Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.22 KB, 94 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................3
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .....................................................................4
1.1.1. Phát triển.............................................................................................................4
1.1.2. Phát triển bền vững .............................................................................................5
1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững ........................................................................9
1.1.4. Cơ sở lý luận về phát triển quế .........................................................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.....................................................................................17
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất quế tại huyện Văn Yên, tỉnh yên Bái............17
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất quế tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi....18
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh về phát triển
sản xuất quế theo hướng bền vững .............................................................................21
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan .............................................21
1.3.1. Các tài liệu và cơng trình nghiên cứu về sản xuất nơng nghiệp bền vững................21
1.3.2. Cơng trình nghiên cứu về sản xuất cây quế bền vững ......................................22
1.4. Đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến luận
văn 22
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........23


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................23
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................30
2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Ba Chẽ ..............................38
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................41
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................42


ii
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ......................................................................................42
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................42
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin ........................................................45
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................45
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất ................................................................45
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế.......................................................46
2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội .........................................................................48
2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường .................................................................48
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................49
3.1. Thực trạng sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ...................49
3.1.1. Thực trạng sản xuất quế....................................................................................49
3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh 50
3.1.3. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................................51
3.1.4. Tình hình thâm canh sản xuất quế ....................................................................53
3.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra ................................................................56
3.2.1. Đặc điểm chung................................................................................................56
3.2.2. Thực trạng sản xuất quế của các hộ điều tra .....................................................58
3.2.3. Tiêu thụ sản phẩm quế ......................................................................................60
3.2.4. Hiệu quả sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh...............61

3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và nguyện vọng của người
dân sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .................................63
3.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức .........................................63
3.3.2. Nguyện vọng của người dân sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................................64
3.4. Phát triển sản xuất quế bền vững về mặt kinh tế .................................................65
3.4.1. Đóng góp của cây quế với phát triển kinh tế và tiềm năng phát triển quế tại
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.................................................................................65
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................................65
3.5. Phát triển sản xuất quế bền vững về mặt xã hội ..................................................67
3.5.1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo..........................................................................................67
3.5.2. Giải quyết việc làm ...........................................................................................68
3.5.3. Thu nhập và đời sống của các hộ trồng quế......................................................68
3.6. Phát triển sản xuất quế bền vững về mặt mơi trường ..........................................68
3.6.1. Tình hình sử dụng đất .......................................................................................68
3.6.2. Tình hình sử dụng nguồn nước .........................................................................69
3.7. Đánh giá tình hình phát triển sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.69
3.7.1. Tiềm năng phát triển quế tại huyện Ba Chẽ......................................................69
3.7.2. Khó khăn...........................................................................................................70


iii
3.8. Giải pháp phát triển sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 71
3.8.1. Các căn cứ xây dựng giải pháp .........................................................................71
3.8.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh .........................................................................................................71
3.8.3. Các giải pháp phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững ............................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................81
1. Kết luận...................................................................................................................81

2. Kiến nghị ................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................84


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND:

Ủy ban nhân dân

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới


KHHGĐ:

Kế hoạch hóa gia đình

TSCĐ:

Tài sản cố định

KT-XH:

Kinh tế – Xã hội

GTGT:

Giá trị gia tăng

KH-KT:

Khoa học – Kỹ thuật

NTM:

Nông thôn mới

OCOP:

Chương trình mỗi xã phường 1 sản phẩm



v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đất đai phân theo công dụng kinh tế giai đoạn 2017 - 2019 ....................29
Bảng 2.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ........30
Bảng 2.3. Dân số huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 .............................................32
Bảng 2.4. Tình hình lao động huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019..........................33
Bảng 2.5. Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra năm 2019......................................43
Bảng 2.6. Phân chia hộ theo diện tích.......................................................................44
Bảng 3.1. Diện tích trồng quế hiện có trên địa bànhuyện Ba Chẽ
giai đoạn 2017-2019 .................................................................................................50
Bảng 3.2. Năng suất và sản lượng quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ
giai đoạn 2017-2019 .................................................................................................51
Bảng 3.3. Tình hình lao động trong sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ.........................52
Bảng 3.4. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra .........................................................56
Bảng 3.5. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra ..........................................57
Bảng 3.6. Diện tích đất trồng quế trên địa bàn 3 xã điều tra.....................................58
Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại quế trên địa bàn các xã nghiên cứu .....................59
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế sản xuất quế (Tính bình qn cho 1 ha) ........................62
Bảng 3.9. Phân tích SWOT sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh........................................................................................................63
Bảng 3.10. Nguyện vọng của các hộ điều tra về chính sách của Nhà nước..............64
Bảng 3.11. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ............67


vi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: Phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Ngành: Kinh tế nông nghiêp

Mã số: 8.62.01.15

Phần nội dung
1. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất quế tại
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
sản xuất quế của huyện Ba Chẽ theo hướng bền vững và nâng cao đời sống cho
người dân trong vùng.
2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển sản
xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng 2 phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp và sơ cấp. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được thu thập
các báo cáo, kế hoạch, kết quả thực hiện các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến
quế, các văn bản chính sách của địa phương, sách báo tạp chí và mạng internet
liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và phát triển quế. Phương pháp thu
thập thơng tin sơ cấp đánh giá có sự tham gia của người dân: Sử dụng câu hỏi
mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có
liên quan đến sản xuất quế, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận
lợi trong quá trình sản xuất một cách khách quan.
Phương pháp điều tra hộ: Để xác định số lượng mẫu điều tra, tác giả sử
dụng cơng thức SLOVIN để tính số lượng mẫu. Mẫu được chọn để tiến hành
điều tra là 90 hộ gia đình tại 03 xã theo vùng sản xuất quế (tổng số hộ trồng quế


vii

N = 893 hộ, sai số e = 10%, số hộ cần điều tra n= 90 hộ). Từ kết quả thu thập
được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu.

Phương pháp phân tích xử lý số liệu:
Phương pháp thống kê mơ tả: Mô tả sự biến động cũng như xu hướng
phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được.
Phương pháp này được dùng để tính toán, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ
các phiếu điều tra.
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so
sánh các chỉ tiêu tính tốn giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm sản
phẩm theo từng ngành, từ đó có những giải pháp cụ thể.
Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội,
thách thức: khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất quế của các hộ gia đình ở
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, tơi có một số kết luận sau :
Huyện Ba Chẽ là vùng có tiềm năng, lợi thế về các điều kiện tự nhiên,
nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất và phát triển quế. Cây quế là cây trồng đặc
thù của huyện, gắn bó lâu đời với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân
nơi đây, do đó việc đầu tư phát triển vùng chuyên canh quế tập trung là hết sức
cần thiết nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay
để tạo ra nguồn sản phẩm quế có chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất,
tạo điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu
số trong vùng, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ tốt mơi trường sinh thái.
Ngồi ra phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững cịn góp phần bảo tồn và
phát triển nguồn gen quý bản địa, tạo nên hệ sinh thái đa dạng về thành phần
loài, tạo cảnh quan đẹp thúc đẩy phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện
phát triển.


viii

Sản xuất và phát triển quế là một giải pháp giúp Đảng bộ, Chính quyền

và nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từng bước thực hiện
thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội trong
những năm qua. Đẩy mạnh sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ là hướng
đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển
kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Sản xuất quế đã giải quyết được
nhiều cơng ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nông
dân. Tăng cơ hội tiếp cận các vấn đề xã hội như: Tiếp cận với khoa học cơng
nghệ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực sản xuất…
Sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ những năm qua đã đạt được kết
quả nhất định cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Để phát triển sản xuất
quế theo hướng bền vững, tơi đã đề xuất 03 nhóm giải pháp: (i) Phát triển bền
vững về kinh tế (công tác sản xuất, kinh doanh, quản lý giống; cơ chế chính
sách ưu đãi; thu hút nguồn lực để phát triển quế; giải pháp thị trường, khoa
học công nghệ ….); (ii) Phát triển bền vững về xã hội (chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, giải quyết vấn đề vốn vay); (iii) Phát triển bền vững về môi trường (luân
canh cây trồng, tạo dinh dưỡng cho đất, quản lý sâu bệnh hại bằng phương
pháp sinh học).


