Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN VĂN TẠO




HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI
TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879)
TRÊN RUỘNG LÚA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ - TỈNH BẾN TRE




LUẬN VĂN THẠC SĨ






Nha Trang, năm 2010


ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN VĂN TẠO



HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI
TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879)
TRÊN RUỘNG LÚA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ - TỈNH BẾN TRE



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Nuôi trồng Thuỷ sản
Mã số : 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO





Nha Trang, năm 2010



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được dùng
cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Tác giả

Nguyễn Văn Tạo













ii

LỜI CẢM ƠN


Luận văn của tôi được hoàn thành với sự hỗ trợ tài chính của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thông qua Hợp phần Hỗ trợ Phát triển Nuôi trồng Thủy sản
bền vững (SUDA) thuộc Chương trình Hỗ trợ Ngành Thủy sản giai đoạn II (FSPS II).
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm và quý Thầy Cô Khoa
Nuôi trồng Thủy sản và Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học - Trường Đại học Nha
Trang đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ trong thời
gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Đình Mão đã định
hướng, tận tình giúp đỡ và có nhiều ý kiến quý báo giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Bến Tre và Uỷ ban nhân dân các xã Mỹ An, An
Thuận, An Điền - huyện Thạnh Phú đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong
thời gian làm luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình các hộ nuôi tôm càng
xanh ruộng lúa đã sắp xếp thời gian và cung cấp thông tin trong luận văn này.
Xin cảm ơn các anh chị lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản SUDA 2009 và các
anh chị công tác tại Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre đã chia sẽ, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Nha Trang, tháng 10 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Văn Tạo


iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Vài nét về đối tượng nghiên cứu 3
1.1.1 Vị trí phân loại 3
1.1.2 Đặc điểm về hình thái 3
1.1.3 Phân bố 4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.6 Vòng đời và chu kỳ sống 6
1.1.7 Đặc điểm sinh sản 7
1.1.8 Đặc điểm sinh thái và môi trường sống 8
1.2 Tổng quan về nghề nuôi trồng thủy sản 10
1.2.1 Nghề nuôi TCX trên thế giới 10
1.2.2 Nghề nuôi TCX ở Việt Nam 14
1.2.3 Nghề nuôi TCX tại Bến Tre 17
1.2.4 Nghề nuôi TCX ruộng lúa tại huyện Thạnh Phú - Tỉnh Bến Tre 18
1.3 Một số khái niệm trong nghiên cứu 20
1.3.1 Hiệu quả kinh tế 20
1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật 21
1.3.3 Hiệu quả xã hội 21
1.3.4 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững 22
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu 23



iv

2.1.1 Thời gian thực hiện 23
2.1.2 Địa điểm thực hiện 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Thu thập số liệu 24
2.3 Xử lý và phân tính số liệu 25
2.3.1 Xử lý số liệu 25
2.3.2 Phân tích số liệu 26
2.4 Chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế 26
2.4.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất: 26
2.4.2 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 26
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú 27
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Kinh tế 28
3.1.3 Xã hội 29
3.2 Thông tin chung của các hộ nuôi TCX ruộng lúa 30
3.2.1 Tuổi của chủ hộ nuôi 30
3.2.2 Giới tính của chủ hộ nuôi tôm 31
3.2.3 Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi tôm 31
3.2.4 Năm kinh nghiệm của hộ nuôi 32
3.2.5 Nhân khẩu của hộ nuôi TCX ruộng lúa 33
3.3 Hiện trạng kỹ thuật nuôi TCX ruộng lúa 34
3.3.1 Đặc điểm ruộng nuôi 34
3.3.2 Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi tôm 37
3.3.3 Tôm giống 41
3.3.4 Mùa vụ nuôi TCX 43
3.3.5 Thức ăn và cách cho ăn 44

3.3.6 Quản lý chăm sóc 46
3.3.7 Tình hình bệnh và cách quản lý bệnh trong nuôi TCX ruộng lúa 48
3.3.8 Thu hoạch và tiêu thụ tôm nuôi 49
3.4 Hiệu quả kinh tế 54
3.4.1 Hiệu quả kinh tế nuôi TCX trên ruộng lúa 54


v

3.4.2 Hiệu quả kinh tế nghề trồng lúa 56
3.4.3 Hiệu quả nghề nuôi TCX và trồng lúa 57
3.5 Hiệu quả về mặt xã hội 58
3.6 Những khó khăn, định hướng phát triển và kiến nghị của các hộ nuôi 59
3.6.1 Khó khăn gặp phải trong nuôi tôm hiện nay của các hộ 59
3.6.2 Phương hướng phát triển của hộ nuôi tôm 61
3.6.3 Kiến nghị của hộ nuôi 61
3.7 Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi TCX ruộng lúa 61
3.7.1 Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi TCX ruộng lúa 61
3.7.2 Các giải pháp để phát triển nghề nuôi TCX ruộng lúa theo hướng bền vững 62
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66
4.1. Kết luận 66
4.2 Đề xuất: 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


- DL: Dương lịch
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- Đvt: Đơn vị tính
- FAO: Tổ chức Nông Lương thế giới
- L: Lít
- LĐ: Lao động
- LN: Lợi nhuận
- NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- NS: Năng suất
- NTTS: Nuôi trồng thủy sản
- Post: Postlarvae
- SXG: Sản xuất giống
- TCX: Tôm càng xanh
- Tr.đ: Triệu đồng
- WTO: Tổ chức Thương mại thế giới


