Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

LV ths luật học pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.65 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tình hình cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cơ chế thị trường xuất hiện thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng
hóa xuất hiện ngày càng nhiều và rất đa dạng. Đặc biệt trong thời kì hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, việc phát triển hàng hóa trong tất cả lĩnh vực ngày càng đa dạng,
phù hợp với nhu cầu của mỗi người tiêu dùng (NTD). Song đi kèm với sự phát triển
của các mặt hàng, NTD cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm phạm về quyền
và lợi ích hợp pháp như vấn đề không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm...
Và nổi bật trên thực tiễn hiện nay đó là vấn đề an tồn thực phẩm (ATTP).
An tồn vệ sinh thực phẩm hay ATTP hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa
học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những
phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế
biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Hiểu
theo nghĩa rộng, VSATTP là toàn bộ những việc cần làm liên quan đến việc đảm
bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của NTD.
Được tiếp cận với thực phẩm an toàn là quyền lợi cơ bản của người dân. Việc
bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong việc bảo vệ
sức khỏe con người, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nịi giống,
tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và
thể hiện nếp sống văn minh. Do đó việc bảo vệ quyền lợi của NTD trong lĩnh vực
ATTP là rất cần thiết, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Thực tế hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều vấn đề có liên quan đến ATTP. Từ
các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng để sản xuất nước ngọt, bánh
kẹo đến việc các loại thịt không rõ chất lượng, khơng được cơ quan chức năng kiểm
sốt bày bán tràn lan trong các chợ. Các thực phẩm giả xuất hiện ngày càng nhiều.
Việc sử dụng hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, thực

1



phẩm đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm như trường hợp hơn 100 công nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn thời trang Star Hà Nội bị ngộ độc thực phẩm. Trong
đó có thể thấy đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là NTD, gióng lên hồi
chng cảnh báo đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP. Đây là
vấn đề rất cấp bách và cần được quan tâm.
Ngày 21 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 43/2017/QH14
về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016-2020,
trong đó đề ra tám nhiệm vụ và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém,
đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016 - 2020, gồm giải
pháp sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan; kiện tồn cơ bản bộ máy quản lí nhà
nước về ATTP; giảm mạnh số vụ ngộ độc thực phẩm, vấn đề dự lượng của thuốc
bảo vệ thực vật…; hồn thiện chính sách về đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản
xuất, kinh doanh thực phẩm; đẩy mạnh quản lí ATTP sang kiểm sốt theo q trình
sản xuất; bố trí đủ ngân sách cho cơng tác quản lí ATTP; tăng cường cơng tác giáo
dục truyền thơng; chú trọng công tác đào tạo, tăng cường tập huấn chuyên mơn
nghiệp vụ phục vụ cơng tác ATTP.
Ngồi ra, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ban hành
nhiều văn bản để chỉ đạo và điều hành các hoạt động liên quan đến VSATTP.
Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi NTD số 59/2010 Luật
ATTP số 55/2010; Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
ATTP; Nghị định 91/2012/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính về ATTP. Tuy nhiên
vẫn cịn nhiều bất cập trong việc thi hành luật, rất nhiều văn bản, nhưng vừa chồng
chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu
sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm
quản lý liên tục một loại sản phẩm. Một số lĩnh vực mới phát sinh (như thực phẩm
chức năng, một số độc chất và vi chất) chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi tiết
nên địa phương rất khó thực hiện. Do đó nó chưa thể trở thành công cụ để bảo vệ tốt
nhất cho quyền, lợi ích hợp pháp của NTD.

2



Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội - một vấn đề hết
sức nóng và ln cần thiết, liên quan mật thiết đến chính quyền lợi của mỗi người
dân trên địa bàn. Với mong muốn làm rõ một số vần đề trên tôi xin lựa chọn đề tài:
"Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm từ
thực tiễn tại thành phố Hà Nội" với hy vọng để mỗi công dân đều được hưởng
những sản phẩm thực phẩm sạch và an tồn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này mới chỉ được chú trọng nghiên cứu
trong một vài năm trở lại đây. Mỗi năm, các bài nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi
NTD liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đăng tải.
Trên cơ sở tiếp cận khái quát các giáo trình, sách, báo, bài viết, luận văn, luận án
của các học giả trong và ngoài nước, tác giả tổng quan tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài như sau:
- Cuốn sách "An tồn thực phẩm nơng sản - Một số hiểu biết về sản phẩm,
hệ thống sản xuất phân phối và chính sách nhà nước" của tác giả Phạm Hải Vũ và
Đào Thế Anh, Nxb Nông nghiệp, 2016, đã trình bày những kiến thức về sản phẩm,
hệ thống sản xuất nông nghiệp, tổ chức tiêu dùng và chính sách ATTP của Việt Nam
liên quan đến các nông sản.
- Tác giả Nguyễn Văn Hiển, Chủ biên cuốn tài liệu tham khảo "Những điều
cần biết về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", Nxb Tư pháp, năm 2005,
đã đề cập đến những đặc điểm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD. Pháp luật về bảo
vệ quyền lợi NTD thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều hướng
đến xác định cơ chế điều chỉnh đặc thù dành riêng cho NTD mà chủ thể pháp luật
dân sự thơng thường khơng có, tạo điều kiện thuận lợi cho NTD tham gia giải quyết
tranh chấp liên quan đến việc quyền lợi của mình bị vi phạm.
- Nghiên cứu về cấu trúc pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, tác giả Nguyễn
Thị Thư, trong luận án tiến sĩ "Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu


