tích thông tin ....................................................................................... 54
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 62
3.5.1. Các chỉ tiêu về kinh tế.................................................................................. 62
3.5.2. Các chỉ tiêu xã hội ....................................................................................... 63
3.5.3. Các chỉ tiêu môi trường ............................................................................... 63


v
Chương 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ..................... 64
4.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 64
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 64

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 65
4.2. Tổ chức quản lý làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên ........................................... 68
4.2.1. Quá trình hình thành làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên .............................. 68
4.2.2. Bộ máy tổ chức quản lý làng nghề ............................................................... 69
4.2.3. Phân công, phân cấp quản lý làng nghề ........................................................ 71
4.2.4. Thể chế phát triển làng nghề ........................................................................ 74
4.3. Phân tích tình hình phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên theo
hướng bền vững..................................................................................................... 77
4.3.1. Phát triển về kinh tế ..................................................................................... 77
4.3.2. Phát triển về xã hội .................................................................................... 104
4.3.3. Thực trạng về môi trường trong làng nghề chè ........................................... 109
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng
bền vững.............................................................................................................. 114
4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SXKD của hộ dân trong LN chè........... 114
4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng liên kết trong sản xuất kinh doanh
của các hộ dân trong làng nghề chè...................................................................... 117
4.5. Đánh giá chung về phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
theo hướng bền vững ........................................................................................... 119
4.5.1. Những kết quả đạt được trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái nguyên
theo hướng bền vững ........................................................................................... 119
4.5.2. Những hạn chế trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo
hướng bền vững................................................................................................... 122
4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 124


vi
Chương 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ........................... 126
5.1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề ................................................ 126
5.2. Định hướng phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................................... 127
5.2.1. Định hướng phát triển về kinh tế ................................................................ 127
5.2.2. Định hướng phát triển về xã hội ................................................................. 128
5.2.3. Định hướng về bảo vệ môi trường.............................................................. 129
5.3. Xây dựng giải pháp thực hiện định hướng phát triển làng nghề chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững ........................................................ 129
5.4. Giải pháp phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững .. 131
5.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ......................................................................... 132
5.4.2. Giải pháp về xã hội .................................................................................... 139
5.4.3. Giải pháp về môi trường ............................................................................ 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 151
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 160


vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Các kí hiệu, từ viết tắt

Tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CDS

Ủy ban PTBV của Liên hợp quốc


CN - XD

Công nghiệp - Xây dựng

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSSX

Cơ sở sản xuất

DN

Doanh nghiệp

GRDP

Tổng sản phẩn trên địa bàn

HTX

Hợp tác xã



Lao động

LN


Làng nghề

MMTB

Máy móc thiết bị

PTBV

Phát triển bền vững

PTLN

Phát triển làng nghề



Quyết định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

THT

Tổ hợp tác

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TW

Trung ương


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1:

Các biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas .......... 57

Bảng 3.2:

Các biến sử dụng trong mô hình hàm Binary Logistic ........................ 61

Bảng 4.1.

Số lượng LN chè tỉnh Thái Nguyên đã được công nhận phân bố
theo huyện, thị xã, thành phố tính hết năm 2015 ................................. 78

Bảng 4.2.

Doanh thu bình quân của các hộ điều tra trong LN chè ....................... 80

Bảng 4.3.

Các hình thức tổ chức SXKD chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 .... 80


Bảng 4.4.

Thông tin cơ bản của hộ sản xuất chè trong LN chè ............................ 81

Bảng 4.5.

Thông tin cơ bản của hộ tham gia Tổ hợp tác chè trong LN chè
năm 2015 ............................................................................................ 83

Bảng 4.6.

Thông tin cơ bản về HTX chè tỉnh Thái Nguyên năm 2013-2015 ....... 84

Bảng 4.7.

Đánh giá của HTX chè về khó khăn trong sản xuất và kinh doanh ...... 85

Bảng 4.8.

Quy mô lao động làm nghề chè tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên
năm 2015 ............................................................................................ 91

Bảng 4.9.

Quy mô vốn SXKD của các hộ dân LN chè ........................................ 92

Bảng 4.10. Diện tích, số hộ sản xuất chè an toàn năm 2015 .............................. 94
Bảng 4.11. Máy móc thiết bị chủ yếu cho sản xuất và chế biến chè của các hộ
dân LN chè tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 96
Bảng 4.12. Xuất khẩu chè của LN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015... 101

Bảng 4.13. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên .. 106
Bảng 4.14. Số LN chè tham gia Festival chè ...................................................... 109
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân trong LN chè về ô nhiễm môi trường .......... 111
Bảng 4.16: Diện tích trồng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 ............ 111
Bảng 4.17. Diện tích tích cấp chứng nhận chè an toàn giai đoạn 2013 -2015 ...... 112
Bảng 4.18. Mô phỏng xác suất tham gia HTX của các hộ dân LN ...................... 117
Bảng 5.1.

