Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khóa luận đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH HẢI YẾN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRANG TRẠI VỊT
NƠNG LÂM TẠI HUYỆN VIỆT N, TỈNH BẮC GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Định hướng đề tài:

Hướng ứng dụng

Chun ngành:

Phát triển nơng thơn

Khoa:

Kinh tế và PTNT

Khóa:

2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lưu Thị Thùy Linh


Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc
biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Th.S Lưu Thị
Thùy Linh, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hồn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
đặc biệt là mọi người trong trang trại đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt q trình nghiên cứu, tơi nhận
được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và
tinh thần của gia đình và bạn bè. Thơng qua đây, tơi cũng xin được gửi lời cảm
ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ q báu đó.
Trong q trình hồn thành khóa luận, tơi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tơi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hồn thiện hơn.
Thái Ngun, ngày 10 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đinh Hải Yến


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học..........................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài...............................................................................4
2.1.1. Các khái niệm về trang trại.....................................................................4
2.1.2. Các đặc trưng của trang trại....................................................................5
2.1.3. Phân loại trang trại..................................................................................5
2.1.4. Tiêu chí nhận dạng trang trại...................................................................6
2.1.5. Vai trị và vị trí của kinh tế trang trại......................................................7
2.1.6. Một số vấn đề cơ bản về vịt Grimaud.....................................................8
2.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất mơ hình trang trại................................9
2.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.....................................................................9
2.2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế......................12
2.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế.....................................................................14


iii

2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.........................................................................15
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển trang trại trên thế giới......................................15
2.3.2. Tình hình phát triển trang trại ở Việt Nam............................................19
2.3.3. Tình hình phát triển trang trại ở Bắc Giang..........................................22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................23
3.2.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi....................................23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................23
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................24
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu......................................................................25
3.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................27
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên KTXH của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................27
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên..........................................................................27
4.1.3. Kết cấu hạ tầng......................................................................................28
4.1.4. Nguồn nhân lực.....................................................................................28
4.1.5. Kinh tế - xã hội......................................................................................28
4.2. Thực trạng chăn nuôi của trang trại..........................................................29
4.2.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại vịt Nông Lâm......................29
4.2.2. Thực trạng sản xuất của trang trại vịt Nông Lâm..................................29


iv

4.3. Phân tích hiệu quả chăn ni vịt đẻ của trang trại...................................36
4.3.1. Tình hình chi phí trong chăn ni.........................................................36
4.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của trang trại............................................43
4.3.3.Kết quả chăn nuôi và chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 47
4.3.4. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của trang trại.....................................51
4.3.5. Đánh giá hiệu quả về mặt mơi trường của trang trại.............................52
4.4. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong q trình chăn ni của trang trại 53
4.4.1. Phân tích SWOT của trang trại.............................................................53
4.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong q trình chăn ni của trang trại....55
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi của trang trại
4.5.1. Đối với trang trại...................................................................................56
4.5.2. Nhóm giải pháp tăng cường vai trị quản lí nhà nước, chính quyền địa
phương đối với kinh tế trang trại.....................................................................58
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................59
5.1. Kết luận....................................................................................................59
5.2. Kiến nghị..................................................................................................60
5.2.1. Đối với trang trại...................................................................................60
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương...........................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................62

55


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng trang trại chăn ni đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo
thơng tư 27/2011/TT-BNNPTNT...................................................19
Bảng 4.1: Độ tuổi, trình độ lao động của trang trại.........................................32
Bảng 4.2: Kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc chuồng trại..........................34