3


dùng ở Việt Nam hiện nay", Học viện Khoa học Xã hội, năm 2013, đã phân tích làm
rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi NTD. Luận án đã xác định các quy
định về quyền và nghĩa vụ của NTD và trách nhiệm của các bên liên quan, của
người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho NTD; các quy định về cơ chế giải quyết tranh
chấp tiêu dùng giữa NTD và thương nhân;... Luận án đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện hành. Những giải pháp dựa
trên sự phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD nên có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn. Những giải pháp này là tài
liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan lập pháp trong quá trình tiếp tục sửa đổi và
hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ "Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản
phẩm, hàng hóa" của Chu Đức Nhuận, bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội, năm
2012, đề cập đến một số vấn đề lí luận về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đặc biệt, luận án đã làm rõ pháp luật về trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên quy định
của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Trên cơ sở những phân tích đó, luận án kiến
nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ "Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
ở Việt Nam" của Lê Thanh Bình, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2012, đã có những phân tích làm rõ cơ sở lý luận thực hiện pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập khá chi tiết lịch sử hình
thành và phát triển của pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam từ trước khi
ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 và giai đoạn từ khi ban hành Luật Bảo
vệ quyền lợi NTD 2010 đến nay.
- Các cơng trình nghiên cứu pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực

an toàn, vệ sinh thực phẩm của thế giới có hướng đi và cách đánh giá ở các quốc gia
khác nhau, nhưng nhìn chung đều nhằm mục đích hồn thiện pháp luật bảo vệ

4


quyền lợi NTD Việt Nam. Luận văn cao học "Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam" của tác giả Ngô Thị
Út Quyên, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2012, đã khá cơng phu
khi tìm hiểu, phân tích cơ sở pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền lợi NTD. Trong
luận văn, tác giả đã chỉ ra các quy định của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD được quy
định trong Bản hướng dẫn bảo vệ NTD của Liên hợp quốc năm 1999. Luận văn
cũng nêu lịch sử và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của tổ chức quốc tế NTD
(Consumers International) [46], như cơng tác tiêu chuẩn hóa, chính sách về lương
thực, thực phẩm, xây dựng luật mẫu về bảo vệ NTD, thông tin giáo dục NTD, cung
cấp một số dịch vụ cơ bản.
Nghiên cứu về vấn đề thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, có các cơng
trình điển hình như:
- Luận văn thạc sĩ "Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội" của tác giả Lê Thị Linh, bảo vệ năm 2016 tại Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lí luận về
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an tồn thực phẩm (VSATTP). Trên cơ sở
đó, tác giả đưa ra 7 nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
VSATTP.
- Đặng Công Hiển tác giả luận văn thạc sĩ "Pháp luật về kiểm sốt vệ sinh
an tồn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam", bảo vệ năm 2012, tại
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, đã làm rõ một số vấn đề lí luận về pháp luật
kiểm sốt VSATTP trong hoạt động thương mại; quá trình phát triển và thực trạng
pháp luật kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại ở Việt Nam qua các giai
đoạn: Giai đoạn 1989 đến năm 2003, giai đoạn 2003 đến 2010 và giai đoạn từ 2010

đến nay. Luận văn cũng phân tích những hạn chế, bất cập của pháp luật kiểm soát
VSATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam và các nguyên nhân của những
hạn chế, bất cập này. Từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại.

5


- Luận văn thạc sĩ "Tội vi phạm quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm
trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Hồng
Trí Ngọc, bảo vệ năm 2009 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã
phân tích làm rõ một số vấn đề về tội vi phạm quy định về VSATTP. Luận văn đưa
ra kiến nghị 2 nhóm giải pháp là: i) Hồn thiện quy định của pháp luật hình sự đối
với tội vi phạm quy định về VSATTP; ii) Giải pháp phối hợp trong đấu tranh phòng,
chống tội vi phạm quy định về VSATTP.
- Hội thảo "Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh nghiệm của Đức" do Trường Đại học
Luật Hà Nội phối hợp với Viện FES (Friedrich Ebert Stiftung) tổ chức tháng 3 năm
2014. Hội thảo tập hợp được 6 chuyên đề của các nhà khoa học bàn về tăng cường
năng lực các thiết chế thực thi pháp luật.
- Các bài viết trên các tạp chí khoa học, các báo trong nước đã đề cập đến
các nội dung liên quan đến vấn đề ATTP, bảo vệ quyền lợi NTD. Có thể kể đến bài
viết "Chồng chéo trong quản lí an tồn thực phẩm" của tác giả Linh Nhật đăng trên
báo An ninh Thủ đô online. Bài viết đã thông tin về kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm
thực hiện Luật ATTP do Sở Công thương Hà Nội tổ chức vào ngày 17/11/2016.
- Bài viết "Có nên lập Ủy ban quốc gia về an toàn thực phẩm?" của tác giả
Quỳnh Hoa, đăng trên báo Kinh doanh điện tử. Bài viết đã nêu ra kết quả báo cáo
của đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an tồn
thực phẩm giai đoạn 2011-2016". Báo cáo cho thấy, giai đoạn 2011-2020 các cơ
quan chức năng trên cả nước đã tiến hành kiểm tra hơn 3.350.000 cơ sở, nhưng chỉ