Kết quả phân tích SWOT cho làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên ........ 129


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 49

Sơ đồ 3.2:

Khung phân tích về PTLN chè theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Nguyên .... 50

Sơ đồ 4.1:

Tổ chức quản lý làng nghề tỉnh Thái Nguyên ................................... 70

Sơ đồ 4.2:

Liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ tại các LN chè
Thái Nguyên..................................................................................... 89


Biểu đồ 4.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2011-2015 ................ 67
Biểu đồ 4.2: Diện tích trồng chè và số lượng LN chè được công nhận ở tỉnh
Thái Nguyên năm 2015 .................................................................... 78
Biểu đồ 4.3. Số lượng DN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 ................. 87
Biểu đồ 4.4: So sánh cơ cấu giống chè của tỉnh và cơ cấu giống chè của hộ
dân LN chè năm 2015 ...................................................................... 93
Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng diện tích chè được cấp chứng nhận chè an toàn ................ 113


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề chủ
yếu sản xuất thủ công với quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, tận dụng
mặt bằng sẵn có và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất. Do đó, làng nghề
là mô hình sản xuất phù hợp cho khu vực nông thôn. Các làng nghề gắn với sự phát
triển của ngành nghề nông thôn gồm các nghề thủ công như: gốm, mộc, dệt may,...
hoặc các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng,
chế biến nước mắm, chế biến chè,...
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chủng loại
ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Theo báo cáo về việc thực hiện
chính sách, pháp luật môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, có hơn 11 triệu lao
động làm việc trong các làng nghề chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông
thôn [59]. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất
trong làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét
đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên, làng nghề Việt hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn như:

Khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản
phẩm không cao, chất lượng tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm
khó khăn,... Để phát triển bền vững làng nghề cần có nhiều giải pháp về kinh tế, xã
hội, môi trường và thể chế.
Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đang có thế mạnh phát
triển công nghiệp nặng. Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề còn
chưa thực sự được quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 174 làng
nghề và làng có nghề. Số lượng làng nghề đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công
nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống là 163 làng nghề, với 11.720 hộ tham
gia, số lao động tham gia làm nghề 22.760 người (tính đến năm 2016) [20]. Làng
nghề Thái Nguyên với các ngành nghề chính như: chế biến chè, chế biến nông, lâm
sản, thực phẩm, thêu ren, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, trồng hoa, sinh vật


2
cảnh, trồng dâu nuôi tằm,... Trong đó, có 140 làng nghề là làng nghề chè chiếm
86,42%. Các làng nghề chè này đã hình thành nên các vùng làng nghề chè đặc sản
nổi tiếng tập trung như: Tân Cương (thành phố Thái Nguyên); Phúc Thuận (huyện
Phổ Yên); Trại Cài, Minh Lập, Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ); Khe Cốc, Tức Tranh
(huyện Phú Lương), La Bằng (huyện Đại Từ),...
Gần đây, UBND tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát
triển công nghiệp nông thôn và làng nghề như: Hỗ trợ kinh phí xây dựng cổng làng
cho mỗi làng nghề được công nhận, đào tạo nghề sản xuất chế biến chè, hỗ trợ máy
móc thiết bị cho sản xuất chế biến chè, tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu,…. Nhờ đó, tại các làng nghề đã có chuyển biến tích
cực, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc
xây dựng nông thôn mới.
Tuy có tiềm năng phát triển và đứng trước cơ hội thị trường to lớn nhưng
làng nghề chè vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đảm bảo phát triển bền vững như:
Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún; kết quả sản xuất - kinh doanh thấp;

lượng vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh không cao, khó khăn trong huy
động được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh; các hoạt động liên doanh liên kết
giữa các hộ dân làng nghề với các Tổ hợp tác, các Hợp tác xã, với doanh nghiệp, và
với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều,
khả năng cạnh tranh không cao,… Lực lượng lao động có trình độ văn hóa thấp.
Hầu hết các hộ nghề chè đang gặp khó khăn về đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn, năng
lực quản lý... Vì vậy quy mô sản xuất kinh doanh chè của hộ làng nghề bị bó hẹp,
sản xuất thủ công là chủ yếu, thị trường chưa mở rộng, sản phẩm làm ra chất lượng
chưa cao, chưa đa dạng mẫu mã sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa thực sự
được quan tâm. Các chính sách của địa phương trong việc hỗ trợ phát triển làng
nghề về vốn, về công nghệ, đào tạo, hoạt động xúc tiến thương mại,... còn chưa thực
sự được chú trọng. Để hoạt động của các hộ dân làng nghề chè ổn định, bền vững
phát huy vai trò là động lực hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân, tạo công ăn việc
làm và tăng thu nhập cho hộ trồng chè trên địa bàn, phát triển làng nghề nói chung và
làng nghề chè nói riêng của Tỉnh theo hướng bền vững đã và đang trở nên là vô cùng
cấp thiết. Vì vậy, “Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo
hướng bền vững” đã được chọn làm đề tài luận án.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên trong
thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển LN chè tại tỉnh Thái
Nguyên theo hướng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phát triển lý luận về phát triển LN chè theo hướng bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển LN chè ở tỉnh Thái
Nguyên dưới góc độ phát triển bền vững.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển LN chè theo hướng bền vững.