Bảng 4.3: Quy trình tiêm phịng của trại trong suốt thời gian ni vịt...........35
Bảng 4.4: Chi phí thức ăn từ tháng 10/2019- tháng 3/2020............................37
Bảng 4.5: Chi phí điện nước của trang trại từ tháng 10/2019 - tháng 3/2020.......38
Bảng 4.6: Chi phí trấu từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020............................39
Bảng 4.7: Tỷ trọng chi phí chăn ni vịt đẻ của trang trại từ tháng 10/2019
đến tháng 3/2020.............................................................................40
Bảng 4.8: Bảng thể hiện giá trứng biến động qua các tháng của trang trại.....43
Bảng 4.9: Doanh thu của trang trại trong 3 tháng cuối năm 2019..................45
Bảng 4.10: Doanh thu của trang trại trong 3 tháng đầu năm 2020.................46
Bảng 4.11: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 3 tháng cuối
năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020................................................48
Bảng 4.12: Ước tính kết quả kinh tế trong 6 tháng tiếp theo của trang trại....49
Bảng 4.13: Ước tính kết quả và hiệu quả chăn ni vịt đẻ trong vịng 1 năm
(một chu kì kinh doanh) của trang trại............................................50
Bảng 4.14: Tình hình lao động và thu nhập theo vị trí việc làm của trang trại. .52


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của trang trại................................................31
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn ni cho vịt đẻ từ tháng 10 đến tháng
12 năm 2019....................................................................................40
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn nuôi cho vịt đẻ từ tháng 1 đến tháng 3
năm 2020.........................................................................................41
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện biến động giá trứng qua các tháng của trang trại 43
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động chăn nuôi vịt đẻ của trang trại 3
tháng cuối năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020..............................48



vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐB

: Đồng bằng

ĐVT

: Đơn vị tính

CLB

: Câu lạc bộ

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HTX

: Hợp tác xã

KTTT

: Kinh tế trang trại

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NQ

: Nghị quyết

TSCĐ

: Tài sản cố định

TT

: Trang trại

TW

: Trung ương


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta.
Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt, trứng và sữa là nguồn thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao vì thế địi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng
nhiều. Nghề chăn nuôi gia cầm ngày từng bước được mở rộng, từ mơ hình sản
xuất đơn giản với những giống gia cầm ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu khoa
học kỹ thuật ngày càng nhiều giống gia cầm ni theo những mơ hình khác
nhau nhằm gia tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến

bộ trong các lĩnh vực di truyền, hố sinh, dinh dưỡng… đã góp phần phát triển
nghề chăn nuôi gia cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn ni.
Trang trại là một loại hình sản xuất nơng nghiệp được hình thành tương
đối sớm trên thế giới, tùy từng thời kỳ mà có những hình thức, tên gọi khác
nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hóa tự chủ với quy mơ
lớn. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất
phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Khơng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô
đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng đồng bằng phía nam
nhưng Bắc Giang là nơi có nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí
hậu. Với diện tích đất nơng nghiệp 302.000 ha, chiếm 77,6% tổng diện tích tự
nhiên, tỉnh Bắc Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Huyện Việt
Yên là một huyện của tỉnh Bắc Giang có diện tích đất nơng nghiệp chiếm
59% tổng diện tích tự nhiên, giao thơng thuận tiện. Tuy nhiên phương thức
chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng nơi đây vẫn cịn nhỏ lẻ,
chủ yếu theo


2

hộ gia đình. Những năm gần đây đã có nhiều mơ hình trang trại phát triển
nhưng số lượng khơng nhiều. Vậy câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển trang
trại của vùng đến đâu? Làm sao để mơ hình được áp dụng đem lại hiệu quả
cao nhất?
Để kinh tế trang trại thực sự mang lại hiệu qủa, góp phần phát triển bền
vững nền nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi
trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền và người dân có cái
nhìn đúng đắn nhất về việc phát triển trang trại. Tơi quyết định tìm hiểu và tiến
hành phân tích, nghiên cứu sâu về hiệu quả sản xuất của một trang trại trên địa

bàn huyện với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt Nông Lâm
tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường của trang trại vịt Nông Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi
trường của trang trại.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất của trang trại vịt Nông Lâm
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của trang trại vịt Nông
Lâm tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Những thuận lợi, khó khăn trong q trình chăn nuôi vịt đẻ của trang trại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trang trại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học
Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
Rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực cho bản thân trong nghiên cứu khoa
học.


