Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

KHÓA LUẬN Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.92 KB, 81 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với hai
ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Cả hai ngành sản xuất chính
này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau trong
quá trình phát triển.
Nước ta là nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, ngành trồng trọt
phát triển và chiếm một vị trí quan trọng đối với đời sống con người. Nó đem
lại nhiều lợi ích, không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm lớn có giá trị dinh
dưỡng cao cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp và làm thức ăn cho gia súc.
Sản phẩm của ngành trồng trọt ngoài cung cấp cho thị trường trong
nước mà còn để xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Vì thế cần đảm bảo số
lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng của sản phẩm phải rất cao, vừa phải đủ
chất dinh dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và
phải mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Để đạt được mục tiêu này đòi
hỏi trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải luôn thay đổi, áp dụng những kỹ
thuật mới trong sản xuất trồng trọt sao cho phù hợp. Muốn đạt được điều đó
cần chú ý đến các yếu tố đầu vào như cây giống, phân bón, chăn sóc quản lý,
điều kiện tự nhiên…và đầu ra cho sản phẩm.
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết
quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao
tổng sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm Vụ
đông hiện nay, tùy theo trình độ kỹ thuật mức độ thâm canh, tập quán canh
tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất và đời sống mà mỗi địa phương có những
cây trồng vụ đông khác nhau như: ngô, khoai lang, đậu đỗ, khoai tây, rau các
loại. Mỗi cây trồng đều có những đặc điểm riêng và có những yêu cầu nhất
định với ngoại cảnh và thỏa mãn một nội dung kinh tế nhất định là làm tăng
sản phẩm lương thực, thực phẩm cho xã hội và tăng thu nhập cho người sản
xuất nông nghiệp.
Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị. Trong


củ khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao so với nhiều cây
ngũ cốc và thực phẩm khác. Ngoài ra khoai tây còn chiếm giá trị sử dụng
khác như làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công
nghiệp hóa chất đàn hồi, tơ nhân tạo, kỹ nghệ chưng cất nước hoa, chưng cất
axit citric, kỹ nghệ pha chế nhiều loại biệt dược có giá trị.
Xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc là xã có diện tích
trồng khoai tây cao của Huyện, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
và là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với một số loại cây trồng như ngô,
lúa, lạc, khoai tây… So với các loại cây trồng khác thì khoai tây là loại cây
trồng đang dần phát triển mạnh, có giá trị kinh tế cao tăng thu nhập cho người
dân.
- Cây khoai tây rất phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu,
nhiệt độ… của xã.
- Cây khoai tây là loại cây rau ngắn ngày nhanh cho thu hoạch, là cây
trồng chính trong vụ đông của người dân trong xã,…
Để thấy rõ được hiệu quả của việc canh tác cây khoai tây của xã Đồng
Thịnh? Thực trạng sản xuất khoai tây ở xã ra sao? Hiệu quả đạt được ở mức
nào? Tại sao có thực trạng đó? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất cây khoai tây ở địa phương trong thời gian tới? Xuất phát từ
những đòi hỏi thực tế đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng cây khoai tây, và
tình hình tiêu thụ khoai tây trên thị trường qua đó đưa ra các giải pháp phát triển
sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và thị trường tiêu thụ để nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống của người nông dân, góp phần thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế của xã. Từng bước nâng cao chất lượng và năng suất đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước, tăng sản lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị

trường xuất khẩu.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đấy sự phát triển của
cây khoai tây tại địa phương trong những năm tới. Chỉ ra những điều kiện cụ thể
để triển khai áp dụng và nhân rộng một cách có hiệu quả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đồng Thịnh, huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá thực trạng trồng cây khoai tây (diện tích, năng suất, sản lượng,
…) trên địa bàn xã Đồng Thịnh , huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm
2010-2012.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trồng cây khoai tây tại xã Đồng Thịnh,
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây khoai tây.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của trồng
khoai tây trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hộ trồng khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh nói chung và cụ
thể là các hộ trồng khoai tây của 3 thôn Yên Tĩnh, thôn Hiệp Lực, thôn
Thượng Yên trong 3 năm 2010-2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc cụ thể là 3 thôn Yên Tĩnh, thôn Hiệp Lực và thôn Thượng Yên trong 3
năm 2010 – 2012.
- Đánh giá thực trạng phát triển cây khoai tây trên địa bàn xã.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng cây khoai tây trên địa bàn xã cụ thể
tiến hành điều tra đánh giá hiệu quả của 3 thôn như thôn Yên Tĩnh, thôn Hiệp
Lực, thôn Thượng Yên.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng rút ra những bài học kinh
nghiệm thực tế.
- Rèn luyện và nâng cao các kỹ năng, khả năng tiếp cận, thu thập xử lý
số liệu trong quá trình nghiên cứu, viết báo cáo hoàn thành khóa luận.
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học được vào
nghiên cứu.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây khoai tây, tạo cơ sở khoa học giúp
cho người dân, chính quyền địa phương đưa ra những giải pháp cụ thể và có
những chiến lược phát huy những tiềm năng, thế mạnh của cây khoai tây trên
địa bàn xã nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện mức sống cho người
dân địa phương.
5. Bố cục của khóa luận
Mở đầu: Nêu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
- Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn: hệ thống hóa và phân tích các lý
luận đã được phát triển trong và ngoài nước; các khái niệm, quan niệm
về vấn đề nghiên cứu, thực trạng sản xuất khoai tây trên thế giới và
Việt Nam.
- Chương II. Các phương pháp nghiên cứu: Đưa ra các phương pháp
nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Chương III. Kết quả nghiên cứu: Đặc điểm kinh tế - xã hội, vị trí địa
lý, địa hình, khí hậu, cơ sở hạ tầng, cơ cấu lao động,…; thực trạng phát
triển kinh tế của xã,…
- Chương IV. Các giải pháp: Đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi; nêu
rõ quan điểm, phương hướng và mục tiêu của vấn đề nghiên cứu.
Kết luận và kiến nghị: Trình bày ngắn gọn kết quả của khóa luận và
đưa ra những kiến nghị cụ thể.
CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất khoai tây
Khoai tây là cây lương thực, thực phẩm được trồng ở nhiều nước trên
thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25% chất khô, trong đó các chất dinh
dưỡng quan trọng như: Năng lượng 94 kcal, protein 2.0 g, lipit 2.0 g,
xenluloza 1.0 g, pectin 0,7% - 1,5% khối lượng khoai tây (có nhiều trong vỏ
khoai tây), có 21 loại aminoaxit và nhiều loại vitamin A, B1, B6, PP.[1]. Với
giá trị kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng xếp
sau lúa, ngô và khoai lang.
Khoai tây là cây thân đứng, tán gọn, ưa lạnh.
Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 100 ngày, nhưng có
khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dưỡng cao.
Sự phát triển của khoai tây chia làm 5 giai đoạn [2]:
+ Trong giai đoạn đầu, mầm bắt đầu xuất hiện từ khoai tây giống, sự
tăng trưởng bắt đầu.
+ Trong giai đoạn thứ hai: Quá trình quang hợp bắt đầu khi cây phát
triển lá.
+ Trong giai đoạn ba: Nhánh cây phát triển từ nách lá thấp, khi nhánh
dủ lớn sẽ có hoa.
+ Củ khoai tây phát triển mạnh ở giai đoạn thứ 4, dinh dưỡng tập trung
để hình thành và làm to củ. ở giai đoạn này một số yếu tố quan trọng là độ ẩm
tối ưu trong đất, nhiệt độ đất và dinh dưỡng cần được đảm bảo.
+ Giai đoạn cuối là sự héo tán cây, vỏ củ cứng lại, đường chuyển hóa
thành tinh bột.
Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: thích hợp cho thân củ phát triển là từ 16-17
0
C.
- Ánh sáng: Khoai tây là cây ưa ánh sáng. Ánh sáng cần thiết cho quá
trình quang hợp, hình thành củ và tích lũy chất khô.