- Hoàn thiện và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển LN chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển LN chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của LN chè về
kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, chú ý nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hộ dân
tham gia làng nghề chè và sự liên kết giữa các hộ dân trong làng nghề chè. Từ đó đưa
ra các giải pháp chủ yếu phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
- Về không gian: Nghiên cứu các LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển LN chè của tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2011-2015, số liệu sơ cấp của năm 2015 được tác giả
khảo sát năm 2016, từ đó đề xuất giải pháp phát triển LN chè cho giai đoạn 2017 2022, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Đóng góp của luận án
(1) Kết quả nghiên cứu Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển lý
luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững, làm cơ sở quan trọng
cho xây dựng các chính sách phát triển làng nghề chè.


4
(2) Luận án xây dựng được khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
cho phát triển LN chè theo hướng bền vững.
(3) Luận án là nghiên cứu đầu tiên về phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái
Nguyên có kết hợp phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu
hiện đại, phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng.
(4) Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng
phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững, dựa
trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án sử dụng mô hình hồi quy

Cobb-Douglas để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển làng nghề chè, và
hàm hồi quy Binary Logistic để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới liên kết giữa
các hộ nghề trong sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm phát triển làng nghề chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong bối
cảnh mới.
5. Bố cục của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố
cục thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề chè theo hướng
bền vững
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên theo hướng bền vững
Chương 5: Giải pháp phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
theo hướng bền vững.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về LN trên thế giới. Nhìn
chung các nghiên cứu có thể chia thành các nhóm 4 nhóm nghiên cứu. Nhóm
nghiên cứu về phát triển kinh tế LN, nhóm nghiên cứu về xã hội trong LN, nhóm
nghiên cứu về môi trường LN, nhóm nghiên cứu về chính sách LN.
1.1.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề
Taylor và Adelman (2006) [90], đã xây dựng mô hình khung lý thuyết về
kinh tế làng xã. Nhóm tác giả đã khẳng định rằng, kinh tế hộ trong LN chịu ảnh

hưởng bởi các yếu tố: nguồn lực, sự đa dạng của sản xuất, yếu tố thương mại, thể
chế chính sách và đặc trưng của vùng đó. Tầm quan trọng của mối liên hệ giữa LN
đối với môi trường bên ngoài đã được nhấn mạnh. Nghiên cứu đưa ra mô hình cân
bằng tổng thể (CGE-computable general-equilibrium) để nghiên cứu ảnh hưởng của
yếu tố chính sách, thay đổi của thị trường và các yếu tố tự nhiên đến kinh tế nông
thôn. Đồng thời, hàm sản xuất Cobb-Douglas đã được sử dụng để phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố: lao động gia đình, lao động thuê ngoài, vốn vật chất, và đất
đai đến tỷ lệ giá trị gia tăng thu nhập phi nông nghiệp của các hộ trong làng. Kết
quả của các mô hình này được dùng để so sánh kết quả hoạt động sản xuất của các
làng xã ở một số quốc gia trên thế giới: Ấn Độ, Mexico, Indonesia… Tuy nhiên,
nghiên cứu chưa phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị gia tăng của
hộ như: thị trường, giá cả, cơ sở hạ tầng,....
Ardhala và cs (2016) [71], sử dụng phương pháp nhân tích nhân tố khám phá
để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển của ngành công nghiệp sản
xuất giày dép tại LN kết hợp với phát triển du lịch ở thành phố Mojokerto của
Indonesia. Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển
LN giày dép kết hợp với du lịch gồm: Yêu cầu cơ bản của ngành công nghiệp (lao
động, kỹ năng, vốn, công nghệ, chính sách của chính phủ, đào tạo, mạng lưới điện,
mạng lưới thông tin liên lạc); thu hút khách du lịch (lượng khách tham quan, sự
hiếu kỳ, yếu tố tự nhiên trong LN); khả năng tiếp cận và thông tin (liên kết giao