3

Cung cấp những thơng tin về tình hình sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của trang trại, để từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển trang trại
hoạt động hiệu quả hơn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, trang trại có thể áp dụng triển
khai các giải pháp từ đề tài cho những định hướng phát triển trang trại trong
thời gian tới nhằm hoạt động chăn nuôi đạt hiệu quả hơn.

Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các bạn sinh viên
khóa tiếp theo.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Các khái niệm về trang trại
Theo GS.TS Nguyễn Thế Nhã “Trang trại là một loại hình tổ chức sản
xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hố,
có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc
lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến
bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ ln gắn với thị trường” [8].
Cịn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm,
ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế nơng hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hố” [13].

Theo Nghị Quyết TW số 06/NQ – TW ngày 10/11/1998, đã xác định:
“trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hố với quy mơ lớn
hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả” [7].
- Khái niệm về kinh tế trang trại: Theo PGS.TS Lê Trọng:” Kinh tế
trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất
trực tiếp ra nông sản phẩm hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao
động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết
sức lao động và trang thiết bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu
cầu của thị trường, được nhà nước bảo hộ theo luật định” [12].
Theo tác giả Trần Trác: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản
xuất và kinh doanh hàng hố nơng, lâm, thuỷ sản của một nông hộ theo cơ chế

thị trường” [11].
Theo quan điểm của Nghị Quyết 03/2000 NQ - CP về việc “khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại” cho rằng: “Bản chất của kinh tế trang trại
là hình


5

thức tổ chức sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp nơng thơn chủ yếu dựa vào
kinh tế hộ gia đình” [6].
Về thực chất “trang trại” và “kinh tế trang trại” là những khái niệm
không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản
xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của
trang trại, cịn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và các
chủ thể của các quan hệ kinh tế đó.
2.1.2. Các đặc trưng của trang trại
Trang trại là một tổ chức kinh tế cơ sở lấy hoạt động sản xuất nơng,
lâm, ngư, nghiệp làm mục đích sản xuất kinh doanh chính, trong đó kết hợp
thêm ngành nghề, dịch vụ phụ trợ phi nông nghiệp của các thành phần kinh tế
khác nhau trong nơng thơn, được hình thành chủ yếu trên cơ sở kinh doanh
nơng hộ, có quy mơ sản xuất, thu nhập và giá trị hàng hóa cao vượt xa kinh tế
nơng hộ, có năng lực tổ chức quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ mới vào sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, hoạt động tự
chủ và luôn gắn với thị trường.
Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nơng, lâm, thủy sản hàng
hóa với quy mơ lớn.
Mức độ tập trung hóa và chun mơn hóa các điều kiện và yếu tố sản
xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô
sản xuất như: Đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thủy sản
hàng hóa.

Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất,
biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ
mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và th lao động bên ngồi sản
xuất hiệu quả có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ [10].
2.1.3. Phân loại trang trại


6

1. Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ
trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của
trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:
a) Trang trại trồng trọt;
b) Trang trại chăn nuôi;
c) Trang trại lâm nghiệp;
d) Trang trại nuôi trồng thủy
sản; đ) Trang trại sản xuất muối.
2. Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó khơng có lĩnh vực sản xuất
nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của
trang trại trong năm [9].
2.1.4. Tiêu chí nhận dạng trang trại
Theo thơng tư số 02/2020/TT-BNNPTNT, theo đó tiêu chí xác định
trang trại trong thơng tư nêu rõ:
Điều 3: Tiêu chí kinh tế trang trại
1. Đối với trang trại chuyên ngành:
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở
lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ
đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;

c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở
lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn
nuôi và văn bản hướng dẫn;
d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở
lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;


7

đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở
lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
2. Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0
tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên [9].
2.1.5. Vai trị và vị trí của kinh tế trang trại
Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình
trạng phân tán, tạo nên những vùng chun mơn hóa cao. Mặt khác, qua thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển cơng
nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực
tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ
cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các
nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy, phát
triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần làm tăng số hộ
giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động.
Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông
thôn nước ta hiện nay. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại cịn góp phần
thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các
hộ nông dân về cách tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh…do đó phát triển

kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và
đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta.
Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết
thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại ln có ý thức khai thác hợp lý
và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi sinh
thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.