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các lồi cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, quế có
thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất
là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống
của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường
(Nghệ An, Thanh Hoá) Cà Tu, Cà Toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và
Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh).
Sản phẩm chính của quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều

trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và
chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hố chất
có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản
xuất quế, các địa phương trồng quế và xuất khẩu quế. Quế được sử dụng làm
hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có
mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong
nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi. Gần
đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế.
Bột quế cịn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng
chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm…
Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế cịn đóng góp vào bảo vệ môi
trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất
đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa cây quế còn đóng góp vào định canh - định cư, xóa đói giảm nghèo tạo thêm
công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.
Quế là loài cây bản địa phân bố tự nhiên tại huyện Ba Chẽ và được trồng
tập trung trên địa bàn huyện từ năm 1997 theo chương trình hỗ trợ trồng rừng
của dự án PAM 5322, dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất của tỉnh Quảng Ninh và


2

dự án trồng rừng Việt Đức. Quế là cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo và đã
gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ qua nhiều
thế hệ. Diện tích trồng quế tồn huyện cao nhất đạt 3.140 ha vào năm 2006.
Sản phẩm quế Ba Chẽ được nhiều người biết đến, tuy nhiên do thời gian sinh
trưởng trên 15 năm, đầu ra phụ thuộc nhiều vào nước ngoài và giá cả bấp bênh
nên diện tích trồng quế tại huyện Ba Chẽ ngày càng bị thu hẹp.
Từ những vấn đề đang đặt ra trong thực tế, để cây quế thực sự phát huy
tác dụng, là cây trồng giúp giảm nghèo bền vững và làm giàu cho người dân

huyện Ba Chẽ , cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, cụ thể trước
mắt cũng như lâu dài.
Vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất Quế theo
hướng bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu
nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người
dân và đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững đối với sản xuất quế tại
huyện Ba Chẽ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về sản xuất bền vững nói chung, sản
xuất quế theo hướng bền vững nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2017-2019.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất quế bền
vững và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển quế theo hướng
bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển quế


3

trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm
2019, số liệu điều tra khảo sát năm 2019.
* Về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về

phát triển quế bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp chính
quyền địa phương, cán bộ xã đưa ra các quyết định và định hướng mới về
phát triển sản xuất cây lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trong
những năm tiếp theo. Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết
định phát triển, mở rộng sản xuất nhất là trong trồng và phát triển quế. Ngoài
ra đề tài cũng là tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu cho sinh viên,
học viên trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Phát triển
Phát triển là gì: Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát
triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất;
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề về kinh
tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, nội dung của phát triển
kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
Một là, sự gia tăng tổng lượng của cải trong mỗi nền kinh tế, theo đó,
thu nhập bình qn trên một đầu người ngày càng được cải thiện. Đây là tiêu
thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để
nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu
khác của phát triển.
Hai là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng đóng góp của
ngành cơng nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi

về chất kinh tế của một quốc gia.
Ba là, sự thay đổi tích cực khơng ngừng trên các lĩnh vực kinh tế - xã
hội (KT-XH). Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia
không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xố bỏ
nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp
cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại
quần chúng nhân dân v.v... Hồn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất
xã hội của quá trình phát triển.


5

1.1.2. Phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung
rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển
kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động
đến môi trường sinh thái học". (Tạp chí Khoa học Việt Nam năm 2018).
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi
rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo
đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được
bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội,
nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục
đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - mơi trường.

Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về
Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này,
và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về
sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng
với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn
gọi là Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp
tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo
cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc
gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và


6

đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức
khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong
giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan
niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là,
phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi
trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu
thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, phát triển
bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm
nay không làm ảnh hưởng tới mai sau.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được
định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các
thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng
qt, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền

vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam. (Trích Luật Bảo vệ mơi
trường năm 2014)
1.1.2.2. Nội dung chủ yếu của phát triển bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế:
Là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Phát triển bền vững về kinh
tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với
những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những
nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách
bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất
cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một
giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền
cơ bản của con người.


7

Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản:
Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài ngun khác thơng qua
công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ
không gây hại đến đa dạng sinh học và mơi trường; Ba là, bình đẳng trong
tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là,
xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa cơng
nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (1)
Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu
nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập
thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều
kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem
có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế. (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí
đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch

vụ trong GDP cao hơn nơng nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền
vững. (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không
chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
- Phát triển bền vững về xã hội:
Được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các
chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngồi ra, bền
vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hịa; có sự bình đẳng giữa các
giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không
quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không
lớn. Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người
(HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân
đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn
hóa, văn minh.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội
luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng


8

cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện
sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung
chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào
đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đơ thị hóa; Ba là,
nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình
đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham
gia của cơng chúng vào các q trình ra quyết định.
- Phát triển bền vững về mơi trường.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nơng nghiệp, du lịch;
q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn mới,… đều tác động đến môi trường
và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về

môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống
của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về khơng khí,
nước, đất, khơng gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn
cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu
chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về mơi trường
địi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục
đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất
định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các
sinh vật sống trên trái đất.
Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là,
sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là,
phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa
dạng sinh học, bảo vệ tầng ơzơn; Bốn là, kiểm sốt và giảm thiểu phát thải khí
nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm


9

thiểu xả thải, khắc phục ơ nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải
thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…
1.1.2.3. Ý nghĩa của phát triển bền vững
Phát triển bền vững như một quá trình diễn ra liên tục (khơng có “đứt
đoạn”, hay “đổ vỡ”); trong đó có sự kết hợp hài hồ giữa phát triển kinh tế với
phát triển mơi trường, xã hội, văn hố và con người. Điều này có nghĩa là mọi
chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế đều phải tính tốn một
cách khoa học, cẩn trọng đến tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội vì
mục tiêu phát triển con người (và ngược lại);

Là cơ sở quan trọng để chúng ta xây dựng các trụ cột của phát triển bền
vững: trụ cột kinh tế, trụ cột xã hội (ổn định chính trị - xã hội), trụ cột văn
hố, trụ cột mơi trường; trụ cột an ninh quốc phịng.
1.1.3. Phát triển nơng nghiệp bền vững
1.1.3.1. Khái niệm:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững.
Cụ thể như sau: Trong những năm đầu của thập niên 80, Douglass cho rằng:
tùy từng khía cạnh khác nhau mà nông nghiệp bền vững được hiểu khác nhau:
Trên khía cạnh kinh tế kỹ thuật: tăng trưởng nơng nghiệp bền vững nhấn
mạnh đến việc duy trì tăng năng suất lao động trong dài
Trên khía cạnh sinh thái: một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô
nhiễm, phá vỡ cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên một cách khơng cần
thiết thì hệ thống nơng nghiệp đó khơng bền vững;
Trên khía cạnh mơi trường con người: một hệ thống nơng nghiệp khơng
cải thiện được trình độ giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng của người dân nơng
thơn thì thống đó khơng được gọi là bền vững.
Năm 1987, Ủy ban phát triển về môi trường thế giới đưa ra định nghĩa:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng
không làm tổn thương năng lực đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai ”.
Năm 1990, Pearce và Turner cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là