6
thông, sự thuận lợi của đường giao thông trong làng, khoảng cách đến trung tâm
thành phố, lượng người đến LN); sự phát triển của sản phẩm (sản phẩm mới và giá
trị sản phẩm). Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định
các yếu tố ảnh hưởng, chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố
tới phát triển LN kết hợp với du lịch.
1.1.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề
G. Michon và F. Mary (1994) [85], nghiên cứu phát triển du lịch của làng

nghề truyền thống (LNTT) và các thay đổi hình mẫu tại khu vực Bogor, Indonesia,
nhóm tác giả nghiên cứu nội dung chuyển đổi khu vườn LNTT và chiến lược kinh
tế mới của các hộ gia đình nông thôn gắn với phát triển du lịch sinh thái kết hợp với
khu vườn LNTT. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cảnh
quan thiên nhiên của LNTT ở vùng nông thôn Indonesia sẽ là cơ hội để khu vực này
phát triển du lịch sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện thu nhập
và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Indonesia. Tuy nhiên, nghiên cứu
này chỉ phù hợp với các LN có điều kiện về cảnh quan thiên nhiên và dễ dàng
chuyển đổi sang mô hình du lịch sinh thái.
Erick Cohen (1995) [74], trong nghiên cứu về PTLN thủ công của Thái Lan
đã đúc kết 2 mô hình du lịch LNPT mạnh ở Thái Lan là chuỗi phố nghề sản xuất
hàng thủ công và chuỗi các phố nghề sản xuất hàng thủ công kết hợp với du lịch.
Nghiên cứu khẳng định phát triển du lịch LN không chỉ giúp quảng bá sản phẩm
nghề mà còn là tiền đề giúp gia tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm thủ
công. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp với LN thủ công truyền thống.
Hashemi và cs (2017) [79], xây dựng qui trình PTBV nông thôn thông qua
một số chỉ tiêu PTBV LN, bài học từ làng Hajij, Iran. Đồng thời, sử dụng thang đo
Likert với giá trị từ 1 đến 5 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu
cầu xã hội và kinh tế địa phương tại làng Hajij với 20 biến được đề xuất. Thành công
của nghiên cứu là từ 20 biến được đề xuất, tác giả đã nhóm các biến thành 4 nhóm
theo điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức trong việc phát triển du lịch tại làng
Hajij ở Iran thông qua mô hình SRDI - The Sustainable Rural Development Index


7
(Mô hình SRDI được sử dụng đo lường định lượng trong phân tích SWOT). Hạn chế
của nghiên cứu, chưa lượng hóa được các yếu tố như: trình độ học vấn, thu nhập,
tổng giá trị tài sản,... đến phát triển nông thôn bền vững.
Naoto Suzuki (2007) [86], nghiên cứu thực trạng phát triển LN thủ công ở
các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu chỉ rõ những hạn chế của Chính phủ trong

việc đưa ra các hệ thống chính sách không rõ ràng, hạn chế trong hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực và các yếu tố sản xuất tại các LN, thiếu sự liên kết theo chiều ngang
và chiều dọc trong khu vực LN. Nghiên cứu đã phân tích vai trò của các nghệ nhân
nghề; xây dựng khung chính sách nhằm hỗ trợ phát triển LN. Đồng thời, đề xuất
chiến lược phát triển LN gồm: Tiếp tục phát triển thị trường trong nước; nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc tế trong các thị trường xuất khẩu; tạo điều kiện liên kết
kinh doanh với chuỗi giá trị toàn cầu; tự sản xuất hàng hóa thay thế cho nhập khẩu
các sản phẩm sử dụng hàng ngày; phân cấp và phát triển khu vực; cải thiện hệ thống
cung cấp nguyên liệu; xác định các nguyên vật liệu mới; liên kết các nhà sản xuất thủ
công ở khu vực nông thôn; bảo tồn nghề truyền thống; thiết lập hệ thống cung cấp
nguyên liệu hiệu quả; khuyến khích tham gia hợp tác xã thông qua hỗ trợ pháp lý;...
Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập đến yếu tố vốn xã hội trong các làng nghề.
Awgichew.Y (2010) [72], trong nghiên cứu về “chính sách và biện pháp
thực tế để quảng bá các LN ở Ethiopia”, tại hội thảo quốc tế về ứng dụng khoa
học của các quốc gia vào phát triển các LN, đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá
chính sách PTLN bao gồm: Tính minh bạch của chính sách; tính phù hợp của
chính sách; tính ổn định của chính sách; tính thống nhất của chính sách; tính
khách quan; tính chính trị; tính hệ thống; tính đồng bộ; tính thực tiễn; và tính hiệu
quả kinh tế - xã hội. Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến các chính sách pháp luật của
Nhà nước đối với quản lý LN, mà chưa đề cập đến các thể chế phi chính thức thực
tế tồn tại trong các LN này.
1.1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề
Kaisorn, T. và Phousavanh, D. (2009) [81], trong nghiên cứu về mức độ ô
nhiễm tại các LN chế biết bột giấy ở Viên Chăn, Lào đã đánh giá thiệt hại kinh tế do
ô nhiễm môi trường tại các LN chế biến bột giấy của Viên Chăn, Lào gây ra. Thông
qua kết quả điều tra về hành vi ngăn ngừa và các hoạt động phòng ngừa giảm nhẹ tác