8

2.1.6. Một số vấn đề cơ bản về vịt Grimaud
Một số vấn đề cơ bản về giống vịt Grimaud
- Nguồn gốc:
Vịt Grimaud hay còn gọi là vịt siêu nạc là giống vịt cơng nghiệp có
nguồn gốc từ Pháp do tập đoàn GRIMAUD Pháp lai tạo thành, chúng là một
trong những giống vịt có xuất xứ từ Châu Âu.
- Đặc điểm ngoại hình:
Vịt Grimaud có bộ lơng màu trắng tuyền, mỏ và chân mà da cam, đầu
thanh, mắt sáng tinh nhanh, mỏ dài và dẹt, mình thon dài, dáng đi nhanh nhẹn.
- Đặc điểm sinh sản:
Khối lượng trưởng thành của vịt đực khoảng 3,3 - 3,5kg, con cái 3 3,2kg. Thời gian đẻ trứng thường là vào ban đêm và sáng sớm.
- Một số đặc điểm sinh sản của vịt đẻ
Thông thường quy trình ni vịt được chia là 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn vịt con: 1 - 8 tuần tuổi
Giai đoạn vịt hậu bị: 9 - 24 tuần tuổi
Giai đoạn vịt đẻ: Tính từ lúc vịt đẻ được 5% đến hết một chu kỳ đẻ (66
tuần tuổi đối với vịt hướng thịt và 72 tuần tuổi đối với vịt hướng trứng).
Tuần tuổi của vịt liên quan đến tỷ lệ đẻ trứng: Sản xuất trứng bắt đầu
khi vịt đạt 24 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao khoảng 6 - 8 tuần sau đó. Rồi
sản lượng trứng sẽ giảm dần xuống còn 50 - 55% sau 12 tháng đẻ, sau đó vịt

sẽ bị loại thải.
Khả năng sản xuất:
Ngồi giá trị là một giống vịt siêu thịt, vịt Grimaud còn đẻ khá nhiều
trứng. Trung bình trong 46 tuần một con vịt Grimaud sẽ đẻ 260 trứng. Tỷ lệ
trứng cao, có khả năng đẻ tới 260 trứng/mái/46 tuần. Vịt giống bố mẹ cho
trứng sớm (ở 22 tuần tuổi), năng suất trứng cao (trên 85% trong thời gian
dài), tỉ lệ


9

phôi đạt trên 90% và ấp nở trên 80% trong tổng trứng có phơi. Khả năng thụ
tinh và ấp nở của vịt đạt tỉ lệ cao (90%) nhờ vào quá trình chọn giống thay thế
gen liên tục từ việc lai tạo những cá thể khơng đồng huyết.
2.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả sản xuất mơ hình trang trại
2.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung
chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên
quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả các phạm trù, quy
luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản
ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nó phản ánh trình độ các nguồn
lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu
cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế
là một xu thế khách quan của sản xuất.
Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối
tương quan so sánh với lượng hiệu quả thu gom được và lượng chi phí bỏ ra
trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một
cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh tối ưu
giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau, như điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế

chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối,
qua đó biết được tốc độ và quy mơ sản xuất đó. Tuy nhiên trong điều kiện thị
trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu
nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về
mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội.
Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở
mỗi nơi, mỗi vùng thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh
mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết


10

quả đó. Theo quan niệm của LN CARIMƠP - Kinh tế chính trị Mác Lê Nin,
cho rằng: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính tốn và kế hoạch hoá trên cơ
sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sánh
hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng” [2].
Ngày nay người ta đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả sản
xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các cơ sở đó người ta
đưa ra một số quan điểm về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này
cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế
bằng cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó.
H=

