Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

giai sbt khoa hoc tu nhien 6 bai 6 do khoi luong ket noi tri thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.07 KB, 6 trang )

Bài 6. Đo khối lượng
Bài 6.1 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy đổi những khối lượng sau đây ra
đơn vị kilôgam (kg).
650 g

= ….. kg;

2,4 tạ

= …. kg;

3,07 tấn = …. kg;
12 yến = ….. kg;
12 lạng = …. kg.
Trả lời:
650 g

= 650 : 1000 = 0,65 kg;

2,4 tạ

= 2,4 . 100 = 240 kg;

3,07 tấn = 3,07 . 1000 = 3 070 kg;
12 yến = 12 . 10 = 120 kg;
12 lạng = 12 Hg = 12 : 10 = 1,2 kg.
Bài 6.2 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ
trống trong các câu sau:
1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 …..
2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20 …..
3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5 ….


4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 …..
5. Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5 ….
Trả lời:
1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 kg


2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20 tạ
3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5 tấn
4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 g
5. Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5 lạng
Bài 6.3 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy tìm đúng tên cho mỗi loại cân
trong Hình 6.1 a, b, c, d.

Trả lời:



Bài 6.4 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Một hộp quả cân Roberval (Hình 6.2)
gồm các quả cân có khối lượng 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 100 g, 200 g. Hãy xác định
GHĐ và ĐCNN của cân.

Trả lời:
- Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng của tất cả các quả cân có trong hộp.
GHĐ = 1 + 2 + 5 + 10 + 20 + 50 + 100 + 200 = 388g
- Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
ĐCNN = 1g
Bài 6.5 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Có 6 viên bi được sơn màu, bề ngoài
giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5 viên bi cịn lại bằng chì. Biết
viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt.
Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để

tìm ra viên bi bằng sắt.
Trả lời:
Phương án tìm ra viên bi bằng sắt:
Cách 1:
- Lần 1: Chia 6 viên bi thành 2 phần, mỗi phần 3 viên bi.
+ Đặt lên mỗi bên đĩa cân 3 viên bi.


+ Cân lệch về bên nào thì bên đó chứa tồn viên bi chì, bên cịn lại có chứa viên bi
sắt (vì viên bi sắt nhẹ hơn viên bi chì).
- Lần 2: Trong 3 viên bi có chứa bi sắt
+ Lấy 2 viên bất kì cho mỗi bên đĩa cân 1 viên.
+ Nếu cân thăng bằng thì viên bi khơng đưa lên cân là viên bi sắt.
+ Nếu cân lệch về một bên thì bên đó là viên bi chì, cịn lại là viên bi sắt (vì viên bi
sắt nhẹ hơn viên bi chì).
Cách 2:
- Lần 1: chia 6 viên bi thành 3 phần, mỗi phần 2 viên bi.
+ Lấy 2 phần bất kì đặt lên mỗi đĩa cân 1 phần.
+ Nếu cân thăng bằng thì phần chưa đem cân chứa viên bi sắt.
+ Nếu cân lệch về một bên thì bên cịn lại chứa viên bi sắt (vì viên bi sắt nhẹ hơn
viên bi chì).
- Lần 2: Trong 2 viên bi có chứa bi sắt
+ Đặt mỗi bên đĩa cân một viên bi .
+ Cân lệch về bên nào thì bên đó là viên bi chì, bên cịn lại là viên bi sắt.
Bài 6.6 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy thiết kế một phương án dùng cân
đĩa có cấu tạo tương tự như cân Roberval và một quả cân loại 4kg (Hình 6.3) để chia
túi gạo 10kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau.


Trả lời:

Phương án chia túi gạo 10kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau:
- Bước 1: Đặt quả cân 4 kg ở một bên đĩa cân, đổ từ từ gạo sang đĩa cân còn lại cho
đến khi cân thăng bằng, ta được 4 kg gạo.
- Bước 2: Bỏ quả cân ra, chia đều 4 kg gạo sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng
bằng. Ta được mỗi bên 2 kg gạo.
- Bước 3: Bỏ một bên gạo ra, tiếp tục lấy gạo ở đĩa cân còn lại chia đều sang hai đĩa
cân cho đến khi cân thăng bằng. Ta được mỗi bên 1 kg gạo.
- Bước 4: Giữ nguyên gạo ở một đĩa cân và tiếp tục lấy phần gạo còn lại đổ từ từ
sang đĩa cân bên kia, cho đến khi cân thăng bằng.
Cứ làm tiếp tục như vậy, ta được 10 phần gạo bằng nhau và cùng bằng 1 kg.



×