- Độ ẩm: Trong thời gian sinh trưởng, khoai tây cần rất nhiều nước.
Trước khi hình thành củ khoai tây cần độ ẩm đất là 60%, khi thành củ yêu cầu
độ ẩm đất là 80% .
- Đất: Đất trồng khoai tây tốt nhất là đất pha cát, đất bãi, đất phù sa ven
sông. Độ pH phù hợp là 5,2 - 6,4.
- Dinh dưỡng: Khoai tây là cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh
dưỡng. Khoai tây có phản ứng rất tốt với các phân hữu cơ. Từ khi mọc đến
trước khi hình thành củ khoai tây cần nhiều đạm. Thời kì bắt đầu hình thành
củ cần nhiều lân và kali.
1.1.2. Khái niệm và các loại đánh giá
* Khái niệm đánh giá
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản
và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.[3].
- Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách có
hệ thống các kết quả và hiệu quả vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu
theo phương pháp thống kê.
- Đánh giá có thể tiến hành đo lường định kì theo từng giai đoạn thực
hiện một đề tài nghiên cứu.
- Đánh giá phải tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động
của đề tài nghiên cứu đó .
* Các tiêu ch đánh giá
- Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng :
Là các tiêu chí có thể đo đếm được cụ thể, các tiêu chí này thường sử
dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể
thực hiện được thông qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc
phỏng vấn, …Cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng, năng suất của
cây trồng,
- Đối với các chỉ tiêu định tính :
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản

ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng
nhanh hay chậm, màu củ đẹp hay xấu, …Việc xác định chỉ tiêu này thường
thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của người tham gia giám sát
cũng như người dân.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá :
Các loại chỉ tiêu này dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang
tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục
đích và hoạt động của dự án, thường có các nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp
theo mục tiêu đã đề ra: diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn,…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: tổng thu, tổng chi, thu - chi,
hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn,…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án đến đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội; ảnh hưởng đến môi trường đất (xói mòn, độ phì, độ che phủ,
…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bình đ†ng
giới,…)
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho quá trình xem xét, phân tích, đánh
giá hoạt động sản xuất với sự tham gia của cán bộ nông nghiệp và nông dân
địa phương.
1.1.3. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan
của một nền sản xuất xã hội; do nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác
quản lý, tổ chức
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội với những đặc trưng phức tạp
nên đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và mang tính chất
phức tạo. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài
nguyên nhất định, tạo ra được khối lượng sản xuất hàng hóa nhiều nhất, hay
nói cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm như thế nào để có
chi phí tài nguyên lao động thấp nhất. Điều đó cho ta thấy hiệu quả kinh tế

liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra
- Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó
không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản
xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần văn hóa cho xã hội. Hiệu quả kinh
tế phản ánh thực chất các nhu cầu của xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét
hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà thông qua đó tìm ra
các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu quả kinh tế đóng vai
trò quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra
những giải pháp có lợi nhất.
1.1.4. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách hiểu, có rất nhiều định nghĩa khác
nhau tuỳ thuộc vào mục đích và đối tượng sản xuất.
* Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá
trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Theo
quan điểm này được xác định bằng công thức:
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí bỏ ra.
(H) = (Q) - (C)
Quan điểm này phản ánh quy mô HQKT song không rõ rệt và chưa
phản ánh hết mong muốn của nhà sản xuất kinh doanh, chưa xác định được
năng suất lao động xã hội và khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của các
cơ sở sản xuất có lợi nhuận như nhau.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế là mức độ thỏa mãn yêu cầu của
quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng
là đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản
xuất xã hội. Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản
xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân.
* Quan điểm thứ ba: Theo quan điểm vi mô thì HQKT đạt được khi:
MC = MR
Trong đó:

MR là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một sản phẩm
MC là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
Như vậy, nếu hộ sản xuất tại điểm MR lớn hơn MC thì chưa tối đa hóa
lợi nhuận còn sản xuất ở điểm MR nhỏ hơn MC thì việc đầu tư thêm sẽ làm
giảm lợi nhuận[Nguyễn Văn Song, 2009]
Vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế nhưng mỗi một quan điểm
có những cách định nghĩa khác nhau và có những ưu, nhược điểm nhất định.
Tóm lại: Các quan điểm về HQKT cuối cùng đều có chung một điểm
đó là sự so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra; mối liên
hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Trên thế giới, cây khoai tây được coi là cây lương thực có tầm quan
trọng đứng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và ngô.
Khoai tây có nguồn gốc từ Peru. Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã
được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 (khoảng 8 năm sau
chuyến hành trình đầu tiên của Columbus vào năm 1492) và sau đó nó đã
được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ và các cảng trên
khắp thế giới khi chế độ thực dân châu Âu mở rộng vào thế kỷ 17 và 18. Có
hàng ngàn thứ (bậc phân loại dưới loài) khoai tây được tìm thấy ở vùng
Andes, nơi đó người ta có thể tìm thấy hơn một trăm thứ khoai tây ở một
thung lũng, mỗi hộ nông dân có thể tích trữ tới mười mấy thứ khoai tây.
Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực
phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nới khác trên thế giới. Việc thiếu sự đa
dạng về di truyền do thực tế là có ít loài khác nhau được du nhập ban đầu đã
khiến cho khoai tây vào thời gian này đã dễ bị bệnh Khoai tây là loài quan
trọng của 1 số nước châu Âu thời bấy giờ như Idaho, Maine, Bắc Dakota,
PrinceEdward Island và Nga vì vai trò rộng lớn của nó trong nền kinh tế nông
nghiệp và lịch sử của các khu vực này. Nhưng trong các thập kỷ cuối của thế
kỷ 20, việc mở rộng diện tích trồng trọt khoai tây lớn nhất lại là ở châu Á, nơi

có khoảng 8% số lượng khoai tây được trồng trên thế giới được trồng. Kể từ
khi Liên Xô bị giải tán, Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất kiện khoai
tây lớn nhất thế giới, tiếp theo là Ấn Độ.
Trang trại trồng khoai tây ở Hoa Kỳ đạt sản lượng với 44,3 tấn/ha, nông
dân New Zealand là những người sản xuất khoai tây có sản lượng cao nhất
Thế giới, dao động từ 60-80 tấn/ha, kỷ lục được ghi nhận là 88 tấn/ha.
Bảng 1.1 :Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Năm
Diện tích
( Triệu ha)
Năng suất
( Tấn/ha)
Sản lượng
( Triệu tấn)
2005 19,34 16,80 325,09
2006 18,41 16,60 305,75
2007 18,67 17,27 322,58
2008 18,15 18,03 327,50
2009 18,54 17,89 331,90
2010 18,59 17,43 324,18
2011 19,25 19,45 374,38
(Nguồn: FAO,2012)
Qua bảng số liệu 1.1 ta thấy: diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây
trên thế giới liên tục thay đổi qua các năm cụ thể là năm 2005 thế giới trồng
với diện tích là 19,34 triệu ha, năng suất đạt 16,80 tấn /ha, năm 2006 thì diện
tích và năng suất lại giảm xuống 18,41 triệu ha, năng suất đạt 16,60 tấn/ha.
Năm 2011 diện tích trồng khoai tây của thế giới là 19,25 triệu ha, năng suất
đạt 19,45 tấn/ha. Điều đó chứng tỏ sự biến động về diện tích, năng suất, sản
lượng khoai tây trên thế giới liên tục thay đổi, diện tích đang ngày càng được
mở rộng và tăng lên với các giống khoai tây có năng suất cao, áp dụng các kỹ