Q
K

Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất
K là tổng chi phí sản xuất
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà
chúng ta tính tốn và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau. Khi nghiên cứu về vốn,
chúng ta có hiệu suất vốn bằng cách lấy tổng số sản phẩm chia cho vốn sản
xuất. Bằng cách đó sẽ xác định được hiệu suất lao động, với quan điểm này sẽ
không xác định được quy mô sản xuất các đơn vị kinh tế. Trên thực tế hai cơ sở
có quy mơ sản xuất rất khác nhau, nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn như nhau,
nghĩa là có hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn như nhau [5].
Quan điểm thứ 2: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số những giá trị sản
xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = KQSX – CPSX (H = Q – K)


11

Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của hiệu
quả kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thì phản ánh rõ
nét về quy mô sản xuất của các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có quy mô
sản xuất lớn sẽ đạt được tác động của từng yếu tố đầu vào trong quá trình sản
xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất. Như vậy, các chỉ tiêu này sẽ khơng
giúp cho người sản xuất có những tác động cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh
tế sản xuất kinh doanh [5].
Quan điểm thứ 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa
chi phí và kết quả sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của chi phí để đạt được kết quả đỳ hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ
sung và chi

phí bổ sung.

H=

K
C

Trong đó:
H: Tỷ suất kết quả sản xuất bổ sung
C: Tổng chi phí bổ sung
K: Kết quả bổ sung.

Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hố
lợi nhuận. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những quyết định sản
xuất tối ưu nhất [5].
Cịn trong kinh tế học vĩ mơ chú ý tới quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng
lên của kết quả sản xuất xã hội và chi phí sản xuất xã hội tăng lên.
H=

K
C

Trong đó:
K là phần tăng trưởng của kết quả sản xuất xã hội


12

C là phần tăng lên của chi phí lao động xã hội
Theo quan điểm này, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đã phản ánh được
chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ đó người sản xuất sẽ có
biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhưng

trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí sẵn có (chi
phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả
của chi phí bổ sung khác nhau [5].
Bên cạnh đó cịn có những quan điểm nhìn nhận hiệu quả kinh tế trong
tổng thể xã hội. Quan điểm này cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của sản xuất xã
hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối
với nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng so sánh kết
quả của nền sản xuất chung với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng. Quan
điểm này được đưa ra khi đánh giá sự tiến bộ của nền sản xuất xã hội. Từ đó
người ta xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai” [4].
Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có
những khía cạnh phân biệt, nhưng đều thống nhất với nhau. Hiệu quả kinh tế
là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế
Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần
kinh tế khác nhau. Do vậy, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
tế cũng rất đa dạng. Các hộ nông dân, công nhân trong nông nghiệp họ tiến
hành sản xuất trước tiên là để đáp ứng nhu cầu làm có thu nhập đảm bảo cuộc
sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích lũy. Cịn
đối với các doanh nghiệp tư nhân tiến hành sản xuất nhằm tìm kiếm cơ hội
đầu tư tiền vốn để có thêm lợi nhuận. Đối với một quốc gia thì hiệu quả nó
cịn thể hiện trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng.
Ngồi ra, hiệu quả kinh tế cịn có tính chất về mặt thời gian. Nó ln
ln có xu hướng thay đổi một hoạt động kinh tế diễn ra ở hơm nay có hiệu
quả