8
động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, phân tích hệ thống các chỉ số đo lường mức

độ ô nhiễm môi trường tại LN chế biến bột giấy. Từ đó, đề xuất nhóm giải pháp
nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường bằng cách thay đổi
hành vi của các CSSX trong LN, thông qua việc chủ động cải thiện cuộc sống, giám
sát, tuyên truyền, vận động người dân trong LN nâng cao nhận thức về môi trường.
Tuy nhiên nghiên cứu chỉ phù hợp với LN chế biến bột giấy, do mức độ ô nhiễm
không khí từ khói bụi phát ra từ các LN này rất lớn.
Fan, Z. (2011) [75], đã sử dụng phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do tổn
thất thay thế, sửa chữa và xử lý chất thải trong LN chế biến nông sản tại Trung
Quốc dựa trên thực tế tiêu tốn nước và hệ số phát sinh nước thải từ hoạt động sản
xuất. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tổng lượng nước tiêu tốn cho các hoạt
động sản xuất LN và tiểu thủ công nghiệp khoảng 59,04 ngàn km3 nước/ngày và
thải ra môi trường khoảng 34,09 ngàn km3 nước thải/ngày, gây thiệt hại cho kinh tế
Trung Quốc khoảng 8,8 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng phù
hợp với Trung Quốc và một số quốc gia phát triển vì những quốc gia này đã xây
dựng được hệ thống các nhà máy phân loại và xử lý chất thải (gồm nước thải và
chất thải rắn) cho quốc gia và cho các LN.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về LN và ngành chè.
Nhìn chung các nghiên cứu này cũng có thể chia theo các nhóm nghiên cứu như
sau: các nghiên cứu về kinh tế LN, nghiên cứu về xã hội LN, nghiên cứu về
môi trường LN, nghiên cứu về thể chế cho phát triển LN và các nghiên cứu liên
quan đến ngành chè.
1.2.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề
MacAulay và cs (2006) [82], ứng dụng lý thuyết về kinh tế làng xã (villages
economices) và mô hình cân bằng không gian để đánh giá sự phân bổ nguồn lực tại các
LN. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam chỉ ra rằng, các yếu tố tác động tới
tổng lợi nhuận/thu nhập của tất cả các hộ trong 1 làng bao gồm: giá và khối lượng sản
phẩm sản xuất ra; lượng đầu vào sử dụng; tổng cung và tổng cầu sản phẩm hàng hóa
của từng hộ trong tổng các hộ,… Hạn chế của nghiên cứu chưa đi phân tích các tổ chức
kinh tế trong LN và mối liên kết giữa các tổ chức kinh tế trong LN.



9
Szydlowski và Rachael (2008) [88], trong nghiên cứu về LN thủ công của
Việt Nam đã khẳng định rằng, yếu tố quyết định sự thành công của LN phụ thuộc
vào lao động nghề và các nghệ nhân nghề. Bên cạnh đó, các yếu tố thị trường (đặc
biệt quan tâm đến thị trường xuất khẩu), và yếu tố chính sách (thông qua các chính
sách khuyến khích phát triển LN) cũng được nghiên cứu đề cập. Đồng thời nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, để PTLN thì các CSSX phải liên kết với các DN nhỏ và vừa.
Ngoài ra, PTLN gắn với phát triển du lịch cộng đồng đang là hướng đi cho các LN
thủ công của Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu mới dừng lại ở phân
tích liên kết dọc giữa các CSSX với DN, mà thiếu vai trò của liên kết ngang giữa
các CSSX này với nhau nhằm cùng hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển, đồng
thời đó là cầu nối trung gian giữa CSSX với DN.
Nguyễn Đình Hòa (2010) [22], sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp
với phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
PTLN khu vực Đông Nam Bộ, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
PTLN gồm: nguồn nhân lực, vốn, nguyên liệu, công nghệ, năng lực quản lý của chủ
CSSX nghề và dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các LN.
Nghiên cứu đã bổ sung thêm yếu tố ảnh hưởng tới PTLN: cách thức cạnh tranh và
liên kết giữa các CSSX ở cùng LN hay sự hỗ trợ và liên kết ngành; mức độ quan
tâm của các CSSX đến kế hoạch phát triển và nâng cao năng lực quản lý. Hạn chế
của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính, mà chưa lượng hóa các
yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN.
Bạch Thị Lan Anh (2010) [1], phân tích mối quan hệ giữa ba nội dung phát
triển kinh tế - xã hội - môi trường của PTBV LN truyền thống với phát triển nông
nghiệp nông thôn và PTBV vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hạn chế của nghiên
cứu, sử dụng phương pháp thống kê truyền thống để phân tích thực trạng về kinh tế
LN, thực trạng xã hội LN và thực trạng về môi trường LN ở vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ mà chưa đi sâu phân tích sự kết hợp giữa kinh tế, xã hội và môi trường