thuật mới vào sản xuất và đạt năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu người dân
và nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây được nhập vào Việt Nam năm 1890, tới năm 2012 này là
122 năm. Từ năm 1980, khoai tây được quan tâm và đã có đề tài nghiên cứu
cấp Nhà nước mà Viện Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
(KHKTNNVN) là cơ quan chủ trì. Nhờ vậy, năng suất khoai tây đã được
nâng cao, trước thường là 8 tấn/ha, cao nhất là 18-20 tấn/ha, từ năm 1981
đến nay, năng suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha, cao nhất đạt 35-40 tấn/ha,
có thời điểm khoai tây đã xuất khẩu sang Nga (có năm tới 1.000 tấn). Khi
lương thực lúa gạo và ngô dồi dào thì khoai tây được nghiên cứu theo hướng
chất lượng và hiệu quả.
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào
mùa đông có nhiệt độ trung bình 15 – 25o C, thuận lợi cho khoai tây sinh
trưởng và phát triển. Về năng suất, các nhà nghiên cứu cho rằng năng suất
khoai tây tiềm năng ở Việt Nam có thể đạt 40 tấn/ha. Kết quả thực tế cho
thấy, năng suất có thể đạt 30 tấn/ha nếu có giống tốt. Song năng suất bình
quân hiện nay mới đạt khoảng 11 – 12 tấn/ha, mà nguyên nhân là do chất
lượng củ giống. Tuy nhiên so với các loại cây trồng khác, cây khoai tây có
ưu thế hơn h†n về thời vụ, năng suất, và giá trị sử dụng cho nên việc sản
xuất khoai tây của nước ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng,
mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ nông dân cũng như góp phần cho
sản xuất nông nghiệp đa dạng và bền vững.
Bảng dưới đây thể hiện tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2011 như sau:
Bảng 1.2 : Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Năm
Diện tích
( ha)
Năng suất

( Tấn/ha)
Sản lượng
( tấn)
2005 35.000 10,6 370.000
2006 37.613 11,1 419.161
2007 38.450 11,4 436.710
2008 41.160 11,8 486.184
2009 37.544 11,7 442.791
2010 37.100 12,0 446.200
2011 40.064 11,2 448.710
(Nguồn: FAO,2012)
Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây
của Việt Nam qua các năm liên tục thay đổi như diện tích năm 2005 là 35.000
ha, năng suất đạt được là 10,6 tấn/ha; năm 2008 diện tích tăng lên 41.160 ha,
năng suất đạt 11,8 tấn/ha ; nhưng đến năm 2009 thì diện tích lại giảm xuống
37.544 ha với năng suất đạt 11,7 tấn/ha. Năm 2011 diện tích của cả nước tăng
lên 40.064 ha, năng suất giảm so với những năm trước và đạt 11,2 tấn/ha.
Năng suất khoai tây của Việt Nam tuy vẫn còn thấp so với năng suất
khoai tây thế giới nhưng trong thời gian qua năng suất khoai tây của Việt
Nam cũng có xu hướng tăng lên nhưng còn chậm.
Nếu như trong năm 2005 năng suất bình quân cả nước mới chỉ đạt dưới
10,6 tấn/ha, thì năm 2008 tăng lên đến 11,8 tấn/ha và đạt mức 12 tấn/ha giai
đoạn 2010 nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống còn 11,2 tấn/ha.
Trong những năm qua, một số giống mới năng suất cao, chất lượng
tốt, thích nghi với điều kiện của Việt Nam được nhập nội từ châu Âu, qua
khảo nghiệm, nhân giống và đưa vào sản xuất tại các địa phương như: giống,
Kardia, Mariella, KT2, KT3 và khoai tây hạt lai đã dần thay thế cho các
giống cũ là giống Ackersegen (giống Thường Tín), Lipsi năng suất thấp và
ngày càng thoái hoá. Việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong công tác
giống như: nhập khẩu, chọn lọc, lai tạo, nhân giống khoai tây, nuôi cấy mô,

sản xuất hạt lai, khảo nghiệm và xác nhận giống chất lượng đã giúp người
nông dân ổn định sản xuất, tăng năng suất thu hoạch.
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở huyện Sông Lô
Cùng với sự phát triển cây khoai tây trong cả tỉnh, huyện Sông Lô
trong những năm gần đây cũng rất quan tâm đến phát triển sản xuất cây khoai
tây và đã thu được nhiều kết quả nhất định nhờ có các thành tựu khoa học kỹ
thuật mới, được nông dân áp dụng mạnh mẽ vào quá trình sản xuất khoai tây
cho nên diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây trên địa bàn toàn huyện đã
tăng nhanh trong những năm gần đây.
Bảng 1.3 : Sản xuất khoai tây huyện Sông Lô giai đoạn 2010 – 2012
Năm ĐVT 2010 2011 2012 So Sánh (%)
Chỉ tiêu
2011
2010
2012
2011
BQC
Diện tích Ha 29,62 41,55 52,20 140,28 125,63 132,96
Năng suất Tấn/ha
11,84 12,35 13,00 104,31 105,26 104,79
Sản lượng Tấn
350,70 513,14 678,60 146,32 132,24 139,28
( Nguồn: Số liệu thống kê phòng NN và PTNT huyện Sông Lô
Qua bảng 1.3 cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2012, diện tích khoai tây
của huyện Sông Lô tăng từ 29,62 ha đến 52,20 ha. Năng suất khoai tây của
huyện tăng đều từ 11,84 tấn/ha năm 2010 lên 13,00 tấn/ha vào năm 2012,
tăng 1,16 tấn/ha so với năm 2010. Sản lượng tăng từ 350,70 tấn năm 2010 lên
678,60 tấn vào năm 2012, tăng 327,9 tấn so với năm 2010. Sản lượng khoai
tây năm 2011 đạt 513,14 tấn. Vì vậy chứng tỏ trong những năm gần đây ở
huyện Sông Lô, cây khoai tây đã được Đảng bộ và Chính quyền, Phòng Nông

Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện chú trọng đầu tư phát triển và đạt
được những thành tựu đáng kể góp phần phát triển kinh tế Huyện nói chung
chính là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất khoai
tây như; sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác hợp lý Tuy nhiên, sản xuất
khoai tây ở huyện Sông Lô cần được quan tâm đầu tư phát triển nhiều hơn
nữa như; tăng diện tích gieo trồng khoai tây, sử dụng giống mới, thâm canh
tăng năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của huyện.
1.2.4. Tình hình sản xuất khoai tây ở xã Đồng Thịnh
Xã Đồng Thịnh là một trong các xã được phòng Nông nghiệp và Trạm
Khuyến nông huyện chọn làm địa điểm để đưa giống khoai tây có năng suất
cao áp dụng và trồng trên địa bàn xã. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và phát triển cây khoai tây theo hướng sản xuất hàng hóa đã góp phần
không nhỏ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ về diện tích trồng, năng suất, sản
lượng khoai tây trong những năm vừa qua ở xã Đồng Thịnh.
Bảng 1.4 : Sản xuất khoai tây xã Đồng Thịnh giai đoạn 2010 – 2012

Năm
Chỉ tiêu
ĐVT 2010 2011 2012
So Sánh (%)
2011
2010
2012
2011
BQC
Diện Tích Ha 12,21 22,56 27,21 184,77 120,61 152,69
Năng suất Tấn/ha 11,84 12,27 12,93 103,63 105,38 104,51
Sản lượng Tấn 144,57 276,81 351,83 191,47 127,10 159,29
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Đồng Thịnh, năm 2012)
Qua bảng 1.4 ta thấy: Từ năm 2010 đến năm 2012, diện tích khoai tây

của xã Đồng Thịnh tăng từ 12,21 ha đến 27,21 ha. Năng suất khoai tây của
xã tăng đều từ 11,84 tấn/ha năm 2010 lên 12,93 tấn/ha vào năm 2012, tăng
1,09 tấn/ha so với năm 2010. Sản lượng tăng từ 144,57 tấn năm 2010 lên
351,83 tấn vào năm 2012, tăng 207,26 tấn so với năm 2010.
Qua điều tra tình hình sản xuất thực tế tại các địa phương cho thấy:
nhiều hộ nông dân trồng khoai tây đã đạt năng suất rất cao đến 500 – 600
kg/sào Bắc bộ. Năng suất khoai tây tăng lên chủ yếu là do bà con nông dân
tích cực sử dụng giống mới, giống có năng suất cao, tăng mức đầu tư thâm
canh, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bảo quản giống, thực
hiện tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm, sản xuất
khoai tây giống.
Như vậy có thể thấy qua 3 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản
lượng khoai tây của xã Đồng Thịnh có xu hướng tăng lên rõ rệt. Có được
điều đó là do có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương với sự hướng
dẫn của cán bộ Nông nghiệp huyện, cán bộ khuyến nông xã Đồng Thịnh
cùng với sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của người dân đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ của cây đậu tương trên địa bàn xã theo hướng sản
xuất hàng hóa, tập trung.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, có rất nhiều câu hỏi đặt ra đòi hỏi
chúng ta phải giải quyết và làm rõ vấn đề. Chính vì vậy, với đề tài đánh giá
hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh, em đã đặt ra rất
nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề nghiên cứu với những câu hỏi như:
- Tại sao lại chọn nghiên cứu đề tài này?
- Mục đích, mục tiêu nghiên cứu là gì?
- Sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào?
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài là gì?
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu? Thực trạng