13

kinh tế cao song trong tương lai thì chưa chắc đã có hiệu quả và ngược lại, bởi

vì giá trị sức lao động ngày một tăng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế
không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị kinh tế mà còn là nhiệm
vụ của tất cả các ngành, các cấp và mỗi quốc gia. Việc nỗ lực tìm cách để
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng hoá là một hoạt động được coi
là quyết định cho mọi nền kinh tế, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất thì mới
có cơ hội đưa nền kinh tế tồn tại và phát triển.
Nội dung của việc xác định và nâng cao hiệu quả xuất phát từ những
nội dung chủ yếu sau:
+ Mọi quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản đó là
chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được từ chi phí đó. Mối quan hệ của
hai yếu tố này là nội dung cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
+ Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xuất phát từ nhu cầu
phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Đây là một trong những quy luật
cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội.
+ Mức độ hiệu quả đạt được nó phản ánh trình độ phát triển lực lượng
sản xuất và trình độ phát triển của xã hội. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội
dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất trên một đơn vị sảm phẩm tạo
ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế có nội dung là tương quan so sánh cả về
tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra.
Đối với nước ta, xuất phát từ một nền kinh tế thị trường, có nhiều vấn đề
kinh tế được đánh giá và xem xét lại. Trong đó, vấn đề hiệu quả được coi là
một nội dung quan trọng nhất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
một doanh nghiệp. Việc xem xét hiệu quả trên tất cả các khâu sản xuất, phân
phối và lưu thơng sản phẩm có nội dung phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực sẵn có để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh doanh
[4].
Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phải phân định sự khác nhau giữa
hiệu quả, kết quả và mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, kết quả là phần vật
chất thu



14

được từ mục đích hoạt động của con người, nó được thể hiện bằng nhiều chỉ
tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể. Do tính mâu thuẫn
giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu không ngừng tăng lên của
con người, mà yêu cầu người ta phải xem xét kết quả đạtđược tạo ra như thế
nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu. Chính vì vậy, khi đánh giá hoạt động sản xuất
kinh doanh người ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Việc đánh giá chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh là một nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế.
Trên phạm vi toàn xã hội các chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi
phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao
động xã hội. Từ đó ta có thể kết luận rằng: Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm
hao phí lao động xã hội cùng tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hố kết quả
và tối thiểu hố chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định [4].
2.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
a. Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất [5]
+ Hiệu quả kinh tế nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được
về mặt kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó bao gồm: Bảo vệ mơi
trường, lợi ích cơng cộng, trật tự an tồn xã hội,…
+ Hiệu quả kinh tế nó thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng lãnh
thổ, của một quốc gia,… đây là kết quả của nhiều yếu tố tổng hợp lại như tình
hình đời sống, trình độ dân trí, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển
sản xuất của cả vùng….
b. Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét [5]
Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội
như các địa phương, các ngành sản xuất, từng cơ sở, đơn vị sản xuất hay một
quyết định quản lý,… có thể phân loại phạm trù này như sau:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ



15

nền sản xuất xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất
vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…. Trong nông
nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh
tế của cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm,…
+ Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là tính riêng đối với từng vùng,
khu vực và địa phương,…
+ Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như: Hộ gia
đình, hợp tác xã, nơng trường quốc doanh, cơng ty, tập đồn sản xuất.
+ Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu
tư với sản xuất như: biện pháp về giống, chi phí thức ăn …
c. Phân loại hiệu quả kinh tế theo từng yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất [5]
+ Hiệu quả sử dụng đất
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới
+ Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển trang trại trên thế giới
2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển trang trại ở một số nước cơng nghiệp phát triển
Kinh tế trang trại có lịch sử phát triển lâu đời, các chuyên gia về sử học
và kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã
hình thành trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nơ lệ. Ở Trung Quốc
trang trại có từ đời nhà Đường. Trang trại trên thế giới bắt đầu phát triển
mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời. Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000