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Chỉ số sinh trưởng TCX theo giới tính 6
Bảng 1.2: Chu kỳ lột xác của TCX ở các giai đoạn khác nhau 6
Bảng 1.3: Các nước dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm nước ngọt năm 2001 13
Bảng 1.4: Một số thông số kỹ thuật của mô hình tôm - lúa luân canh 16
Bảng 1.5. Diện tích nuôi TCX ruộng lúa của Thạnh Phú phân theo xã 18
Bảng 2.1: Xã nghiên cứu và số mẫu điều tra 25

Bảng 3.1: Phân bố tuổi của chủ hộ nuôi TCX ruộng lúa 30
Bảng 3.2: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi 32
Bảng 3.3: Năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi TCX ruộng lúa 32
Bảng 3.4: Đặc điểm ruộng nuôi TCX ruộng lúa của các hộ 34
Bảng 3.5: Các loại chất đáy ruộng nuôi TCX 37
Bảng 3.6: Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi TCX trước mỗi vụ nuôi 38
Bảng 3.7 Chất lượng tôm giống, kích thước giống thả và mật độ 41
Bảng 3.8: Các loại thức ăn sử dụng trong nuôi TCX ruộng lúa 44
Bảng 3.9: Số lần cho tôm ăn trong một ngày 45
Bảng 3.10: Chế độ thay nước ở địa bàn nghiên cứu 47
Bảng 3.11: Một số bệnh phổ biến thường gặp trong nuôi TCX ruộng lúa 48
Bảng 3.12: Tỷ lệ sống và khối lượng tôm nuôi khi thu hoạch 50
Bảng 3.13: Sản lượng, năng suất, giá bán TCX 51
Bảng 3.14: Cơ cấu chi phí nuôi TCX ruộng lúa 53
Bảng 3.15: Chi phí, thu nhập và LN của các hộ nuôi TCX 55
Bảng 3.16: Chi phí, thu nhập và LN của trồng lúa 56
Bảng 3.17: Hiệu quả nghề nuôi TCX và trồng lúa 57
Bảng 3.18: Khó khăn gặp phải trong nuôi tôm hiện nay của các hộ 59
Bảng 3.19: Phương hướng phát triển của hộ nuôi tôm 61
Bảng 3.20: Một số kiến nghị của hộ nuôi 61


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) 3
Hình 1.2: Sản lượng TCX nuôi toàn cầu 12
Hình 1.3: Giá trị TCX nuôi toàn cầu 12

Hình 1.4: Sản lượng TCX được sản xuất ở các nước Châu Á năm 2001 13
Hình 1.5: Diễn biến diện tích và sản lượng nuôi TCX của Bến Tre (2005 - 2009) 17
Hình 1.6: Diễn biến diện tích và sản lượng nuôi TCX Thạnh Phú (2005 - 2009) 19
Hình 2.1: Vị trí triển khai thực hiện đề tài 23
Hình 2.2: Nội dung nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài 24
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 27
Hình 3.2: Cơ cấu số năm kinh nghiệm nuôi TCX ở địa bàn nghiên cứu 33
Hình 3.3: Các loại chất đáy trong nuôi TCX ruộng lúa 37
Hình 3.4: Chế độ thay nước ở địa bàn nghiên cứu 47
Hình 3.5: Tần suất xuất hiện bệnh trong nuôi TCX ruộng lúa 49
Hình 3.6 Năng suất thu hoạch TCX ruộng lúa 51
Hình 3.7 Giá thành và giá bán TCX tại địa bàn khảo sát 52
Hình 3.8: Cơ cấu chi phí trong nuôi TCX ruộng lúa 54
Hình 3.9: Lợi nhuận nghề nuôi TCX và trồng lúa 58
Hình 3.10: Khó khăn gặp phải trong nuôi tôm hiện nay của các hộ 60


1

MỞ ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là khu vực phát triển thủy sản
thuận lợi nhất nước ta với bờ biển dài 735 km, diện tích mặt nước nội địa khoảng
954.000 ha, gần 600.000 ha nước ngọt với nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao,
mương vườn, ruộng được xem là vùng có tiềm năng để phát triển nghề nuôi tôm
càng xanh (TCX) với nhiều hình thức nuôi như: nuôi TCX kết hợp trồng lúa, nuôi bán
thâm canh trong ao đất, nuôi TCX trong mương vườn [37]. Phần lớn đất nông nghiệp
được sử dụng để trồng lúa nhưng nếu kết hợp với nuôi thủy sản hay chăn nuôi mang
lại lợi nhuận (LN) cao hơn khi độc canh cây lúa. Năng suất nuôi TCX luân canh với
lúa thường đạt từ 100 ÷ 300 kg/ha [17]. LN của mô hình TCX ruộng lúa từ 10 ÷ 30