phát hiện hơn 670.000 cơ sở vi phạm, chiếm 20,3%.
- Bài viết "Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an tồn thực phẩm
giai đoạn 2011-2016" của tác giả Đoàn Hải Yến đăng trên website của Trung tâm
Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tác giả bài
viết đã nêu rõ những kết quả đạt được trong cơng tác xử lí ATTP.
- Tác giả Trần Quốc Việt trong bài viết "Quyền được thông tin của người
tiêu dùng và việc bảo đảm thực thi hiện nay", đăng trên Tạp chí Thơng tin khoa học

6


và cơng nghệ Quảng Bình số 2/2017, trang 26-28 đã phân tích làm rõ quyền được
thơng tin của NTD quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010.
- Còn trong bài viết "Băn khoăn xử lí hình sự vi phạm về an tồn thực
phẩm" của tác giả Nguyễn Lê, đăng trên Thời báo kinh tế online, trình bày ý kiến của
các đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung của Điều 317 quy định về tội vi phạm
quy định về ATTP (Điểm a và điểm b khoản 1 Điều 317) vẫn còn ý kiến trái chiều.
Một số bài viết khác như: "Để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cần sửa đổi Điều 244 Bộ luật hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)", của tác giả Nguyễn Minh Sơn, đăng trên
Tạp chí Kiểm sát online, đã phân tích những hạn chế trong quy định tại Điều 244
Bộ luật hình sự (BLHS), như quy định về ý thức chủ quan của người phạm tội phải
"biết rõ" thực phẩm mà họ chế biến, cung cấp hoặc bán là không bảo đảm tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn. Mặt khác, quy định về hậu quả của tội phạm chưa được cụ thể, rõ
ràng cũng gây khó khăn cho việc áp dụng. Từ những phân tích đó, tác giả bài viết
kiến nghị nên sửa đổi tội danh này theo hướng quy định là một tội phạm có cấu thành
hình thức để bảo đảm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về ATTP.
Bài viết "Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong Bộ luật hình sự
năm 2015 và dự kiến sửa đổi, bổ sung năm 2017" của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà,
đăng trên Tạp chí Kiểm sát online. Tác giả đã khái qt tình hình kiểm tra, thanh

tra, xử lí vi phạm hành chính về ATTP cũng như tình hình xử lí hình sự về hành vi
này. Từ đó, tác giả chỉ ra những điểm mới trong quy định của Điều 317 BLHS 2015
so với những quy định của Điều 244 BLHS 1999.
Đánh giá chung: Các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các phương
diện khác nhau về lí luận cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
ATTP và trách nhiệm pháp lý với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này dưới
góc độ của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. Các nghiên cứu cũng chỉ ra
những hạn chế và khó khăn trong việc kiểm sốt, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, về vấn đề thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP

7


là một phần vơ cùng quan trọng, do đó cần tiếp tục nghiên cứu trên phương diện
bảo vệ quyền lợi NTD. Đây cũng là vấn đề luận văn tiếp tục nghiên cứu để đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về
bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là hướng đến việc làm sáng tỏ thêm một số
khía cạnh lý luận và thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, từ đó đề xuất
các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về bảo vệ quyền lợi NTD
trong lĩnh vực ATTP và lí luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP.
Hai là, làm rõ thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong
lĩnh vực ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ba là, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD

trong lĩnh vực ATTP.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận về bảo vệ quyền lợi
NTD trong lĩnh vực ATTP; pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP
và thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ Luật kinh tế; dựa trên các quy định của Luật
Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật ATTP
năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật khác có liên

8


quan đến vấn đề ATTP. Thực tiễn thực thi pháp luật được giới hạn nghiên cứu điển
hình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những số liệu thống kê được thu thập trong
giai đoạn 5 năm 2013-2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như trong quá trình bảo vệ quyền lợi NTD.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: hướng đến việc đánh giá, xem xét đối
tượng nghiên cứu một cách toàn diện và sự tác động qua lại với các hệ thống khác.
- Phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành: dựa trên cách tiếp cận này,
Luận văn sẽ khai thác, phân tích thơng tin ở nhiều góc cạnh, phương diện để tiếp
cận đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền: quyền của NTD thực phẩm có nền

tảng dựa trên quyền con người, trong đó quyền được an tồn về tính mạng, sức khỏe
giữ vai trị trung tâm. Đánh giá việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Nhà nước
trong việc bảo đảm quyền của NTD thực phẩm trên thực tế, từ đó đưa ra những giải
pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu trong đề tài bao gồm
các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học
pháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hóa
pháp luật, suy luận logic, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu bản án, quy nạp, diễn dịch...
Các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp, quy nạp, diễn dịch, nghiên cứu quy phạm pháp luật… được vận dụng kết hợp
trong việc làm rõ những vấn đề lí luận và pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong
lĩnh vực ATTP.