trang trại,


16

năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000, năm 1990 ở Mỹ có 5.737.000, năm 1963
Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu trang trại.
Q trình phát triển công nghiệp, số lượng các trang trại giảm, nhưng
quy mô về diện tích và quy mơ về doanh thu tăng lên. Hiện nay ở Mỹ có 2,2
triệu trang trại, sản xuất mỗi năm 50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế
giới; ở Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần
nhu cầu trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7 tỷ bông
hoa, 600 triệu chậu hoa; 4 triệu lao động trong các trang trại của Nhật Bản
(chiếm 3,7% dân số cả nước) nhưng bảo đảm lương thực, thực phẩm cho hơn
100 triệu người. Như vậy, trang trại là một mơ hình tổ chức sản xuất phổ biến
trong nơng nghiệp, xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Ở Nhật Bản, từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây, kinh tế trang
trại phát triển mạnh ở các ngành sản xuất nông lâm và ngư nghiệp, sản xuất ra
một khối lượng hàng hóa lớn về lúa gạo, rau củ, thịt cá và hình thành những
vùng sản xuất quy mô lớn. Cũng như các quốc gia khác, kinh tế trang trại ở
Nhật Bản chú trọng hướng phát triển tăng quy mô, giảm số lượng, tăng quy
mô trên cơ sở tích tụ ruộng đất. Năm 1950, Nhật Bản cứ 6.176 nghìn trang
trại thì đến năm 1995 con số này là 5.382 trang trại (giảm 794 nghìn trang trại
trong 45 năm). Mặc dù số lượng trang trại giảm đáng kể nhưng quy mơ diện
tích bình qn 1 trang trại tăng chậm do quỹ đất nông nghiệp của Nhật Bản bị
hạn chế. Năm 1995, trong tổng số gần 2,5 triệu trang trại trồng trọt cứ gần 60%
trang trại có quy mơ từ 0,5 - 1 ha; 31% có quy mô lớn hơn: khoảng 30% số
trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mơ dưới 100 con, 32% có quy mơ 100 - 500
con, 28% có quy mơ 500 - 2.000 con và 5% có quy mơ trên 2.000 con. Đối với
chăn nuôi gà thịt, cứ trang trại nào quy mơ dưới 300 con, chỉ có trang trại gà

thịt quy mô từ 300 100.000 con [3].


17

Về lao động, phần lớn các trang trại trồng trọt đều sử dụng lao động gia
đình là chính, ít sử dụng lao động làm th do quy mơ diện tích nhỏ. Trang
trại lâm nghiệp và chăn nuôi quy mô vừa và lớn có sử dụng lao động làm thuê
với mức độ khác nhau tuỳ trình độ cơ giới hố. Đến nay, bình qn 1 trang
trại với 1 ha đất nơng nghiệp có từ 1 - 1,1 lao động nơng nghiệp, còn những
lao động khác của trang trại hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp ở trong và
ngồi trang trại [3].
Trong quá trình phát triển, các trang trại ở Nhật Bản có sự chuyển dịch từ
thuần nơng sang đến các hình thức sản xuất kiêm luôn chế biến sản phẩm trực
tiếp thu được tại trang trại. Như vậy không phải lo lắng vấn đề tiêu thụ nơng sản
mà cịn có thể tạo được thương hiệu sản phẩm của trang trại mình một cách dễ
dàng. Bởi vậy thu nhập ngồi nơng nghiệp và ngoài trang trại ngày càng tăng.
Trong 40 năm gần đây các trang trại thuần nông của Nhật Bản giảm khoảng 3
lần, từ 45% xuống 15% trong tổng số trang trại. Các trang trại có quy trình sản
xuất tiêu thụ khép kín tăng lên đến 85% trong tổng số trang trại và đã có thu
nhập từ ngồi nơng nghiệp là chính [3].
Về ứng dụng thành tựu khoa học cơng nghệ, các trang trại ở Nhật Bản
tuy có quy mơ nhỏ nhưng trong q trình cơng nghiệp hố đã ứng dụng rộng
rãi các công nghệ hiện đại về giống cây trồng, vật nuôi, các loại vật tư kỹ
thuật nông nghiệp, phân bón cho cây trồng, thức ăn cơng nghiệp cho gia súc,
năng lượng có điện, nước, gió, các máy móc thiết bị nông nghiệp và ứng dụng
đồng bộ vào các chu trình sản xuất và chế biến, bảo quản nơng lâm thuỷ sản
tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi cao (như năng suất lúa từ 5 - 6 tấn/ha) và
năng suất lao động nông nghiệp cao. Từ năm 1950 đến năm 1990, chi phí lao
động làm lúa nước giảm dần từ 2.000 giờ công xuống dưới 500 giờ công

(giảm 5 lần). Nhiều trang trại trồng rau, chăn nuôi gia cầm bắt đầu ứng dụng
công nghệ tin học và tự động hoá trong sản xuất. Nhờ vậy, tỷ suất hàng hoá
của các trang trại


×