triệu đồng/ha, trong đó LN từ nuôi TCX từ 23 ÷ 27 triệu đồng/ha và LN trồng lúa từ 3
÷ 7 triệu đồng/ha) [42]. Vì vậy, mô hình TCX ruộng lúa góp phần chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp, tăng LN cho người nuôi. TCX là loài tôm có kích thước lớn nhất trong
các loài tôm nước ngọt, thịt ngon, có giá trị dinh dưỡng, giá thành cao và cũng là đối
tượng nuôi quan trọng trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, hiện nay chưa
có nhiều nghiên cứu sâu về nuôi TCX ruộng lúa để phát triển theo hướng bền vững.
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL và tiếp giáp biển Đông với hơn 65
km bờ biển, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên cả 03 vùng sinh thái mặn,
lợ và ngọt. Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản của Bến Tre mới bắt đầu phát triển từ năm
1980 và phát triển mạnh vào đầu năm 2000. Hiện nay, Bến Tre đang phát triển 05 đối
tượng nuôi chủ lực có giá trị kinh tế như: tôm sú, tôm chân trắng, TCX, cá tra và
nghêu. Mô hình nuôi TCX ruộng lúa ở huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre đã phát triển
nhanh trong 05 năm gần đây, bước đầu được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao và đã
mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần đa dạng hoá trong nông
nghiệp và giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông thôn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây LN từ mô hình nuôi TCX ruộng lúa mang lại
không ổn định và có chiều hướng giảm do chất lượng giống kém, tôm nuôi chậm lớn,
kích cỡ thu hoạch không đồng đều, năng suất dao động lớn, môi trường nuôi ngày càng
suy giảm. Vì vậy, kỹ thuật hay quản lý môi trường nuôi tốt rất quan trọng và nó có ý
nghĩa rất lớn để giúp cho nghề nuôi TCX trên ruộng lúa phát triển theo hướng bền vững.


2

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, với lợi thế về tiềm năng phát triển nghề nuôi
TCX trên ruộng lúa tại Bến Tre, trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả tiềm năng diện
tích ruộng lúa hiện có, nâng cao và ổn định năng suất sản phẩm tôm nuôi, góp phần
củng cố cơ sở lý luận, xây dựng mô hình nuôi TCX trên ruộng lúa theo hướng bền
vững, cải thiện điều kiện thu nhập cho người dân trong vùng là vấn đề thật sự cần thiết
và có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Do đó, việc thực hiện đề tài “Hiện trạng và giải pháp

phát triển nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879)
trên ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre” là rất
cần thiết. Qua đó đề tài sẽ chọn ra một mô hình nuôi phù hợp và làm cơ sở khoa học
để tìm ra phương pháp canh tác tối ưu cho người dân, giúp cho việc phát triển mô hình
theo hướng bền vững, góp phần giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường.
* Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi TCX trên ruộng
lúa tại huyện Thạnh Phú và đề xuất một số giải pháp để phát triển nghề nuôi TCX trên
ruộng lúa theo hướng phát triển bền vững tại huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre.
* Ý nghĩa của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ
sở khoa học để định hướng phát triển nghề nuôi TCX trên ruộng lúa theo hướng bền vững
cho huyện Thạnh Phú nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. Ý nghĩa thực tiễn: Tận dụng
tiềm năng hiện có của địa phương để phát triển nghề nuôi TCX trên ruộng lúa và nâng cao
kỷ thuật cho người nuôi theo hướng an toàn, bền vững. Góp phần nâng cao đời sống và
hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
* Nội dung nghiên cứu
(1). Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi TCX thương phẩm trên ruộng lúa tại huyện
Thạnh Phú - Bến Tre qua các chỉ tiêu: Đặc điểm ruộng nuôi, mùa vụ nuôi, hệ thống
công trình nuôi, cải tạo ruộng nuôi, chọn giống, cho ăn, chăm sóc quản lý, thu hoạch.
(2). Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi TCX trên ruộng lúa thông qua
các chỉ tiêu: Năng suất và sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập, giá thành 1 kg tôm,
LN trên đồng vốn đầu tư.
(3). Đề xuất một số giải pháp: Giải pháp kỹ thuật: mùa vụ nuôi, kỹ thuật cải tạo
ruộng nuôi, kỹ thuật chọn giống, cho ăn, chăm sóc và quản lý, thu hoạch Giải pháp
quản lý: nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phương, nâng cao hiệu quả sản
xuất cho người nuôi tôm và định hướng phát triển theo hướng bền vững.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí phân loại
Đây là giống có nhiều loài nhất trong họ tôm càng Palaemonidae, ước tính có
khoảng 200 loài. Trong đó, loài Macrobrachium rosenbergii, M.amerricanum, M.
carcinus và M. nippon là những loài có kích cỡ lớn nhất được nuôi phổ biến. TCX đực
có thể đạt chiều dài 320mm và con cái đạt 250mm. TCX được Holthius (2000) phân
loại như sau [52]:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Macrura natantia
Họ: Palaemonidae
Họ phụ: Palaemoninae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbegii (De Man, 1879)
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn (De Man, 1879)
1.1.2 Đặc điểm về hình thái

Hình 1.1: Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)


4

Phần đầu ngực phía trước và phần bụng phía sau: Phần đầu ngực lớn, có dạng
hơi giống hình trụ, gồm phần đầu với 5 đốt gần nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực
với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi
là giáp đầu ngực.
Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. Mỗi đốt mang một

đôi phụ bộ gọi là chân bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng
lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ
trước và sau nó. Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên. Cơ thể có dạng
hơi cong như hình dấu phẩy, to ở phần đầu và thon nhỏ về phái sau.
Ở tôm nhỏ có màu trong sáng, trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc
hai bên. Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với
màu trắng trong của cơ thể. Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uống cong lên từ đoạn giữa
chủy, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy có 11 - 16 răng trên chủy
(2 - 3 răng sau hốc mắt) và 10 - 15 răng dưới chủy.
Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đôi râu có
chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức
năng giữ và nghiền mồi, năm đôi chân ngực có chức năng để bò, năm đôi chân ngực
để bơi và một đôi chân đuôi có chức năng như bánh lái. Hai đôi chân ngực đầu tiên
của tôm chuyển hoá thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai to dùng để bắt mồi và tự vệ.
Đặc điểm về kích cỡ, màu sắc, hình dạng và các gai trên đôi càng sẽ thay đổi
theo từng giai đoạn thành thục của tôm, nhất là ở tôm đực. Quá trình thay đổi được thể
hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng cam nhạt, tôm càng cam đậm, tôm càng
cam đậm chuyển tiếp càng xanh, TCX nhạt, TCX đậm và tôm già.
1.1.3 Phân bố
TCX có nguồn gốc ở Tây Nam Châu Á Thái Bình Dương (Việt Nam, Thái Lan,
Indonesia, Campuchia, Philipine, Malaysia, Singapore, Bruma, Ấn Độ, Sirilanka,
Pakistan, Bangladesh) và Châu Úc. Ở Việt Nam TCX chủ yếu phân bố ở Nam bộ, tập
trung ở lưu vực sông Hậu, sông Tiền và là nước có sản lượng TCX trong tự nhiên lớn
nhất. Những nước không có TCX trong tự nhiên hiện nay cũng di nhập giống về nuôi