để tạo nên sự phát tiển bền vững LN.


10
Bùi Văn Tiến (2012) [50], trong nghiên cứu về LN ở tỉnh Ninh Bình, đã
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế LN tỉnh gồm: quy hoạch và
việc thực hiện quy hoạch; thể chế và chính sách; thị trường và các yếu tố thị trường;
đầu tư công và dịch vụ công; các nguồn lực sản xuất (nguồn nhân lực, vốn, nguyên
liệu, công nghệ, mặt bằng, kết cấu hạ tầng); tham gia các tổ chức kinh tế; và hệ
thống thông tin trong LN. Nghiên cứu cũng đề cập đến khía cạnh phát triển các tổ
chức kinh tế LN. Tuy vậy, nghiên cứu này mới phân tích rời rạc các hình thức tổ
chức kinh tế trong LN ở tỉnh Ninh Bình mà chưa phân tích được tính liên kết giữa
các tổ chức kinh tế này tại các LN ở tỉnh Ninh Bình.
Đào Ngọc Tiến và cs (2012) [51], đề xuất và thử nghiệm một hệ thống tiêu
chí để đánh giá mức độ phát triển bền vững của các LN truyền thống của Việt Nam
trên 3 khía cạnh của phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường thông qua
phân tích thực trạng phát triển bền vững tại một số LN truyền thống vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Hạn chế của nghiên cứu, chỉ phù hợp với các LN thủ công truyền
thống, hệ thống chỉ tiêu này khó áp dụng đối với các LN chế biến nông sản thực
phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng, chế biến thủy hải sản, chế biến chè,....
Lê Xuân Tâm (2014) [43], nghiên cứu PTLN tỉnh Bắc Ninh trong quá trình
xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng
đến PTLN trong quá trình xây dựng nông thôn mới gồm: chính sách phát triển LN;
quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch; cơ sở hạ tầng; các yếu tố đầu vào (nhân
lực, công nghệ, vốn cho sản xuất, nguyên liệu, mặt bằng sản xuất); thị trường tiêu
thụ sản phẩm; môi trường và bảo vệ môi trường; thiết chế xã hội và truyền thống
văn hóa; các hình thức liên kết trong phát triển LN. Hạn chế của nghiên cứu, sử
dụng phương pháp thống kê truyền thống để phân tích, không lượng hóa các yếu
tố ảnh hưởng để phân tích.
Mai Văn Nam và cs (2011) [32], sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi

ích (Cost Benefit Analysis: CBA), hàm phân tích phân biệt và mô hình hồi qui
tương quan để phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
của các LN tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: tính chất hộ
(hộ chuyên và hộ kiêm), số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và tính chất
LN (LN đã công nhận và chưa công nhận) tạo nên sự khác biệt về thu nhập của các


11
hộ LN. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng vai trò của vốn lưu động ảnh
hưởng đáng kể đến thu nhập của hộ làm nghề. Hạn chế của nghiên cứu chưa đề cập
đến các hình thức tổ chức kinh tế trong LN.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá đã được Lê Thị Thế Bửu và cs
(2015) [7], sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến PTLN truyền thống
tỉnh Bình Định, gồm 7 yếu tố: yếu tố thị trường; yếu tố lao động; yếu tố vốn; yếu tố
khoa học công nghệ; yếu tố thể chế, chính sách; yếu tố cơ sở hạ tầng; yếu tố nguồn
nguyên liệu. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến liên kết trong SXKD của LN.
Mai Văn Nam (2013) [31], sử dụng phương pháp phân tích yếu tố để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng của các điểm du lịch đến phát triển du lịch LN. Đồng thời
nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến PTLN kết hợp với du
lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến PTLN kết hợp du lịch: nhóm yếu tố ảnh hưởng tới nhận định của du
khách về các địa điểm du lịch (sự lôi cuốn của các địa điểm du lịch, sự cảm nhận
của du khách về các địa điểm du lịch, qui mô của các điểm du lịch) và nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các LN (khả năng tài chính của các hộ, cơ
sở hạ tầng, điều kiện sản xuất và khả năng hiểu biết của các hộ LN). Hạn chế của
nghiên cứu, chưa phân tích các yếu tố văn hóa truyền thống trong LN, các chính
sách cho phát triển du lịch LN.
1.2.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề
Hồ Kỳ Minh (2011) [30], đã sử dụng phương pháp chuỗi giá trị sản phẩm LN
để phân tích mối liên kết giữa các nhóm nhà sản xuất, thương gia, nhà chế biến, và