9


Các phương pháp thống kê, nghiên cứu quy phạm pháp luật, nghiên cứu
điển hình, điều tra xã hội học, phỏng vấn, phương pháp phân tích, bình luận, quy
nạp, diễn dịch… được sử dụng kết hợp với nhau để làm rõ thực trạng pháp luật
cũng như thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dụng. Đặc biệt, như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn,
phương pháp nghiên cứu điển hình được sử dụng để khảo sát nhận thức của các chủ thể
có liên quan về vấn đề ATTP và việc bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP
cũng như về thực trạng ATTP và việc bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP.
Các phương pháp phân tích, luận giải logic, quy nạp, diễn dịch được sử
dụng để kiến nghị các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực
ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lí luận

Luận văn được hồn thành sẽ góp phần bổ sung và hồn thiện một số vấn
đề lí luận về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP nói riêng, bảo vệ quyền
lợi NTD nói chung. Luận văn nêu lên một số luận điểm quan trọng từ đó đúc rút
ra được những nhận xét và thực trạng áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
trên thực tế. Từ đó tạo nền tảng để hồn thiện các quy định của pháp luật về vấn
đề trên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong q trình phân tích các quy định của pháp luật và đánh giá việc áp
dụng pháp luật trên thực tế thành phố Hà Nội, tác giả đã tìm ra được những hạn chế,
đồng thời nêu rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, luận văn được hồn
thiện sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các cơ quan nhà nước có thể tăng cường
bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
và trên địa bàn cả nước nói chung.
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh
viên trong các cơ sở đào tạo luật.

10


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Chương 2. Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3. Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

11



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1.1.1. An toàn thực phẩm
Thực phẩm theo cách hiểu thông thường là thức ăn, là bất kỳ thứ gì con
người có thể ăn được. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự sống của
con người, mỗi ngày chúng ta đều tiêu thụ một số lượng thức ăn nhất định. Trước
đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người săn bắt, hái lượm được. Khi con
người biết trồng trọt, chăn ni thì nhiều loại thực phẩm khác nhau đã ra đời để
thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn. Ngày nay khi xã hội ngày một
phát triển thì những thực phẩm tiện lợi hơn như thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng
hộp… được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, mỗi một quốc gia khác nhau, một phong tục tập quán khác nhau
lại đưa ra một khái niệm về thực phẩm. Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản
Đà Nẵng, thực phẩm là "các thứ dùng làm món ăn như thịt, cá trứng...". Trong lĩnh
vực pháp luật, Khoản 20, Điều 2, Luật ATTP năm 2010 định nghĩa: "Thực phẩm là
sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến,
bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như
dược phẩm". Như vậy, Luật ATTP xác định phạm vi thực phẩm tương đối rộng theo
nghĩa là: "sản phẩm mà con người ăn, uống", tuy nhiên, sẽ chỉ được coi là thực
phẩm khi an toàn cho con người và phù hợp với văn hóa của cộng đồng. Cách phân
loại thực phẩm cũng khá đa dạng:
- Căn cứ vào nguồn gốc của thực phẩm chia thành: thực phẩm có nguồn gốc
động vật và thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chia thành: i) Nhóm thực
phẩm cung cấp glucid như gạo, mỳ, ngơ, khoai, sắn; ii) Nhóm thực phẩm cung cấp


12


protein như thịt, trứng, cá, sữa, đậu...; iii) Nhóm thực phẩm cung cấp lipid như mỡ,
dầu ăn và các hạt có đầu như vừng; iv) Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, muối
khoáng và chất xơ gồm rau, quả.
- Căn cứ vào công dụng của thực phẩm chia thành: i) Thực phẩm bảo vệ
sức khỏe: là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng
ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm
nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn
hợp các chất sau: a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và
chất có hoạt tính sinh học khác; b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật,
khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cơ đặc và chuyển hóa; c) Các
nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây. Thực
phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn,
viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân
liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ [15, Khoản 2 Điều 3]. ii) Thực phẩm
dinh dưỡng y học: là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống
xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng
dưới sự giám sát của nhân viên y tế [15, Khoản 2 Điều 3]. iii) Thực phẩm dùng cho
chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người
già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm
quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo
công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng
hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần
của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thơng
thường cùng bản chất, nếu có [15, Khoản 2 Điều 3]. iv) Thực phẩm tăng cường vi
chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khống, chất vi lượng
nhằm phịng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng
hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng [27, Khoản 22, Điều 2].

Thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho việc duy trì sức khỏe, nguồn
sống của con người, đảm bảo cho con người có đủ năng lượng để hoạt động. Do đó,