5

như Đài Loan, Pháp, Mỹ. TCX phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt nội địa (đầm,
ao, sông, rạch, ruộng lúa,…) và kể cả vùng nước lợ ở cửa sông.

Ngoài các vùng phân bố tự nhiên trên, tôm còn được di nhập và nuôi nhiều nơi
trên thế giới. Ở Việt Nam TCX phân bố tự nhiên ở các tỉnh Nam bộ, đặc biệt là vùng
ĐBSCL. Ở các thủy vực có độ mặn 18‰ vẫn có thể tìm thấy TCX xuất hiện. Tuy
nhiên, tùy từng thủy vực với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy theo mùa vụ của
TCX xuất hiện với kích cỡ thành thục và mức độ phong phú khác nhau [20].
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
TCX là loài ăn tạp thiên về động vật như nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ,
giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn
[37] và trong điều kiện tôm nuôi thì tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Hàm lượng
đạm tối ưu trong thức ăn cho tôm từ 27 ÷ 35%. Nhu cầu đạm thay đổi rất lớn theo giai
đoạn phát triển. Ngoài ra nhu cầu chất béo dao động trong khoảng 6 ÷ 7,5%, chất bột
đường được tôm tiêu hóa rất tốt (40% trong thức ăn vẫn cho kết quả rất tốt), hàm
lượng cholesterol 0,5 ÷ 1% rất cần thiết cho tôm con, cần thường xuyên bổ xung chất
khoáng và vitamin cho tôm [20].
Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hướng
tôm đến bắt mồi. Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang,
dọc phía trước hướng di chuyển, khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất
kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng. TCX rất ham ăn, có tính tranh giành cao, TCX lớn
chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ, đặc tính của TCX nếu không đủ thức ăn thì chúng ăn
đồng loại yếu hơn, mới lột xác [16]. Tôm thường bắt mồi vào chiều tối hay sáng sớm,
tôm không ăn khi lột xác và sẽ ăn lại sau khi lột xác xong.
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm lớn lên phải lột xác, chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn phát
triển, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và chế độ thay nước ao nuôi … tôm nhỏ
thường có chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn. Mỗi lần lột xác cơ thể tôm tăng lên từ 9 ÷
15% khối lượng thân [33].


6


Bảng 1.1: Chỉ số sinh trưởng TCX theo giới tính
Con đực Con cái
Tháng nuôi
Khối lượng (g) Tăng trọng (g)

Khối lượng (g) Tăng trọng (g)

0
1
2
3
4
5
6
7
3,5
8,2
18,5
29,4
43,7
60,6
76,1
89,0

4,7
10,3
10,9
14,3
16,9
15,5

12,9
3,5
8,2
13,8
18,6
22,5
25,0
27,6
32,9

4,7
6,6
4,8
3,9
2,5
2,6
5,3
Tôm cái khi bắt đầu thành thục khối lượng khoảng 30 ÷ 40 g thì sinh trưởng
giảm, vì dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển của buồng trứng. Hiện tượng thường
thấy trong nuôi TCX là sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Kích
thước của tôm có thể đạt 40 ÷ 50 g trong thời gian 4 ÷ 5 tháng nuôi [22].
Trong quá trình lớn lên tôm trải qua nhiều lần lột xác. Tôm nhỏ có chu kì lột
xác ngắn hơn tôm lớn. Chu kì lột xác của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ
tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều kiện sinh lý của TCX [20].
Bảng 1.2: Chu kỳ lột xác của TCX ở các giai đoạn khác nhau [21]
Khối lượng (g/con) Chu kỳ lột vỏ (ngày)
2 ÷ 5
6 ÷ 10
11 ÷ 15
16 ÷ 20

21 ÷ 25
26 ÷ 35
36 ÷ 60
9
13
17
18
20
22
22 ÷ 24
1.1.6 Vòng đời và chu kỳ sống
Tôm trưởng thành ở vùng nước ngọt, giao vĩ và thụ tinh trong nước ngọt nhưng
khi ôm trứng và ấp trứng có xu hướng di cư ra nước lợ có độ mặn từ 6 ÷ 8 ‰, có khi
đến 20 ÷ 22‰ [61]. Ở giai đoạn ấu trùng nở ra sống phù du, phải trải qua 11 lần lột
xác và biến thái để trở thành hậu ấu trùng (Postlarvae), lúc này chúng di chuyển vào
vùng nước ngọt, lớn lên và tiếp tục chu kỳ sống như thế [37].