người cung cấp dịch vụ ở khu vực đồng bằng, trung du của tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả
nghiên cứu khẳng định, mô hình về chuỗi giá trị của những LN tuy có những điểm
khác nhau nhưng cũng có những nét chung và giữa các nhóm có sự ảnh hưởng lẫn
nhau. Những người tham gia vào chuỗi giá trị tăng tính cạnh tranh và có thể duy trì
tính cạnh tranh này tốt hơn thông qua sự đổi mới, nhờ đó nâng cao kiến thức thị
trường. Hạn chế của nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông thường,
chưa lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia chuỗi, và các yếu tố ảnh
hưởng tới khả năng tham gia chuỗi giá trị của các nhóm nhà sản xuất, thương gia, nhà
chế biến và người cung cấp dịch vụ.


12
Nguyễn Thị Phương và cs (2013) [36], sử dụng một số công cụ PRA và câu
chuyện điển hình để phân tích thực trạng lao động LN ở Bắc Ninh. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố chính tác động đến mô hình phân công lao động là
sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và tiến bộ của công nghệ. Hạn chế của
nghiên cứu là chưa phân tích được các yếu tố bên trong LN ảnh hưởng tới nhận
thức và quan điểm của người lao động trong LN như: trình độ dân trí, giới tính,
tôn giáo, dân tộc, truyền thống,...
1.2.3. Nghiên cứu về môi trường trong làng nghề
World Bank [93], chỉ ra rằng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các LN
Việt Nam là do: số lượng cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường quá ít, các cán
bộ quản lý chưa được đào tạo; không có quy định cụ thể về phòng ngừa ô nhiễm;
thiếu kinh phí đầu tư cho môi trường; hệ thống giám sát môi trường hoạt động chưa
thực sự hiệu quả; chưa quy hoạch các LN thủ công dẫn đến khó quản lý chất thải,
khí thải. Qua bài học kinh nghiệm về phát triển LN của Hàn Quốc, nghiên cứu kiến
nghị một số chính sách cho phát triển kinh tế và môi trường LN Việt Nam. Hạn chế
của nghiên cứu, chỉ ra các nguyên nhân ô nhiễm môi trường LN Việt Nam, mà chưa
đánh giá được tác động của LN tới môi trường như thế nào.
Mahanty và cs (2012) [83], trong nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước thải từ

các LN thủ công Việt Nam đã chỉ ra rằng: ô nhiễm mặt nước tại các xã có LN chủ
yếu là do hoạt động của các CSSX và nước thải sinh hoạt không qua xử lý được thải
trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Ngoài ra có một lượng nước thải chăn nuôi từ các hộ
dân thải ra. Kết quả nghiên cứu khẳng định, nguyên nhân ô nhiễm tại các LN là do: ý
thức của người dân trong làng về môi trường rất kém; chính quyền và địa phương
không có sự phối hợp trong việc xử lý môi trường; các LN hiện nay không có kinh
phí để xử lý nước thải, rác thải,… Hạn chế của nghiên cứu là chưa đo lường cụ thể
mức độ phát thải từ các LN bị ô nhiễm.
1.2.4. Nghiên cứu về thể chế làng nghề
Nguyễn Như Chung (2008) [14], sử dụng phương pháp thống kê truyền
thống và phương pháp chuyên gia để phân tích các chính sách nhà nước và địa
phương tác động đến PTLN ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ


13
thống các chính sách cho PTLN còn yếu kém, từ khâu hoạch định, thể chế hóa
chính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách, điều chỉnh chính sách nên chính sách chưa
theo kịp tình hình thực tế, còn chồng chéo, chắp vá không đồng bộ, thiếu cụ thể,…
Nghiên cứu đi phân tích hạn chế của những nguyên nhân trên, từ đó đề xuất một số
giải pháp cụ thể khắc phục và hoàn thiện các chính sách phát triển LN đáp ứng với
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Đinh Xuân Nghiêm và cs (2010) [33], phân tích hệ thống chính sách tác
động tới sự phát triển bền vững LN Việt Nam gồm: chính sách phát triển LN về
kinh tế (quy hoạch phát triển LN, chính sách về đất đai cho LN, chính sách phát
triển vùng nguyên liệu cho LN, chính sách về tín dụng,...); chính sách phát triển
LN về xã hội (chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về bảo tồn và phát
triển LN); chính sách phát triển LN về môi trường (chính sách khoa học và công
nghệ, chính sách bảo vệ môi trường). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ thống
chính sách của nhà nước là yếu tố quyết định hoặc kìm hãm sự phát triển của
LN. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu cũng mới dừng lại ở nghiên cứu thể chế

chính thức (các chính sách tác động đến phát triển LN) chưa nghiên cứu thể chế
phi chính thức trong các LN.
1.2.5. Các nghiêu cứu liên quan về ngành chè
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam chưa phát triển mô hình LN chè. Do vậy,
việc nghiên cứu tổng quan về phát triển LN trên thế giới và trong nước kết hợp với
nghiên cứu tổng quan về phát triển ngành chè tỉnh Thái Nguyên sẽ là cơ sở khoa học
vững chắc cho phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
Các nghiên cứu về chè điển hình của tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Nghiên cứu
của Trần Quang Huy (2010) [25,26], Tạ Thị Thanh Huyền (2011) [27], Nguyễn
Hữu Thọ và cs (2013) [46] Nguyễn Thị Phương Hảo (2014) [19], Ngô Thị Hương
Giang (2015) [18] là các nghiên cứu thực trạng ngành chè tỉnh Thái Nguyên về phát
triển hộ dân trồng chè, phân tích tác động của các yếu tố đầu vào tới hiệu quả kinh tế
sản xuất chè của nông hộ, liên kết hợp tác trong sản xuất và kinh doanh chè, phân tích
về chuỗi giá trị ngành chè, chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, năng lực cạnh
tranh của các DN chè của tỉnh Thái Nguyên,....


14
Các công trình nghiên cứu về LN trên thế giới và nghiên cứu trong nước,
nhìn chung các công trình đều phân tích các yếu tố tác động đến phát triển LN về
kinh tế, hoặc về xã hội, hoặc về môi trường, hoặc về chính sách tác động đến phát
triển LN. Mỗi nghiên cứu lại đi phân tích riêng lẻ từng lĩnh vực khác nhau, dẫn đến
những khoảng trống trong nghiên cứu. Cụ thể:
- Các nghiên cứu về kinh tế mới dừng lại ở phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới hiệu quả kinh tế của các đơn vị kinh tế trong LN, và phát triển LN kết hợp với
du lịch; phân tích các hình thức kinh tế trong LN, liên kết dọc giữa CSSX nghề với
DN, chưa phân tích liên kết ngang giữa CSSX với CSSX để hình thành nên HTX,
và là tiền đề để liên kết giữa CSSX và DN.
- Các nghiên cứu về xã hội chủ yếu nghiên cứu về phát triển du lịch LN và
nhu cầu xã hội tại LN; phân tích liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nghề, mà chưa phân

tích các yếu tố về phong tục tập quán, truyền thống LN, vai trò của các nghệ nhân
nghề, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong các LN.
- Các nghiên cứu về môi trường chủ yếu là nghiên cứu ở những LN gây ô
nhiễm, và giải pháp để giải quyết các ô nhiễm LN, chưa đo lường mức độ ô nhiễm LN.
- Các nghiên cứu về thể chế, mới dừng lại ở việc nghiên cứu các thể chế
chính thức, còn các thể thế phi chính thức như: các quy định nội bộ, các quy chế,
luật lệ, trong LN chưa được đề cập.
- Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để lượng hóa các yếu tố ảnh
hưởng gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá,
phương pháp phân tích hàm sản xuất Cobb - Douglas, phương pháp hàm logit,....
Dữ liệu sơ cấp về làng nghề thường không đầy đủ. Do vậy để phân tích, đánh
giá sự phát triển của LN phần lớn các nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp. Dựa trên
số liệu sơ cấp, hàm sản xuất Cobb - Douglas có thể được sử dụng để đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của hộ dân LN và hàm Binary Logistic để phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố tới khả năng tham gia liên kết của hộ dân trong các LN.
Qua phân tích tổng quan ta thấy, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về làng
nghề chè; chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái
Nguyên. Đây chính là những khoảng trống cho tác giả và những nhà nghiên cứu có cơ
hội tiếp tục nghiên cứu, và là cơ hội cho tác giả tiếp tục củng cố và phát triển các kết
quả nghiên cứu về phát triển LN chè cho kho tàng nghiên cứu về LN Việt Nam.


×