13


vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề cấp thiết cần được
quan tâm. Bảo đảm ATTP khơng chỉ là nhu cầu cần thiết, chính đáng của mỗi NTD
mà còn liên quan đến sự phát triển của xã hội. Luật ATTP năm 2010 định nghĩa tại
Điều 2, Khoản 1: "An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại
đến sức khỏe, tính mạng con người". Trong khái niệm về ATTP đã bao hàm cả
những yêu cầu về vệ sinh thực phẩm nghĩa là bảo đảm cho thực phẩm phải sạch sẽ.
Thực phẩm muốn an tồn thì phải vệ sinh, nhưng thực phẩm bảo đảm vệ sinh nhưng
chưa hẳn đã an toàn. Vì vậy, ATTP là cơng việc địi hỏi sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm.
Hàng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và
sức khỏe của hàng triệu người. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, con người có
thể trải qua những cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với cơ thể
và thậm chí làm cho cơ thể kiệt quệ, những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử
vong. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, mà còn kéo
theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về viện phí, mất thời gian trong
cơng việc của bản thân người bệnh và người thân trong gia đình, giảm khả năng lao
động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lý cho những người thân phải lo
lắng, suy tư về tình hình sức khỏe của người bị bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới về đánh giá chương trình hành động đảm bảo chất lượng an toàn, vệ sinh
thực phẩm trên toàn cầu một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh như ngộ
độc, nhiễm khuẩn đường ruột hay dẫn đến ung thư là do thực phẩm nhiễm khuẩn.
Ước tính mỗi phút trên thế giới ở những nước đang phát triển có 06 trẻ em chết vì
tiêu chảy, trong đó có 04 em chết vì ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, việc bảo đảm
vệ sinh, ATTP có tầm quan trọng trong đời sống xã hội, cần được quan tâm một

cách toàn diện nhất.
1.1.2. Người tiêu dùng thực phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, NTD đóng vai trị rất quan trọng. Nếu khơng
có hoạt động tiêu dùng sản phẩm thì nền kinh tế thị trường không thể vận hành và

14


phát triển. Có thể thấy NTD giữ vai trị quan trọng, các thương nhân luôn đặt sự
quan tâm đặc biệt đến việc thu hút NTD sử dụng hàng hóa, dịch vụ của họ để gia
tăng lợi nhuận.
Trong quan hệ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, (bên mua thường là bên yếu thế
hơn, bởi họ thường bị áp đặt các điều kiện của bên bán, nhất là trong điều kiện có ít
sự lựa chọn từ phía bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD vì
vậy hướng đến mục đích bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD
trong các quan hệ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Trong bản Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD ban hành từ năm
1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm NTD khơng được giải thích
một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hướng dẫn này NTD được hưởng 8 quyền
sau: Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; Quyền được an tồn; Quyền
được thơng tin; Quyền được lựa chọn: Quyền được lắng nghe; Quyền được khiếu
nại và bồi thường; Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; Quyền được có mơi
trường sống lành mạnh và bền vững [16]. Có thể thấy, đây là các quyền mà chỉ chủ
thể là cá nhân con người mới đầy đủ tư cách để thụ hưởng.
Các chuyên gia pháp luật của Pháp trong Hội thảo tổ chức tại Nhà Pháp luật
Việt - Pháp vào ngày 20 và 21/4/2010 để bình luận và góp ý cho Dự thảo Luật Bảo
vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam đã cho biết, NTD theo quan niệm của pháp luật
Pháp chỉ là các cá nhân nhưng không bao gồm các cá nhân khi thực hiện hành vi
mua sắm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động có
tính nghề nghiệp cho mình [23, tr. 6].

Ở Đức, khái niệm NTD đã được giải thích rõ trong Bộ luật dân sự năm
2002 của Đức tại Điều 13: NTD là bất cứ tự nhiên nhân (cá nhân) nào tham gia
giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc nghề nghiệp
của người này [39].
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1993 của Trung Quốc tại Điều 2 có quy
định "Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa,

15


dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định
của Luật này và trường hợp Luật này khơng quy định thì sẽ được bảo vệ theo các
quy định khác có liên quan của pháp luật" [40]. Như vậy, Luật Trung Quốc cũng
quy định NTD chỉ là cá nhân (mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt
của mình chứ khơng phải vì mục đích kinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp).
Ở Việt Nam, khái niệm NTD được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo
vệ quyền lợi NTD năm 2010. Theo đó, "người tiêu dùng là người mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức".
Quy định đã không chỉ rõ NTD chỉ là các cá nhân hay còn bao hàm cả các tổ chức.
Nhưng cũng đã chỉ ra mục đích của việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng sinh
hoạt chứ khơng phải mục đích kinh doanh.
Tuy mỗi quốc gia đều có những quan niệm khác nhau về NTD nhưng có thể
thấy đa số các quốc gia đều thống nhất: NTD chỉ bao gồm các cá nhân mà không
bao gồm các tổ chức và mục đích mua bán, sử dụng hàng hóa chỉ là tiêu dùng. NTD
cũng có thể là người được cho, tặng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để tiêu dùng chứ
khơng phải là người mua, nhưng họ là người tiêu thụ sản phẩm đó.
Từ quan điểm trên cho thấy: NTD thực phẩm là những người mua, sử dụng
thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình trong cuộc sống.
Người tiêu dùng thực phẩm là đối tượng được bảo vệ bởi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD.