7

1.1.7 Đặc điểm sinh sản
1.1.7.1 Phân biệt giới tính
Dựa vào hình thái ngoài có thể phân biệt được TCX đực và cái dễ dàng. Ở tôm
trưởng thành, tôm đực thường có kích thước lớn hơn con cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm
đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với con cái. Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài,
thô và to hơn. Tôm đực trưởng thành thường có đôi càng màu xanh dương đậm. Các
gốc chân ngực của tôm đực cũng được xếp khít nhau hơn so với tôm cái, cạnh đốt gốc
của đôi chân ngực thứ năm có 02 lỗ sinh dục đực. Ngoài ra, tôm đực còn có nhánh phụ
đực nằm kế nhánh trong của chân bụng thứ hai và điểm cứng ở giữa mặt bụng của đốt

bụng thứ nhất.
Tôm cái thường có kích thước nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực và đôi càng
thon nhỏ, 03 tấm bụng đầu tiên ở tôm cái rộng và dài tạo thành khoang bụng làm
buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này khi tôm tham gia sinh sản lần
đầu tiên và đây chính là đặc điểm quan trọng của tôm cái. Lỗ sinh dục của con cái nằm
ở phần ức, ngay gốc đôi chân ngực thứ ba, có dạng tam giác. Trên các đốt giữa của các
chân bơi còn có nhiều lông tơ hình thành ở thời kỳ lột xác tiền giao vĩ có tác dụng cho
trứng bám vào [21].
Buồng trứng của con cái nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày và
gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng và có thể nhìn thấy qua giáp đầu
ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng
ở trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa tinh ở đốt gốc của chân ngực
thứ ba [21].
1.1.7.2 Thành thục, giao vĩ, đẻ và ấp trứng
Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nhân tạo, tôm thành thục và giao vĩ
xảy ra hầu như quanh năm. Mùa đẻ rộ của TCX ở Đồng bằng Nam Bộ tập trung từ
tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 tháng 10. TCX cái thành thục lần đầu tiên ở khoảng
3,0 ÷ 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 ÷ 15 ngày (PL
10-15
). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt
thành thục từ 10 ÷13 cm và 7,5 g [33].
Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra chất dẫn dụ có tác dụng kích
thích tôm đực tìm đến. Sau khi tôm lột xác 01 ÷ 22 giờ, thường 03 ÷ 06 giờ, tôm bắt đầu


8

giao vĩ. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 20 ÷ 35 phút. Sau khi
giao vĩ 02 ÷ 05 giờ, có khi 06 ÷ 24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng [21].
Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm. Tôm cái thường di chuyển từ tầng đáy lên

tầng giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang
túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân bụng
thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian đẻ trứng khoảng 10 ÷ 60 phút và thông
thường từ 15 ÷ 25 phút. Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng không được giao vĩ
vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác. Những trứng này do không được thụ tinh
nên sẽ rụng sau 01 ÷ 02 ngày.
Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng
nước, cung cấp dưỡng khí cho trứng thời gian ấp đến trứng nở có thể từ 15 ÷ 23 ngày
phụ thuộc vào nhiệt độ nước.
1.1.7.3 Sức sinh sản
TCX có thể đẻ quanh năm, tuy nhiên mùa vụ chính sinh sản của TCX ở Việt
Nam tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 tháng 10. Sức sinh sản của tôm còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, môi trường sống, dinh dưỡng. Sức sinh
sản của TCX sẽ tăng dần từ 20 ÷ 140 g, lớn hơn 140 g sức sinh sản của tôm giảm dần.
Sức sinh sản thực tế của tôm tự nhiên khoảng 420 ÷ 786 ấu trùng/gam tôm mẹ [33].
1.1.7.4 Khả năng tái phát dục
Tôm cái có thể tái phát dục trong 16 ÷ 45 ngày, vài trường hợp cá biệt thời gian tái
phát dục ngắn chỉ sau 07 ngày, TCX có thể tái phát dục 04 ÷ 06 lần trong vòng đời.
1.1.8 Đặc điểm sinh thái và môi trường sống
1.1.8.1 Nhiệt độ
Tôm thích nghi với biên độ rộng từ 18 ÷ 34
o
C nhưng nhiệt độ thích nghi nhất là
26 ÷ 31
o
C. Ngoài phạm vi này tôm sinh trưởng chậm và không lột xác được [15].
Nhiệt độ dưới 14
o
C hoặc trên 40
o

C kéo dài, tôm sẽ chết hàng loạt [38].
1.1.8.2 pH
TCX sống chủ yếu ở các thủy vực có pH từ 6,5 ÷ 8,5, nếu pH > 9 tôm sẽ chết
[18]. Ngoài khoảng pH này, TCX hoạt động kém, sinh trưởng chậm, khi pH < 5 tôm


9

nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, sau 6 giờ sẽ chết [26]. pH thích hợp cho TCX từ
7,5 ÷ 8,0 nhưng khoảng biến động giữa sáng và chiều phải nhỏ hơn 01 [66].
1.1.8.3 Oxy hòa tan
Lượng oxy hòa tan trong nước cần phải lớn hơn 04 mg/L để phát triển bình
thường [15]. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp cho TCX là 3 ÷ 15 mg/L,
nếu lượng oxy hòa tan trong nước ở mức dưới 01 mg/L tôm sẽ nổi đầu và ở 0,7 mg/L
tôm bắt đầu chết [66].
1.1.8.4 Tổng đạm amôn (TAN) và N-NO
2
-