10

tối đa hóa lợi ích của phát triển kinh tế trên cơ sở ràng buộc về duy trì chất
lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian”.
Qua ba quan điểm trên, chúng ta thấy rằng chưa có sự thống nhất về định
nghĩa của nông nghiệp bền vững giữa các nhà kinh tế học. Khái niệm được
cho là hoàn chỉnh và được nhiều nhà khoa học chấp nhận nhất là khái niệm
được FAO đưa ra năm 1989: “Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn

cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng thay đổi công nghệ và thể chế theo
hướng một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những
nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển
như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản)
chính là sự bảo tồn đất, nước các nguồn gen và thực vật, không bị suy thối
mơi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội ”.
1.1.3.2. Mục tiêu của nơng nghiệp bền vững
Nơng nghiệp bền vững có mục tiêu hẹp là sản xuất ra các sản phẩm đảm
bảo sự an tồn cho người sử dụng và khơng gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên, nông nghiệp là mặt trận sản xuất rộng lớn bao gồm nhiều hoạt động với
các nội dung tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, xã hội rất khác nhau. Nông nghiệp lại
là nơi thu hút lực lượng lao động lớn, hoạt động sản xuất trải ra trong không
gian, trên những địa bàn rộng lớn, cho nên tính chất bền vững của sản xuất
nơng nghiệp không thể chỉ thu hẹp ở đặc điểm của sản phẩm. Nơng nghiệp
bền vững cần được xem xét dưới góc độ của phát triển bền vững với các nội
dung như đã nêu trên đây.
Trong ý nghĩa đó, nơng nghiệp bền vững có các mục tiêu sau đây:
- Đảm bảo đạt được năng suất, chất lượng và sản lượng cao đã đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội về sản phẩm nông nghiệp.
- Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, sạch sẽ. Sản
phẩm của nông nghiệp bền vững cần rất sạch sẽ, có nghĩa là khơng mang theo
dư lượng các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân hóa học,
vi sinh vật gây bệnh cho người, kim loại nặng, NO3, các chất gây độc v.v...
vượt quá các ngưỡng cho phép.


11

- Đảm bảo sự phát triển không ngừng các nguồn tài nguyên được sử
dụng trong nông nghiệp.

- Bảo vệ môi trường chống ô nhiễm, tạo lập môi trường sản xuất, môi
trường sống trong lành, xây dựng môi trường sinh thái phát triển bền vững.
- Phấn đấu không ngừng nâng cao thu nhập của nông dân, đảm bảo no,
ấm, đời sống sung túc cho người nông dân.
1.1.3.3. Những đặc trưng của nông nghiệp bền vững:
- Nông nghiệp bền vững gắn liền với sinh vật và sinh thái, những tiến bộ
mới về khoa học công nghệ được đưa vào sản xuất, nông nghiệp vừa khai
thác hợp lý các nguồn lực tự nhiên, vừa bảo vệ và tái sản xuất mở rộng chúng
phục vụ cho các q trình sản xuất tiếp theo.
- Nơng nghiệp bền vững gắn liền với những phát kiến mới về khoa học
sinh vật, vi sinh vật, sinh thái và các môn khoa học khác.
- Nông nghiệp bền vững tạo ra sự tăng trưởng cao về năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi và về cải thiện môi trường, cảnh quan sinh thái
trong mối quan hệ tổng hoà giữa chúng với nhau.
Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững là mơ hình phát triển đáp ứng
được u cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế mà khơng làm suy thối môi
trường tự nhiên và con người, đồng thời đảm bảo được mức sống trên mức
đói nghèo của người dân nơng thơn. Sự suy thối về mơi trường hiện tại là hệ
quả của việc áp dụng các phương thức sản xuất trước đây, vì vậy để phát triển
nơng nghiệp bền vững (khắc phục hậu quả trước đây và áp dụng các phương
thức sản xuất mới gắn với gìn giữ cân bằng sinh thái) địi hỏi một q trình
lâu dài. Trong ngắn hạn, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ là mục tiêu cho
các chính sách và định hướng phát triển nơng nghiệp nông thôn.
1.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững
- Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng
thời cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế. Mặt
khác, lao động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởng


12


lợi ích của sự phát triển. Suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho con người. Nói đến nhân tố lao động thì phải
quan tâm đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên là yếu tố tạo
cơ sở cho việc phát triển các ngành, cho q trình tích luỹ vốn, đồng thời
cũng là đối tượng sản xuất nơng nghiệp. Cây trồng, vật ni có q trình
sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi
không gian rộng lớn. Cho nên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào
điều kiện tự nhiên.
- Vốn cho phát triển: Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản,
quan trọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế. Vốn là chìa khố đối
với sự phát triển bởi lẽ phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm đủ
các nguồn vốn đầu tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng. Thiếu vốn, sử
dụng vốn kém hiệu quả được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với
việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tích
luỹ vốn là điều mấu chốt của sự phát triển, song tỷ lệ tích luỹ cao có thể
khơng có tác dụng lớn đối với tăng trưởng, tạo ra ít cơng ăn việc làm và
không cải thiện được phân phối thu nhập khi nguồn vốn đó bị phân tán vào
những dự án có năng suất lao động thấp. Một cơ cấu sản xuất thiếu vốn sẽ
khơng có điều kiện để phát triển.
- Khoa học và công nghệ (KH&CN): Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền
với những thành tựu khoa học kỹ thuật (KH-KT). Những phát minh, sáng chế
khi được ứng dụng vào sản xuất đã giảm thiểu lao động nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm cho người lao động, tăng năng suất lao động, tạo sự tăng trưởng
nhanh, góp phần tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế xã hội. Trong
những năm gần đây, nông nghiệp được quan tâm ứng dụng nhiều tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất như: công nghệ sinh học, di truyền học, biến đổi
gen... Những thành tựu khoa học công nghệ mới đã giúp sản xuất nông nghiệp



13

có được những bước nhảy vọt về hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới.
1.1.4. Cơ sở lý luận về phát triển quế
1.1.4.1. Đặc điểm sinh thái của cây Quế
Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees (Cây Quế)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophita)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae)
Bộ Long Não (Laurales)
Họ Long Não (Lauraceae)
Chi Cinnamomum Tên Việt Nam: cây Quế
Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì,
Mạy Quế.
Tên tiếng Anh: Cinnamo
Cây Quế là loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng
nhiều, vì vậy các vùng có Quế mọc tự nhiên nhiều ở nước ta là vùng có lượng
mưa cao từ 2000mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hang năm từ 210C-230C,
ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất dồi núi có độ dốc
thoải, tầng đất dày,ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH khoảng 5-6,
đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit, riolit. Quế
khơng thích hợp với các loại đất đã thối hóa, tầng đất mỏng, khơ. Độ cao
thích hợp thường thấy từ 300-700m (độ cao tuyệt đối). Nhân dân các vùng có
Quế cho biết lên cao hơn cây Quế có xu hướng thấp, lùn, chậm lớn nhưng vỏ
dày và nhiều dầu, xuống thấp hơn cây Quế thường dễ bị sâu, vỏ mỏng và ít
dầu trong vỏ, đời sống của cây cũng ngắn hơn.
1.1.4.2. Tình hình phát triển, sản xuất quế ở Việt Nam
Quế là lồi cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều,

vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ


14

2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 21 – 230 C , ẩm độ
bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải, tầng
đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH_KCl khoảng 5 – 6, đất
phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granít, riolít. Quế khơng
thích hợp với các loại đất đã thối hố, tầng đất mỏng, khơ, nghèo dinh
dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và đất đá vơi khơ. độ
cao thích hợp thường thấy từ 300 – 700m (độ cao tuyệt đối). Nhân dân các
vùng có quế cho biết lên cao hơn cây quế có xu hướng thấp lùn, chậm lớn
nhưng vỏ dày và có nhiều dầu. Ở vùng thấp hơn, cây quế thường dễ bị sâu
bệnh, vỏ mỏng và ít dầu trong vỏ, chu kỳ sinh trưởng của cây cũng ngắn hơn.
Quế được trồng nhiều tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thanh
Hóa, Quảng Nam, Quảng Ninh với diện tích ước khoảng 150.000 ha. Cây quế
khai thác được tận dụng tất cả lá, cành, thân để chưng cất tinh dầu. Trên thị
trường hiện nay, vỏ cây quế được ưa chuộng, thường sử dụng trong chữa bệnh
(đông y, tây y). Với mùi thơm đặc biệt, vỏ quế cũng được sử dụng làm gia vị
cho các món ăn. Từ vỏ quế cịn chế biến ra rất nhiều sản phẩm phong phú
khác như quế ống, bột quế, đồ thủ công mỹ nghệ… Tinh dầu quế chiết xuất từ
lá, vỏ quế là một trong những hương liệu tạo nên các loại nước hoa nổi tiếng
trên thị trường, còn thân cây cung cấp gỗ. Hơn nữa, sản xuất kinh doanh quế
là một ngành truyền thống và có tiềm năng phát triển. Sản xuất và kinh doanh
quế đã và đang góp phần tích cực tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ
gia đình dân tộc thiểu số vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
1.1.4.3. Các giống quế hiện nay
Việt Nam có nhiều giống quế đều thuộc chi Cinnamomum. Họ Long não
(Lauraceae). Có 3 lồi được trồng từ lâu đời là:

- Quế bì hay quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia): Lồi có có phấn bố
tự nhiên chính tại Nam Trung Quốc, Myanma và khu vực Đơng Dương. Đây
là lồi quế được gây trồng rộng rãi tại Yên Bái, Lào Cai của Việt Nam. Trong


15

giống quế bì có 2 dịng: là quế lá nhỏ và quế lá to (quế lợn)
- Quế thanh hay quế Việt Nam (Cinnamomum loureirii): Là loài nguyên
bản, đặc hữu của Việt Nam, gặp tự nhiên ở rừng Trường Sơn và được trồng
rải rác ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đây là lồi quế
có tiếng trên thế giới, vị đặc biệt, chứa hàm lượng cinnamaldehyd trong tinh
dầu rất cao (92,5%), rất có giá trị.
- Quế rành (Cinnamomum burmaniiy. Đây là dạng quế lá hẹp, phân bố tự
nhiên ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Ở
Việt Nam loài này chưa được khai thác sử dụng. Cịn ở Philippin và Indonesia
thì đây là lồi quế chính được trồng và sản xuất hàng hóa.
1.1.4.4. Phân bố cây quế ở Việt Nam
Ở nước ta cây quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên
nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, cho đến nay quế tự nhiên đã
khơng cịn nữa và thay vào đó cây quế đã được thuần hoá thànhh cây trồng.
Từ lâu đời nước ta đã hình thành 4 vùng trồng quế, mỗi vùng có những sắc
thái riêng về tự nhiên về dân tộc và nguồn lợi thu được từ quế. Có thể sơ bộ
giới thiệu 4 vùng quế ở nước ta đó là:
- Vùng quế Yên Bái
Vùng quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn
và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Các khu vực có quế nhiều như Đại Sơn, Viễn Sơn,
Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… có diện tích trồng quế và sản lượng vỏ
quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng quế Yên Bái chủ
yếu là đồng bào Dao, có nghề trồng quế từ lâu đời. Đặc điểm của vùng quế

Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đơng và Đơng Nam
của dãy núi Hồng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300 – 700 m; nhiệt
độ trung bình năm là 22,70 C, lượng mưa bình quân năm trên 2.000 mm, có
nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt đến trên 3.000 mm; độ ẩm
bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có tầng đất