Người tiêu dùng thực phẩm có những đặc điểm sau đây:
- Người tiêu dùng thực phẩm là các cá nhân tiêu dùng thực phẩm một cách
trực tiếp bằng việc ăn, uống.
Việc xác định NTD thực phẩm là cá nhân sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế,
đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn.Trong một số trường hợp, NTD có thể khơng
cần phải là một bên xác lập quan hệ tiêu dùng trực tiếp với thương nhân mà có thể
do một quan hệ phái sinh từ việc tặng, cho… Bởi lẽ, cho dù tổ chức là chủ thể mua
thực phẩm, thì các cá nhân của tổ chức mới là người sử dụng thực phẩm đó, họ là

16


người thực sự bị tổn hại sức khỏe, tính mạng. Do đó, họ mới là đối tượng cần được
bảo vệ. Họ là những cá nhân cụ thể trực tiếp tiêu dùng sản phẩm là thực phẩm thông
qua việc: ăn, uống…
- Giao dịch tiêu dùng thực phẩm mà NTD tham gia là phải là giao dịch hợp
pháp.
Để xác định tính hợp pháp của giao dịch cần căn cứ vào đối tượng; mục
đích, chủ thể, nội dung của giao dịch. Thực phẩm là đối tượng của quan hệ tiêu
dùng phải là loại hàng hóa được phép giao dịch, phải thỏa mãn tiêu chuẩn của thực
phẩm an tồn, khơng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm lưu thơng, hoặc chưa được
phép lưu thơng (do chưa đủ các điều kiện pháp luật quy định). Tuy nhiên, trong
trường hợp giao dịch bị coi là bất hợp pháp, nhưng NTD khơng có lỗi thì vẫn là đối
tượng được bảo vệ. Đặc biệt trong trường hợp thực phẩm không đảm bảo được yêu
cầu về mức độ an tồn nhưng hàng hóa, dịch vụ chưa được xác lập qua giao dịch cụ
thể thì NTD trong trường hợp này vẫn được bảo vệ.
- Mục đích tham gia giao dịch của NTD thực phẩm phải nhằm phục vụ nhu
cầu ăn, uống của cá nhân.
Nó khác với trường hợp mua thực phẩm để bán lại hoặc phục vụ cho hoạt
động của q trình sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích sinh lời kể cả trong trường

hợp để cho, tặng. Khi đó, người sử dụng thực phẩm cuối cùng sẽ được coi là NTD
và được pháp luật bảo vệ.
Có thể định nghĩa: Người tiêu dùng thực phẩm là cá nhân sử dụng hàng
hóa thực phẩm với mục đích ăn, uống. NTD thực phẩm là một bên trong quan hệ
tiêu dùng thực phẩm.
Là bên mua hàng hóa, NTD thực phẩm có vai trị quan trọng, quyết định sự
tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, trong
quan hệ tiêu dùng thực phẩm thì vẫn tồn tại những nguy cơ hiện hữu đang đe dọa
đến sức khỏe của NTD. Chính vì lý do này, việc bảo vệ quyền lợi NTD nói chung
và bảo vệ quyền lợi NTD thực phẩm là vô cùng quan trọng, nhằm khắc phục những

17


hạn chế, bất bình đẳng trong quan hệ tiêu dùng.
1.1.3. Quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Người tiêu dùng là một bộ phận rất quan trọng trong quan hệ tiêu dùng,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, do vậy, việc bảo vệ quyền lợi NTD là một trong
những vấn đề quan trọng, cần được quan tâm. Hiện nay, có 260 tổ chức, hiệp hội
NTD ở 120 quốc gia và khu vực trên thế giới. Việt Nam, tính đến hết tháng 5 năm
2016, trên cả nước có 52 Hội bảo vệ quyền lợi NTD được thành lập và hoạt động,
trong đó có 01 Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
người tiêu dùng - Vinastas) (Vietnam standard and Consumers Association VINASTAS) là hội thành viên của hội bảo vệ NTD thế giới Hội Khoa học Kỹ thuật
ATTP Việt Nam hay Hội ATTP Việt Nam (VINAFOSA) [44] là tổ chức xã
hội - nghề nghiệp của những người hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học
kỹ thuật ATTP hoặc liên quan đến ATTP tại Việt Nam.
1.2. Lí luận pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm
1.2.1. Khái niệm
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà

nước ban hành và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa NTD
với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh để bảo vệ quyền được hưởng những lợi
ích chính đáng của NTD, người sản xuất, kinh doanh. Đồng thời còn là cơ sở để xử lý
các vi phạm khi có các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của NTD đã được luật định.
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP là toàn bộ nội dung của
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và dẫn chiếu đến lĩnh vực chuyên biệt, đó là ATTP.
Bao gồm các đạo luật cơ bản như: Luật bảo vệ Quyền lợi NTD; Luật về ATTP; Luật
chất lượng sản phẩm, hàng hóa… và các chế tài xử phạt vi phạm. Tất cả tạo nên một
khung pháp lý hoàn thiện nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của NTD trong lĩnh vực ATTP.
Có thể đưa ra khái niệm: Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực
ATTP là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành nhằm bảo vệ quyền lợi và mang lại sự công bằng cho NTD trong các quan hệ

18


tiêu dùng thực phẩm.
1.2.2. Nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP có đầy đủ những nội
dung của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói chung, và được quy định rải rác ở
nhiều ngành luật, nhiều lĩnh vực như pháp luật hình sự và hành chính chứa đựng các
quy phạm pháp luật về các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; pháp luật dân
sự quy định về xác lập các giao dịch tiêu dùng và trách nhiệm sản phẩm; pháp luật về
an toàn thực phẩm quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu với các hoạt động sản xuất, kinh
doanh thực phẩm an toàn; pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD quy định về quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ tiêu dùng và các biện pháp bảo vệ quyền lợi
NTD hay Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định về quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng, sản

phẩm, hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi NTD... Do đó, về cơ bản, pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD có những nội dung chính sau:
(i) Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng: được quy định cụ thể tại Điều 8
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010; Điều 9 Luật an toàn thực phẩm 2010
và Điều 17, 18 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Bao gồm các quyền được
bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe; quyền được cung cấp thơng tin chính xác,
đầy đủ; quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại; quyền
được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng thực phẩm; Và có các nghĩa
vụ như: Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong
mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và
của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
Thơng tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng
hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường khơng bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe

19


dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng…
(ii) Nghĩa vụ và trách nhiệm của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho
người tiêu dùng: được quy định tại Điều 7, 8 Luật An toàn thực phẩm 2010; Điều 9,
12, 14, 16 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.
(iii)Các hành vi bị cấm: được quy định tại Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng 2010 bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thơng
tin khơng đầy đủ, sai lệch, khơng chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; Uy tín, khả năng kinh doanh, khả

năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ; nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng
thơng qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần
trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến cơng việc, sinh hoạt bình
thường của người tiêu dùng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng
thơng qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây: dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy
tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng; lợi dụng hồn cảnh khó khăn của người
tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc
tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng
lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng

20


thanh tốn hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà khơng có thỏa thuận trước với người
tiêu dùng.
- Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khác.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hồn cảnh khó
khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa,
dịch vụ khơng bảo đảm chất lượng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm chất lượng

gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
(iv) Giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng: Điều 30 Luật Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng quy định có 04 phương thức giải quyết tranh chấp giữa người
tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gồm thương lượng; hịa
giải, trọng tài và tòa án.
(v) Chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, BLHS 2015…
(vi) Thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: được quy định tại Điều 47
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, theo đó Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bộ Công Thương chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bộ,
cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
1.2.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm
1.2.3.1. Tạo ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm

21


Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP đã tạo ra một hệ
thống khuôn khổ pháp lý về tiêu chuẩn ATTP. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn này bao
gồm hệ thống các chỉ số về giới hạn ở ngưỡng an tồn cho phép của các chất có
trong thực phẩm và bao bì, hộp đựng thực phẩm được xây dựng phù hợp với Việt
Nam hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng làm cơ
sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm.
Những vi phạm được xác định ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của NTD trong
lĩnh vực này rất đa dạng, nó có thể là hành vi sản xuất thực phẩm thấp hơn hoặc cao

hơn tiêu chuẩn giới hạn; cung cấp thông tin cho NTD vượt quá thành phần thực tế;
quy trình đóng gói, bảo quản khơng đúng kỹ thuật… Do vậy, nếu khơng có những
thang đo này, NTD và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ không thể kiểm sốt và
phân biệt được thực phẩm an tồn và thực phẩm khơng an tồn. Điều này, đồng
nghĩa với việc, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD không phát huy được giá trị. Nhà
sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình cũng là lúc quyền lợi của
NTD trong lĩnh vực ATTP về cơ bản đã được bảo đảm.
1.2.3.2. Xây dựng cơ chế phòng ngừa
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP đã tạo ra hệ thống
phòng ngừa để tránh những thiệt hại xảy ra với NTD. Báo chí vẫn thường cảnh báo
rằng NTD phải là "người tiêu dùng thông thái", nghĩa là phải biết lựa chọn thực
phẩm chất lượng và an toàn với giá cả phù hợp. Nhưng NTD, bằng mắt thường và
giác quan của mình khơng thể đảm bảo rằng những gì mua là an tồn, do đó, pháp
luật là cần thiết để đảm bảo rằng thực phẩm cung cấp cho NTD đáp ứng tiêu chuẩn
an toàn. Quy định pháp lý toàn diện là cần thiết để bảo vệ NTD trước các rủi ro liên
quan đến thực phẩm, khi khoa học đã chứng minh mối quan hệ giữa thức ăn và
bệnh tật. Bằng các quy định về các hành vi bị cấm, hình thức xử lý với các vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực ATTP, pháp luật về về bảo quyền lợi NTD trong lĩnh vực
ATTP đã tạo nên những cảnh báo từ xa với nhà sản xuất, cung cấp thực phẩm và
phụ phẩm về những hành vi không được làm. Như đã phân tích, bảo vệ quyền lợi

22


NTD được thực hiện trong nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực ATTP có tính chất đặc
biệt. Khi NTD sử dụng thực phẩm khơng an tồn tức là quyền lợi bị vi phạm, đồng
nghĩa với việc có thể họ sẽ khơng cịn cơ hội phục hồi quyền lợi. Vì vậy, bảo vệ
quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP thì quan trọng hơn cả là phải thiết lập cơ chế
phòng ngừa. Cơ chế này là tổng hợp của các bộ phận như: quy định về dán nhãn,
cung cấp thông tin về sản phẩm (khả năng truy xuất thông tin); quy định về hệ