sản xuất khoai tây của xã thế nào?
- Chi phí cho sản xuất và kết quả thu được khi trồng 1 sào khoai tây thế nào?
- Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận kinh tế đạt được sau thu hoạch khoai
tây trên địa bàn xã?
- Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất khoai tây trên địa bàn xã?
- Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân?
- Những định hướng phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn xã?
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Đồng Thịnh –
huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh.
+ Diện tích, năng suất, sản lượng của trồng khoai tây.
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm khoai tây.
+ Tổng số hộ tham gia sản xuất trồng khoai tây.
- Đánh giá hiệu quả trồng cây khoai tây.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế từ khoai tây.
+ Đánh giá hiệu quả xã hội.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây khoai tây.
- Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, các điểm chọn nghiên cứu phải
đảm bảo các điều kiện sau:
- Mang tính đại diện cho các vùng sinh thái trong xã trên phương diện về
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội…
- Có diện tích trồng khoai tây tương đối lớn (trên 1 ha)
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành chọn 3 thôn trên địa bàn xã nằm trong

3 vùng sinh thái:
Vùng phía bắc: thôn Yên Tĩnh có dân số đông, người dân chủ yếu làm
nông nghiệp nên diện tích trồng khoai tây lớn nhất trong xã.
Vùng giữa: thôn Hiệp Lực là thôn có dân số tương đối đông, người dân
chủ yếu làm nông nghiệp và nghề phụ khác, có diện tích trồng khoai tây trung
bình trên toàn xã, đứng thứ 2 trong 3 thôn điều tra.
Vùng phía nam: thôn Thượng Yên là thôn xa trung tâm xã, người dân
chủ yếu làm nghề khác, buôn bán và dịch vụ nên có diện tích trồng khoai tây
thấp nhất trên toàn xã.
Các địa điểm nghiên cứu này có điều kiện đa dạng, đất đai phong phú.
Có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và trong sản xuất khoai tây nói riêng.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn, thường có sẵn trong
các báo cáo cuối năm, tổng kết hoặc các tài liệu đã công bố.
Những số liệu này thường có được từ: UBND xã, trưởng thôn, hội nông
dân, hội phụ nữ…
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất
kỳ tài liệu nào.
Thông tin thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh
hoạt, phỏng vấn bằng bảng hỏi câu hỏi được lập sẵn, các thông tin sơ cấp thu
được thu thập tại các hộ và một số cán bộ xã bằng cách quan sát trực tiếp và
sử dụng phiếu điều tra
Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong các bước nghiên cứu như sau:
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã và tiến hành
nghiên cứu trên 3 thôn có diện tích trồng lớn nhất, trung bình, thấp nhất ở xã là:
thôn Yên Tĩnh, thôn Hiệp Lực, thôn Thượng Yên, với số lượng như sau:
+ Thôn Yên Tĩnh: 15 hộ.

+ Thôn Hiệp Lực: 15 hộ.
+ Thôn Thượng Yên: 15 hộ.
- Đặc điểm của các hộ nghiên cứu: Các hộ được chọn để nghiên cứu là các
hộ trồng khoai tây thuộc 3 thôn như trên.
Từ kết quả thu được ta đi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin,
đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân,
cơ cấu cây khoai tây trong hoạt động sản xuất kinh tế của các hộ gia đình. Từ
đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai tây của xã Đồng Thịnh.
+ Nội dung của phiếu điều tra bao gồm các phần:
- Một là: Thông tin cơ bản về hộ
- Hai là: Thông tin chi tiết về vấn đề điều tra
Với phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn, kết hợp với các câu hỏi mở tiến hành
phỏng vấn trực tiếp hộ.
2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin
Sử dụng các phương pháp thống kê: xác định chỉ số, so sánh, đối chiếu
và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, các hiện tượng có quan hệ lẫn nhau
trong tổng thể. Thực hiện phân tổ thống kê, xác định các chỉ tiêu phân tích.
Phân tích từng vấn đề rồi rút ra kết luận.
Sử dụng phương pháp so sánh: so sánh về diện tích, sản lượng, năng suất,
chi phí, lợi nhuận,…của cây khoai tây với các cây trồng khác.
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động
tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân chung để xem xét.
Dựa vào số liệu đã thu thập tiến hành tổng hợp và phân tích, đánh giá về
hiệu quả sản xuất khoai tây.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Giá trị sản xuất (GO):
Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một
thời kỳ nhất định thường là một năm. Trong sản xuất của hộ thì giá trị sản
xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ sản xuất ra trong một