TCX không bị stress và có thể chịu đựng được nồng độ amonia tổng số đến 01
mg/L, nhưng độ độc của NH
3
sẽ tăng khi pH trong nước tăng [44]. Ở pH 8,5; 9 và 9,5
nồng độ N- NH
4
+
tương ứng trong ao ương tôm không nên > 2 mg/L; 01 mg/L và 0,5
mg/L [45]. Nồng độ NO
2
-

thích hợp trong ao nuôi tôm <0,1 mg/L [48].
1.1.8.5 H
2
S
H
2
S là khí cực độc đối với thủy sinh vật, được hình thành trong quá trình phân
hủy chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh trong điều kiện hiếm khí. Độ độc của H
2
S phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là pH, khi pH tăng độ độc của H
2
S giảm. Nồng độ
H
2
S thích hợp cho nuôi TCX dưới 0,001 mg/L [46].
1.1.8.6 Nồng độ muối
Nồng độ muối là giới hạn sinh thái cơ bản của TCX. Đối với tôm trưởng thành
khoảng thích ứng từ 0 ÷ 6‰ và ấu trùng thích nghi từ 8 ÷ 14‰. Nếu độ mặn ở 5‰
được xem là an toàn đối với tôm ấu niên (3 ÷ 5 cm) thì ở 18‰ là giới hạn an toàn đối
với tôm trưởng thành [34]. Khả năng chịu đựng độ mặn của tôm còn tùy thuộc vào
nhiệt độ nước, ở độ mặn 2 ÷ 5‰ tôm lớn tương đối nhanh hơn so với ở 0‰ và nhanh
nhiều so với 15‰. Trong nuôi tôm độ mặn tốt nhất không quá 10‰.
1.1.8.7 Độ trong
Độ trong của ao nuôi chịu ảnh hưởng của chất lượng nước cấp và sự phát triển của
tảo. Cần hạn chế hàm lượng vật chất lơ lững có trong môi trường ao nuôi, vì nó có thể ảnh
hưởng đến sự quang hợp của tảo và sự hô hấp của tôm. Thực tế cho thấy độ trong thích
hợp cho nuôi TCX từ 25 ÷ 40 cm và thích hợp nhất là 30 ÷ 35 cm [4].



10
1.1.8.8 Ánh sáng
TCX thích nghi ánh sáng vừa phải, cường độ tốt nhất là 400 Lux. Nếu ánh sáng
cao sẽ ức chế hoạt động của tôm vào ban ngày, nhưng TCX lại có tính hướng quang
vào ban đêm nên thường tích cực bắt mồi vào tầng mặt nếu có luồng ánh sáng kích
thích. Tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ [34].
1.2 Tổng quan về nghề nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nếu những người NTTS không có những giải
pháp nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất thì không thể phát triển NTTS một cách bền
vững được. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật nuôi và SXG để có thể nâng cao năng suất và
chất lượng thủy sản nuôi, đa dạng hóa đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phát triển công
nghệ sinh học trong NTTS, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trừ dịch
bệnh, phương pháp bảo quản sau thu hoạch v.v… là các vấn đề mà bất cứ người nuôi,
nhà quản lý hoặc nhà nghiên cứu về NTTS nào cũng phải nhận thức một cách sâu sắc
về tầm quan trọng của chúng. Đó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh
hưởng của các hoạt động nuôi. Tình trạng nhiễm hóa chất và kháng sinh trong thủy sản
nuôi làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu thụ. Tình trạng lan truyền mầm bệnh ở
các vùng nuôi do hoạt động di giống, nhập giống thủy sản trên toàn cầu và tình trạng
cấp nước bừa bãi. Sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu dài đã trở
thành nguy cơ trước mắt đối với nhiều nước phát triển NTTS quá nhanh. Và trên hết là
sự cạnh tranh khóc liệt trên thương trường đòi hỏi các nước sản xuất phải tăng chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn giử được sự phát triển bền vững đồng
thời phải hết sức nhanh nhạy trong công tác xúc tiến thương mại để chiếm lĩnh thị
trường. Chính vì vậy, việc có được những đánh giá toàn diện về bất cứ hoạt động
NTTS nào đều hết sức cần thiết.
1.2.1 Nghề nuôi TCX trên thế giới
Phong trào nuôi TCX phát triển mạnh mẽ không những ở các nước có TCX
phân bố tự nhiên như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, … mà còn
phát triển ở các nước như Hawaii, Jamaica, Florida, California, Brazil, Mexico,

Ecuador, Taiwan, Izrael, … [61].


11
Trên thế giới, có thể nói TCX hiện đang được nuôi với nhiều hình thức khác
nhau như nuôi trên ruộng lúa, nuôi lồng bè, nuôi ghép với một số loài cá như cá rô phi,
cá chép, nuôi dưới dạng bán thâm canh hoặc thâm canh trong bể xi măng hay trong ao
đất. Thông thường, năng suất thu hoạch cũng được ghi nhận rất khác nhau, tùy theo
mức độ đầu tư và hình thức nuôi [54].
Nuôi TCX có sử dụng giá thể sẽ làm tăng sản lượng lẫn kích cỡ tôm và tăng
hiệu quả trong hệ thống. Khi nuôi cùng một hệ thống và mật độ như sau thì mô hình có
sử dụng giá thể sản lượng sẽ tăng lên 14% [65].
Ở Thái Lan, TCX nuôi trong điều kiện ruộng lúa bằng nguồn giống nhân tạo
với kích thước 4,5 ÷ 4,8 cm, mật độ 1,25 con/m
2
, năng suất thu hoạch đạt 370 kg/ha
[57]. Ở Bangladeh nuôi TCX kết hợp trồng lúa Boro bằng cách lấy giống tự nhiên theo
thuỷ triều cho năng suất 280 ÷ 450 kg/ha/vụ [51].
Một số nước nuôi TCX đạt năng suất cao như: Thái Lan, Đài Loan, Trung
Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Malaysia…với nhiều mô hình nuôi khác nhau. Ở Thái Lan, TCX
nuôi thâm canh trong ao đất đạt năng suất 06 ÷ 08 tấn/ha/vụ hay nuôi trong bể xi măng
năng suất nuôi đạt 4,5 ÷ 5,0 tấn/ha/vụ [8]. Nuôi TCX đơn trong ao ở Ấn Độ với mật độ
1,5 ÷ 6,0 con/m
2
năng suất đạt từ 95 ÷ 1.300 kg/ha. Khi đó nuôi TCX kết hợp với nuôi
cá (catla, rohu, trắm cỏ) năng suất đạt 1,0 tấn cá/ha và 759 kg tôm/ha, sau đó giảm
được chi phí sản xuất lúa và làm tơi xốp đất [32]. Ở Đài Loan, nuôi thâm canh trong
ao đất năng suất trung bình đạt 2,5 ÷ 3,0 tấn/ha/vụ. Ở Mỹ nuôi TCX trong bể xi măng,
năng suất trung bình 4,8 tấn/ha/vụ. Ở Malaysia nuôi TCX trong ao mật độ 10 Post/m
2