16

dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Vùng quế Yên Bái là vùng quế có diện
tích quế và sản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước.
- Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng
Các huyện Trà Mi (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (Tỉnh Quảng Ngãi)
cùng năm về phía đơng của dẫy Trường Sơn. Thượng nguồn phía Tây là đỉnh
Ngọc Linh cao khoảng 1500m thấp dần về phía Đơng. Vùng quế Trà Mi, Trà
Bồng có độ cao khoảng 400 – 500 m; nhiệt độ bình quân năm 220 C, lượng
mưa bình quân là 2.300mm/năm, ẩm độ bình quân 85%. Đất đai phát triển
trên các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thốt
nước, thành phần cơ giới trung bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với đồng bào
các dân tộc ít người như Cà tu, Cà toong, Bu từ lâu đời nay. Các xã như Trà
Quân, Trà Hiệp, Trà thuỷ (Trà bồng) Trà long, Trà giác, Trà mai (Trà mi) là
các xã có nhiều quế nhất trong vùng.Vùng quế Trà mi, Trà bồng đến nay đã
được mở rộng ra các huyện xung quanh như Quế sơn, Phước sơn, Sơn Tây,
Sơn Hà.
- Vùng quế Quế Phong, Thường Xuân
Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (Tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân ,
Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm về phía Đơng dẫy
Trường Sơn; có vĩ độ từ 190 đến 20 0 vĩ độ Bắc. Phía Tây thượng nguồn là các
dãy núi cao khoảng 1.500 – 2.000 m án ngữ biên giới Việt Lào và thấp dần về
phía Đơng. Vùng quế Quế Phong, Thường Xn kẹp giữa lưu vực sơng Chu và

sơng Hiến; có độ cao bình quân khoảng 300 – 700m. Địa hình chia cắt và đón
gió Đơng – Nam nên lượng mưa của vùng rất cao trên 2.000 mm/năm, nguồn
nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23,10C, ẩm độ bình quân là 85%. Thực
vật trong vùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều lồi lâm sản ngồi gỗ có giá
trị như song, mây, tre, trúc và các cây làm thuốc, cây cho thực phẩm… Quế
Thanh và quế Quỳ là quế tốt vì hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao nổi tiếng
trong cả nước, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán sinh sống trong vùng


17

có nghề trồng, khai thác sử dụng quế từ lâu đời. Những vườn quế, đồi quế ở
Châu Kim, Thông Thụ, Thái Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh
tế và môi sinh cho khu vực.
- Vùng quế Quảng Ninh
Các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ và Bình Liêu (Quảng
Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đơng Bắc kéo dài về phía
biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đơng Bắc – Tây Nam là địa hình chắn
gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2.300 mm/năm, nhiệt độ
bình quân năm là 230C. Quế được gây trồng trên đồi cao khoảng 200 – 400 m.
Quế Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh
sống trong vùng. Các vườn quế đồi quế ở Quảng Lâm, Hồng Mơ, Pị Hèm,
Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong
nước và xuất khẩu.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất quế tại huyện Văn Yên, tỉnh yên Bái
Huyện Văn Yên hiện có gần 50.000 ha diện tích đất trồng quế. Với khí
hậu và đất đai phù hợp cây quế sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt hàm
lượng tinh dầu cao nên Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Cơng nghệ cấp
chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên; sản phẩm quế

vỏ cũng được Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ
dẫn địa lý Văn n. Từ đó uy tín trên thị trường trong và ngoài nước của cây
quế Văn Yên được nâng cao, thị trường quế ổn định, giá bán các sản phẩm
quế tăng gần gấp 2 lần so với những năm trước.
Theo người dân nơi đây, cây quế trồng từ 4-6 năm bắt đầu cho khai
thác tỉa thưa, mỗi năm có 2 vụ khai thác, vụ tháng 3 và vụ tháng 8. Theo kinh
nghiệm của đồng bào người Dao, đây là 2 thời điểm quế dễ bóc vỏ, thuận tiện
cho việc khai thác, vận chuyển và bảo quản.


×