thống cảnh báo thực phẩm khơng an tồn; quy định về hệ thống thanh tra, kiểm tra;
cơ chế tự bảo vệ của NTD; quy định danh mục các chất cấm; quy định về tem nhãn
đạt chuẩn đã qua kiểm định; quy định về hệ thống xét nghiệm nhanh thực phẩm…
Tổng hợp các quy định trên tạo nên hệ thống phòng ngừa trong lĩnh vực ATTP
nhằm bảo vệ quyền lợi NTD.
1.2.3.3. Tạo ra cơ chế bảo vệ người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP đã tạo ra cơ chế đặc
biệt để NTD bảo vệ quyền lợi của mình. Cơ chế này cho phép NTD, hoặc tổ chức
xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD được khởi kiện tập thể, được miễn án phí,
khơng có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của thương nhân. Việc giải quyết vụ án bảo
vệ quyền lợi NTD được thực hiện theo thủ tục rút gọn nếu đáp ứng được điều kiện
tại Điều 317, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Chính những ưu đãi này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho NTD bảo vệ quyền lợi của mình. Việc NTD bảo vệ quyền lợi của
mình thơng qua cơ quan tài phán đã giúp khôi phục quyền lợi của NTD bù đắp
những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Qua đó, hình thành một thị trường tiêu dùng
thực phẩm lành mạnh, bình đẳng, nâng cao vị thế của NTD.
1.2.3.4. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP góp phần nâng cao
nhận thức của NTD về thực phẩm an toàn và vai trò của việc đấu tranh bảo vệ
quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Các quy định pháp luật về ATTP và bảo vệ
quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP đã tạo cơ hội để NTD tự xác định thực phẩm
được coi là an toàn và bảo vệ quyền của mình khi vị vi phạm. Đây cũng là công cụ

23


pháp lý quan trọng để NTD khởi kiện nhà sản xuất, cung cấp thực phẩm. Qua đó,
NTD có ý thức hơn về quyền năng của mình và tin tưởng vào sự bảo vệ của pháp
luật, ngay cả trong trường hợp NTD ít có khả năng cung cấp bằng chứng về sự vi
phạm. Việc nâng cao nhận thức của của NTD về thực phẩm an toàn là điều rất quan

trọng. Khi NTD tự ý thức được việc phải lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe
của bản thân và gia đình thì họ sẽ tự tìm hiểu các tiêu chuẩn và cách nhận biết thực
phẩm an toàn, đồng thời tẩy chay những thực phẩm khơng an tồn. Đây là cơ chế
hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP.
Kết luận chương 1
Người tiêu dùng thực phẩm là cá nhân sử dụng hàng hóa là thực phẩm với
mục đích ăn, uống và là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ trong quan hệ tiêu
dùng thực phẩm. Bảo vệ quyền lợi NTD thực phẩm trở lên vấn đề bức thiết, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Quyền lợi của NTD trong lĩnh vực ATTP được bảo vệ
thông qua các phương thức NTD tự bảo vệ; thông qua cơ quan quản lý nhà nước
hoặc bằng các thiết chế tài phán như Tịa án, Trọng tài thương mại. Ngồi ra, NTD
cịn có thể thơng qua vai trị của các tổ chức xã hội để nói lên tiếng nói của mình.
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực ATTP là hệ thống các
nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm bảo
vệ quyền lợi NTD, tạo ra các chuẩn mực pháp lý về mặt tiêu chuẩn đối với sản xuất,
phân phối thực phẩm; thiết lập hệ thống phòng ngừa từ xa với các hành vi vi phạm
và khôi phục quyền lợi NTD khi bị vi phạm. Bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực
ATTP đã và đang trở thành vấn đề cấp bách ở Việt Nam hiện nay, khơng chỉ có ý
nghĩa đối với NTD mà còn bảo vệ sự cho sự tồn tại và phát triển của đất nước.

24


Chương 2
THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an
toàn thực phẩm

2.1.1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
2.1.1.1. Quyền của người tiêu dùng thực phẩm
Quyền của NTD là một trong những nội dung quan trọng nhất của pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính NTD vì vậy trong lĩnh vực
ATTP, Pháp luật Việt nam đã đưa ra các quy định trong đó các nhóm quyền trung
tâm và mang tính trực tiếp của NTD thực phẩm cần được bảo vệ gồm:
Quyền được bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe. Đây được coi là quyền
quan trọng nhất của NTD thực phẩm cần được bảo vệ. Quyền được bảo đảm an tồn
tính mạng, sức khỏe là quyền mà NTD được sử dụng hàng hóa, dịch vụ an tồn,
khơng gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng hay làm tổn hại đến tinh thần; được
bảo vệ chống lại những hàng hóa, dịch vụ có hại đến sức khỏe, đời sống và quyền
lợi chính đáng của họ. Tại Hiến pháp năm 2013 và Điều 38, Điều 43 đã ghi nhận
quyền an tồn của cơng dân nói chung và của NTD thực phẩm nói riêng với góc độ
quyền cơ bản của con người. Theo đó, mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe; có quyền được sống trong mơi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ
mơi trường. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và
cộng đồng. Khi thực phẩm mà NTD sử dụng là khơng an tồn thì có nghĩa là NTD
đã có nguy cơ cao bị tổn hại về sức khỏe. Do đó, đây cũng là quyền của NTD đang
bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ở mức độ cao nhất. Vì vậy, trong hướng dẫn
của Liên hợp quốc dành cho các quốc gia trong bảo vệ quyền lợi NTD ghi nhận:
''Chính phủ nên áp dụng hoặc có chính sách khuyến khích áp dụng các biện pháp

25


×