năm.
- Công thức tính: GO = ∑Q
i
x P
i
.
Trong đó:
- Q
i
là khối lượng sản phẩm khoai tây loại i.
- P
i
là giá trị cả sản phẩm i.
* Chi ph không gian (IC):
Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong
quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ
lao động.
- Công thức tính: IC = ∑C
i
Trong đó:
C
i
là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất.
* Giá trị tăng thêm (VA):
Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sáng tạo ra trong
một năm hay một chu kỳ sản xuất. Nó phản ánh trình độ đầu tư chi phí vật
chất lao động và khả năng tổ chức quản lý của chủ thể sản xuất.
- Công thức tính: VA = GO – IC
Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng
của ngành nông nghiệp, thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế

quốc dân và dùng để tính toán các chỉ tiêu khác như năng suất lao động, thu
nhập hỗn hợp, lợi nhuận….
* Lợi nhuận: (Pr)
Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số
tiền công lao động trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Công thức tính:
Pr =MI – P x L
Trong đó:
+ P: là Giá trị thuê một ngày công lao động
+ L: là số công lao động sử dụng trong một chu kỳ sản xuất
* Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi ph: (T
GO
)
Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị sản xuất (GO) với chi
phí trung gian (IC) tích trong một quy mô diện tích, trong một chu kỳ sản
xuất.
- Công thức tính:
T
GO
= GO/IC (lần)
Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một
lượng là bao nhiêu để thu được một kết quả nào đó.
* Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi ph: (T
VA
)
Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (VA) và lượng
chi phí bỏ ra (IC) tích trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất
- Công thức tính:
T
VA

= VA/IC (lần)
* Tỷ suất lãi ròng theo chi ph (T
Pr
)
Là tỷ số biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được (Pr) với chi phí
trung gian (IC) trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính:
T
Pr
=Pr/IC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
+ Lợi nhuận trên một công lao động: Pr/CLĐ
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế
- Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả đạt được với chi ph bỏ ra để đạt được kết quả đó:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
Hay H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
Đây là công thức chủ yếu để xác định hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên công
thức này cho biết mức độ hiệu quả nhưng không cho biết quy mô hiệu quả.
Nếu hiệu quả kinh tế kinh tế rất cao nhưng chỉ ở mức đầu tư rất nhỏ thì quá
trình sản xuất kinh doanh cũng ít có ý nghĩa.
- Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết
quả đạt dược và chi ph bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất
Hay H = Q - C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
Công thức này cho ta nhận biết được quy mô hiệu quả của đối tượng
nghiên cứu. Nó thể hiện bởi nhiều chi tiết khác nhau tùy thuộc vào phạm vi
tính toán.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là làm tăng lượng giá trị của các chỉ tiêu trên.
- Công thức 3: So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức
chênh lệch của chi ph bỏ ra.
So sánh tương đối: H=

Q -

C
Hay so sánh tuyệt đối: H=

Q/

C
Trong đó: H là kết quả kinh tế sản xuất bổ sung


Q kết quả bổ sung.


C chi phí bổ sung.
Xác định

Q và

C là chênh lệch của Q và C theo thời gian hay theo tình

huống của đối tượng cụ thể mà ta cần nghiên cứu. Do đó có nhiều chỉ tiêu
cần xác định cụ thể, tùy từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa
chọn chỉ tiêu cho phù hợp

×