sau 5,5 tháng, lệ sống 32,4% năng suất đạt 979 kg/ha/vụ. Trong trường hợp mật độ thả
20 con/m
2
sau 05 tháng nuôi, năng suất trung bình đạt 2.287 kg/ha/vụ.
Theo FAO (2002), số liệu ghi nhận đầu tiên cho thấy năm 1984, sản lượng TCX
nuôi trên thế giới đạt 5.246 tấn, năm 1989 đạt 17.608 tấn và năm 2000 đạt trên 119.000
tấn. Giá trị và sản lượng TCX nuôi toàn cầu tăng chậm từ năm 2000 ÷ 2004 [58].


12

Hình 1.2: Sản lượng TCX nuôi toàn cầu [58]

Hình 1.3: Giá trị TCX nuôi toàn cầu [58]
Hiện nay, TCX được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới, phần lớn sản lượng TCX
được nuôi ở Châu Á. Trong đó, Trung Quốc có sản lượng tôm lớn nhất, với tổng cộng
128.000 tấn vào năm 2001 (Hình 1.4), sản lượng của các nước Trung và Nam Mỹ là
rất ít, năm 2001 chỉ có 4 nước sản xuất được trên 40 tấn, đó là Cộng hòa Dominica,
Guatemala, Mexico và Mỹ [62].
Sản lượng (x 1.000 tấn)
Thời gian (năm)
Thời gian (năm)
Giá trị (triệu USD)


13

Hình 1.4: Sản lượng TCX được sản xuất ở các nước Châu Á năm 2001 [62]
Nhìn chung, nghề nuôi TCX thế giới hiện nay đang trên đà phát triển mạnh và

sản lượng tăng 12 ÷ 30% mỗi năm và có thể đạt 750.000 ÷ 1.000.000 tấn/năm vào năm
2010. Trong đó, Trung Quốc chiếm ưu thế nhất về sản lượng, tiếp theo là Việt Nam,
Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan được thể hiện qua bảng 1.3 [62]. Tuy nhiên, sự phát
triển nhanh chóng của nghề nuôi TCX, nhất là như trong những năm 1999 ÷ 2001 với
tốc độ 30%/năm đang đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét để phát triển bền vững nghề
nuôi với bài học sâu sắc từ sự phát triển của nghề nuôi tôm biển [57], [62].
Bảng 1.3: Các nước dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm nước ngọt
(Macrobrachium rosenbergii) năm 2001 [62]
Stt Quốc gia Sản lượng (tấn)

Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Trung Quốc
Việt Nam
Ấn Độ

Thái Lan
Bangladesh
Đài Loan
Brazil
Ecuador
Malaysia
CH Dominica
Guatemala
Senegal
Mexico
Mỹ
French Guiana

Khác
128.338
28.000
24.230
12.067
7.000
6.859
5.380
800
752
62
53
50
48
44
25
153


Gồm cả giáp xác (chủ yếu TCX)




Chỉ 538 tấn, xếp thứ 10 (lỗi thống kê)
(Có thể không chính xác)


Gồm 3 tấn các loài tôm nước ngọt khác


Nước sản xuất
Tấn



14
1.2.2 Nghề nuôi TCX ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL tiềm năng và sản lượng khai thác TCX
ngoài tự nhiên rất lớn. Năm 1980 sản lượng khai thác đạt khoảng 6.000 tấn/năm, tuy
nhiên trong những năm gần đây sản lượng TCX khai thác ngoài tự nhiên giảm còn
khoảng 3.000 ÷ 4.000 tấn/năm [37]. Trong khi đó sản lượng tôm nuôi ngày càng tăng
dần lên và hình thức nuôi cũng rất phong phú như: nuôi TCX kết hợp với trồng lúa,
nuôi đăng quầng, nuôi bán thâm canh trong ao đất, nuôi TCX trong mương vườn các
mô hình này đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng nuôi nhiều nơi ở vùng ĐBSCL.
Năng suất nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL khác nhau tùy vào mật độ và hình thức
nuôi. Ở Bến Tre, nuôi trên ruộng lúa năng suất đạt từ 100 ÷ 300 kg/ha. Ở Tiền Giang
nuôi mật độ từ 3 ÷ 6 con/m

2
, sau 4 ÷ 5 tháng năng suất đạt từ 800 ÷ 1.200 kg/ha, nuôi
TCX luân canh với ruộng lúa mật độ 0,2 ÷ 2,0 con/m
2
, năng suất đạt từ 150 ÷ 300
kg/ha. Ở Trà Vinh, nuôi trong ruộng lúa năng suất 150 ÷ 200 kg/ha, nuôi bán thâm
canh với mật độ 5 ÷10 con/m
2
, năng suất từ 500 ÷ 700 kg/ha. Tỉnh Đồng Tháp, năng
suất trung bình 500 ÷ 1.200 kg/ha, nuôi trong ruộng lúa 100 ÷ 150 kg/ka, nuôi quảng
canh cải tiến với mật độ 3 ÷ 4 con/m
2
, năng suất 500 kg/ha. Kết quả bước đầu nuôi
tôm bán thâm canh ở ĐBSCL mật độ 15 ÷ 27 con/m
2
, năng suất 452 ÷ 1.587 kg/ha
(trong đó ao nuôi mật độ 15 con/m
2
và tôm giống có nguồn gốc từ Thái Lan cho năng
suất cao nhất 1.587 kg/ha) [17].
Theo Trần Tấn Huy và ctv (2004), nuôi TCX trên ruộng lúa với mật độ từ 5
÷7,14 con/m
2
, năng suất đạt 1,01 ÷ 1,25 tấn/ha/vụ [7]. Theo Nguyễn Thanh Nguyên
(2003) nuôi TCX trên ruộng lúa ở Thốt Nốt năng suất trung bình đạt 725 kg/ha và LN
17,9 triệu đồng/ha, mức lãi này khá hấp dẫn cho người dân tham gia nuôi TCX trong
khu vực này [12]. Ở Đồng Tháp, TCX nuôi tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Bình
và Cao Lãnh TCX và được thả nuôi đơn trong đăng quầng, mật độ nuôi trung bình 62
con/m
2

, cho tôm ăn thức ăn tự chế từ cua, ốc, cá tạp, gạo, cơm, dừa và khoai mì sau 06
tháng nuôi năng suất trung bình 5,22 tấn/ha [23].
Lam Mỹ Lan và ctv (2006) tiến hành thả nuôi TCX trên ruộng lúa với mật độ
khác nhau và sử dụng loại thức ăn khác nhau, sau 07 tháng nuôi thu hoạch có thể đạt
khối lượng 34,5 ÷ 35,5 g/con [58]. Theo Trần Tấn Huy và ctv (2004) cho biết nuôi tôm


15
luân canh trên ruộng lúa mật độ 5 ÷ 7 con/m
2
, cho ăn 4 lần/ngày, thức ăn chủ yếu là ốc
bươu vàng, lượng cho ăn từ 8 ÷ 10% khối lượng tôm. Kết quả, sau 6 tháng tôm nuôi
tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống 57% và năng suất đạt 1.253 tấn/ha/vụ [7].
Sự chênh lệch về năng suất tôm nuôi cho thấy bên cạnh sự khác biệt về vùng địa
lý, nguồn và chất lượng tôm giống thả nuôi cùng thức ăn thì yếu tố quản lý, chăm sóc
cùng sự điều tiết chất lượng nước và thức ăn trong hệ thống nuôi tốt giữ vai trò thật sự
quan trọng và có tính tác động quyết định đến năng suất sinh học, sản phẩm tôm nuôi và
tính hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi [11].
Một trở ngại lớn trong nuôi TCX làm ảnh hưởng đáng kể đến kích cỡ thương
phẩm là sự phân đàn khi nuôi chung tôm đực và tôm cái. Do tăng trưởng chênh lệch
nhau giữa các giới tính, những con đực tăng trưởng nhanh hơn con cái. Lúc thu hoạch,
những con tôm cái có kích cỡ khá đồng đều, còn những con tôm đực thường sự tăng
trưởng không đều nhau [53]. Cũng theo Ranjeet và Kurup (2002) cho rằng, tỷ lệ những
con đực nhỏ cao hơn đáng kể khi thả ở mật độ 60.000 con/ha và thấp nhất ở mật độ
14.000 con/ha [56]. Nuôi TCX toàn đực cho năng suất cao hơn và chu kỳ nuôi ngắn
hơn so với nuôi chung hỗn hợp đực - cái hay nuôi chung toàn cái [49], [67]. Tạo quần
đàn TCX toàn đực được xem là giải pháp có tính thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả
nuôi TCX. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và ctv (2004) cho biết, bằng kỹ
thuật vi phẫu loại bỏ tuyến đực tạo tôm cái giả có thể sản xuất TCX toàn đực, sau 12
tuần nuôi, quần đàn toàn đực thế hệ con của tôm cái giả tăng trưởng tốt hơn so với

quần đàn hỗn hợp đực - cái từ tôm mẹ thật [4].
Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy mỗi mô hình nuôi đòi hỏi các kỹ
thuật đặc thù phù hợp với các điều kiện sinh thái cụ thể. Mô hình nuôi tôm kết hợp với
trồng lúa phù hợp với những vùng canh tác hai vụ lúa, trong khi đó mô hình nuôi luân
canh tôm - lúa thì phù hợp cho những vùng ngập lũ hàng năm và vùng mà canh tác lúa
Hè - Thu nhiều rủi ro do lũ [64].
Ở Việt Nam những năm gần đây, TCX nuôi trong ao, mương vườn và ruộng lúa
với hình thức nuôi quảng canh cải tiến hay bán thâm canh mức thấp được Nguyễn
Thanh Phương và Lý Văn Khánh (2005) tóm tắt trong bảng 1.4 [24].

×